Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc

Go down 
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:03 pm

Tôn Tẫn-Bàng Quyên đấu trí
 
Bàng Quyên và Tôn Tẫn đều là danh tướng trong thời kỳ Chiến Quốc TQ, hai người cùng lúc đến học tập binh pháp với một học giả nổi tiếng là Quỷ Cốc tiên sinh.
 
 Tôn Tẫn là con cháu của nhà quân sự nổi tiếng Tôn Vũ, vốn được truyền dạy về "Tôn Tử binh pháp". Còn Bàng Quyên là một người gian ngoan quỷ quyệt, vì mục đích cá nhân đã tìm đủ cách tiếp cận với Tôn Tẫn và hai người kết nghĩa làm anh em.
 
Bàng Quyên là người nước Ngụy, khi được tin Ngụy Huệ Vương cũng muốn học theo lối Tần Hiếu Công đã chiêu nạp các hào kiệt như Thương Ương v v, khiến nước Tần trở nên giàu mạnh và được làm bá chủ, nên cũng muốn đến thử xem sao, anh ta vốn biết sư huynh Tôn Tẫn còn tài giỏi hơn mình, bèn đến hỏi ý xem sao, Tôn Tẫn nghe xong liền tỏ ý tán thành ngay.
 
Trước khi chia tay, Bàng Quyên nói với Tôn Tẫn rằng: "Nếu tôi được nước Ngụy trọng dụng, thì nhất định sẽ tiến cử sư huynh để cùng nhau chung hưởng phú quý".
 
Bàng Quyên tuy xấu thói, nhưng cũng là một người tài ba, anh ta đem lý lẽ và phương pháp dụng binh trị nước của mình kể cho Ngụy Huệ Vương nghe, nhà vua đồng ý liền cử Bàng Quyên làm đại tướng.
 
 Từ đó, Bàng Quyên ngày ngày bày binh bố trận, thao luyện quân mã. Ít lâu sau đã đánh thắng được các nước nhỏ ở xung quanh, nước Tề là nước lớn ở phương đông cũng bị đánh bại. Nên Ngụy Huệ Vương càng thêm tín nhiệm Bàng Quyên, khiến Bàng Quyên trở nên càng ngông cuồng tự đại. Nhưng hắn cũng có một mối lo về người sư huynh Tôn Tẫn, có học vấn cao lại thông thạo "Tôn Tử binh pháp", một khi được nước khác trọng dụng mà trở thành đối thủ của mình thì nguy to.
 
 Bàng Quyên bèn tiến cử Tôn Tẫn với Ngụy Huệ Vương, nhà vua vốn biết tiếng Tôn Tẫn là người tài giỏi bèn đồng ý ngay. Tức thì Tôn Tẫn được mời đến nước Ngụy để cộng sự với Bàng Quyên. Nhưng Bàng Quyên làm như vậy là có dụng ý xấu, hắn đã nhiều lần gièm pha Tôn Tẫn trước mặt Ngụy Huệ Vương, khiến nhà vua ra lệnh cắt bỏ hai miếng xương bánh chè của Tôn Tẫn.
 
Sau khi Tôn Tẫn bị nhục hình, Bàng Quyên lại tỏ ra vô cùng thương xót đến đón Tôn Tẫn về nhà mình điều trị, Tôn Tẫn thấy vậy rất cảm động rồi hứa sẽ truyền "Tôn Tử binh pháp"cho Bàng Quyên. Cũng may có một người coi ngục tốt bụng đã mách với Tôn Tẫn biết rõ sự thực. Mãi đến lúc này Tôn Tẫn mới biết Bàng Quyên là một tên mặt người dạ thú. Ít lâu sau, Tôn Tẫn bỗng bị điên dại, suốt ngày chỉ lang thang đầu đường xó chợ, có lúc còn bốc phân lợn ăn.
 
Bàng Quyên cho người theo dõi rất lâu, thấy vậy liền cho rằng Tôn Tẫn đã thực sự bị điên, rồi lơ là việc theo dõi. Bấy giờ, có một sứ thần nước Tề đến nước Ngụy đã lén lút vực Tôn Tẫn lên xe rồi đưa về nước Tề.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:08 pm

Thương Ương nam môn lập mộc
 
Vệ Ương nguyên họ Công Tôn, là một quý tộc đã suy đồi, vì thấy nước Vệ nhỏ yếu, không thể thi thố tài năng của mình, ông mới đi sang nước Ngụy, nhưng lại không được nước Ngụy trọng dụng, trong lúc Vệ Ương đang buồn chán, thì được tin Tần Hiếu Công đang chiêu nạp nhân tài, liền rời nước Ngụy sang nước Tần, rồi nhờ người gặp được Tần Hiếu Công, ông đem mưu lược và biện pháp khiến dân giàu binh mạnh của mình trình bày với Tần Hiếu Công và nói rằng: "Một nước muốn giàu mạnh thì phải phát triển sản xuất, dân giàu thì quân đội mới có đầy đủ lương thực, phải tăng cường huấn luyện quân đội, điều then chốt là phải thưởng phạt nghiêm minh, những nông dân thu hoạch nhiều và tướng sĩ anh dũng thiện chiến thì nhà nước phải khen thưởng, còn những kẻ lười nhác hoặc kẻ ham sống sợ chết trong chiến đấu thì phải trừng phạt, triều đình có uy tín rồi thì cải cách mới tiến hành thuận lợi, nhà nước mới giàu mạnh lên được".
 
Tần Hiếu Công chăm chú lắng nghe và tán thành chủ trương của Vệ Ương, nhưng một số đại thần quý tộc đều hết sức phản đối, Tần Hiếu Công bèn triệu tập các đại thần lại để thảo luận vấn đề tốt xấu của biện pháp, đại thần Cam Long nói rằng:
 
 "Chế độ và lễ pháp hiện hành là do tổ tiên đặt ra, các quan lại chấp hành rất thuận tiện, mà dân chúng cũng đã quen thì không cần phải sửa đổi, nếu sửa đổi thì tất gây thành vạ lớn ".
 
Vệ Ương nghe vậy liền phản bác rằng: "Từ xưa đến nay, không hề có lễ pháp nào là không thay đổi, những lễ pháp mà các ông quan tâm có khiến nước Tần giàu mạnh không? Chỉ cần nước Tần giàu mạnh, thay đổi lễ pháp cũ thì có gì không đúng ?".
 
Sau đó, Vệ Ương còn nêu ra rất nhiều sự thật trình bày về tính tất yếu của việc biến pháp. Tần Hiếu Công nghe xong phấn khởi nói: "Tiên sinh nói phải lắm, nước Tần tất phải thi hành tân pháp", rồi tôn Vệ Ương làm Tả Thứ Trường, nắm quyền thúc đẩy tân pháp, và còn tuyên bố nếu ai phản đối biến pháp thì sẽ bị trị tội.
 
Trải qua một thời gian trù bị, Vệ Ương đã đặt ra một loạt pháp lệnh biến pháp, nhưng ông lại không cho tuyên bố ngay, bởi lẽ ông biết rất rõ pháp lệnh mới chưa có uy tín, dân chúng còn do dự chưa tin, tức thì bèn nghĩ ra một kế, ông cho dựng một chiếc cột gỗ cao hơn ba trượng ở cửa nam thành, bên cạnh dán một tờ cáo thị rằng: " Ai vác được cây cột này đến cửa bắc thành thì sẽ thưởng cho mười lạng vàng". Một lát sau, mọi người kéo đến rất đông, ai nấy đều cảm thấy kỳ lạ, rồi bàn tán xôn xao.
 
Vệ Ương thấy không ai chịu làm, liền tăng tiền thưởng lên 50 lạng vàng. Một lát sau bỗng có một anh chàng lực lưỡng rẽ đám đông bước ra nói: "Để tôi thử xem", rồi vác cột gỗ đi về phía cửa bắc, mọi người đều kéo theo để xem. Bấy giờ, Vệ Ương đã đợi sẵn ở cửa bắc, rồi cử người ra nói rằng: "Tốt lắm, anh là một lương dân, đã tin tưởng và chấp hành lệnh tôi", rồi đưa 50 lạng vàng thưởng cho anh chàng này.
 
 Việc này bỗng chốc được truyền đi rất nhanh, rồi vang xa khắp nước Tần, mọi người đều kháo nhau rằng: "Tả Thứ Trường là người nói sao làm vậy, mệnh lệnh của ông ta thật không chút hàm hồ. "

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:18 pm

Tam gia phân Tấn
 
Cuối thời Xuân Thu, nước Tấn từng một thời bá chủ Trung Nguyên đã dần dần suy thoái, đời sau không bằng đời trước, mọi quyền hành trong triều đều rơi vào tay các khanh đại phu, đến thời Tấn Xuất Công thì nhà vua đã hoàn toàn trở thành bù nhìn của các khanh đại phu, các khanh đại phu tương đối có thế lực lúc bấy giờ là Trí thị, Triệu thị, Ngụy thị, Hàn thị, Phạm thị và Trung Hành thị, được gọi là " Lục Thị", trong đó Trí thị là có quyền lực lớn nhất, ngũ khanh phải cam chịu lép vế, kẻ khôn hồn thì tự biết giữ lấy thân, không ai dám tranh chấp.
 
Trí Bá Dao trong gia tộc Trí thị luôn luôn nắm giữ quyền bính, bài xích những kẻ không ăn cánh với mình để chuẩn bị cho sau này lên làm vua. Năm 458 trước công nguyên, ông trước tiên liên hợp với ba họ Hàn, Triệu và Ngụy, cùng tiêu diệt hai họ Phạm và Trung Hành, nên chỉ còn lại bốn thị, vì vậy dã tâm tiếm quyền đoạt chức của Trí thị càng lớn, ông đã nghĩ ra một độc kế để tiêu giảm thế lực của ba họ kia rồi dần dần tiêu diệt, mới nói với Triệu Tương Tử, Hàn Khang Tử và Ngụy Hằng Tử rằng, nước Tấn kể từ thời Tấn Văn Công luôn luôn là bá chủ Trung Nguyên, nay địa vị bá chủ đã bị hai nước Ngô và Việt đoạt mất. Nay nhằm chấn hưng và khôi phục lại địa vị bá chủ của nước Tấn, tôi chủ trương mỗi họ phải nộp trả 100 dặm đất và hộ khẩu cho nhà nước.
 
Ba họ đại phu này vốn biết dã tâm của Trí Bá Dao đã mượn danh nghĩa nước Tấn để bức họ giao trả ruộng đất, nhưng họ lại không nhất trí với nhau, Hàn Khang Tử và Ngụy Hằng Tử đã lần lượt giao trả ruộng đất và hộ khẩu cho Trí Bá Dao, duy chỉ có Triệu Tương Tử là không chịu và nói rằng:
 
"Ruộng đất là của cải do cha ông lập chiến công mới có, nay tại sao lại phải nộp trả ?".
 
Trí Bá Dao biết được vô cùng bực tức, liền ra lệnh cho hai họ Hàn, Ngụy, cùng liên hợp tiến đánh họ Triệu, Triệu Tương Tử biết mình không đủ sức chống đỡ với ba họ này, đành dẫn quân mã bản bộ lui về trấn giữ ở Tấn Dương.
 
Tấn Dương nguyên là đất tổ họ Triệu, thành cao tường chắc, lương thảo đầy đủ, lại được dân chúng ủng hộ, là một cứ điểm phòng thủ rất vững trãi. Binh mã họ Triệu đã dựa vào tường thành kiên cố, khí thế sục sôi và tên nỏ bắn ra như mưa, kiên trì phòng thủ ở Tấn Dương được gần ba năm trời, khiến Trí Bá Dao lúng túng không biết xử trí ra sao.
 
Một hôm, Trí Bá Dao đến xem địa hình ở phía bắc thành Tấn Dương, thấy nước sông Phần dào dạt chảy quanh thành rồi đổ về hướng đông bắc, liền nghĩ ra một kế, nay nhân lúc nước sông Phần vơi cạn, cho quân lính đắp một đoạn đê ở trên thượng du để ngăn nước, đợi đến mùa mưa khi nước lũ đổ về thì phá đê cho nước tràn vào thành Tấn Dương.
 
Trí Bá Dao nghĩ vậy liền ra lệnh cho binh sĩ lập tức đắp đê. Quả nhiên, khi đến mùa mưa, Trí Bá Dao lệnh cho quân sĩ phá đê, dòng nước lũ như một đàn ngựa hoang bất kham lồng lộn từ thượng du ào ào đổ xuống tràn ngập cả thành Tấn Dương, dân chúng trong thành đều phải leo lên mái nhà lánh nạn.
 
Sau khi thành Tấn Dương bị ngập, Triệu Tương Tử luống cuống liền cho gọi mưu sĩ Trương Mạnh Đàm đến thương nghị. Trương Mạnh Đàm hiến kế rằng: "Hai họ Hàn, Ngụy bị họ Trí bức ép tới đây chứ không phải là tình nguyện, nay tôi xin sang đó mật bàn với họ, động viên họ làm phản để cùng đối phó với họ Trí".
 
Đêm hôm đó, Trương Mạnh Đàm lẻn ra khỏi thành, lần đến đại bản doanh của ba họ kia, trước sau tìm gặp Hàn Khang Tử và Ngụy Hằng Tử, hai họ này vốn đang lo cho số phận của mình, nay được Trương Mạnh Đàm bày vẽ cho, thì đều đồng ý cùng phản lại họ Trí và quyết định đêm hôm sau thì khởi sự.
 
Canh ba đêm hôm sau, Trí Bá Dao còn đang mơ màng, thì chợt nghe tiếng hò reo ầm ĩ, liền vùng dậy chạy ra xem, thì thấy doanh trại đã bị ngập nước. Đây là do hai họ Hàn Ngụy đã bí mật khơi nước cho tràn vào doanh trại Trí Bá Dao.
 
Trí Bá Dao đang luống cuống thì bỗng thấy quân sĩ của ba họ Hàn, Triệu, Ngụy lướt thuyền bè từ bốn bề lao tới, quân họ Trí bị chém chết và chết đuối nhiều đến không đếm xuể, Trí Bá Dao cũng bị chém chết trong đám loạn quân.
 
Ba họ Hàn ,Triệu, Ngụy đoạt lại đất đai đã mất, rồi cùng phân chia tài sản và đất đai của nhà họ Trí.
 
Ít lâu sau, phần đất ít ỏi của vua Tấn cũng bị phân chia nốt. Đó chính là "Tam gia phân Tấn" nổi tiếng trong lịch sử.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:25 pm

Phạm Lãi và Văn Chủng
 
Việt Vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trải qua mấy năm cố gắng, khiến thực lực nước Việt trở nên hùng mạnh, nhà vua vô cùng mừng rỡ, thường cùng hai vị đại thần Phạm Lãi và Văn Chủng thương nghị việc thảo phạt nước Ngô.
 
Bấy giờ, Ngô Vương Phù Sai do được làm bá chủ, nên tỏ ra vô cùng kiêu ngạo và đam mê hưởng lạc, Câu Tiễn vẫn thường xuyên cử người sang tiến cống và bày tỏ lòng trung thành đối với nước Ngô. Lão thần Ngũ Tử Tư thấy vậy mới trách vua Ngô rằng: "Đại vương năm xưa lẽ ra không nên thả Câu Tiễn về nước, Thần nghe nói Câu Tiễn sống cuộc đời nếm mật nằm gai, đang mài sắc ý chí, chúng ta không thể lơ là về điều này ". Nhưng Phù Sai nào chịu nghe theo.
 
Văn Chủng được biết Phu Sai ham mê tửu sắc,bèn khuyên Câu Tiễn hãy tuyển chọn mỹ nữ trong nước đem dâng cho Phù Sai, sau tìm được một mỹ nữ tên là Tây Thi, bèn lệnh cho Phạm Lãi đưa sang nước Ngô. Phu Sai thấy Tây Thi đẹp như hằng nga giáng trần thì mê mẩn tâm thần, rồi từ đó càng thêm lơ là việc nước.
 
Hai năm sau, nước Ngô đánh bại được nước Tề, Phù Sai càng thêm hý hửng, quan lại các cấp đều đến chúc mừng, duy chỉ có Ngũ Tử Tư thì nói rằng: "Việc đánh bại nước Tề đã thấm vào đâu, nước Việt mới là nguồn gốc gây ra tai họa, chỉ có diệt xong nước Việt, thì mới trừ được hậu hoạn". Ngô vương Phù Sai nghe vậy cảm thấy rất cụt hứng.
 
Ít lâu sau, Phù Sai cử Ngũ Tử Tư đi sứ nước Tề, Ngũ Tử Tư cảm thấy việc vua Ngô mất nước đã gần trong gang tấc, nên đã gửi con cho một vị đại thần nước Tề nuôi hộ, đổi họ Vương Tôn Thị. Bá Tích biết được bèn đem mách với Phù Sai và đơm đặt Ngũ Tử Tư. Sau khi Ngũ Tử Tư về nước, Phù Sai bèn lập tức cử người đem một thanh kiếm sang bức Ngũ Tử Tư phải tự sát, Ngũ Tử Tư không biết nói sao mới dặn lại các tùy tùng rằng: "Ngày tận số của nước Ngô chẳng còn bao xa nữa, hãy khoét con ngươi ta đem treo ở trên cửa đông thành Cô Tô, ta muốn nhìn xem quân đội nước Việt tiến vào ra sao."
 
Sau khi Ngũ Tử Tư mất, Bá Tích lên làm thừa tướng. Năm 482 trước công nguyên, Việt vương Câu Tiễn nhân lúc Ngô vương Phù Sai sang Hoàng Trì họp bang hội với các nước, bèn thống lĩnh 50 nghìn đại quân tiến đánh nước Ngô, chỉ trong ba ngày đã chiếm lĩnh được đô thành Cô Tô.
 
 Phù Sai được tin, liền vội vàng dẫn quân về nước rồi cử người sang cầu hòa với nước Việt, Câu Tiễn thấy nước Ngô bấy giờ còn khá mạnh, chưa thể nào diệt được nước Ngô, liền đồng ý lời cầu hòa rồi rút quân về nước. Bốn năm sau, Câu Tiễn lại dấy binh tiến đánh nước Ngô, quân Ngô bị thất bại thảm hại, Bá Tích là người đầu tiên mở cửa thành ra đầu hàng, còn Phù Sai lấy vải che mặt rồi tự sát, nghe nói là không có mặt mũi nào để nhìn Ngũ Tử Tư.
 
Việt vương Câu Tiễn nếm mật nằm gai, trả thù được nước Ngô, trong khi phong thưởng các đại thần thì chẳng thấy Phạm Lãi đâu, thì ra Phạm Lãi đã đem theo nàng Tây Thi lên thuyền qua Thái Hồ trốn sang nước khác, ông còn để lại một câu trung ngôn cho Văn Chủng rằng: "Phi điểu tận, lương cung tàng, giảo thỏ tử, tẩu cẩu phanh".
 
Có nghĩa là: Chim bắn hết rồi thì cất cung, thỏ chết hết rồi thì tất mổ chó để nấu. Đây có ý khuyên Văn Chủng nên sớm lui về sống ẩn cư. Nhưng Văn Chủng cậy mình có công, sẽ được phong quan tiến chức, nhưng nào ngờ Cẫu Tiễn đã cử người đưa cho ông một thanh kiếm, Văn Chủng nhìn kỹ thì chính là thanh kiến mà Ngũ Tử Tư tự vẫn năm xưa, bấy giờ mới hối hận mình đã không nghe lời khuyên của Phạm Lãi, đành ngửa mặt lên trời than rồi tự vẫn.
 
Còn Phạm Lãi đi sang đất Đào Ấp làm nghề buôn bán trở nên rất giàu có, mà người thiên hạ gọi là Đào Chu Công, được thương nhân đời sau tôn thời là thần bảo hộ.
 
Câu Tiễn sau khi diệt xong nước Ngô, đã giết chết tên gian thần Bá Tích, sau đó vượt sông Hoài tiến lên hướng bắc, cùng các nước Tề, Tấn, Tống, Lỗ v v họp bang hội ở Từ Địa.
 
Chu Nguyên Vương thừa nhận địa vị bang chủ của Câu Tiễn. Do đó, Câu Tiễn đã trở thành một vị bá chủ cuối cùng trong thời đại Xuân Thu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:34 pm

Câu Tiễn nếm mật nằm gai
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a50fda8d24f_123_22_135_251_cautien

Sau khi Ngô vương Hạp Lư đánh bại nước Sở, trở thành một cường quốc ở phương nam, bèn nảy sinh ý định mở rộng thế lực vào Trung Nguyên.
 
Nhưng nước Việt một nước láng giềng và luôn có bất hòa với nước Ngô cũng dần dần trở nên lớn mạnh, đã tạo thành mối uy hiếp đối với hậu phương của nước Ngô.
 
 Năm 496 trước công nguyên, Vương Doãn vua nước Việt bị bệnh qua đời, vua Ngô nhân lúc nước Việt bận việc tang, bèn phát động tấn công, hai bên mở trận kịch chiến ở Huề Lý, rút cuộc quân Ngô bị thất bại thảm hại, Ngô vương Hạp Lư do bị thương, lại vì tuổi già sức yếu nên khi trở về đến nửa đường thì mất, con là Phù Sai lên nối ngôi.
 
Phù Sai luôn luôn ghi nhớ lời cha dặn trước lúc qua đời. Nhằm tự răn mình, nhà vua đã cử một người đứng trước cửa cung, mỗi khi mình ra vào thì người này đều hô to lên rằng; " Phù Sai, người đã quên mối thù nước Việt giết cha rồi ư ?".
 
Phù Sai liền khóc nói: "Không, không dám quên, ba năm sau nhất định báo thù". Nhà vua ra lệnh cho Ngũ Tử Tư và Bá Tích khẩn trương thao luyện binh mã, để chuẩn bị tấn công nước Việt.
 
Hai năm sau, Ngô vương Phù Sai vì nóng lòng muốn báo thù, liền thống lĩnh đại quân tiến đánh nước Việt.
 
Đại phu Phạm Lãi nói với Việt vương Câu Tiễn rằng: " Nước Ngô đã luyện tập binh mã trong hai năm, họ nóng lòng muốn báo thù, nên khí thế rất lớn mạnh, chúng ta chỉ nên giữ thành, chứ không ra nghênh chiến".
 
Câu Tiễn không chịu nghe theo, liền dẫn quân ra Tiêu Sơn mở một trận kịch chiến với quân Ngô, rút cuộc quân Việt bị thất bại, Câu Tiễn chỉ còn lại 5000 quân mã chạy trốn lên núi Hội Khê, quân Ngô thừa thắng đuổi riết rồi bao vây chặt núi Hội Khê.
 
Câu Tiễn cuống cuồng liền cùng Phạm Lãi bàn cách đối phó, Phạm Lãi nói: "Đã đến nước này, chúng ta chỉ còn cách cầu hòa mà thôi". Câu Tiễn nghe theo, liền cử đại thần Văn Chủng sang dinh trại quân Ngô cầu hòa.
 
Văn chủng đến nơi vội quỳ gối trước mặt Phù Sai nói rằng, Câu Tiễn nguyện làm thần tử của Ngô vương, Phù Sai toan nhận lời, nhưng bị Ngũ Tử Tư kiên quyết phản đối, Văn Chủng đành phải cúi đầu quay trở về, sau được biết Bá Tích tể tướng nước Ngô là một người hiếu sắc, liền chọn một tốp mỹ nữ cùng nhiều báu vật sang biếu và nhờ Bá Tích nói giúp, Bá Tích nhận lời, liền năm lần bảy lượt đến khuyên Phù Sai, khiến nhà vua phải mềm lòng đã bất chấp sự phản đối của Ngũ Tử Tư, đồng ý lời thỉnh cầu của nước Việt, nhưng với điều kiện là hai vợ chồng Câu Tiễn phải được đưa sang nước Ngô.
 
Câu Tiễn chẳng còn cách nào khác, đành phải phó thác việc lớn nhà nước cho đại thần Văn Chủng, rồi cùng Phạm Lãi lên đường sang nước Ngô.
 
Vua Ngô sắp xếp cho hai vợ chồng Câu Tiễn đến ở trong một ngôi nhà đá bên cạnh mộ Hạp Lư, họ hàng ngày chăn ngựa, quần áo lam lũ, ăn toàn cám và rau dại. Câu Tiễn ngày ngày đi chăn ngựa, vợ ở nhà giặt giũ nấu cơm, còn Phạm Lãi thì kiếm củi, họ tỏ ra rất an phận, nền nếp, một lòng một dạ cung kính đối với vua Ngô.
 
Nhằm bày tỏ lòng trung thành của mình, khi Phù Sai lâm bệnh, Câu Tiễn thậm trí còn nếm phân của Phù Sai để phán đoán bệnh tình,việc làm này khiến Phù Sai rất cảm động và cho rằng Câu Tiễn đã thực lòng quy thuận mình, nên ba năm sau liền phóng thích vợ chồng Câu Tiễn về nước.
 
 Sau khi về đến nước Việt, Câu Tiễn liền gắng công xây dựng đất nước, chờ đợi thời cơ để rửa hận, nhà vua lo mình thỏa mãn với hiện trạng, mà làm nhụt ý chí báo thù rửa hận của mình, nên đã tự sắp xếp cho mình một môi trường sống rất gian khổ, ông treo một chiếc mật ở giữa nhà ăn, trước khi ăn cơm đều nếm vị đắng của mật và tự nhắc nhở mình "Chớ quên nỗi nhục ở Hội Khê", còn ban đêm thì ngủ trên đống củi rơm. Đây chính là xuất xứ của câu thành ngữ "Nếm mật nằm gai".
 
Câu Tiễn hàng ngày đi làm ruộng, vợ ở nhà dệt vải, khuyến khích nông dân ra sức phát triển sản xuất, tăng thêm của cải cho nhà nước, quy định trong 7 năm không thu thuế, giảm gánh nặng cho nông dân. Đồng thời còn đặt ra chính sách dân số, người già không được lấy vợ trẻ, thanh niên không được lấy vợ già, sinh đẻ được nhà nước chiếu cố, sinh con trai từ một đứa trở lên đều do nhà nước nuôi dưỡng. Do đó, chỉ trong mấy năm mà dân số nước Việt tăng lên nhanh chóng, nhà nước cũng từ yếu chuyển sang mạnh.
 
Câu Tiễn lại ra lệnh cho Phạm Lãi huấn luyện binh mã, Văn Chủng quản lý việc lớn nhà nước và không ngừng tiến cống cho nước Ngô, loại trừ được sự hoài nghi của Phù Sai, buông lỏng việc phòng bị đối với nước Việt, tình hình vẫn trong trạng thái hòa bình, nhưng nước Việt đã nhân cơ hội này trở nên ngày càng lớn mạnh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 5:54 pm

Khổng Tử chu du liệt quốc
 
Ngô Vương Hạp Lư được sự trợ giúp của Ngũ Tử Tư và Tôn Vũ v v, nhà nước ngày một lớn mạnh, nên có ý tranh bá với các nước chư hầu ở Trung nguyên.
 
Trước tiên là nước Tề nước láng giềng ở miền bắc, bấy giờ Tề Cảnh Công đang chấp chính, nhà vua bổ nhiệm Yến Anh có tài trị nước làm thừa tướng, thực hiện cải cách, khiến nước Tề lại bắt đầu trở nên lớn mạnh.
 
Năm 500 trước công nguyên, Tề Cảnh Công và Hạp Lư muốn liên hợp với các nước chư hầu Trung Nguyên như nước Lỗ v v, cùng đối phó với sự uy hiếp của nước Ngô, khôi phục lại sự nghiệp bá chủ của Tề Hằng Công, mới hẹn với Lỗ Định Công đến mở bang hội ở thung lũng nơi giáp ranh giữa hai nước.
 
Bấy giờ mở bang hội phải có một đại thần đắc lực làm trợ thủ được gọi là "Tướng lễ", Lỗ Định Công liền cử tư khấu Khổng Tử đảm nhiệm việc này.
 
Khổng Tử tên Khưu, tự Trọng Ni, người nước Tống, do tổ tiên xảy ra xung đột với gia tộc Hoa Thị, nên buộc phải lánh nạn sang nước Lỗ, cha ở nước Lỗ vì lập chiến công nên được phong làm Ấp Đại Phu, khi Khổng Tử lên ba thì cha qua đời. Mẹ Khổng Tử là Ngạn Thị vì không chịu đựng được sự ức hiếp của gia tộc Khổng Thị, mới đem theo Khổng Tử đến sống ở Khúc Phụ.
 
Nước Lỗ là phong địa của Chu Công Đán thời kỳ đầu nhà Chu, còn bảo lưu khá nhiều lễ nghi phiền phức như cưới xin, ma chay, tế tổ v v, do chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa cổ xưa này, nên Khổng Tử từ nhỏ đã có hứng thú đối với những lễ nghi này, ông thường bắt chước người lớn tham gia các nghi lễ, ông ham hỏi ham học và không biết mệt mỏi, nên rất tinh thông các lễ nghi của nhà Chu, tiếng tăm ngày một vang xa, có rất đông người đến xin theo học, do đó ông đã mở trường tư thục để dạy học.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 6:03 pm

Ngũ Tử Tư quy báo Sở Vương thù
 
Năm 527 trước công nguyên, Sở Bình Vương thấy nước Tấn ngày càng lớn mạnh, bèn quyết định liên hợp với nước Tần cùng đánh, mới cử đại phu Phí Vô Cực sang nước Tần cầu hôn cho thái tử Kiến, Tần Ai Công xét vì lợi ích nhà nước, bèn nhận lời gả em gái là Mạnh Doanh cho thái tử nước Sở.
 
Mạnh Doanh là một thiếu nữ nhan sắc, Sở Bình Vương thoạt nhìn thấy nàng đã đem lòng say đắm, Phí Vô Cực là một tên tiểu nhân gian nịnh, khi đoán biết được ý của Sở Bình Vương mới nói rằng: "Nếu đại vương có ý với nàng, thì cứ giữ nàng ở lại là xong".
 
Sở Bình Vương nghe vậy chính hợp với ý mình, liền giữ Mạnh Doanh ở lại trong cung, rồi đem người thị nữ của nàng gả cho thái tử Kiến. Sự việc này chẳng bao lâu bị lộ ra, Phí Vô Cực sợ thái tử Kiến biết, bèn xui Sở Bình Vương trục xuất thái tử ra khỏi Ảnh Đô, đi trấn giữ ở Thành Phụ. Phí Vô Cực còn chưa yên tâm, hắn lo ngại Sở Bình Vương một khi qua đời, thái tử Kiến mà lên nối ngôi thì tất báo thù mình, nên tìm đủ mọi cách để hãm hại thái tử, hắn thường xuyên khích bác trước mặt Sở Bình Vương rằng: "Nay đại vương cướp mất vợ của thái tử, thái tử tất thù oán đại vương, nay thái tử được sự trợ giúp của Ngũ Xa, đang khẩn trương chiêu binh mãi mã, ngày đêm thao luyện, để chuẩn bị sau này đánh về Ảnh Đô báo thù đại vương đó". Sở Bình Vương nghe xong bán tin bán nghi, bèn triệu Ngũ Xa đến quở trách.
 
Ngũ Xa là con trai của đại tướng Ngũ Cử, tính tình cương trực và một lòng trung thành với thái tử Kiến, ông cảm thấy Sở Bình Vương làm việc thật quá đáng, và vô cùng căm ghét Phí Vô Cực, bèn nói thẳng trước mặt Sở Bình Vương rằng: "Đại vương cướp con dâu đã là một việc ngang trái, nay làm sao lại tin nghe lời đồn nhảm để tàn hại thân sinh cốt nhục của mình?".
 
 Sở Bình Vương xấu hổ đến bực tức, bèm giam Ngũ Xa vào ngục. Phí Vô Cực lại xui Sở Bình Vương phế bỏ thái tử Kiến và cử người sang ám sát thái tử. Cũng may thái tử Kiến biết trước việc này, vội đem theo công tử Thắng chạy trốn sang nước Tống.
 
 Phí Vô Cực biết Ngũ Xa có hai người con trai là Ngũ Thường và Ngũ Tử Tư, đều là kỳ tài văn võ kiêm toàn, nếu không nhổ cỏ tận gốc thì tất sinh hậu hoạn, mới lừa Sở Bình Vương bức Ngũ Xa viết thư cho hai người con trai, bảo họ đến Ảnh Đô để giết đi. Ngũ Thường vì thương cha vội đến Ảnh Đô, ít lâu sau thì hai cha con bị giết chết.
 
Ngũ Tử Tư không bị mắc lừa, chàng chạy trốn sang nước Tống tìm gặp thái tử Kiến, nhưng chẳng may nước Tống xảy ra nội loạn, hai người đành phải đem theo công tử Thắng chạy trốn sang nước Trịnh, yêu cầu Trịnh Định Công giúp mình báo thù, nhưng vua Trịnh không đồng ý, thái tử Kiến bèn ngấm ngầm câu kết với một số đại thần nước Trịnh, toan lật đổ Trịnh Định Công, rút cuộc sự việc bị bại lộ rồi bị giết chết.
 
Ngũ Tử Tư vội vàng đem theo công Thắng chạy trốn sang nước Ngô. Trên đường đi vì sợ quân Trịnh đuổi theo, quân Sở chắn lối, nên phải đêm nấp ngày đi, mười mấy ngày sau mới đến Chiêu Quan, nơi giáp ranh giữa  hai nước Sở Ngô.
 
Khi đến đây Ngũ Tử Tư mới cảm thấy lạnh gáy, trên cửa quan có treo tấm hình của mình, Sở Bình Vương đã sớm điều binh bày thành thiên la địa võng, kiểm tra rất cẩn mật, dù có cánh cũng không thể bay qua cửa ải. Ngũ Tử Tư đang chưa biết suy tính ra sao, thì vừa may có một cụ già tốt bụng tên là Đông Cao Công, rất đồng tình với cảnh ngộ của Ngũ Tử Tư, cụ dẫn Ngũ Tử Tư về nhà mình ở lại mấy ngày và thịnh tình khoản đãi. Trong truyền thuyết có nói Ngũ Tử Tư vì quá lo nghĩ không ăn không ngủ được mấy ngày, nên râu tóc đều bạc trắng.
 
Đông Cao Công có một người bạn rất giống Ngũ Tử Tư, liền bảo ông này đi qua cửa ải trước thì bị bọn lính canh ải bắt giữ, còn Ngũ Tử Tư vì râu tóc bạc phơ nên đi qua ải chót lọt.
 
Ngũ Tử Tư và công tử Thắng đến thủ đô nước Ngô, tứ cố vô thân, đành phải ra thổi tiêu ăn xin ở ngoài chợ. Thầy tướng Bị Ly thấy Ngũ Tử Tư tướng mạo đàng hoàng, nói năng cao nhã bèn tiến cử với vua Ngô và được phong làm đại phu.
 
Bấy giờ, công tử Quang trong vương thất nhà Ngô đang âm mưu tiếm ngôi vua, Ngũ Tử Tư phát hiện vị công tử này là người tất thành nghiệp lớn, bèn tiến cử võ sĩ Chuyên Chư dùng dao găm trong bụng cá vào cung giết chết vua Ngô, công tử Quang lên nối ngôi, còn Ngũ Tử Tư được cử giữ việc quân sự nhà nước.
 
Năm 506 trước công nguyên, vua Ngô phong Tôn Vũ làm đại tướng, Ngũ Tử Tư làm phó tướng dẫn quân tiến đánh nước Sở, nước Sở bị thất bại thảm hại, bấy giờ Sở Bình Vương đã chết từ lâu. Ngũ Tử Tư đau đớn vì việc cha anh bị sát hại, bèn cho đào mộ Sở Bình Vương lên, rồi dùng roi quất vào xác hơn 300 roi cho hả giận.
 
Sau khi vua Ngô về đến đô thành Cô Tô, công đầu thuộc về Tôn Vũ, Tôn Vũ không muốn làm quan liền về quê sống ẩn dật, rồi viết ra cuốn "Tôn Tử Binh pháp", một trước tác quân sự nổi tiếng trong và ngoài nước.
 
Còn Ngũ Tử Tư được phong làm tể tướng, giúp vua Ngô gây dựng cơ đồ bá nghiệp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 6:10 pm

Sở Trang Vương nhất minh kinh nhân
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a510e689546_123_22_135_251_sotrangvuong
Sau khi nước Sở bị nước Tấn đánh bại tại Thành Bộc ít lâu, Sở Thành Vương bị con trai là Thương Thần giết hại một cách tàn nhẫn. Thương Thần lên làm vua, tức Sở Mục Vương, nhà vua không cam chịu nước Sở mất đi địa vị bá chủ, liền áp dụng một loạt chính sách nước giàu binh mạnh, tăng cường huấn luyện binh mã. Nhưng trong lúc nhà vua chuẩn bị giao tranh, quyết một trận sống mái với nước Tấn, thì chẳng may bị bệnh đột ngột qua đời, con trai của nhà vua lên nối ngôi, tức Sở Trang Vương.
 
Năm 631 trước công nguyên, nước Tấn nhân cơ hội nước Sở bận việc tang, đã thu nạp mấy nước nhỏ vốn phụ thuộc nước Sở, rồi kết thành đồng minh. Nước Sở nhận được tin này, các đại thần đều tới tấp yêu cầu nhà vua xuất binh để tranh bá với nước Tấn. Nhưng Sở Trang Vương vừa mới lên ngôi được ít lâu lại làm ngơ trước việc này, mà hàng ngày chỉ ăn chơi với đám quý phi, ban ngày thì du ngoạn săn bắn, đêm đến thì bày tiệc uống rượu, không mảy may để ý đến việc triều chính và cơ nghiệp bá chủ, mọi lời khuyên của các đại thần đều bỏ ngoài tai, tình trạng này cứ kéo dài mãi tới ba năm trời. Hơn nữa, nhằm được yên tĩnh hơn, nhà vua đã cho dựng một tấm biển gỗ trên viết: "Ai dám can ngăn thì chém chết".
 
Lệnh cấm tuy nghiêm, nhưng vẫn không thể nào đe dọa được các trung thần trong triều, đại thần Ngũ Cử sau khi trải qua suy nghĩ kỹ liền vào cung gặp Sở Trang Vương, đến nơi thì thấy nhà vua một tay ôm Trịnh Cơ, một tay ôm Sái Nữ, say ngất ngưởng đang ngồi xem ca múa.
 
Khi thấy Ngũ Cử đến liền nheo mắt hỏi rằng: "Đại phu đến đây muốn uống rượu hay vui chơi ?".
 
Ngũ Cử đáp rằng: "Có người bảo thần đoán một câu đố, mà thần nghĩ mãi không ra, nên mới đến nhờ đại vương đoán giúp".
 
Sở Trang Vương vội hỏi lại: "Câu đố gì mà khiến đại phu lại đoán không ra? Đại phu hãy nói ta nghe".
 
Ngũ Cử chậm rãi nói: "Thủ đô nước Sở có một con chim lớn màu sắc rực rỡ, vô cùng đẹp đẽ, nó ung dung đậu trên đồi cao, đã ba năm trời không bay không hót, các văn võ trong triều đều không biết nó là loài chim gì?".
 
Sở Trang Vương nghe xong đã hiểu rõ ngụ ý của Ngũ Cử, bèn cười đáp rằng: "Trẫm đoán ra rồi, đó không phải là một con chim bình thường, nó ba năm không bay, nhưng đã bay thì vút cao chọc trời.
 
Nó ba năm không hót, mà đã hót thì khiến mọi người phải khiếp vía, khanh cứ chờ đấy mà xem".
 
Ngũ Cử đã đoán biết được ý của Sở Trang Vương, liền vui vẻ lui ra.
 
Mấy tháng sau, con chim ấy vẫn im lặng như trước, không hót cũng không bay, suốt ngày đắm chìm trong tửu sắc. Đại thần Tô Tòng không thể nhịn được nữa, bèn khóc lóc đến g̣ặp Sở Trang Vương, Nhà vua không hiểu ra sao liền hỏi rằng:
 
 "Tiên sinh làm sao lại thương tâm như vậy?".
 
Tô Tòng đáp: "Thần thương tâm là bởi mình sắp chết và nước Sở sắp bị diệt vong".
 
Sở Trang Vương không hiểu bèn hỏi tại sao thì Tô Tòng đáp: "Thần muốn khuyên nhưng đại vương không nghe, thì thần tất bị giết chết. Đại vương suốt ngày đam mê tửu sắc, không coi việc triều chính, thì nước Sở bị diệt vong đã ở ngay trước mắt".
 
Sở Trang Vương nổi giận mắng rằng: "Ngươi rõ là muốn chuốc lấy cái chết, đã biết mà vẫn làm, thực là ngu ngốc đến cùng cực".
 
Tô Tòng đau đớn nói: "Thần tuy ngốc nhưng đại vương còn ngu ngốc hơn thần, sau khi thần chết thì còn có tiếng thơm là trung thần, còn đại vương thì sao?
 
Sau khi nước Sở bị diệt thì đại vương sẽ là một ông vua mất nước mà thôi".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyMon Sep 30, 2013 6:18 pm

Tần Mục Công tranh bá
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a51156632ec_123_22_135_251_tanmuc
Sau khi Tấn Văn Công xưng bá, trong tay nắm giữ quyền tự do chinh phạt các nước chư hầu do Chu Tương Vương ban cho, bèn muốn báo thù các nước đã vô lễ với mình trong thời gian bị lưu vong, mà nước Trịnh là một trong số này.
 
Nước Trịnh nằm ở giữa các nước lớn, chẳng còn cách nào khác đành phải làm lành với Tấn, mà lạnh nhạt với Sở. Tấn Văn Công rất không vừa ý trước lối làm tráo trở này, liền liên hợp với nước Tấn tiến đánh nước Trịnh.
 
Khi đang trên đường hành quân, Tần Mục Công nghe theo lời khuyên của đại thần nước Trịnh, xét vì trận đánh này sẽ chẳng mang lại lợi ích gì, chỉ a dua với người khác mà thôi, tức thì bèn kết bang với nước Trịnh, rồi rút quân trở về, để lại ba vị tướng quân dẫn 2000 quân mã giúp nước Trịnh canh giữ đô thành.
 
Tấn Văn Công biết được tin này, trong lòng vô cùng khó chịu, nhưng vì nghĩ tới việc "Tần Tấn chi hảo", nên cũng không nỡ trở mặt.
 
Ít lâu sau, Tấn Văn Công tạ thế, nước Tấn trong một lúc không đủ sức lực tranh bá với nước Tần. Tần Mục Công được biết Kỷ Tử- một viên tướng ở lại giúp nước Trịnh, đã nắm trong tay chiếc chìa khóa vào cửa bắc thành đô nước Trịnh, thì cho rằng thời cơ đã tới, không nghe theo lời khuyên và sự phản đối của các đại thần Kiển Thúc và Bách Lý Hề, một mực dẫn quân trinh phạt nước Trịnh.
 
Nhưng nước Trịnh được một lái buôn báo trước việc này, bèn trục xuất các tướng sĩ nước Tần trước kia ở lại giúp nước Trịnh, nên quân nước Tần đành phải quay trở về. Trên đường về cứ tung tin là quân nước Tần đã tiêu diệt được nước Dung Hoạt phụ thuộc nước Trịnh, khiến nước Tấn vô cùng bực tức, do đó quân nước Tần về đến nửa đường thì bị quân Tấn phục kích, toàn bộ bị tiêu diệt.
 
Sau trận đánh này, Văn Doanh mẹ của Tấn Tương Công nguyên là công chúa nước Tần, được biết ba vị đại tướng quân của nước Tần là Mạnh Minh Thị, Tây Khất Thuật và Bạch Ất Bỉnh bị quân Tấn bắt làm tù binh, mới đến nói với Tấn Tương Công rằng: "Hai nước Tần Tấn kết giao với nhau vốn rất hữu hảo, đám võ phu Mạnh Minh Thị hiếu thắng đã phương hại đến hòa khí giữa hai nước, nếu giết ba người này thì e sẽ khoét sâu thêm mối hận thù giữa hai nước, chi bằng thả họ về để vua nước Tần trừng trị chúng có hơn không?". Tấn Tương Công nghe theo lời khuyên của mẹ, liền thả ba người này ra.
 
Tần Mục Công được biết ba người được tha về nước, liền mặc áo vải thô ra ngoài thành nghênh đón, nhà vua không những không trị tội họ, ngược lại còn chủ động nhận lỗi về trận thất bại này, và cho họ tiếp tục nắm quyền chỉ huy và thao luyện quân đội. Ba tướng này vô cùng cảm động, bèn đem hết tài sản ra giúp đỡ những gia đình các binh sĩ tử trận.
 
Năm 625 trước công nguyên, Mạnh Minh Thị dẫn quân sang đánh nước Tấn. Vua nước Tấn vốn biết nước Tần sớm muộn cũng sang báo thù, nên đã chuẩn bị sẵn.
 
Tấn Tương Công cử nguyên soái Tiên Thả (Tức con của Tiên Chẩn) dẫn quân ra nghênh chiến, hai đạo quân chạm trán nhau tại Bành Nha, rút cuộc Tần bị thất bại thảm hại. Mùa thu năm đó, nước Tấn lại liên hợp với ba nước Tống, Trần, Trịnh đánh sang biên giới nước Tần, Mạnh Minh Thị lệnh cho quân sĩ chỉ canh giữa thành, chứ không được giao chiến, nhưng rút cuộc vẫn bị quân Tấn cướp mất hai thành trì.
 
Qua việc này, quân Tần trên dưới ai nấy đều oán trách Mạnh Minh Thị hèn nhát, các nước nhỏ ở xung quanh thấy nước Tần thất bại liên tiếp, đều nối tiếp nhau xa lìa nước Tần, không chịu sự quản thúc của nước Tần nữa.
 
Mùa hè năm 624 trước công nguyên, Mạnh Minh Thị lại tuyển lựa binh mã tinh nhuệ nhất trong cả nước, chuẩn bị 500 cỗ chiến xa để mở một trận quyết chiến với nước Tấn.
 
Tần Mục Công càng bội phần tin tưởng, đã chi ra rất nhiều lương thực và gấm vóc thưởng cho gia đình các binh sĩ. Nỗi nhục bao năm và sự khích lệ đã khiến ý chí chiến đấu của các tướng sĩ càng thêm sôi sục.
 
Sau khi quân Tần vượt qua sông Hoàng Hà, nhằm khích lệ quyết tâm tất thắng của các tướng sĩ, Mạnh Minh Thị đã ra lệnh đốt hết thuyền bè. Các tướng thấy không còn đường rút lui liền dũng mãnh sông pha chém giết, thế mạnh như chẻ tre đánh thắng hết trận này đến trận khác, không những chiếm lại được trận địa, mà còn đoạt được mấy thành trì lớn của nước Tấn.
 
Tấn Tương Công thấy thế quân Tần quá mạnh, bèn ra lệnh cho quân Tấn chỉ kiên trì phòng thủ, chứ không ra nghênh chiến. Mấy ngày sau có người nói với Tần Mục Công rằng: "Nay quân Tấn đã chịu thua không ra giao chiến, nỗi nhục ba năm của chúng ta coi như đã trả, chi bằng ta nhân cơ hội này đến nơi chôn cất các tướng sĩ tử trận năm xưa để rửa nỗi nhục này".
 
 Tức thì, Tần Mục Công thống lĩnh đại quân đến nơi xảy ra trận chiến năm xưa, để tưởng niệm các tướng sĩ tử trận.
Năm 623 trước công nguyên, Tần Mục Công thân trinh dẫn quân tiêu diệt 12 Tây Nhung, biên giới mở rộng nghìn dặm, và trở thành bá chủ các nước chư hầu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyTue Oct 01, 2013 3:06 pm

Công tử Trọng Nhĩ lưu vong
Khi tuổi về già, Tấn Hiến Công chiều chuộng ái phi Ly Cơ, muốn lập con nàng là Khê Tề làm Thái tử, liền bức chết nguyên Thái tử Thân sinh. Hai người con riêng của Tấn Hiến Công là Di Ngô và Trọng Nhĩ thấy Thái tử bị bức hại liền bỏ trốn sang nước khác lánh nạn.
 
Trọng Nhĩ là người rất có danh vọng tại nước Tấn, khi chàng đi lánh nạn đã có các văn võ tinh anh như Hồ Mao, Hồ Yển, Triệu Suy, Tiên Chẩn, Giới Tử v v đi theo. Trọng Nhĩ sống nhờ ở nước Cảnh được 12 năm, sau vì bị Tấn Huệ Công cử người sang ám sát, chàng lại phải trốn sang nước Tề. Khi chàng đi ngang qua nước Vệ, Vệ Văn Công cho rằng chàng là một công tử vận đen nên không tiếp đãi, khiến chàng phải vừa đi vừa ăn xin suốt dọc đường. Khi đoàn người đến một nơi gọi là Ngũ Lộc, thì thấy một đám nông phu đang ăn cơm trên bờ ruộng, thì cảm giác đói lại càng thêm cồn cào khó chịu, mới đến xin ăn với họ. Có một nông phu riễu cợt liền bốc một nắm bùn đưa cho họ.
 
Trọng Nhĩ rất tức giận, định bảo người đem roi quất nông phu kia, thì đại thần Hồ Yểm vội vàng ngăn lại, nhận lấy nắm bùn và nói rằng: "Có đất là có nước, đất là tượng trưng cho quốc gia, đây há chẳng phải thượng thiên ban điềm lành cho Công tử ư ?". Trong Nhĩ nghe vậy đành phải làm thinh, cười khóc không được tiếp tục lên đường.
 
Khi đến nước Tề, Tề Hằng Công thiết tiệc khoản đãi Trọng Nhĩ và đem con gái công tộc là nàng Tề Khương gả cho chàng. Trọng Nhĩ ở lại nước Tề được 7 năm và không còn muốn đi đâu nữa, nhưng các đại thần đi theo chàng lại mong muốn trở về nước Tấn, để giúp chàng làm nên sự nghiệp. Một hôm, họ họp mặt trong vườn dâu để bàn cách đưa chàng về nước, thì bị một thị nữ đang hái dâu trên cây nghe được, rồi đến mách với Tề Khương.
 
Nàng mới hỏi Trọng Nhĩ rằng: "Nghe nói, chàng nay mai sắp trở về nước Tấn?". Trọng Nhĩ chối đây đẩy: "Nàng nghe ai nói vậy? Làm gì có việc đó?". Tề Khương liền khuyên rằng: "Tôi không phản đối chàng về nước, chàng cứ yên phận sống ở đây cũng chẳng được tích sự gì, chi bằng sớm trở về làm nên sự nghiệp có phải tốt hơn không?". Nhưng Trọng Nhĩ nào có chịu nghe theo. Không còn cách nào khác, nàng Khương Tề bèn chuốc rượu cho chàng uống say rồi vực lên xe. Đợi đến khi Trọng Nhĩ tỉnh rượu thì đoàn người đã rời xa nước Tề, chàng lại phải tiếp tục lưu vong.
 
Trọng Nhĩ cùng đoàn người đi sang nước Tào, Tào Cộng Công và Vệ Văn Công đều rất khinh thường Trọng Nhĩ liền đuổi chàng ra khỏi biên giới. Đoàn người lại phải chạy sang nước Tống. Nước Tống lúc bấy giờ đã bị thiệt hại quá nặng bởi cuộc chiến tranh với nước Sở, không đủ sức lực để giúp đỡ Trọng Nhĩ, chàng lại phải rời nước tống sang nước chạy sang nước Trịnh,Trịnh Văn Công vì vừa kết bang với nước Sở, nên cũng không muốn tiếp đãi, nên chàng lại đành phải rời nước Trịnh chạy sang nước Sở.
 
Khi tới nước Sở, Trọng Nhĩ được Sở Thành Vương dùng nghi lễ nhà vua đón tiếp. Một hôm, trong khi dự tiệc, Sở Thành Vương nửa đùa nửa thật hỏi Trọng Nhĩ rằng: "Nếu tôi đưa được công tử về nước, thì sẽ lấy gì đền đáp tôi?" Trọng Nhĩ cười đáp rằng: "Ân đức của đại vương không thể lấy kim ngân tài vật để báo đáp. Nhờ hồng phúc đại vương mà tôi được trở về nước Tấn chấp chính, thì tôi sẽ khiến hai nước chung sống hòa mục. Nếu một khi hai nước xảy ra tranh chấp vì lợi ích của mình, thì tôi sẽ rút quân lui về 90 dặm để báo đền ân đức của đại vương". Sở Thành Vương nghe xong chỉ cười nhạt, thì đại tướng Thành Đắc Thần đang ngồi bên đã tức đến nghiến răng nghiến lợi. Đến khi tiệc tan, Thành Đắc Thần mới nói với Sở Thành Vương rằng: "Trọng Nhĩ nay đã ngông như thế, thì rõ là phường vong ơn bội nghĩa, chi bằng giết quách hắn đi để tránh hậu hoạn". Nhưng cũng may là Sở Thành Vương không đồng ý làm như vậy.
 
 Ít lâu sau, Tần Mục Công sai người sang đón Trọng Nhĩ, Sở Thành Vương bèn tiện thể tiễn Trọng Nhĩ cùng đoàn người sang nước Tần.
 
Tần Mục Công năm xưa từng giúp công tử Di Ngô về nước lên làm vua, nhưng không ngờ Di Ngô lấy ân làm oán trở mặt với nước Tần, giữa hai nước từng xảy ra chiến tranh. Sau khi Tấn Huệ Công mất, còn là Hoài Công kế vị vẫn tiếp tục đương đầu với nước Tần. Do đó, Tần Mục Công mới quyết định giúp công tử Trọng Nhĩ về nước lên làm vua, và gả con gái của mình là Văn Doanh cho Trọng Nhĩ, trở thành "Tần Tấn chi hảo".
 
Năm 636 trước công nguyên, Tần Mục Công cử quân hộ tống Trọng Nhĩ về nước, chẳng bao lâu thì phá vỡ đô thành nước Tấn, Tấn hoàn Công bị đâm chết, dân nước Tấn cùng lập Trọng Nhĩ lên làm vua, tức Tấn Văn Công.
 
Trọng Nhĩ sống lưu vong tại nước ngoài 19 năm trời,lần lượt đi khắp 8 nước chư hầu, mãi đến năm 62 tuổi mới lên làm vua. Ông chỉnh đốn chính trị, phát triển sản xuất, khiến nước Tấn nhanh chónh trở nên giàu mạnh. Về sau, trải qua cuộc chiến mang tính quyết định ở Thành Bồ, Tấn Văn Công Trọng Nhĩ cuối cùng đã trở thành bá chủ Trung Nguyên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyTue Oct 01, 2013 3:11 pm

Tống Tương Công ngu xuẩn
 
Khi tuổi về già, Tề Hằng Công bắt đầu sủng tín ba tên gian nịnh Dị Nha, Thụ Điêu và Khai Phương, nhất là sau khi Quản Trọng qua đời, ba tên này lại càng ngông cuồng, chẳng coi luật phát và nhà vua vào đâu. Đến khi Tề Hằng Công băng hà, chúng bèn chỉ định công tử Vô Khuy lên nối ngôi, còn công tử Chiêu người được Tề Hằng Công lúc sinh thời lập làm Thái Tử đành phải chạy trốn sang nước Tống, mong được Tống Tương Công cứu giúp.
 
Tống Tương Công thấy nước Tề xảy ra lục đục, đã có ý nhân dịp này đoạt ngôi bá chủ, nay lại thấy Thái Tử Chiêu đến cầu cứu, thì quả cơ hội ngàn năm có một, bèn nhanh chóng đáp lời ngay. Sau đó, Tống Tương Công thông báo cho các nước chư hầu, điều binh đến cùng hộ tống Thái Tử Chiêu về nước lên nối ngôi vua. Nhưng vì Tống Tương Công chẳng có mấy uy tín, nên chỉ có ba nước Vệ, Tào, Châu dẫn quân đến giúp. Tống Tương Công chỉ huy liên quân bốn nước tấn công vào nước Tề. Do nước Tề đang trong nội loạn, không đủ sức chống đỡ, các đại thần nước Tề đành sát hại công tử Vô Khuy, ra đầu hàng liên quân, cùng lập Thái Tử Chiêu lên ngôi vua, tức Tề Hiếu Công.
 
Tống Tương Công muốn mượn thế lực nước lớn để bức các nước nhỏ thuần phục mình, thì đại thần công tử Mục Di cho rằng: "Làm như vậy thật không ổn, Tống là một nước nhỏ, được làm bang chủ đối với nước Tống mà nói thật chẳng có ích lợi gì". Tống Tương Công vẫn một mực không chịu nghe theo. Năm 639 trước công nguyên, Tống Tương Công cho mời Tề Hiếu Công đến để cùng nước Sở bàn định lập hội đồng minh, để hai nước này ủng hộ mình làm bá chủ. Tề Hiếu Công tuyệt đối đồng ý, còn Sở Thành Vương bề ngoài bày tỏ nhận lời, và hẹn đến mùa thu năm đó tổ chức hội đồng minh các nước chư hầu tại Mạnh Địa nước Tống.
 
Đến hôm đó, Tống Tương Công và Sở Thành Vương tranh cãi nhau về việc ai làm chủ đồng minh, do nước Sở thế lực lớn mạnh, nên nhiều nước chư hầu đều vào hùa với nước Sở, Tống Tương Công không chịu toan tranh cãi nữa, thì bị các quan chức nước Sở liền xúm vào bắt trói lại, rồi lập Sở Thành Vương làm chủ đồng minh. Sau nhờ được các nước khuyên giải, nên Tống Tương Công mới được tha ra.
 
Tống Tương Công vô cùng phẫn uất, liền trút mối căm giận lên đầu nước Trịnh lệ thuộc nước Sở. Năm 638 trước công nguyên. Tống liên hợp với các nước Vệ, Hứa v v cùng tiến đánh nước Trịnh, Trịnh đương nhiên phải cầu cứu với nước Sở. Sở Thành Vương lập tức điều quân đánh thẳng vào nước Tống, khiến Tống Tương Công hoảng hốt phải dẫn quân về giải cứu, khi quân Tống về đến Hồng Thủy thì chạm trán với quân sở.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyTue Oct 01, 2013 3:22 pm

Tề Hằng Công cửu hợp chư hầu
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a51225ec830_123_22_135_251_tehangcong

Theo đà nước Tề ngày một lớn mạnh, thì dã tâm làm bá chủ chư hầu của Tề Hằng Công cũng ngày càng mạnh mẽ.
 
Một hôm, Tề Hằng Công hỏi Quản Trọng rằng: "Nay nước Tề ta binh hùng tướng mạnh, lương thực đầy đủ, phải chăng đã có thể hội họp chư hầu, để cùng nhau lập ra bang ước?".
 
Quản Trọng nói: "Chúng ta lấy tư cách gì để họp chư hầu, mọi người đều cùng là chư hầu của nhà Chu cả, thì còn ai chịu phục ta? Nay Chu Thiên Tử tuy yếu thế, nhưng dù sao cũng vẫn là Thiên Tử, ai dám cao hơn Thiên Tử nào?". Quản Trọng nói xong bèn kiến nghị Tề Hằng Công nên mượn danh nghĩa "Tôn Vương nhướng Di", để thiết lập địa vị bá chủ ở Trung Nguyên. Đó chính là tôn Chu Thiên Tử làm lãnh tụ, liên hợp các đạo chư hầu lại cùng chống cự với các bộ lạc Man, Di thường xâm lấn Trung Nguyên, sau này ai có khó khăn thì mọi người cùng giúp, ai ngang bướng thì cùng thảo phạt".
 
Tề Hằng Công nghe xong vô cùng mừng rỡ, mới hỏi Quản Trọng nên bắt đầu từ đâu. Quản Trọng đáp rằng: "Hãy bắt đầu từ việc Thiên Tử mới lên kế vị, chúa công hãy cử đại thần sang chúc mừng Thiên Tử, rồi tiện thể nêu ra kiến nghị, nói nước Tống hiện đang xảy ra nội loạn, Tống Hằng Công vừa lên ngôi vua nhưng địa vị còn chưa vững, trong nước rối loạn không yên. Nên mong Thiên Tử ra lệnh xác định rõ địa vị đế vương của Tống Hằng Công. Như vậy trong tay chúa công có mệnh lệnh của Thiên Tử, thì mới có thể triệu tập chư hầu, lập ra bang ước, làm như thế thì còn ai dám phản đối nữa?". Tề Hằng Công nghe xong gật đầu tán thành, liền quyết định làm theo ý này.
 
Bấy giờ, vương triều nhà Chu chỉ còn là cái xác không, các chư hầu cơ bản không quan tâm đến công việc của Thiên Tử. Chu Ly Vương vừa mới lên ngôi, thấy có sứ thần của một nước lớn như nước Tề đến chúc mừng, đương nhiên là vô cùng mừng rỡ, bèn ủy thác cho Tề Hằng Công việc triệu tập chư hầ̀u và xác định địa vị đế vương của Tống Hằng Công.
 
Năm 681 trước công nguyên, Tề Hằng Công thừa lệnh Chu Thiên Tử, thông báo với các chư hầu, hẹn ngày 1 tháng 3 thì đến dự bang hội ở Bắc Hạnh của nước Tề, để cùng nhau xác định địa vị của vua nước Tống. Nhưng vì bấy giờ Tề Hằng Công còn chưa có mấy uy tín, nên chỉ có bốn nước chư hầu là Tống, Trần, Châu và Sái đến dự. Còn các nước Lỗ, Vệ, Trịnh, Tào v v thì đều im lặng để chờ đợi xem sao.
 
Tề Hằng Công cảm thấy rất khó xử, định thay đổi lại ngày hẹn thì Quản Trọng khuyên rằng: "Bang hội lần đầu tiên không thể thất tín. Nay đã có bốn nước tới đây, thì có thể mở hội đúng thời hạn". Năm nước chư hầu hội kiến xong, đều nhất trí đề cử Tề Hằng Công làm bang chủ và lập ra bang ước.
 
Sau bang hội, Tề Hằng Công dẫn quân tiêu diệt nước Toại, sau đó lại đánh bại hai nước Lỗ và Trịnh, bức họ phải cầu hòa. Năm 679 trước công nguyên, Tề Hằng Công lại hẹn với các nước mở bang hội ở Tăng Địa, lần này các nước chư hầu trên cơ bản đã thừa nhận địa vị bá chủ của Tề Hằng Công.
 
Sau khi Tề Hằng Công làm bá chủ, các chư hầu đều định kỳ tiến cống, duy có nước Sở thuộc miền đất hoang vu ở miền nam, vì không có quan hệ vãng lai với các chư hầu ở Trung Nguyên, nên sau khi lớn mạnh lên thì thủ lĩnh của họ đã coi khinh cả thiên tử, tự xưng là "Sở Vương".
 
Năm 656 trước công nguyên, Tề Hằng Công hợp quân 7 nước Tống, Lỗ, Vệ, Trịnh, Trần, Tào và Hứa để thảo phạt nước Sở. Sở Thành Vương được tin bèn lập tức điều động quân mã để kháng cự, rồi cử sứ giả đến trách hỏi Tề Hằng Công rằng: "Sở ở miền nam, Tề ở phương bắc, hai nước không có quan hệ vãng lai, nay cớ sao lại đến xâm phạm chúng tôi?".
 
 Quản Trọng liền hỏi lại rằng: "Tuy hai nước cách xa nhau, nhưng chúng tôi đều là chư hầu do thiên tử phong, ban đầu khi Vũ Vương chia phong, đã từng ủy quyền cho Tề Thái Công, là nếu chư hầu không phục tùng Thiên Tử, thì nước Tề có quyền trừng phạt. Nay nước Sở đã lâu không tiến cống Thiên Tử là cớ làm sao?".
 
Sứ giả nói: "Mấy năm không tiến cống là lỗi tại chúng tôi , sau này chúng tôi nhất định sẽ tiến cống như trước". Khi sứ giả ra về rồi, Tề Hằng Công vẫn không tin nước Sở sẽ ngoan ngoãn chịu thua như vậy, bèn cùng các chư hầu nhổ trại tiến quân vào Triệu Lăng.
 
Sở Thành Vương không hiểu ra sao, lại cử đại thần Khuất Hoàn đến hỏi xem sao. Nhằm phô trương thanh thế của mình, Tề Hằng Công liền mời Khuất Hoàn cùng ngồi xe đến kiểm duyệt liên quân Trung Nguyên, quả là uy vũ hùng tráng, tinh binh lương đủ. Tề Hằng Cao ra vẻ tự đắc nói với Khuất Hoàn rằng: "Quân đội chúng tôi mạnh mẽ như vậy, thì làm sao lại không thắng trận?".
 
Khuất Hoàn ngang nhiên đáp rằng: "Quân Hầu phù trợ Thiên Tử, cứu khổ giúp yếu, chúng tôi đương nhiên rất khâm phục, đằng này ông diễu võ dương oai, cậy thế hiếp đáp người, nước Sở chúng tôi tuy không hùng mạnh, nhưng chúng tôi sẽ dựa vào thành lũy và hào nước Hán Thủy tác chiến, binh lính của ông dù có đông đến mấy, thì đã chắc gì đánh thắng được".
 
Tề Hằng Công thấy Khuất Hoàn trả lời cứng rắn như vậy, biết là không thể dễ dàng đánh thắng được nước Sở, hơn nữa nước Sở đã nhận lỗi và hứa sẽ tiếp tục tiến cống, thì nên làm dịu đi là hơn. Tức thì các nước chư hầu và nước Sở cùng lập bang ước, rồi ai nấy kéo quân về.
 
Ít lâu sau, vương triều nhà chu xảy ra nội loạn, Tề Hằng Công giúp Thiên Tử dẹp yên nội loạn lên ngôi vương vị, tức Chu Tương Vương. Tề Hằng Công lại tụ họp các chư hầu ở Quỳ Khưu nước Tống, một lần nữa đặt ra bang ước. Đây là lần thứ 9, và cũng là lần cuối cùng. Do đó trong lịch sử mới gọi quá trình xưng bá của Tề Hằng Công là "Cửu hợp chư hầu".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyTue Oct 01, 2013 3:31 pm

Quản Bào chi giao
 
Sau khi Chu Bình Vương rời đô về Lạc Ấp rồi dựng nên triều Đông Chu. Trong lịch sử được chia làm hai thời kỳ "Xuân Thu" và "Chiến Quốc".
 
Thời Xuân Thu, vương triều nhà Chu suy thoái, tuy triều đình còn có Thiên Tử trí cao vô thượng, nhưng đó chẳng qua là trên danh nghĩa mà thôi, các chư hầu tương đối lớn mạnh đã mượn danh nghĩa bảo hộ Chu Thiên tử, không ngừng xảy ra các cuộc hỗn chiến và thôn tính lẫn nhau,để mở rộng phạm vi thế lực của mình, đạt tới mục đích xưng bá.
 
Tề là nước xưng bá đầu tiên trong thời gian này, nước Tề nằm trên bán đảo Sơn Đông hiện nay, địa phận tương đối rộng lớn, vật sản phong phú và sản xuất tương đối phát triển. Ngoài các điều kiện do trời phú ra, còn có một nhân tố hết sức quan trọng đã khiến Tề Hằng Công được làm bá chủ, đó là nhờ sự trợ giúp của hiền tướng Quản Trọng, do Bào Thúc Nha tiến cử cho Tề Hằng Công.
 
Quản Trọng đã từng nói rằng: "Người sinh ra tôi là cha mẹ, còn người hiểu biết về tôi là Bào Thúc Nha". Quản Trọng và Bào Thúc Nha là đôi bạn tri kỷ, ban đầu họ cùng nhau làm ăn buôn bán, khi chia tiền lãi thì bao giờ Quản Trọng cũng được nhiều hơn, nhưng Bào Thúc Nha không cho rằng Quản Trọng tham của, vì ông biết rất rõ gia đình Quản Trọng tương đối khó khăn. Một hôm, nhà Bào Thúc Nha gặp việc khó xử, liền mời Quản Trọng đến giải quyết hộ, Quản Trọng đã vạch ra mấy cách giải quyết, nhưng Bào Thúc Nha làm theo đều bị thất bại, Bào Thúc Nha không cho rằng mấy cách làm này không đúng, mà là do mình vận dụng thời cơ chưa đúng mà thôi.
 
Quản Trọng đã từng dẫn quân đi đánh giặc, nhưng khi đến nửa đường thì lại trốn về nhà, nhưng Bào Thúc Nha không cho Quản Trọng là người ham sống sợ chết, mà cho rằng đây là Quản Trọng tự biết bảo vệ mình để phụng dưỡng cha mẹ. Bào Thúc Nha luôn luôn che chở cho Quản Trọng, bởi lẽ ông biết rất rõ Quản Trọng là một nhân tài trị nước rất hiếm có.
 
Năm 686 công nguyên, nước Tề xảy ra nội loạn, Tề Tương Công u mê vô đạo bị đại thần Công Tôn Vô Chi giết chết, hai người anh em của Tề Tương Công, một là công tử Củ học trò của Quản Trọng, bấy giờ đang sống ở nước Lỗ, còn một là công tử Bạch học trò của Bào Thúc Nha đang ở nước Cự, hai người được tin Tề Tương Công bị giết, đều vội vàng về nước để chiếm đoạt ngôi vua.
 
Lỗ Trang Công vua nước Lỗ quyết định đích thân hộ tống công tử Củ về nước, Quản Trọng mới hiến kế cho Lỗ Trang Công rằng: "Nước Cự rất gần với nước Tề, nếu để công tử Bạch về nước trước thì rắc rối to, không bằng đợi tôi đi đón đường giết chết hắn đi".
 
Sự việc quả đúng như dự đoán, Quản Trọng dẫn quân chặn ngang đoàn người đang dẫn công tử Bạch về nước, rồi dương cung đặt tên bắn sang, chỉ nghe công tử Bạch rú lên một tiếng, miệng phun ra máu rồi gục chết trong xe.
 
Quản Trọng thấy vậy vội sai người về báo với Lỗ Trang Công. Lỗ Trang Công được tin bèn thong thả hộ tống công tử Củ tiến về Tề đô Lâm Truy, đoàn người sáu ngày sau mới đến nơi, nhưng nào ngờ công tử Bạch đã về nước trước và lên làm vua, tức Tề Hằng Công.
 
Thực ra thì công tử Bạch chưa chết, mũi tên chỉ bắn trúng tà áo, nhưng công tử sợ Quản Trọng lại bắn tiếp, nên vội cắn lưỡi cho chảy máu ra, rú lên một tiếng rồi ngã vật xuống giả vờ chết, sau đó mới cùng Bào Thúc Nha đi đường tắt về Lâm Truy lên làm vua.
 
Lỗ Trang Công thấy vậy vô cùng tức giận, liền khởi binh tiến đánh nước Tề, nhưng bị quân Tề đánh cho đại bại, đuổi đến gần biên giới Tề Lỗ, dưới sức ép to lớn của nước Tề, Lỗ Trang Công buộc phải đáp ứng điều kiện, giết chết công tử Củ, bắt giam Quản Trọng rồi đem giải về nước Tề.
 
Bào Thúc Nha đón Quản Trọng về nhà mình rồi lập tức vào cung nói với Tề Hằng Công rằng: "Quản Trọng là một nhân tài trụ cột, dù là việc trị nước an bang, hay dùng binh bố trận, tôi thực kém xa ông ta bội phần, nếu chúa công trọng dụng ông ta, thì việc bá nghiệp của chúa công tất thành công".
 
Tề Hằng Công nghe xong bèn lạnh lùng nói: "Mũi tên của Quản Trọng xuýt nữa cướp mất mạng ta, ta làm sao lại có thể trọng dụng hắn được?".
 
Bào Thúc Nha lại nói: "Hai bên đối trận, mỗi bên đều lo vì chủ mình. Lúc bấy giờ Quản Trọng là sư phụ của công tử Củ, ông ta bắn chúa công chính là ông ta trung thành với công tử Củ. Nay nếu chúa công tha thứ, để ông ta làm thần tử của chúa công, thì ông ta cũng sẽ trung thành với chúa công như vậy".
 
Tề Hằng Công nghe theo, liền thân hành đi đón Quản Trọng, khiêm tốn thỉnh giáo sách lược trị quốc an bang, xưng bá chư hầu. Tề Hằng Công phong Quản Trọng làm khanh, coi quản việc quốc chính.
 
Nhờ sự trợ giúp của Quản Trọng, Tề Hằng Công đã tiến hành chỉnh đốn nội chính và cải cách, khiến nước Tề ngày một lớn mạnh, đặt nền tảng vững chắc cho nhà vua xưng bá.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyWed Oct 02, 2013 6:28 pm

Phong hỏa hí chư hầu

Khi tuổi về già, Chu Tuyên Vương bắt đầu đắm chìm trong tửu sắc, không chăm lo tới công việc triều chính, giết hại người vô tội, can thiệp thô bạo vào công việc nội bộ của các chư hầu, nên cuối cùng bị thù địch bắn chết.

Sau khi Chu Tuyên Vương chết, con trai là Cung Niết lên nối ngôi (Tức U Vương). U Vương lại càng là một tên hôn quân vô đạo, suốt ngày đắm mình trong tửu sắc, thường mấy tháng trời không trông coi việc triều chính. Đại thần Bao Tượng thấy Thiên Tử u mê hoang đường như vậy, đã nhiều lần khuyên ngăn, nhưng U Vương chẳng những không chịu nghe theo, ngược lại còn bắt Bao Tượng giam vào nhà lao đến ba năm trời, bị dày vò vô cùng khổ nhục.

Nhằm cứu Bao Tượng ra khỏi nhà lao, người nhà ông đã tìm đủ mọi cách, nhưng vẫn chẳng có kết quả gì, sau nghe nói U Vương đang cho người đi các nơi tìm kiếm mỹ nữ, họ liền về nông thôn tìm mua một cô gái nhan sắc, biết múa lại biết hát, sau đó trang điểm và ăn mặc rất sang trọng, đặt tên là Bao Tự, đem dâng cho U Vương để chuộc tội cho Bao Tượng.

U Vương thấy Bao Tự đẹp như tiên thì tâm hồn mê mẩn, bèn lập tức ra lệnh thả Bao Tượng ra. Nhà vua bội phần say mê và chiều chuộng Bao tự, nàng muốn gì được nấy, muốn sao được vậy, nhưng vì nàng là gái thôn dã, sau khi vào cung chỉ nhớ quê hương và người thân, nên suốt ngày âm thầm chẳng cười nói gì.

Nhằm khiến Bao Tự vui lòng, U Vương đã tặng cho nàng rất nhiều ngọc ngà châu báu, tìm đủ mọi cách và bày ra nhiều trò vui, duy chỉ thiếu có mỗi việc là hái trăng trên trời xuống cho nàng mà thôi. Dù vậy Bao Tự vẫn chẳng hé nở nụ cười, U Vương chẳng còn cách nào khác, bèn ra cáo thị cho bàn dân thiên hạ, là nếu ai có cách nào khiến vương phi cười thì sẽ thưởng cho ngàn lạng vàng.

Thời bấy giờ, nhằm phòng bị quân Khuyển Nhung phương tây xâm lấn, triều nhà Chu đã xây hơn 20 phong hỏa đài ở vùng núi Ly Sơn, để đề phòng một khi bị quân Khuyển Nhung tấn công thì đốt lửa làm hiệu, để các nước chư hầu ở xung quanh thấy lửa hiệu thì đem quân đến cứu ứng.

Bấy giờ, có một tên nịnh thần tên là Quắc Thạch Phụ, nghĩ ra một trò chơi ma mãnh, hắn đến nói với U Vương rằng: "Nay thiên hạ đang thái bình, phong hỏa đài đã lâu không sử dụng, nay thần muốn mời đại vương và nương nương cùng lên Ly Sơn chơi mấy ngày, đến đêm ta cho đốt lửa hiệu lên, để các chư hầu đều kéo quân đến, bấy giờ nhìn thấy nhiều người bị mắc lừa, thì nương nương tất cười cho mà xem". U Vương nghe xong cảm thấy rất thú vị liền cười nói: "Tốt lắm, tốt lắm, người hãy lo mà chuẩn bị đi".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyWed Oct 02, 2013 6:55 pm

Quốc nhân bạo loạn
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a51350a4085_123_22_135_251_quocnhan
Do được Chu Công Đán nhiều năm dạy bảo, Thành Vương sau khi lên nắm chính quyền, trên cơ bản vẫn kế thừa truyền thống nhân từ đối với dân của hai vị vua trước, nên xã hội ổn định, nhân dân an cư lạc nghiệp.
 
Đến khi con vua là Khang Vương lên nối ngôi, thì cũng trên cơ bản giữ nguyên cục diện này, nên thời kỳ này là thời kỳ phồn vinh và hưng thịnh nhất của vương triều nhà Chu, mà lịch sử gọi là "Thành Khang chi trị". Nhưng đáng tiếc là không được bền lâu, đến khi con của Khang Vương là Chiêu Vương lên kế vị, thì triều nhà Chu đã bắt đầu dần dần suy thoái.
 
Các quý tộc chủ nô lòng tham vô đáy, ngày càng áp bức bóc lột dân, thêm vào đó chiến tranh xảy ra liên miên càng tăng thêm gánh nặng cho dân, khiến cuộc sống của dân chúng và nô lệ càng thêm cơ cực, sự phản kháng của họ đối với triều đình và tầng lớp chủ nô ngày một dâng cao.
 
Nhằm trấn áp sự bất bình và phản đối của dân chúng, Chu Mục Vương đã đặt ra hơn 3000 đạo luật, áp dụng nhiều cực hình vô nhân đạo, nhưng hình phạt dù có tàn bạo đến mấy, cũng không thể ngăn chặn được làn sóng phản kháng của nhân dân.
 
Khi đến đời vua thứ 10 là Lệ Vương, thì sự mâu thuẫn trong nước lại càng trở nên sâu sắc và phức tạp. Lệ Vương là một tên hôn quân vô cùng bạo ngược, thường tin dùng tên đại thần Vinh Dĩ Công gian ngoan quỷ quyệt, tên này đã bày cho Lệ Vương nhiều mánh lới hại dân, như thi hành "Chuyên lợi", chiếm đoạt hết hồ ao, sông ngòi, đồi núi và đồng ruộng, không cho phép dân chúng sinh sống bằng tài nguyên thiên nhiên, phàm những ai lên rừng hái thuốc, chặt củi, săn bắn, hay xuống sông bắt cá tôm, thậm trí đến uống nước, đi đường cũng phải nộp sưu thuế, tiền của. Thời bấy giờ, nông phu ở ngoài đồng gọi là "Dã nhân", còn dân thành thị gọi là "Quốc nhân". Những quốc nhân sinh sống trong thủ đô Cảo Kinh đều rất căm tức đối với chế độ bạo ngược của Lệ Vương.
 
Đại thần Triệu Công Hổ nghe được lời oán trách của quốc dân, liền tức tốc vào kinh dâng sớ tâu lên Lệ Vương rằng: "Tâu đại Vương, trăm họ nay đã phẫn nộ cùng cực, nếu không phế bỏ luật chuyên lợi, thì nhà nước sẽ không có ngày yên ổn, không thể dẹp yên loạn lớn sắp xảy ra".
 
Nhưng Lệ Vương cơ bản không nghe theo, chỉ buột miệng nói rằng: "Vội gì, vội gì? Trẫm đã có biện pháp để đối phó". Tức thì, nhà vua ra lệnh cấm quốc nhân bàn luận việc triều chính, và cử nhiều thám tử đi theo dõi, nếu phát hiện ai bàn tán luật "Chuyên Lợi", chửi rủa quốc vương thì bắt về chém chết. Những tên thám tử kia lại nhân cơ hội này hà hiếp của dân, khiến dân chúng kinh hoàng không ai dám tụ họp bàn tán, đi đường gặp mặt cũng không dám chào hỏi nhau.
 
Lệ Vương thấy không ai dám bàn tán việc triều chính, thì vô cùng đắc ý, mới gọi Triệu Công Hổ đến nói rằng: "Bây giờ khanh thấy thế nào? Không ai dám nghị luận việc triều chính nữa chứ?".
 
Triệu Công Hổ điềm tĩnh nói: "Việc đó chắc gì đã yên được, bịt miệng người ta không cho nói, thì mối nguy hiểm ấy có khác nào như ngăn một dòng sông, muốn trị nước thì phải khơi dòng, dẫn nước chảy ra biển, việc trị quốc an bang cũng vậy, phải hướng dẫn nhân dân biết cách ăn nói. Ngăn dòng thì tất vỡ đê, bịt miệng thiên hạ thì tất sinh loạn". Lệ Vương nghe xong chỉ dửng dưng chẳng nói chẳng rằng, Triệu Công Hổ thấy vậy đành cúi đầu ra về.
 
Đến năm 841 công nguyên, quốc nhân không thể nào chịu đựng được nữa, họ đã tổ chức cuộc bạo động rầm rộ có hàng chục nghìn dân chúng và nô lệ tham gia. Dòng người xông vào hoàng cung tìm giết Lệ Vương, Lệ Vương sợ kinh hồn bạt vía, đám vệ sĩ trong hoàng cung vốn đã chán ghét chính sách bạo ngược của Lệ Vương, nên họ đều bảo nhau giải tán cả.
 
Lệ Vương cuống cuồng chỉ đem theo mấy tên tuỳ tùng chạy trốn một mạch qua sông Hoàng Hà, đến Phệ Ấp (Tức huyện Hoắc tỉnh Sơn Tây ngày nay) mới bảo toàn được tính mạng.
 
Dòng người phẫn nộ không tìm thấy Lệ Vương, nào có chịu thôi, sau khi được biết Thái tử Tịnh hiện đang trốn trong nhà Triệu Công Hổ, họ liền kéo nhau đến vây chặt phủ ông, bắt phải đem thái tử Tịnh ra nộp.
 
Triệu Công Hổ không còn cách nào khác, đành phải bảo con trai của mình ra mạo nhận và chết thay cho Thái tử.
Nhưng một nước không thể một ngày không có vua, lúc này Lệ Vương thì đã bỏ trốn, còn "Thái tử" kia đã bị giết chết, các quốc nhân bèn đề cử Cộng Hòa Bá là người kiêm đủ đức tài lên thay Thái tử, ngay năm đó gọi là năm thứ nhất cộng hòa, mà lịch sử gọi là "Cộng hòa hành chính" cũng là bắt đầu từ năm này.
 
Năm thứ 14 cộng hòa, Lệ Vương chết ở Phệ Ấp, bấy giờ Triệu Công Hổ mới đem việc thái tử còn sống ra công bố trước thiên hạ. Cộng Hòa Bá và Triệu Công Hổ, cùng nhiều đại thần khác đã thuyết phục được các chư hầu, rồi đưa thái tử Tịnh lên nối ngôi vua, xưng là Chu Tuyên Vương.
 
 Nhà vua thấy vương triều nhà Chu đã suy tàn, bèn quyết chí phục hưng đất nước, được sự trợ giúp của các trung thần mẫn cán như Triệu Công Hổ v v, nhà vua đã từng một thời " Trung hưng".
 
Nhưng vì sự ảnh hưởng của cuộc bạo loạn quốc nhân lần này, nguyên khí của vương triều nhà Chu bị tổn thương quá nặng, đã không thể nào hưng vượng lên được nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyWed Oct 02, 2013 7:04 pm

Chu Công phụThành Vương
 
Sau khi diệt xong nhà Thương, Chu Vũ Vương dời đô từ Phong về Cảo Kinh, lập nên triều nhà Chu. Nhằm củng cố thiên hạ của nhà Chu, nhà vua đã phong thân quyến và các công thần làm chư hầu. Thái Công Vọng là người có công danh lớn nhất, nên được phong tại Tề, con của Chu Công Đán thì phong tại Lỗ, còn người con cả của Triệu Công Soảng được phong tại Yến. Nghe nói khi con của Chu Vũ Vương thành vương, thì cả thảy đã chia phong thành hơn 70 nước chư hầu.
 
Một ông vua dựng nước thường phải lo toan trăm bề, ghi nhớ công lao sáng nghiệp dựng nước gian khổ của tổ tiên, phải ngày đêm quan sát tình hình của thế lực chống đối, để bảo vệ giang sơn đã giành được, phải cảnh giác trước những âm mưu phục quốc của kẻ địch, khiến đất nước bền vững, lâu dài và chuyền từ đời này sang đời khác. Chu vũ Vương chính là một con người như vậy, ông hàng ngày lo toan việc nước đến ăn không ngon, ngủ không yên.
 
Do quá lo nghĩ vất vả, sức khoẻ của Chu Vũ Vương ngày một suy yếu, bước sang năm thứ hai thì ông lâm bệnh, rồi ngày càng nặng thêm. Chu Vũ Vương biết mình chẳng sống được bao lâu nữa, con trai thì còn nhỏ dại, không thể gánh vác được việc lớn nhà nước. Vì cơ nghiệp của Đại Chu, ông có ý muốn để người em trai của mình là Chu Công Đán lên nối ngôi vua.
 
 Chu Công Đán nghe được tin này vô cùng cảm động, một mặt tỏ ý từ chối, mặt khác cung kính cầu khấn tổ tiên rằng : "Vũ Vương bị bệnh nặng, nhưng việc thiên hạ đang cần người đi lo toan, hãy để tôi chịu bệnh và chết thay người".
 
Khi cầu niệm xong, ông bèn ghi lại lời cầu nguyện, bỏ vào trong tráp dùng đai chỉ vàng buộc lại, rồi dặn người coi giữ tráp không được nói cho ai biết. Tuy Chu Công Đán và các đại thần đều mong mỏi Chu Vũ Vương chóng hồi phục sức khỏe, song bệnh tìn của nhà vua đã quá nặng, chẳng bao lâu thìa lìa đời.
 
Bấy giờ người con cả của vua là Tụng mới chỉ có 13 tuổi, được các đại thần như Chu Công, Thái Công, Triệu Công nâng đỡ lên nối ngôi vua và đặt hiệu là Thành Vương.
 
 Nhưng thiên hạ lúc bấy giờ còn chưa ổn định, các thế lực cũ của Ân Thương đang ngóc đầu dậy âm mưu làm phản. Xét vì Thành Vương còn nhỏ dại, không thể đối phó với tình hình hiểm ác lúc bấy giờ, nên Chu Công Đán đã quyết định đứng ra làm thay cho Thành Vương, gánh vác việc lớn nhà nước.
 
Quyết định này của ông đã gây nên làn sóng phản đối trong triều. Quản Thúc và Sái Thúc vốn đã có lòng ghen tỵ với Chu Công Đán, bèn nhân cơ hội này phao tin rằng: "Chu Công toan nhiếp chính, là có ý chờ dịp sau này lên thay thế nhà vua". Lời nói này nhanh chónh đồn đại khắp nơi và có khá đông người bị mê hoặc. Triệu Công ,Thái Công thậm trí đến cả Thành Vương cũng sinh lòng hoài nghi Chu Công Đán.
 
Chu Công Đán được biết tin này, bèn đến nói với Triều Công và Thái Công rằng: "Tôi sở dĩ né tránh lời đồn đại để gánh vác việc lớn nhà nước, cũng là vì thiên hạ hiện còn chưa thái bình, chúa công thì còn nhỏ thiếu kinh nghiệm, một khi xảy ra phiến loạn, giang sơn bị mất, thì chúng ta còn mặt mũi nào ăn nói với tiên đế?
 
Tôi làm như vậy cũng là vì xã tắc Đại Chu, chứ không có ý gì khác". Qua đó đã xóa bỏ được mối nghi kỵ của Triệu Công và Thái Công, khiến mâu thuẫn không khoét sâu thêm. Sau đó, Chu Công Đán mượn cớ thăm viếng rồi đi sang nước Sở.
 
Bấy giờ, Vũ Canh khi nghe nói trong triều xảy ra lục đục, cho rằng thời cơ đã tới, bèn cùng tập đoàn Quản Thúc và Sái Thúc vốn có âm mưu cướp ngôi, cùng một số nước chư hầu Đông Di, mượn danh nghĩa phản Chu Công rồi khởi binh làm loạn.
 
Đứng trước tình hình nghiêm trọng này, Thành Vương cũng như Triệu Công và Thái Công đầu óc đã tỉnh táo.Nhất là sau khi họ phát hiện tờ giấy để trong tráp, lại càng thấy rõ được đức tính cao thượng và lòng dạ son sắt của Chu Công Đán, họ tỏ ra rất hối hận, liền cử người sang nước Sở đón Chu Công Đán về.
 
Nhằm trấn áp quân phiến loạn, bảo vệ giang sơn Đại Chu, Chu Công Đán đã áp dụng biện pháp quả quyết, lập tức tổ chức quân đội đông trinh. Trước lúc xuất phát, Chu Công Đán đã viết một bài văn thảo phạt quân phiến loạn, sau đó dẫn quần rầm rộ tiến về hướng đông.
 
Trải qua 3 năm trinh chiến gian khổ, trước sau trải qua các chiến dịch: Bình định được Quản Thúc và Sái Thúc; Thắng Ân, Phạt Hổ Phương, Bình Hoài Di, Đạp bằng Am và Phổ Cô; Bắc trinh tiêu diệt được nhà Đường v v. Cuối cùng bình định được toàn bộ thế lực phiến loạn ở phía đông.
 
 Quản Thúc bị thua phải tự sát, Vũ Canh bị bắt rồi giết chết, Sái Thúc bị bắt rồi cách chức sung quân. Chu Công Đán lại phong cho em ở đất Ân, lập nên nước Vệ.
 
Chu Công Đán trở về lại tận tụy phò tá Thành Vương. Trong 7 năm chấp chính, ông lại tiếp tục chia phong chư hầu, đặt ra một loạt quyết sách quan trọng, khiến giang sơn vương triều nhà Chu được củng cố.
 
Đến khi Thành vương 20 tuổi, Chu Công Đán mới bàn giao chính quyền cho nhà vua, rồi ít lâu sau thì mất.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyWed Oct 02, 2013 7:49 pm

Chu Vũ Vương phạt Trụ
 
Sau khi Chu Văn Vương qua đời, con trai là Cơ Phát lên nối ngôi, xưng hiệu là Vũ Vương. Nhà vua tôn Khương Thượng làm cha, rồi mời các anh em của mình là Chu Công Đán, Triệu Công Soảng, Hoa Công Cao v v đến làm trợ thủ của mình, tiếp tục thi hành chính sách nước giàu binh mạnh của Chu Văn Vương, chuẩn bị cho sự nghiệp thảo phạt Thương Trụ Vương mà cha còn chưa hoàn thành.
 
Trải qua hơn một năm chuẩn bị, Vũ Vương nhận thấy lực lượng quân sự của nhà Chu đã rất lớn mạnh, sau khi bàn bạc với Khương Thượng, bèn quyết định tổ chức một cuộc diễn tập quân sự. Nhà vua và Khương Thượng dẫn quân ra bến nước Minh Tân để thao diễn. Trong khi kiểm duyệt quân đội sắp hoàn tất, thì bỗng nghe từ bốn mặt tám hướng có tiếng ầm ầm như sóng dậy, thì ra các nước chư hầu được tin Chu Vũ Vương đến Minh Tân chuẩn bị thảo phạt Trụ Vương, họ đều nô nức hưởng ứng kéo quân đến trợ uy.
 
Chu Vũ Vương thấy vậy vô cùng cảm động, bèn lập tức cùng các nước chư hầu lập bang ước, hẹn cùng nhau phối hợp chặt chẽ và liên hợp hành động. Trong khi hội thảo, các nước chư hầu đều chi rằng: "Chúng ta nay binh hùng tướng mạnh, thì nên nhân cơ hội này nhanh chóng thảo phạt vua Trụ ".
 
Nhưng Chu Vũ Vương lại cho rằng thời cơ còn chưa chín muồi, nhà Thương còn có thực lực nhất định, hơn nữa trong nội bộ còn có các đại thần tài cán như Tỷ Can, Cơ Tử, Vi Tử v v, chúng ta không thể manh động. Mặt khác, hiện còn chưa chuẩn bị được chu đáo. Các chư hầu nghe xong, đành phải dẫn quân ra về.
 
Sau lần thao diễn ở Minh Tân, Chu Vũ Vương một mặt tăng cường luyện binh, mặt khác bí mật sai người đi thám thính tình hình nhà Thương. Qua ba lần thám tử về báo, được biết nhà Thương đã thối nát đến cực độ, nhà vua nghe lời đồn nhảm, ám hại trung lương, Tỷ Can bị mổ bụng moi gan; Cơ Tử giả ngây giả dại bi ̣phạt làm nô lệ. Vi Tử nhận thấy vô vọng đã trốn đi sống ẩn cư. Còn nhân dân thì không dám mở miệng trách oán. Chu Vũ Vương nhận thấy nhà nước Ân Thương đã đổ vỡ chìa lìa, lòng dân phấn uất, thời cơ thảo phạt vua Trụ đã chính muồi, bèn lập tức phong KHương Thượng làm đại soái, dẫn 50 nghìn quân vượt qua sông Hoàng Hà tiến về phía đông.
 
Khi đại quân đến Minh Tân, tám trăm chư hầu cũng dẫn quân đến trợ chiến, Chu Vũ Vương bèn tổ chức đại hội ăn thề tại đây, vạch tội vua Trụ hoang dâm vô đạo, gây nhiều tội ác, khích lệ mọi người cùng đồng tâm hiệp sức, không tiêu diệt được vua Trụ quyết không lùi binh.
 
Sau khi thề nguyện xong, Chu Vũ Vương dẫn quân rầm rộ đánh sang Triều Ca đô thành của nhà Thương, đoàn quân xông pha mạnh như thế chẻ tre. Khi tiến đến Mục Dã còn cách Triều Ca khoảng 70 dặm, Chu Vũ Vương và Khương Thượng quyết định đóng quân tại đây chỉnh đốn quân mã.
 
Vua Trụ nghe được tin này bèn điều động quân mã phòng bị, các nước chư hầu nhỏ cũng dẫn quân đến cứu ứng, cộng cả thảy 700 nghìn người, rồi thân trinh dẫn đại quân ra Mục Dã bày trận, quyết một trận tử chiến với Chu Vũ Vương.
 
Vua Trụ nghĩ bụng, mình có 700 nghìn quân mã, còn nhà Chu chỉ có 50 nghìn người, đây quả thực là đem trứng đi chọi với đá. Nhưng ông nào có biết quân đội của Chu Vũ Vương là một đạo quân tinh nhuệ được huấn luyện rất nghiêm khắc, chiến đấu dũng cảm ngoan cường.
 
Còn trong số 700 nghìn quân mã của ông phần lớn đều là nộ lệ mới được vũ trang và những tù binh từ Đông Di đưa sang, họ hàng ngày bị vua Trụ áp bức và ngược đãi, họ căm giận vua Trụ đến xương tủy, thì còn ai chịu chết thay cho vua Trụ. Cho nên khi hai đạo quân xông vào chém giết, các nô lệ đều tới tấp vứt bỏ khí giới xin đầu hàng, rồi phối hợp với quân nhà Chu quay lại đánh vào trận quân nhà Thương, 700 nghìn quân của vua Trụ bị đánh tan dã. Vua Trụ thấy vậy vội tìm đường chạy trốn. Khương Thượng chỉ huy quân thừa thắng đuối một mạch đến Triều Ca. Vua Trụ trốn vào Triều Ca, biết thời vận mình đã hết, bèn ra lệnh đem vàng bạc châu báu trong cung chất đống trên Lộc Đài phóng lửa đốt, rồi tự thiêu mà chết. Dân chúng Triều Ca nghe tin vua Trụ đã chết, bèn ra nghênh đón quân nhà Chu vào thành.
 
Chu Vũ Vương vào đến Lộc Đài, liền nhằm thi thể vua Trụ bắn ba phát tên, rồi cắt đầu vua Trụ và đầu Đát Kỷ đem treo ở dưới lá cờ trắng ngoài cung đình. Còn hai ái phi nữa của vua Trụ là Ác Lai và Phí Trọng cũng bị chém đầu.
 
Từ đó, triều nhà Thương trị vì trong hơn 600 năm đã bị diệt vong bởi tội ác tày trời của vua Trụ. Triều nhà Chu- một vương triều mới đã ra đời tại Trung Nguyên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyWed Oct 02, 2013 7:56 pm

Chu Văn Vương phỏng hiền
 
Hành vi bạo ngược của vua Trụ đã tăng nhanh sự chia lìa trong vương triều nhà Thương, khiến nhà Thương nhanh chóng suy vong. Trong khi đó ở lưu vực sông Vị Thủy có một bộ lạc họ Chu ngày càng trở nên lớn mạnh.
 
Bộ lạc này là một bộ lạc cổ xưa, nguyên sinh sống ở miền cao nguyên Thiểm Tây và Cam Túc. Sau vì bị các bộ lạc du mục như Nhung, Cảnh v v xâm nhiễu. Thủ lĩnh bộ lạc là Cổ Công Đàn Phụ đã dẫn dắt cả bộ lạc di rời đến định cư tại vùng đồng bằng phía nam núi Kỳ Sơn.
 
Đến thời Cơ Xương cháu của Cổ Công Đàn Phụ lên nối ngôi thì nhà Chu đã trở nên rất lớn mạnh. Cơ Xương sau gọi là Chu Văn Vương, là một bậc minh quân cần kiệm, chất phác, khác hẳn với vua Trụ. Vua Trụ thích săn bắn, uống rượu, bạo ngược hà hiếp thần dân, còn Chu Văn Vương thì cấm uống rượu, không cho phép quý tộc lấy săn bắn là nghề nghiệp, ông còn ra sức khuyến nông, tích cực chăn nuôi gia súc v v. Các nhân tài trong thiên hạ như Thái Điên, Thân Giáp, Hoằng Yêu, Tán Nghi Sinh v v tới tấp đến theo ông, ngay đến các nước chư hầu nhỏ cũng phải thần phục.
 
Nhà Chu ngày càng lớn mạnh đã tạo thành mối uy hiếp đối với vương triều nhà Thương. Sùng Hầu Hổ nguyên có thành kiến với Cơ Xương đã nhân cơ hội nói xấu trước vua Trụ rằng: "Sức ảnh hưởng của Cơ Xương quá lớn, điều này thật bất lợi đối với cơ nghiệp của đại vương ". Lời nói này chính hợp với ý của vua Trụ, nhà vua liền sai người đi bắt Cơ Xương giam vào nhà lao. Khi các thần hạ đến thăm Chu Văn Vương trong nhà lao, Văn Vương bèn ám thị cho họ sang nước Hữu Độc Thị tìm kiếm mỹ nhân, đến nước Khuyển Nhung mua tuấn mã và thú lạ, cùng nhiều của cải như vàng bạc, bạch ngọc v v, thông qua tên gian thần Phí Trọng dâng lên vua Trụ để chuộc mình ra.
 
Vua Trụ là một tuồng hiếu sắc, khi nhìn thấy mỹ nữ và nhiều của cải như vậy, thì cười híp mắt nói: "Một loại tặng vật nào cũng đủ để xá tội cho Cơ Xương". Tức thì liền ra lệnh thả Cơ Xương ra.
 
Văn Vương Cơ Xương sau khi trở về đô thành nhà Chu, bèn nuôi chí lớn tiêu diệt nhà Thương. Ông cân nhắc kỹ thì cảm thấy bên mình tuy đã có khá nhiều nhân tài, nhưng còn thiếu một nhân tài biết bày mưu tính kế, bèn đi khắp nơi để tìm kiếm.
 
Khương Thượng, tự Tử Nha là con cháu của bộ tộc Viêm Đế, sinh tại Đông Di, do ông tổ phong quốc tại Lã, nên còn gọi là Lã Thượng. Ông đi học ở các nơi nhiều năm, tuy đầy bụng kinh luân, tinh thông tam thao lục lược. Nhưng triều nhà Thương lúc bấy giờ đã quá ư đồi bại, Khương Thượng thì nhà nghèo rớt mùng tơi, anh hùng không đất dụng võ. Khi nghe nói Chu Văn Vương là bậc hiền minh, bèn rời đến sống ẩn cư ở Xương Khê bên bờ sông Vị Thủy, để chờ đợi thời cơ.
 
Một đêm, Chu Văn Vương nằm mơ thấy một con gấu đang phóng đến vồ mình, sau khi tỉnh dậy biết là điềm lành, bèn đem theo đội vệ binh lên xe ra đi. Lần ra đi này mang tiếng là đi săn bắn, nhưng kỳ thực là đi tìm kiếm nhân tài. Khi đoàn người đến bên bờ sông Vị Thủy, thì thấy một cụ già bảy tám mươi tuổi, râu tóc bạc phơ đang ngồi câu cá.
 
Cụ không có phản ứng gì trước đoàn ngựa xe đang đi qua, mà vẫn cặm cụi ngồi câu, miệng lẩm bẩm nói gì đó nghe không rõ. Chu Văn Vương cảm thấy kỳ lạ, bèn xuống xe đến gần thì chỉ nghe cụ già nói rằng: "Nào hãy mau cắn câu đi, cắn câu đi, có ý muốn thì hãy cắn câu đi".
 
Khi Văn Vương nhìn kỹ thì thấy lưỡi câu chỉ treo lơ lửng trên mặt nước, lưỡi câu là lưỡi câu thẳng, mà lại không mắc mồi. Chu Văn Vương thấy người này không phải là tầm thường, liền ngồi xuống bắt chuyện mới biết cụ tên là Khương Thượng, Chu Văn Vương thấy Khương Thượng ăn nói phi thường, học thức uyên bác, tinh thông binh pháp chiến sách, liền phấn khởi nói:
 
"Tổ phụ tôi khi còn sống từng nói với tôi rằng: Sau này sẽ có một nhân tài trụ cột giúp cháu hưng thịnh nhà Chu. Cụ chính là nhân tài mà tổ phụ tôi hằng mong ước".
 
 Chu Văn Vương nói xong liền mời Khương Thượng lên xe cùng về cung, hoạch định cơ đồ trị quốc an bang.
 
Khương Thượng quả là một nhân tài tướng soái, không phụ lòng mong mỏi, đã giúp Văn Vương một mặt tăng nhanh sản xuất, một mặt huấn luyện binh mã, trước sau tiêu diệt được các nước chư hầu vào hùa với vua Trụ như Mật Tuy, Sùng Đẳng, khiến biên giới nhà Chu càng thêm mở rộng, đặt cơ sở vững chắc cho việc tiêu diệt nhà Thương sau này..
 
Trong lúc Chu Văn Vương đang chuẩn bị mở mang đại nghiệp, trinh phạt vua Tru, thì chẳng may bị lâm bệnh nặng, ít lâu sau thì mất, rất đáng tiếc chưa hoàn thành được sự nghiệp tiêu diệt nhà Thương.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 6:25 pm

Sự tàn bạo vô đạo của vua Trụ
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a5149553ec8_123_22_135_251_vuatru

Thương Thang dựng nên vương triều nhà Thương, giữa thời có sự "Trung hưng" của các đấng minh quân như Bàn Canh, Võ Đinh v v, Nhưng cuối cùng do một số vua chúa đần độn vô đạo, nhà nước dần dần suy đồi. Đến khi Trụ lên ngôi thì đã là ông vua đời thứ 30, vương triều nhà Thương nguy cơ chồng chất, xã hội rối ren.
 
Trong sách cổ người ta đã gán ghép tên của Trụ và Hạ Kiệt lại với nhau, gọi tắt là Kiệt Trụ, hai người cùng bị coi là những tên bạo chúa điển hình. Nhưng trong quá khứ, vua Trụ từng là một ông vua sáng suốt, ông có thân hình vạm vỡ, gương mặt khôi ngô tuấn tú, túc trí đa mưu và dũng cảm phi thường, đã từng dẫn quân chiến đấu trường kỳ tại khu vực Đông Di, cuối cùng san bằng được Đông Di, mở mang ra khu vực đông nam, nhân dân ở đây đã hấp thu nền văn hóa và kỹ thuật sản xuất tiên tiến của Trung Nguyên, kinh tế xã hội rất phát triển.
 
Nhưng chiến tranh đồng thời cũng đã tiêu hao quá nhiêu nguồn nhân lực và tài lực của vương triều nhà Thương, trút thêm gánh nặng và nỗi thống khổ cho nhân dân. Ách thống trị của vua Trụ trong thời kỳ cuối lại càng trở nên bạo ngược hơn. Nhằm hưởng lạc thú với ái phi Đát Kỷ, nhà vua không đếm xỉa đến sự sống chết của dân, dốc sức vào việc xây dựng cung điện, hao phí biết bao tiền của và sức người, trong 7 năm trời mới xây nên một tòa cung điện mới đặt tên là Lộc Đài, quy mô và sự hào hoa tráng lệ của nó còn trội hơn cả Dao Đài do Hạ Kiệt để lại.
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a514da9896a_123_22_135_251_truvuong

Đát Kỷ ái phi của vua Trụ tuy là người có nhan sắc, nhưng lòng dạ cay nghiệt, hoang dâm và quỷ quyệt đa đoan, mụ thường xuyên xui vua Trụ bày trò hại người để mua vui. Tội ác của họ đã bị các chư hầu, đại thần, cũng như nhân dân phản đối. Vua Trụ nghe lời Đát Kỷ đã bày ra một hình phạt, bắt những người phản đối mình bước đi trên cây trụ đồng đã nung nóng, họ bước đi được mấy bước bị cháy da nát thịt, đau đớn quằn quại. Nhà vua và Đát Kỷ không những không thương hại, mà còn vỗ tay cười nói rất thích thú.
 
Mọi người căm thù trước hành động dã man này, họ phỉ nhổ và nguyền rủa nhà vua. Đát Kỷ nghe được tỏ ra rất khó chịu mới hỏi vua Trụ rằng: "Nay có khá đông người phản đối đại vương, vậy đai vương có đối sách gì?".
 
Vua Trụ nói: "Trẫm đã cho người đào một cái bể cạn, bên trong thả đến hàng vạn con rắn độc và các loài độc trùng như rết, bọ cạp v v. Ai dám phản đối thì trẫm quăng chúng xuống nuôi đám độc trùng này".
 
Đát Kỷ nghe xong phấn khởi nói: "Đại vương cứ nói suông làm gì, không bằng làm thử xem sao". Vua Trụ liền sai người bắt mấy chục thường dân quăng xuống bể. Khi nhìn thấy những người này đau đớn kêu gào, nhà vua và Đát Kỷ đều khua chân múa tay cười nói như không.
 
Các đại thần trong triều thấy nhà vua và Đát Kỷ quá ư tàn nhẫn, coi mạng người như cỏ rác, liền tới tấp dâng sớ khuyên ngăn, nhưng vua Trụ không những không nghe, ngược lại còn bắt các vị đại thần này hoặc bước qua cây trụ đồng nung nóng, hoặc thả xuống bể độc trùng cho đau đớn đến chết.
 
Vua Trụ còn ngang nhiên vơ vét của dân đem về cất giữ trong Lộc Đài, lương thực cướp bóc được thì cất đống trong "Củ Kiều". Ngoài ra, họ còn cho đào một cái bể trong cung, rồi đổ loại rượu ngon vào đầy bể, đem các loại thịt nướng treo xung quanh trông chẳng khác nào một cánh rừng, gọi là "Tửu trì nhục lâm" rồi cùng nhau hưởng lạc. Họ bòn mút xương máu của nô lệ, sống cuộc đời dâm ô trụy lạc, còn nhân dân thì đang rên siết trong cảnh nước sôi lửa bỏng.
 
Vua Trụ còn bắt các mỹ nữ trong thiên hạ vào nuôi trong cung để hưởng lạc thú. Khi nghe nói người con gái của Cửu Hầu là bậc tuyệt sắc giai nhân, nhà vua liền cử người đi cướp về nhốt trong cung, rồi cưỡng bức nàng làm phi, nàng thà chết không chịu liền bị giết chết.
 
Cửu Hầu và bạn là Ngạc Hầu nghe được tin buồn này vô cùng đau đớn, liền cùng nhau đến trách vua Trụ rằng: "Đại vương bức hại người vô tội, tất bị trời hận người oán, thiên hạ ai cũng muốn hỏi tội đại vương, sự diệt vong của triều nhà Thương không còn bao xa nữa".
 
Vua Trụ nghe xong tức đến thất khiếu bốc khói, liền thét đem một người ra băm nát như tương, còn một người bị cắt ra từng miếng thịt đem phơi thành thịt khô. Sự tàn bạo của Vua Trụ đã tăng nhanh thêm ngày tận số của vương triều nhà Thương.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 6:32 pm

Đệ nhất hiền tướng Y Doãn
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a515171312f_123_22_135_251_ydoan
Việc chiêu hiền nạp sĩ, tuyển lựa nhân tài, là một đường lối thành công của vua chúa các triều đại. Thương Thang sở dĩ lật đổ được vương triều nhà Hạ, là không thể tách rời với sự trợ giúp đắc lực của Y Doãn. Y Doãn là vị thừa tướng đầu tiên của TQ, luôn luôn là một tấm gương sáng chói trong lịch sử.
 
Y Doãn có tên là Chí, là một nô lệ theo vợ của Thương Thang từ nước Hữu Sằn Thị sang nước Thương. Về thân thế của ông còn có một huyền thoại như sau.
 
Bấy giờ, có một nước nhỏ gọi là nước Hữu Sằn Thị. Một hôm, có một cô gái vào rừng cây dâu để hái dâu, thì chợt nghe có tiếng trẻ khóc, nàng vội vàng tìm tới thì thấy một bé trai bụ bẫm nằm trong hốc cây dâu, nàng bèn ẵm về dâng cho vua Hữu Sằn Thị, nhà vua không hiểu cha mẹ đứa bé là ai, bèn sai người đi tìm hỏi.
 
Ít lâu sau người đi trở về báo rằng: Mẹ đứa trẻ này nguyên sống ở bên bờ sông Y, khi đang chửa đứa bé thì một đêm nằm mơ thấy thần tiên đến nói rằng: " Khi đến mùa cốm thì hãy báo cho cả dân làng chạy thẳng về hướng đông, không được ngoảnh cổ nhìn lại, phải nhớ kỹ". Ít lâu sau thì đến mùa cốm, bà vội vàng báo cho cả dân làng theo mình chạy về hướng đông, có người tin thì chạy theo, người không tin thì đều ở lại. Đoàn người dắt dìu nhau đi được mười mấy dặm đường, vì bà ta không nỡ bỏ mặc hàng xóm, liền ngoái cổ nhìn lại thì thấy nước sông Y dâng cao ngập cả thôn xóm. Bà hoảng hốt kêu lên, nhưng không kêu thành tiếng, rồi biến thành một cây dâu già rỗng ruột. Ít lâu sau, cô gái đi hái dâu phát hiện đứa bé trong hốc cây, vì mẹ đứa bé sống bên bờ sông Y, nên mới đặt là họ Y, về sau ông ta làm quan đến chức Doãn, nên người đời sau mới gọi ông là Y Doãn.
 
Vua Hữu Sằn Thị trao đứa bé cho một thầy bếp nuôi nấng. Y Doãn khôn lớn rất thông minh hiếu học, đã thạo nghề nấu nướng, lại nắm vững mưu lược trị nước an bang.
 
Khi Thương Thang đi thị sát ở miền đông, nghe nói vua Hữu Sằn Thị có một con gái nết na xinh đẹp, bèn đến cầu hôn, nhà vua vốn biết tiếng Thương Thang là một ông vua hiền minh, liền vui vẻ nhận lời ngay. Y Doãn không cam chịu số phận làm người thầy bếp, bèn xin với nhà vua cho mình làm nô bộc theo hầu công chúa 
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a51557ec831_123_22_135_251_ydoan2
sang nước Thương.
Khi tới nước Thương, Y Doãn vẫn bị sắp xếp đi nấu nướng trong nhà bếp của nhà vua. Nhằm gây nên sự chú ý của Thương Thang, trong khi nấu ăn, Y Doãn cố ý làm lúc mặn lúc nhạt, khiến Thương Thang rất tức giận liền thét lôi Y Doãn lên mắng nhiếc. Y Doãn thấy thời cơ đã đến, mới bình tĩnh nói: "Muối cho vừa phải thì cơm canh mới ngon, việc trị nước an bang cũng vậy, vừa không thể quá nóng vội, cũng không thể lơ là buông lỏng, phải nhận rõ chủ thứ trước sau, có mức độ thì mới chính thông nhân hòa". Thương Thang nghe xong vô cùng kinh ngạc, thấy Y Doãn tuy người ngượm xấu xí, thận phận thấp hèn, mà lại là một nhân tài khó kiếm. Thế mới thật là "Nhân bất khả mạo tướng, hải thủy bất khả đấu lượng". Tức thì, bèn xóa bỏ thân phận nô lệ của Y Doãn, cho tham gia bàn việc lớn nhà nước, một thời gian sau lại nâng Y Doãn lên làm Hữu Thừa Tướng.
 
Thương Thang thấy nước nhà ngày một lớn mạnh, những muốn trinh phạt Hạ Kiệt đã gây ra quá nhiều tội ác, mới hỏi Y Doãn có sách lược gì?
 
Y Doãn nói: " Hạ Kiệt còn có thế lực nhất định, chúng ta hãy thử không đi tiến cống hắn, xem hắn sẽ phản ứng ra sao?". Thương Thang nghe theo. Hạ Kiệt biết được việc này vô cùng tức giận, bèn lệnh cho Cửu Di tiến đánh nước Thương. Y Doãn thấy Cửu Di vẫn còn nghe lời sai khiến của Hạ Kiệt, thì lập tức bảo Thương Thang sang xin lỗi, rồi vẫn tiếp tục tiến cống như trước. Một năm sau, vì Hạ Kiệt áp bức dân quá thậm tệ, bộ tộc Cửu Di lần lượt xa lánh Hạ Kiệt.
 
Y Doãn thấy thời cơ đã chính muồi, liền bảo Thương Thang dãy binh tiến đánh và tiêu diệt được triều nhà Hạ, lập nên triều nhà Thương.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 6:41 pm

Hạ Kiệt và Thương Thang
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a515b207a15_123_22_135_251_xxxx
 Khởi đã phế bỏ chế độ nhường ngôi và thiết lập nên vương triều nhà Hạ. Đến hơn 400 năm trước công nguyên, Kiệt lên làm vua đã là triều vua đời thứ 16, lúc này trong cung đình bắt đầu dấy lên lối sống dâm ô trụy lạc. Hạ Kiệt là một tên bạo chúa khét tiếng trong lịch sử. Câu thành ngữ "Kiệt khuyển phệ Nghiêu" đã đủ chứng minh cho sự tàn bạo này. Hạ Kiệt và một số quý tộc chủ nô bóc lột nhân dân, tầng lớp nô lệ lại càng bị áp bức thậm tệ. Hạ Kiệt còn hao phí nhiều tiền của vào việc xây dựng cung đình, rồi cùng với ái phi Muội Hỷ sống cuộc đời dâm ô trụy lạc.
 
Hạ Kiệt còn là người rất kiểu cách trong việc ăn uống, rượu tất phải là rượu thuần khiết, không có chút pha tạp. Còn rau, cá , thịt, cùng các đồ gia vị thì đặt một khu sản xuất riêng, có tới hàng nghìn người vất vả vì việc này, mà nhỡ ai có sai sót gì là giết. Hạ Kiệt còn có một thói xấu là sau khi uống rượu say, hắn bắt người làm ngựa cho mình cưỡi, có những đại thần mệt không thể bò được nữa phải xin hắn tha thứ, thì đều bị giết chết.
 
Trong triều có một vị đại thần tính tình cương trực tên là Quan Long Phùng, khi thấy Hạ Kiệt làm việc càn bậy và coi mạng người như cỏ rác, mới vào cung khuyên rằng: "Từ xưa đến nay, vua nhân hiền thì phải thương yêu dân, chăm lo việc triều chính, phải quan tâm cấp dưới và sống cần kiệm chất phác, như vậy thiện hạ mới được yên ổn. Còn như bệ hạ sống xa hoa dâm đãng, tùy ý giết người như vậy thì thiên hạ tất sinh loạn, bệ hạ làm mất lòng dân, thì giang sơn Đại Hạ tất không được dài lâu". Hạ Kiệt không những không nghe, mà nổi cơn lôi đình mắng nhiếc, rồi thét bảo vệ sĩ lôi Quan Long Phùng ra chém chết.
 
Từ đó về sau, những người chính trực không ai dám khuyên can gì nữa, bên tai Hạ Kiệt chỉ còn nghe thấy tiếng nịnh hót bợ đỡ của các đại thần nhỏ nhen, Hạ Kiệt còn cho mình là đấng siêu phàm, tự ví mình là mặt trời, dân chúng vô cùng căm giận liền chỉ lên mặt trời nguyền rủa rằng: "Đến bao giờ ngươi bị diệt vong, chúng tôi nguyện cùng ngươi bị diệt vong". Ách thống trị của triều đình nhà Hạ đang lung lay trong cơn mưa bão.
 
Bấy giờ, vùng hạ du sông Hoàng Hà có một bộ lạc họ Tử dần dần trở nên lớn mạnh. Nghe nói họ là con cháu của Khế. Trong thời đại Nghiêu Thuấn, Khế từng cùng Vũ đi trị thủy, vì ông có công nên Vũ phong đất cho ông ở Thương, về sau Khế dựng nên nước Thương. Do ngành chăn nuôi và thương mại v v phát triển tương đối nhanh, đến cuối thời nhà Hạ thì nước Thương đã trở thành một bộ lạc lớn mạnh.
 
Thương Thang thấy Hạ Kiệt quá tàn bạo, vương triều nhà Hạ ngày một suy thoái, nhân dân khổ cực đều sôi sục căm thù, bèn quyết định lật đổ triều nhà Hạ, bề ngoài ông tỏ ra rất cung kính đối với Hạ Kiệt, nhưng bên trong thì ngấm ngầm lôi kéo các lực lượng, không ngừng mở rộng thế lực của mình.
 
Song song với việc làm khiến dân giàu nước mạnh, Thương Thang còn để ý từng cử chỉ và lời nói của mình để lung lạc lòng dân, tạo dựng sự hiền minh nhân nghĩa của mình. Câu thành ngữ "Võng khai nhất diện" đã thuật lại một truyện kể về Thương Thang như sau:
 
Một hôm, khi Thương Thang đi tuần du ở ngoại ô, thấy một người đang giăng lưới bẫy chim. Chim từ các nơi bay về đều bị mắc lưới, Thương Thang thấy vậy mới nói với người kia rằng: "Anh làm như vậy chẳng phải là đuổi tận giết tiệt sao? Thực là tàn nhẫn quá. Anh chỉ nên bủa lưới ba mặt thôi, để trống một mặt mới phải".
 
 Người kia tỏ ra khó hiểu bèn hỏi lại: "Để trống một mặt thì làm sao bắt được chim?".
 
Thương Thang cảm khái nói: "Chim tự do bay lượn, muốn bay sang phải thì sang phải, muốn bay sang trái thì sang trái, chỉ có những con chim chán đời rồi mới đâm đầu vào lưới mà thôi ".
 
Những lời nói này của Thương Thang đã nhanh chóng lưu truyền trong dân chúng, họ đều kháo nhau rằng: "Thương Thang đối với loài chim thú còn nhân từ như vậy, quả là một người lương thiện, bậc nhân nghĩa, chúng ta nên hết lòng ủng hộ ông ta". Bấy giờ có 40 nước nhỏ thường bị Hạ Kiệt ức hiếp, khi thấy Thương Thang là người nhân nghĩa, đều tới tấp theo ông.
 
Thương Thang thấy thời cơ đã chín muồi, liền mượn ý chỉ của trời để động viên các tướng sĩ, rồi mở một trận quyết chiến với Hạ Kiệt ở Minh Điều. Do Hạ Kiệt đã gây ra nhiều tội ác, các tướng sĩ không chịu ra sức, nên Hạ Kiệt bị thua to. Quân của Thương Thang nhanh chóng đánh chiếm được đô thành triều nhà Hạ, Hạ Kiệt phải chạy trốn sang Nam Sào, ít lâu sau thì ốm chết.
 
Vương triều nhà Thương thay thế cho triều nhà Hạ, sau khi lên làm vua, Thương Thang đối xử khoan dung với nhân dân, khuyến khích họ phát triển sản xuất, giảm sưu thuế, do đó triều nhà Thương trong thời kỳ đầu là một nhà nước rất phồn vinh cường thịnh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 6:48 pm

Đại Vũ trị thủy
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a515ed03d0c_123_22_135_251_daivu

Hoàng Hà là dòng sông mẹ của dân tộc Trung Hoa, đã thai nghén lịch sử và văn hóa hơn 5000 năm và là cái nôi của nền văn minh cổ đại TQ. Nhưng do nguyên nhân địa lý, nên nó còn là dòng sông đã gây ra nhiều tác hại lớn, nạn lũ lụt thường xuyên xảy ra, đã tạo thành một mối nguy hại lớn đối với tính mạng và tài sản của con người.
 
Tương truyền, khi Nghiêu còn làm đại tù trưởng, lưu vực sông Hoàng Hà đã xảy ra nạn lũ lụt lớn, cuốn trôi đi rất nhiều người, cùng nhiều gia cầm gia súc, dân chúng khổ cực hết chỗ nói.
 
Nghiêu nhìn những cảnh tượng này vô cùng đau lòng, liền triệu tập cuộc họp liên minh bộ lạc để bàn cách trị thủy. Mọi người đều nhất trí tiến cử Cổn đảm đương công việc này.
 
Cổn đã phí mất 9 năm trời vào việc trị thủy, nhưng ông ta chỉ biết mỗi việc đắp đất ngăn dòng, sửa đê điều vây lũ, rút cuộc nước lũ không thoát ra được, mực nước cứ dâng cao thì đê điều cũng đắp cao lên, nước lũ bị vây hãm khác nào một con mãnh thú đang lồng lộn trong chuồng, đến lúc vỡ đê thì hậu quả càng thêm nghiêm trọng.
 
Đến thời Thuấn làm thủ lĩnh liên minh bộ lạc, ông đã thân hành đi thị sát hiện trường, thấy Cổn không thạo việc trị thủy liền xử phạt ông, rồi trao việc trị thủy cho Vũ con trai ông.
 
Vũ là một người thông minh tài giỏi, chàng ta đã đúc rút bài học thất bại của cha, trước tiên đi khảo sát các vùng bị lũ lụt. Sau đó mới đặt ra nhiều biện pháp để dẫn nước lũ ra biển. Nhưng muốn dẫn nước lũ ra biển, thì tất phải tìm ra đầu nguồn sông và nơi thoát lũ. Tức thì, ông liền cùng người giúp việc vượt suối băng ngàn, trải qua muôn vàn khó khăn, tìm hiểu rõ về dòng sông, rồi mới thiết kế quy hoạch trị thủy.
 
Vũ đầu đội nón, mình mặc áo vải thô, tay cầm mai dẫn đầu các sĩ tốt cùng lao động với dân chúng, nào gánh đất khuân đá, đào mương xẻ lũ, nạo vét lòng sông, dẫn nước chảy về xuôi. Ông bôn ba trên công trường trị thủy trong 13 năm, quanh năm suốt tháng ngâm mình trong bùn nước, đến nỗi móng chân và lông chân bị long rụng, nhưng ông vẫn mặc. Trong 13 năm trời, có ba lần ông đi qua trước cửa nhà mình, mà vẫn chẳng lần nào ghé thăm nhà, đã trở thành một giai thoại trong suốt mấy nghìn năm nay.
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a5162181b34_123_22_135_251_daivu2

Vợ của Vũ là Đồ Sơn Thị, hai vợ chồng lấy nhau mới được bốn ngày thì Vũ đã phải ra đi trị thủy. Trước khi ra đi Vũ đã dặn vợ rằng: "Nếu sau này mình sinh được con trai thì hãy đặt tên con là Khởi, để kỷ niệm ngày tôi khởi hành đi trị thủy".Về sau, cũng chính vào lúc Vũ đi qua trước cửa nhà mình thì người vợ sinh được một mụn con trai, Vũ nghe tiếng con khóc trong nhà rất muốn vào xem, nhưng lại nghĩ đến việc trị lũ còn chưa xong, biết bao nạn dân đang phải lánh nạn trên đồi cao, nên đành dằn lòng quay gót vội vã đi ngay.
 
Lao động không phụ lòng người, trải qua 13 năm lặn lội vất vả, lòng sông đã được khơi thông, dòng lũ ngoan ngoãn chảy ra biển, dân chúng vui vẻ trở về xây dựng cơ ngơi và cầy cấy trên đồng ruộng của mình, cuộc sống lại yên lành như xưa. Nhằm kỷ niệm công lao trị thủy của Vũ, người đời sau đã tôn xưng ông là "Đại Vũ".
 
Khi tuổi về già, Thuấn cũng như Nghiêu muốn tìm người nối ngôi mình. Vì Vũ có công trong việc trị thủy, nên mọi người đều nhất trí tiến cử ông. Bấy giờ, sức sản xuất xã hội đã phát triển mạnh, từ đó đã nảy sinh từng lớp thị tộc quý tộc, thêm vào đó Vũ lại có công trong việc trị thủy, nên trong thực tế Vũ đã từ ngôi vị thủ lĩnh liên minh bộ lạc trở thành một quốc vương.
 
Khi tuổi về già, Vũ cũng triệu các thủ lĩnh bộ lạc đến để bầu ngưởi kế vị, mọi người đều nhất trí đề cử Bá Ích. Sau khi Vũ mất, Khởi người con trai của Vũ đã dựa vào thế lực của bộ lạc người Hạ, xua đuổi Bá Ích đi, rồi tự mình tuyên bố kế vị xưng vương và lập nên chính quyền nhà nước, bức các bộ lạc phải chịu sự lãnh đạo của mình. Từ đó về sau, chế độ cha truyền con nối đã thay thế cho chế độ nhường ngôi, triều nhà Hạ - một vương triều chế độ nô lệ đầu tiên của TQ ra đời.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 6:54 pm

Nghiêu Thuấn nhường ngôi
 
Các triều đại TQ đều tôn Nghiêu Thuấn là bậc minh quân thánh hiền, hành động nhường ngôi của họ luôn luôn là giai thoại được lưu truyền trong sử sách.
 
Sau thời Hoàng Đế, một số thủ lĩnh liên minh bộ lạc nổi tiếng lần lượt ra đời. Thí dụ như Nghiêu, Thuấn v v, họ ban đầu chỉ là tù trưởng bộ lạc thị tộc, sau mới được bầu làm đại tù trưởng liên minh bộ lạc.
 
Trong cuốn "Thượng Thư" có truyện "Nghiêu Điển" do người viết sử triều nhà Chu sưu tầm và biên soạn, đã tường thuật lại truyện Nghiêu, Thuấn nhường ngôi.
 
Bấy giờ, vì có việc hệ trọng, nên đại tù trưởng liên minh bộ lạc đã triệu tập tù trưởng các bộ lạc lại cùng bàn đối sách. Lúc này Nghiêu đã tuổi già sức yếu, ông bắt đầu nghĩ tới việc do ai kế thừa chức vụ của mình. Tức thì, ông liền hỏi ý của bốn tù trưởng của bộ lạc thị tộc Viêm Đế. Khi ông vừa nêu ra thuyết tưởng này thì có một người tên là Phóng Tề nói: "Con trai ông là một người sáng suốt, có thể đảm nhận chức vụ này". Nghiêu nghe vậy liền nghiêm nghị nói: "Không được, thằng này đạo đức còn rất kém, không có hàm dưỡng, lại hay cãi cọ với người khác ".
 
Có một người lại đề cử rằng: "Cộng Công phụ trách về thủy lợi cũng là một người tốt chứ sao". Nghiêu lắc đầu nói: "Cộng Công là một người khéo ăn khéo nói, bề ngoài rất khiêm nhường, hòa nhã. Nhưng bên trong thì lại khác, tôi không thể tin được." Mọi người bàn luận mãi mà vẫn chưa tìm được người nào xứng đáng, đành phải tan cuộc để bàn sau.
 
Mấy hôm sau, Nghiêu lại triệu tập bốn tù trưởng lại bàn tiếp, các tù trưởng đều nhất trí tiến cử Thuấn. Nghiêu nghe xong liền gật gật đầu nói: "Tôi cũng từng nghe nói Thuấn là một người tốt, vậy các ông hãy giới thiệu tỉ mỉ về anh ta".
 
Tức thì, bốn người liền tranh nhau kể về tình hình của Thuấn. Thuấn người Đông Di, cha Cổ Tầu là một ông già hồ đồ, mẹ đẻ mất sớm, người mẹ kế cay nghiệt và đanh đá sinh được một con trai đặt tên là Tượng, anh này là một người ngông cuồng làm càn, rất là vô lễ, nhưng lại được Cổ Tầu rất cưng chiều. Cả nhà đều coi Thuấn là cái gai trước mắt. Nhưng Thuấn tuy sống trong một hoàn cảnh như vậy, mà vẫn một mực kính hiếu đối với cha mẹ, thương yêu chăm sóc em, chứ không hề oán trách gì, quả là một người đạo đức cao thượng.
 
Nghiêu nghe xong vô cùng phấn khởi, bèn quyết định đem hai người con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh gả cho Thuấn, chia cho Thuấn rất nhiều lương thực và bò cừu. Đồng thời quyết định tìm hiểu thêm về Thuấn. Người mẹ kế và em của Thuấn biết được việc này tỏ ra vô cùng ghen tỵ, họ liền bàn với Cổ Tầu tìm cách hại Thuấn bằng được mới thôi.
 
Một hôm, Cổ Tầu bảo Thuấn trèo lên sửa nóc nhà kho, trong khi Thuấn đang mải sửa nóc nhà, Cổ Tầu liền cất thang đi rồi châm lửa đốt. Thuấn thấy lửa bốc cháy vội vàng tìm thang để xuống, nhưng chẳng thấy thang đâu. Trong lúc nguy cấp, Thuấn liền bỏ nón trên đầu xuống, rồi hai tay cầm vành nón nhảy xuống mới thoát nạn.
 
Cổ Tầu và Tượng thấy Thuấn chưa chết, thì thua keo này lại bày keo khác. Một hôm, họ bảo Thuấn đi đào giếng, khi Thuấn đang hì hục đào ở phía dưới, thì họ ở bên trên liền đổ đất đá xuống rồi lèn chặt, những tưởng phen này Thuấn tất chết, nhưng dè đâu dưới giếng có một ngách có lỗ thông lên trên, Thuấn an toàn chui ra khỏi giếng, mà tuyệt nhiên không hề oán trách ai, cứ thản nhiên như không có việc gì xảy ra.
 
Nghiêu quan sát thấy Thuấn quả là một con người thông minh nhanh trí, rất khoan dung đại lượng, kiêm đủ đức tài, bèn nhường ngôi Đại Tù Trưởng cho Thuấn.
 
 Sau khi kế vị, Thuấn không phụ lòng mong mỏi của mọi người, ông sống rất cần kiệm, cùng lao động và đồng cam cộng khổ với dân, nên được mọi người yêu mến. Mấy năm sau Thuấn qua đời, trước khi qua đời, Thuấn từng muốn nhường ngôi cho Đan Chu con trai của Nghiêu, nhưng vì mọi người không đồng ý, nên đành thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 7:56 pm

Hoàng Đế chiến Suy Vưu
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a516662625c_123_22_135_251_suyvuu
Trong thời đại viễn cổ vào hơn 5000 năm trước, có khá nhiều thị tộc và bộ lạc cư trú tại TQ, giữa họ có sự ảnh hưởng và đấu tranh với nhau trong một thời gian dài, sau có một số đi đến hòa hợp với nhau và dần dần phát triển lên. Trong đó có một bộ lạc đứng đầu là Viêm Đế, cư trú tại vùng lân cận Khương Thủy miền tây bắc TQ, do đó mới đặt là họ Khương ( jiang), họ là một chi của dân tộc Khương (qiang)Tây Nhung, đã trước tiên từ phương tây du mục vào miền trung. Nghe nói họ có quan hệ họ hàng với bộ lạc Hoàng Đế sau đó cũng di nhập vào miền trung.
 
Bộ lạc của Hoàng Đế ban đầu cư trú tại vùng lân cận Cơ Thủy, nên mới đặt là họ Cơ, Hoàng Đế đặt hiệu Hiên Viên Thị, còn gọi là Hùng Thị. sau đó mới di dời đến Trác Lộc của tỉnh Hà Bắc ngày nay, họ sống bằng nghề chăn nuôi và làm ruộng, rồi dần dần trở nên lớn mạnh.
 
Bấy giờ tại khu vực miền nam TQ có dân tộc Cửu Lê cũng rất lớn mạnh, dân tộc này do 9 bộ lạc liên hợp lại với nhau, mỗi bộ lạc lại có 9 thị tộc anh em, tổng cộng là 81 thị tộc, do Suy Vưu là thủ lĩnh. Trong truyền thuyết có nói Suy Vưu vai hổ lưng gấu, các thành viên trong thị tộc đều có thân hình như dã thú, hàng ngày chỉ ăn sỏi đá, đầu đồng trán sắt, tai mọc lông sắc như kiếm, bộ tộc Cửu Lê dũng mãnh thiện chiến, vẫn thường cướp bóc các bộ tộc khác, những người bị áp bức không đủ sức chống cự, nên cuộc sống rất khổ cực.
 
Suy Vưu thường thường dẫn đầu dân tộc Cửu Lê xâm lấn bộ lạc của Viêm Đế, Viêm Đế bị thua phải chạy sang Trác Lộc cầu cứu với bộ lạc Hoàng Đế. Hoàng Đế vì suy xét tới lợi ích của mình, bèn cùng Viêm Đế liên kết với nhiều thị tộc khác, rồi mở một trận kịch chiến với bộ tộc Suy Vưu ở đồng nội Trác Lộc.
 
Về cuộc chiến tranh này đã có khá nhiều truyền thuyết. Hoàng Đế cùng Viêm Đế không những liên hợp các bộ lạc cùng chiến đấu, mà còn thả 6 loài mãnh thú được thuần dưỡng như gấu, hổ, báo v v vào trận đánh, binh sĩ của Suy Vưu tuy dũng mãnh, nhưng vẫn không sao chống đỡ nổi, phải bỏ chạy tán loạn.
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Upload_49a516c335681_123_22_135_251_suyvu2
Trên đường chạy trốn, Suy Vưu đành phải mời "Phong bá vũ sư" đến trợ giúp. Trời đất bỗng chốc tối tăm, mây mù che phủ, cát sỏi bay mù mịt, mưa dồn chớp giật. Hoàng Đế cũng không chịu thua kém, một mặt dùng xe chỉ nam do bộ lạc phát minh ra, hướng dẫn quân sĩ đuổi giết tàn quân của Suy Vưu trong mù mưa, một mặt mời thiên nữ "Bạt" xuống trần gian xua tan mưa gió, tức thì trời quang mây tạnh, bộ tộc Cửu Lê bị đánh bại, Suy Vưu bị bắt rồi bị giết chết. Truyện thần thoại tuy hoang đường, nhưng qua đó đã phần nào phản ánh được sự tàn khốc của cuộc chiến tranh này.
 
Bộ tộc Cửu Lê bị thất bại, những người còn lại một số chạy xuống phía nam, một số khác thì bị bắt làm tù binh lưu lại ở miền bắc trở thành "Lê Dân". Còn Hoàng Đế được nhiều bộ lạc ở khu vực miền trung ủng hộ, uy tín ngày càng cao. Ít lâu sau, giữa Hoàng Đế và Viêm Đế xảy ra xung đột, rồi qua ba lần kịch chiến ở Bản Tuyền, bộ tộc Viêm Đế bị thất bại, Hoàng Đế trở thành thủ lĩnh thống trị Trung Nguyên.
 
Trong truyền thuyết có kể về thời đại Hoàng Đế có khá nhiều phát minh. Luy Tổ người vợ cả của Hoàng Đế rất giỏi về nghề nuôi tằm, xe tơ, dệt vải. Xương Quyết sáng tạo ra văn tự. Đại Nhiễu sáng tạo ra can chi. Lang Luân chế ra nhạc cụ, cũng như dân chúng biết dùng ngọc làm binh khí, biết dựng cung điện, đóng thuyền, đóng xe, nhuộm trang phục v v. Những truyền thuyết này chứng tỏ sức sản xuất của thời đại Hoàng Đế đã có sự phát triển nhất định.
 
Trong các cuốn sách của hậu thế ghi chép về thế hệ đế vương cổ như "Sơn Hải Kinh", "Đại Đới Lễ Ký" v v cũng đều bắt nguồn từ Hoàng Đế, ngay đến các học giả cổ đại cũng đều phải thừa nhận Hoàng Đế là thủy tổ của dân tộc Hoa Hạ. Do Hoàng Đế và Viêm Đế có quan hệ cận thân, sau lại dung hòa với nhau, nên người Hoa và Hoa Kiều nước ngoài đều tôn sùng hai vua Viêm, Hoàng là thủy tổ của dân tộc Trung Hoa, và tự xưng là "Con cháu Viêm Hoàng."

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 EmptyThu Oct 03, 2013 7:58 pm

Thần công quỷ phủ
 
Ý của câu thành ngữ này là chỉ những kiến trúc hay tượng điêu khắc v v có nghệ thuật cao siêu, như có bàn tay của quỷ thần trợ giúp.
 
Câu thành ngữ này xuất xứ từ "Trang Tử-Đạt Sinh".
Thời Xuân Thu, nước Lỗ có một ông thợ mộc tay nghề cao siêu tên là Khánh, mọi người vẫn thường gọi ông là Tử Khánh. Ông rất khéo tay về làm đồ gỗ, ai nhìn thấy cũng phải khen ngợi. Một hôm, ông dùng gỗ khắc thành một chiếc chuông rất đẹp mắt, nó tinh xảo đến nỗi khiến mọi người đều không tin là do con người làm ra, mà là do bàn tay quỷ thần tạo nên. Ngay đến vua nước Lỗ nhìn thấy cũng không ngớt lời khen ngợi. Nhà vua liền hỏi rằng: "Người dùng pháp thuật gì làm ra vậy?"
 
Tử Khánh cười đáp: "Tôi chỉ là một người tầm thường, chứ đâu có pháp thuật gì".
Nhà vua nghe vậy vẫn không tin, lại hỏi tiếp: "Vậy ngươi đã làm như thế nào?" Tử Khánh đáp: "Khi làm chiếc chuông này, tôi không hề có chút tạp niệm nào, rất tập trung tinh thần, và cũng không mong dùng nó để được ân thưởng và tiền nong, mà chỉ nghĩ làm sao làm tốt nó, thậm trí quên cả bản thân mình. Sau đó, tôi lên rừng tìm loại gỗ thích hợp, bấy giờ trong thâm tâm tôi đã hình thành hình tượng của một chiếc chuông rất cụ thể, sau đó mới tiến hành gia công, lúc này lòng tôi không nghĩ gì khác, mọi tâm huyết đều dồn vào nó. Trải qua dày công điêu khắc, mới hình thành chiếc chuông này."
 
Nhà vua nghe xong, đã hiểu được nguyên nhân làm ra chiếc chuông này.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   - Page 2 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 2 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
» Trung Hoa Phan Hồng Trung Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Bảy Đại Triết Gia Trung Quốc Đời Chu - Tần
» Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc
» Đạo Giáo Giáo Phái

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến