Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 4:10 pm

Sau khi đọc xong “Tam Quốc diễn nghĩa”, với nhiều người, ấn tượng sâu đậm nhất về “chiến thần” Lã Bố có lẽ là một kẻ hữu dũng vô mưu, trở mặt như trở bàn tay, chỉ biết đến lợi ích bản thân, không có nghĩa khí lại quỵ lụy nhan sắc, để đàn bà sai khiến… Nói chung, ngoài sức vóc thuộc loại “vô địch thiên hạ”, Lã Bố chẳng được mấy ai khen ngợi. Tuy nhiên, nếu như tìm đọc chính sử, người ta sẽ thấy rằng Lã Bố không phải là một kẻ thất phu và tiểu nhân đến như vậy…
 
Lã Bố tự là Phụng Tiên, là người đất Cửu Nguyên, quận Ngũ Nguyên. Sách “Tam Quốc Chí” của Trần Thọ giới thiệu về Lã Bố là người “kiêu dũng, giỏi võ nổi tiếng đất Tính Châu (Thái Nguyên, thuộc tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc)”.
Điều này có lẽ chẳng cần phải nói nhiều, bởi lẽ, chẳng phải ngẫu nhiên người ta gọi Lã Bố là “chiến thần”. Tuy nhiên, đoạn mà tác giả “Tam Quốc Chí” viết ngay sau đó mới quan trọng: “Quan thích sử (Tính Châu) Đinh Nguyên phong cho Lã Bố là kỵ đô úy.
 
Khi đóng quân ở Hà Nội đã giao cho Bố chức chủ bạ, coi như một tay chân thân tín”. Đây chính là nội dung đã bị các nhà tiểu thuyết vô tình hoặc cố ý “bỏ quên”, đặc biệt là công việc “chủ bạ” mà Lã Bố được Đinh Nguyên giao phó.
 
Vào thời nhà Hán, chức chủ bạ là chức quan quản các việc lương thảo, công văn thư tín trong quân đội, là một chức quan văn thuần túy, công việc phải xử lý cũng rất vụn vặt. Hơn nữa, khi Lã Bố làm chức chủ bạ, được Đinh Nguyên coi như người thân tín, do vậy có thể thấy rằng, Lã Bố làm công việc của một chủ bạ không đến nỗi tệ.
 
Từ đó, có thể nói rằng, Lã Bố tuyết đối không phải là một kẻ ít học, hữu dũng vô mưu nhưng La Quán Trung đã mô tả trong “Tam Quốc diễn nghĩa”. Ngược lại, với vai trò của một chủ bạ, nếu nói theo cách hiện đại thì Lã Bố cũng là một “phần tử trí thức”, được ăn học đàng hoàng.
 
Sau khi Linh Đế băng hà, Đại tướng quân Hà Tiến cùng với Tư lệ hiệu úy Viên Thiệu bàn tính diệt trừ hoạn quan. Sau khi bàn tính, Hà Tiến cho triệu Đổng Trác mang quân vào kinh. Đinh Nguyên và Lã Bố cũng được lệnh “mang binh mã tới Lạc Dương, cùng với Hà Tiến giết bọn hoạn quan”.
 
Đinh Nguyên được phong làm chức “chấp kim ngô”. Chấp kim ngô là chức vị tương đương với chức tư lệnh cảnh vệ thủ đô hiện nay. Tuy nhiên, kết quả sự việc thất bại, Hà Tiến bị hoạn quan giết chết, Lạc Dương đại loạn.
Lúc đó, Đổng Trác trên đường mang quân về Lạc Dương, nghe tin Hán Thiếu Đế và em là Lưu Hiệp đã trốn ra khỏi cung, đang ở Bắc Mang bèn mang quân tới đón rồi đưa về cung. Từ đó, Đổng Trác bắt đầu lộng quyền.
 
Sử chép, để củng cố quyền lực, Trác buộc phải tiêu diệt những kẻ có thế lực trong triều đình. Một trong số đó chính là Đinh Nguyên. Trác thấy Lã Bố được Đinh Nguyên tin cẩn, bèn mật lệnh cho Lã Bố giết Nguyên. Bố chém đầu Nguyên dâng cho Trác, Trác phong bố làm kỵ đô úy.
 
Trong sử sách chỉ chép đơn giản như vậy, tuy nhiên, tới “Tam Quốc diễn nghĩa” lại nói rằng, Lã Bố là con nuôi của Đinh Nguyên nhưng sau vì tham vàng bạc châu báu và ngựa xích thố nên mới theo Đổng Trác.
 
Kỳ thực, trong sử sách, chưa ai thấy nhắc tới việc Lã Bố là con nuôi của Đinh Nguyên hơn nữa cũng không có chuyện Trác dùng vàng bạc mua chuộc Lã Bố. Lúc bấy giờ Đổng Trác là tiền tướng quân, được phong hầu lại kiêm cả châu mục.
 
Luận về địa vị, Trác ở vị trí cao hơn hẳn so với chức châp kim ngô của Đinh Nguyên. Với địa vị ấy, nếu như Đổng Trác ra lệnh cho Lã Bố giết Đinh Nguyên thì Bố không có cách nào từ chối. Bởi lẽ, Bố không phải là người nhà của Đinh Nguyên mà là một quan lại nhà Hán.
 
Thêm nữa, lúc bấy giờ Đổng Trác vừa có công hộ giá, lại đang nắm sinh mạng của hoàng đế trong tay, một khi Đổng Trác nói rằng, giết Đinh Nguyên là chiếu chỉ của thánh thượng thì việc Lã Bố có muốn hay không không còn quan trọng nữa.
 
Ngoài ra còn một điểm rất quan trọng khác mà nhiều người thường bỏ quên, đó là vào thời kỳ vào kinh, Đổng Trác nổi tiếng là một “hiền thần”, hết lòng vì dân, vì nước.
 
Ngay khi vừa vào cung, Đổng Trác đã giới thiệu rất nhiều danh sĩ nổi tiếng trong thiên hạ giữ những chức vị cao trong triều đình còn bản thân thuộc hạ của mình, Trác đều chỉ phong cho chức vụ rất thấp. Một người biết chuộng hiền tài như vậy, đương nhiên, Lã Bố không khỏi không hy vọng sẽ được Trác trọng dụng mà thăng tiến.
 
Sau này, Vương Doãn và Tôn Thụy bày mưu để Lã Bố giết Đổng Trác là vì mâu thuẫn giữa Trác và Bố, tuy nhiên, mâu thuẫn đó không hề bắt nguồn từ Điêu Thuyền như những gì sách “Tam Quốc diễn nghĩa” đã mô tả.
 
Sử chép, “Trác gặp người khác thường không giữ lễ, sợ có người mưu hại mình, vì thế khi đi đâu đều sai Bố làm hộ vệ. Tuy nhiên, Trác tính nóng nảy lại hẹp hòi, nên không nghĩ trước sau. Có lần vì chuyện nhỏ mà cầm kích lao về phía Bố.
 
Bố nhanh nhẹn tránh được, sau đó tạ lỗi với Trác, Trác cũng cho qua. Từ đó, Bố âm thầm oán hận Trác. Trác thường xuyên sai Bố vào phủ canh giữ, Bố đã tư thông với một tì nữ trong phủ của Trác. Bố luôn sợ bị phát giác nên luôn lo lắng”.
 
Cũng vì Bố âm thầm oán hận Trác, lại thêm luôn trong tâm trạng lo sợ bị Trác phát hiện chuyện tư thông của mình nên Vương Doãn và Tôn Thụy mới lợi dụng Bố để giết Trác.
 
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Lã Bố và Đổng Trác không giống với Bố và Đinh Nguyên trước kia. Sử chép: “Trác rất tin yêu Lã Bố, nhận làm con nuôi”. Vì thế, khi Vương Doãn nói chuyện giết Đổng Trác, Lã Bố đã nói: “Làm thế thì còn gì là cha con!”.
 
Vương Doãn nghe vậy đã nói với Lã Bố rằng: “Ngài vốn họ Lã chứ đâu phải họ Đổng, nào có quan hệ ruột thịt gì. Nay Đổng Trác chỉ lo cho ông ta, sao gọi là cha con được”. Nghe thế, Lã Bố bèn đồng ý. Đoạn mô tả trong sử sách này cho thấy, Lã Bố khi đó vẫn nhớ đến tình cha con giữa mình và Đổng Trác.
 
Tuy nhiên, khi đó, Đổng Trác đã trở thành một kẻ chuyên quyền, hung hãn, tàn bạo, một tên “quốc tặc” làm loạn thiên hạ, các chư hầu ở Quan Đông đều đã khởi binh thảo phạt Đổng Trác.
 
Có thể nói, lúc bấy giờ, việc giết Đổng Trác là việc ai cũng có thể làm. Vì vậy, nếu có gì đáng chê trách Lã Bố thì chính là Bố đã lấy việc công để trả thù riêng của mình.
 
Sự kiện diễn ra sau đó mới thể hiện hết tính cách của Lã Bố.  Sau khi Đổng Trác chết, do Vương Doãn không tha cho thuộc hạ của Đổng Trác, vì thế, thuộc hạ của Trác là Lý Thôi, Phàn Trù, Lý Mông dẫn hơn 10 vạn binh mã vây thành Trường An.
 
Lúc bấy giờ, tại Lạc Dương, dưới sự hoạch định của Vương Doãn, Lã Bố được phong là Phấn uy đại tướng, tước là Ôn hầu, cung tham dự việc chính sự. Tuy nhiên, khi Lý Thôi, Quách  Dĩ mang quân tới bao vây Trường An, Lã  Bố tự mở cửa thành xông ra đơn thân độc mã đánh nhau với Quách Dĩ.
 
Với tư cách là một vị chủ soái, Lã Bố không nhất định phải đơn thương độc mã mở cửa thành ra đánh với Quách Dĩ. Hành động này cho thấy, Bố là kẻ không quan tâm nhiều tới đại cục, chỉ coi việc chém tướng đoạt cờ là quan trọng, giống với một hiệp khách giang hồ hơn là của một đại tướng quân.
 
Khi thành Lạc Dương bị phá, Lã Bố bỏ chạy. Bố yêu cầu Vương Doãn chạy theo mình nhưng Vương Doãn nhất định không đi.
Sau trốn khỏi thành Lạc Dương, đầu tiên Lã Bố tới đầu quân cho Viên Thuật. Tuy nhiên, Viên Thuật cự tuyệt không nhận Lã Bố. Bắt đầu từ đây, Lã Bố trải qua quãng thời gian bất đắc chí và không được may mắn.
 
Rời khỏi chỗ Viên Thuật, Lã Bố đi một mạch dài, qua sông Hoàng Hà tới quận Hà Nội thuộc Tính Châu, theo thái thú Hà Nội là Trương Dương - người vốn từng cùng ông phục vụ dưới trướng Đinh Nguyên.
Tuy nhiên, quân của Lý Thôi, Quách Dĩ đuổi quá gấp, Lã Bố lại phải rời Hà Nội đi về phía Nam, vượt sông tới chỗ Viên Thiệu. Tại đây, Lã Bố giúp Viên Thiệu đánh tướng Khăn Vàng là Trương Yên ở Thường Sơn. Yên có hơn vạn tinh binh, mấy nghìn quân kỵ.
 
Bố có con ngựa hay gọi là Xích Thố vì thế thường xuyên cưỡi ngựa mỗi ngày cùng vài chục thủ hạ xông thẳng vào trại địch ba bốn lần. Quân Trương Yên thua tan tác, bản thân Trương Yên nản lòng, cuối cùng nhận sự chiêu an của triều đình.
 
Lã Bố lập công, có ý coi khinh những thuộc hạ của Viên Thiệu, liên tiếp sai người giục Viên Thiệu thăng chức cho mình. Tuy nhiên, Thiệu có ý nghi kỵ Lã Bố, cứ ậm ờ không chịu phong chức. Thấy Viên Thiệu không đáp ứng, Bố bèn xin về Lạc Dương. Viên Thiệu ngoài mặt đồng ý, phong Lã Bố làm Tư lệ hiệu úy, nhưng sau lưng lại dặn các tướng thừa cơ giết ông.
 
Lã Bố đoán biết Viên Thiệu nghi ngờ mình, nên sắp đặt kế thoát thân. Ban đầu Lã Bố giả cách ngồi trong trướng gảy đàn tranh, nhưng sau đó đưa đàn cho người khác gảy tiếp để lừa thủ hạ của Viên Thiệu, còn mình thì bí mật nhân trời tối lẻn chạy trốn.
 
Một lúc sau thủ hạ của Viên Thiệu đi thám thính nghe tiếng đàn tắt tưởng Lã Bố đã ngủ bèn đi báo cho các tướng của Viên Thiệu. Các tướng ập đến mới biết bị lừa.
 
Viên Thiệu nghe tin báo không giết được Bố bèn sai người đuổi theo, nhưng những người đuổi theo đều không địch nổi Lã Bố, bị đánh phải quay trở về. Cùng đường, Lã Bố lại đành phải tìm đến chỗ Trương Dương. Trương Dương không nhắc lại việc trước đây Lã Bố ra đi không từ biệt, cho Bố quay trở lại.
 
Từ đây có thể thấy, nguyên nhân Lã Bố bỏ Viên Thiệu là do Thiệu đã có ý nghi kỵ Lã Bố từ trước. Hơn nữa, Lã Bố khinh thường những thuộc hạ của Thiệu là không xứng đáng ngang hàng với mình.
 
Kỳ thực, chuyện này không thể trách được Lã Bố, bởi lẽ, lúc bấy giờ, ngay cả chức xa kỵ tướng quân của Viên Thiệu cũng là tự phong chứ không phải là do triều đình sắc phong. Vì thế, những chức quan dưới trướng của Viên Thiệu đều do ông ta tự phong cho cả.
 
Những chức quan này đương nhiên không thể sánh ngang với chức phấn uy tướng quân, tước ôn hầu của Lã  Bố do triều đình phong cho. Vì thế, Lã Bố có nói rằng, những thuộc hạ của Viên Thiệu không thể sánh ngang với mình cũng chẳng có gì sai cả.
 
Thêm vào đó, khi Lã Bố tham gia quân của Viên Thiệu đã lập nhiều công lớn. Chỉ riêng chuyện một mình một ngựa  Xích Thố xông vào trại quân Trương Yên rồi đánh cho chúng tan tác cũng đủ thấy Lã Bố uy dũng thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà sử chép rằng, mọi người “đều sợ Bố”. Một vị tướng do triều đình phong, lại có công lớn đương nhiên có tư cách để cao ngạo một chút.
 
Lại nói chuyện Lã Bố sau khi trở lại với Trương Dương vẫn không được an toàn, bởi lẽ Lý Thôi, Quách Dĩ vẫn không chịu buông tha, còn ban lệnh treo thưởng truy nã Bố. Thuộc hạ của Trương Dương đều bị bọn Lý Thôi, Quách Dĩ mua chuộc, định hợp mưu bắt Lã Bố giao nộp.
 
Sau khi Lã Bố biết chuyện, đã nghĩ ra một nước cờ cực kỳ cao minh. Lã Bố biết Trương Dương là người nghĩa khí vì thế đã nhắm vào điểm yếu này của Trương. Chuyện kể rằng, Trương Dương là người khoan dung, quản thuộc hạ không nghiêm.
 
Ngay cả khi có người mưu phản, bị phát giác nhưng Trương Dương không xử tội mà chỉ khóc. Một hôm, Lã Bố nói với Dương rằng: “Nay Lã Bố này ở trong châu của ông. Ông giết tôi thì quân của ông sẽ yếu đi. Chi bằng bắt tôi giao cho bọn Quách, Dĩ sẽ được bổng lộc”.
 
Trương Dương vốn không có chủ ý này, tuy nhiên, Lã Bố nói không hề sai chút nào. Vì thế, Dương ngoài mặt thì hứa với bọn Quách, Dĩ sẽ bắt Lã Bố nhưng thực tế bên trong vẫn bảo vệ Lã Bố. Nhờ cách này, Lã Bố đã thoát được khỏi lệnh truy nã của triều đình, thoát khỏi thân phận của một tội phạm.
 
Từ đó, có thể thấy, Lã Bố rất biết cách nhìn nhận thế cục cũng như nắm bắt tính cách con người. Do đó, việc Lã Bố được giao cho chức chủ bạ đồng thời được Đinh Nguyên yêu thích cũng không phải là chuyện nói bừa.
 
Chẳng bao lâu sau, Duyễn Châu có nội loạn, lại cho Lã Bố một cơ hội để dựng lại sự nghiệp. Tuy nhiên, cuộc nội loạn này cũng bắt đầu từ Lã Bố. Trong thời gian Lã Bố trốn khỏi chỗ của Viên Thuật về với Trương Dương từng đi qua chỗ của Trương Mạc khi đó làm thái thú Trần Lưu.
 
Khi chia tay, hai người đã nắm tay thề sẽ tương trợ lẫn nhau. Viên Thiệu nghe tin rất giận dữ. Trần Lưu khi đó thuộc quyền cai trị của Tào Tháo, vì thế, Trương Mạc rất sợ Tào Tháo sẽ giúp Viên Thiệu đánh mình.
 
Tới năm Hưng Bình thứ nhất, tức năm 194, Tào Tháo do nghi ngờ châu mục Từ Châu là Đào Khiêm giết cha mình, bèn mang quân đánh Từ Châu. Không giết được Đào Khiêm, Tào Tháo sát hại rất nhiều người dân vô tội ở Từ Châu.
 
Trần Cung và Trương Siêu, em của Trương Mạc cùng nhau khuyên Mạc khởi binh làm phản, chống lại Tào Tháo. Cung khuyên Mạc rằng: “Nay thiên hạ đại loạn, quần hùng nổi lên ở khắp nơi, thiên đế thì ở nơi xa không nên ngu trung.
 
Nay Lã Bố là kẻ tráng sĩ, thiện chiến, nếu như đón được người này về, cùng nhau cai quản Duyễn Châu thì có thể xưng hùng một phương”. Lý do mà Trần Cung khuyên Trương Mạc hợp tác với Lã Bố, chống lại Tào Tháo là vì Bố là người “tráng sĩ, thiện chiến”. Điều này một lần nữa chứng minh, Bố là một kẻ sức vóc, uy dũng hơn hẳn người thường.
 
Sau nhiều lần giao tranh với Tào Tháo, Lã Bố cuối cùng đã không địch lại được nhà quân sự nổi tiếng thời Tam Quốc, đành phải bỏ chạy theo về với Lưu Bị. Một người cả đời phải vào vai một chính nhân quân tử như Lưu Bị đương nhiên không thích thú một kẻ giang hồ, theo chủ nghĩa cá nhân như Lã Bố.
 
Sách “Anh hùng ký” có chép rằng: Lưu Bị gặp Bố, rất vui mừng kính trọng, nói với Bố rằng: “Tôi và tướng quân là người cùng quê. Khi quân Quan đông khởi nghĩa, muốn giết Đổng Trác, tướng quân giết Trác theo về Quan Đông. Quân Quan đông lại lo lắng vì tướng quân, đều muốn giết ngài”.
 
Lã Bố nghe Lưu Bị nói vậy, mời vào trong trướng, ngồi lên giường vợ mình, ra lệnh cho vợ bái Lưu Bị, rồi rót rượu cho Lưu Bị và Lã Bố ăn uống. Trong tiệc rượu Bố gọi Bị là em. Lưu Bị thấy Bố lời nói và hành động không bình thường, bề ngoài thì vẫn vui cười nhưng trong lòng không vui.
 
Thực tế thì lúc bấy giờ, Lã Bố thực sự rất kính trọng Lưu Bị, hơn nữa, Lưu Bị với Bố cùng là người miền Bắc vì thế mới có chuyện mời Lưu Bị vào nhà sau, ngồi lên giường vợ mà lệnh cho vợ ra bái chào.
 
Hơn nữa, vào thời nhà Hán, quan niệm “nam nữ thọ thọ bất thân” vẫn chưa thực sự nặng nề như sau này vì thế, việc Lã Bố mời Lưu Bị vào nhà sau uống rượu cũng có thể là để thể hiện sự thân mật.
 
Vào thời điểm lúc bấy giờ, Lưu Bị 34 tuổi, Lã Bố hơn Lưu Bị 2 tuổi, do vậy Lã Bố gọi Lưu Bị là em cũng không có gì sai. Tuy nhiên, Lưu Bị lại không nghĩ như vậy. Bị cho rằng, Bố là kẻ tới hàng mình, do vậy gọi mình là “em”, lại cho vợ ra ngồi cùng uống rượu là việc không hợp lễ nghĩa vì thế mới nói rằng, “Lã Bố lời nói bất thường” mà không lấy làm vui.
 
Sau này, để chia rẽ Lã Bố và Lưu Bị, Tào Tháo nhân danh Hiến Đế phong chức cho Lưu Bị. Lưu Bị tiếp nhận. Lã Bố thấy Lưu Bị hợp tác với Tào Tháo, sợ hai bên liên kết đối phó với mình nên bắt đầu lo lắng. Về sau, Viên Thuật ở Dương Châu mang quân tấn công Từ Châu.
 
Lưu Bị mang quân ra chống cự ở Hoài Âm. Viên Thuật viết thư cho Lã Bố xúi Bố đánh úp Từ châu thì sẽ tạ ơn bằng 20 vạn hộc lương. Lã Bố nghe theo, nhân lúc hai tướng giữ Hạ Bì (thủ phủ Từ châu) là Trương Phi và Tào Báo bất hòa bèn mang quân đánh úp thành.
 
Tào Báo bị Trương Phi giết, thủ hạ là Hứa Đam và Chương Luống đến gặp Lã Bố, khuyên nhân lúc đêm tối đánh ngay thì ở trong thành sẽ làm nội ứng. Lã Bố bèn tiến quân, Hứa Đam mở cửa thành, Lã Bố chiếm được Hạ Bì.
Lưu Bị mang quân trở về định đánh chiếm lại Hạ Bì nhưng bị Lã Bố đánh bại, phải lui quân về Quảng Lăng. Trong lúc thất thế lại bị Viên Thuật đánh bại một trận nữa, phải chạy ra Hải Tây. Lúc bấy giờ, Lưu Bị rơi vào tình thế khốn quẫn không còn đường nào để đi được nữa.
 
Trong tình thế ấy, Lã Bố vẫn không đuổi tận giết tuyệt Lưu Bị, ngược lại, chấp nhận cho Lưu Bị đầu hàng và cho về giữ Tiểu Bái theo yêu cầu của Lưu Bị. Sau này, Lã Bố tự xưng là châu mục Từ châu vẫn cho mời Lưu Bị xưng là thứ sử Dự Châu.
 
Từ cách ứng xử với Lưu Bị, đủ thấy, Lã Bố vẫn là một kẻ giữ đúng tính cách giang hồ trượng nghĩa của mình, không nhỏ nhen như Viên Thiệu, cũng không cạn nhân tình như Tào Tháo. Nhưng Lã Bố cũng chết cũng vì cái nghĩa khí giang hồ ấy.
 
Tháng 9 năm 198, Tào Tháo đích thân cùng Lưu Bị mang quân tới đánh Từ châu. Khi quân Tào kéo tới Hạ Bì, Lã Bố mang quân kỵ ra nghênh chiến. Tào Tháo bắt sống được viên mãnh tướng của Lã Bố là Thành Quảng, Lã Bố thua Bị mấy trận phải rút vào thành Hạ Bì cố thủ và sai người cầu cứu Viên Thuật và Trương Dương.
 
Tào Tháo bèn gửi thư dụ hàng ông. Lã Bố muốn hàng, nhưng Trần Cung cho rằng không nên, và hiến kế chia quân chống lại. Lã Bố ban đầu nghe theo, nhưng nghe lời vợ can không nên đi lại thay đổi ý định không đi nữa, chỉ sai Hứa Dĩ, Vương Khải đi cầu cứu viện binh của Viên Thuật lần nữa.
 
Quân Tào vây đánh 1 tháng không hạ được Hạ Bì, bắt đầu mệt mỏi. Tào Tháo muốn lui quân nhưng Tuân Úc và Quách Gia khuyên nên đánh gấp. Tào Tháo theo kế, sai quân khơi sông Nghi Thủy và sông Tứ Thủy đổ nước vào thành Hạ Bì.
 
Thành ngập nước, Lã Bố nguy khốn phải lui dần vào trong rồi rút lên cố thủ ở lầu Bạch Môn, thế cùng lực kiệt. Trong khi đó viện binh của Viên Thuật và Trương Dương vẫn không thấy đến.Trong bước đường cùng, Lã Bố đã mang vợ mình đến chỗ Quan Vũ để lấy lòng, hy vọng Quan Vũ nói giúp với Tào Tháo.
 
Quan Vũ mang vợ Lã Bố đến cho Tào Tháo, Tào ưng ý và giữ lại chỗ mình, nhưng vẫn vây đánh thành. Đúng lúc đó Trương Dương ở Hà Nội phát binh cứu Lã Bố. Nhưng Dương bị thủ hạ là Dương Xú giết chết để hàng Tào Tháo.
 
Trong lúc đó, một thủ hạ của Lã Bố là Hầu Thành bị trách phạt nên oán hận, bèn bắt trói Trần Cung và Cao Thuận mang nộp và mở cửa ra hàng Tào Tháo. Tào Tháo cùng Lưu Bị thúc quân vào.
 
Lã Bố trên lầu Bạch Môn bị dồn vào đường cùng, nói với các thủ hạ hãy chặt đầu mình nộp cho Tào Tháo lấy thưởng, nhưng các thủ hạ của ông không nỡ làm.
 
Quân Tào tiến lên lầu bắt trói được Lã Bố. Lã Bố muốn xin Tào Tháo cho mình đầu hàng, lại nhờ Lưu Bị nói giúp. Nhưng Lưu Bị khuyên Tào Tháo nên giết Bố vì Bố là người hay trở mặt, từng giết Đinh Nguyên và Đổng Trác. Tào Tháo nghe theo, bèn sai mang Lã Bố giết chết.
 
Rõ ràng, nếu như lúc trước, Lã Bố nhẫn tâm tận diệt Lưu Bị có lẽ sẽ không bị một lời của Lưu Bị mà mất đi tính mạng. Bi kịch của Lã Bố ấy là bi kịch của một kẻ sinh không hợp thời.

 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố La-bo

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 6:40 pm

Ba ’nguyên tắc vàng’ chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên
Trong xã hội phong kiến, một xã hội trọng nam khinh nữ, đàn ông có thể đường đường chính chính năm thê bảy thiếp. Trong khi đó, giống như một món đồ trong tay những người đàn ông, phụ nữ cùng với người, vài chục người, vài trăm người, thậm chí là vài ngàn người cùng chung một người đàn ông.
 
Thực tế, bản chất của vấn đề nằm ở một chữ “quyền”. Trong một xã hội nam quyền, những quyền lợi của người phụ nữ là do người đàn ông quy định và ban phát. Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, cũng có lúc, đàn ông “ngủ gật” và người phụ nữ nắm giữ quyền lực.
 
Tuy nhiên, ngay cả những lúc ấy, do sự đè nén lâu dài của những quan niệm về lễ giáo truyền thống trong xã hội phong kiến, người phụ nữ cũng không hề dám khoa trương trong việc chiếm đoạt những người đàn ông giống như họ đã từng làm với phụ nữ.
 
Ngược lại, người phụ nữ lại luôn phải giấu giếm và vụng trộm. Chính vì thế, khi người phụ nữ đã cầm quyền thì việc tìm kiếm “nam sủng” hay nói cách khác là những tình nhân bí mật vẫn là phương thức tối ưu nhằm thỏa mãn những nhu cầu của họ.
 
Trong lịch sử, những người phụ nữ có quyền lực bí mật tuyển mộ nam sủng là chuyện không hiếm gặp. Chẳng hạn như hoàng hậu Giả Nam Phong thời Tây Tấn, không những dâm loạn với quan thái y Lệnh Trình Cứ mà còn sai người đi khắp nơi để tìm kiếm những “tiểu lại” (quan nhỏ, phụ việc) “có dung mạo khôi ngô, tuấn tú và tráng kiện”.
 
Thời Bắc Ngụy cũng có Phùng Thái hậu, đầu tiên là sủng ái Dịch, sau đó lại cho phép Vương Duệ thoải mái ra vào phòng ngủ, tiếp đó, Lý Xung cũng được cho gọi vào diện kiến ở sau rèm. Thời Bắc Tề cũng có Hồ Thái hậu, “ngoại tình với cả sư tăng”…
 
So với những người phụ nữ này, Võ Tắc Thiên là người duy nhất lên ngôi hoàng đế, nghĩa là người phụ nữ duy nhất bước lên tới đỉnh cao của quyền lực thời phong kiến. Vì thế, việc chiêu nạp nam sủng của Võ Mị Nương cũng có chút khác biệt so với các bậc tiền nhân.
 
Có thể nói, Võ Tắc Thiên tuyển chọn nam sủng chủ yếu là nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu tình dục. Điều này có liên quan khá mật thiết tới đặc điểm nhu cầu tình dục khá lớn ở những người phụ nữ của gia tộc họ Võ. Khi mẹ ruột của Võ Tắc Thiên – Vinh Quốc Phu nhân (sau này đổi lại làm Thái Nguyên Vương phi) đã 88 tuổi nhưng nhu cầu tình dục vẫn rất lớn.
 
Tới mức, Vinh Quốc Phu nhân đã loạn luân với đứa cháu ngoại của mình là Hạ Lan Mẫn. Điều này được ghi chép rất rõ trong sách “Cựu Đường Thư”: “Mẫn tuổi còn trẻ lại khôi ngô tuấn tú, vì thế được đưa tới hầu hạ Vinh Quốc Phu nhân”.
 
Sách “Tân Đường Thư” cũng có ghi chép tương tự. Ngay cả một người chấp bút nổi tiếng cẩn thận như sử gia Tư Mã Quang cũng viết trong sách “Tư trị thông giám” rằng: “Mẫn khôi ngô tuấn tú vì thế được đưa cho Thái Nguyên Vương phi”.
 
Từ đó, có thể thấy, việc Vinh Quốc Phu nhân loạn luân với cháu bên họ ngoại của mình hoàn toàn không phải là chuyện bịa đặt. Một người phụ nữ khác trong gia tộc họ Võ tiêu biểu cho đặc điểm này chính là Thái Bình Công chúa, con gái ruột của Võ Tắc Thiên.
 
Chẳng phải ngẫu nhiên mà những cuộc tình đình đám của cô công chúa nổi danh triều Đại Đường vẫn còn được lưu lại cho tới ngày nay. Ngoài ra, còn phải kể đến chị gái của Võ Tắc Thiên – Hàn Quốc Phu nhân, cháu gái Ngụy Quốc Phu nhân,…
 
Họ đều là những người phụ nữ không chịu sống trong cảnh chăn đơn gối chiếc, ngược lại, sẵn sàng vượt thoát khỏi mọi rào cản của lễ giáo để thỏa mãn những nhu cầu bản năng của một người phụ nữ. Trong một gia tộc như vậy, Võ Tắc Thiên hoàn toàn không phải là ngoại lệ.
 
Võ Tắc Thiên vào cung năm 14 tuổi. Sử chép: “Đường Thái Tông nghe tiếng Võ Mị Nương xinh đẹp, mới triệu vào cung”. Từ đây, có thể khẳng định, một ông vua xuất thân võ tướng như Đường Thái Tông tuyệt đối sẽ không bỏ qua một mỹ nữ xinh đẹp như Võ Mị Nương.
 
Tuy nhiên, Võ thị từ nhỏ tính cách đã mạnh mẽ khác người, hoàn toàn không có sự dịu dàng của những người phụ nữ bình thường do chẳng bao lâu sau, Võ Mị Nương đã bị Đường Thái Tông gạt sang một bên, phải chịu cảnh cô đơn ghẻ lạnh trong suốt hơn 20 năm.
 
Cũng chính vì thế, trong suốt 20 năm ấy, Võ Tắc Thiên không hề có con, tước vị cũng chỉ là tài nhân. Sau khi Đường Thái Tông chết, Võ Tắc Thiên xuất gia, sau đó cải giá lấy Đường Cao Tông. Đường Cao Tông có 8 người con trai, 4 người con gái.
 
Trong đó, 4 người con trai sau và 2 người con gái sau đều là do Võ Tắc Thiên sinh. Chỉ riêng số lượng con mà Võ Tắc Thiên sinh ra cũng đủ chứng tỏ nhu cầu chăn gối của Võ Thị không hề ít. Những năm cuối đời, Đường Cao Tông mắc rất nhiều bệnh, cơ thể suy nhược.
 
Điều này khiến nhu cầu chăn gối của Võ Tắc Thiên gần như không được đáp ứng. Tuy nhiên, đây cũng là thời kỳ mà Võ Tắc Thiên dồn hết mọi tâm trí và sức lực cho việc đoạt quyền, chính vì thế, ở giai đoạn này, người ta chưa thấy Võ Tắc Thiên bộc lộ sự dâm loạn của mình.
 
Quyền lực là một thứ viagra đối với đàn ông, nhưng với phụ nữ, nó cũng là thứ thuốc kích thích rất mạnh. Một người quyền lực càng lớn, địa vị càng cao thì việc thể hiện dục vọng càng mãnh liệt. Năm Hoằng Đạo thứ nhất, tức năm 683, Đường Cao Tông bạo bệnh qua đời, Võ Tắc Thiên độc bá triều chính.
 
Lúc này, khi cuộc đấu tranh giành quyền lực đã kết thúc, cơ thể được thả lỏng, nhu cầu bản năng vốn trước kia bị khuất lấp bởi những kế hoạch, mưu mô nay lại trở về. Vì thế, có thể nói, việc tuyển chọn nam sủng là điều tất yếu đối với một quả phụ nữ Võ Tắc Thiên.
 
Tiết Hoài Nghĩa, Thẩm Nam Cù, Trương Dịch Chi, Trương Xương Tông,… lần lượt trở thành các sủng nam hầu hạ ngày đêm bên cạnh vị nữ hoàng duy nhất trong lịch sử. Dưới gầm trời này, không có đất nơi nào không thuộc về vua, dân dưới gầm trời này không có ai không phải là thần dân của vua.
 
Tuy nhiên, đàn ông trong thiên hạ Đại Đường lúc bấy giờ nhiều vô số kể và những người hy vọng có một ngày trở thành người tình bí mật của nữ hoàng họ Võ cũng không ít? Vậy, nữ hoàng Võ Tắc Thiên làm thế nào để chọn lựa cho mình một người tình xứng đáng trong vô vàn những ứng cử viên như vậy?
 
Những nam sủng của Võ Tắc Thiên tất thảy đều là những mỹ nam, nghĩa là những người đàn ông khôi ngô, tuấn tú. Từ những mô tả trong sử sách, có thể thấy rất rõ điều này. Tiết Hoài Nghĩa, người tình đầu tiên và cũng là một trong những người tình nổi tiếng bậc nhất của Võ Tắc Thiên được mô tả trong “Cựu Đường Thư” là một người đàn ông tướng mạo bất phàm, cao lớn, uy vũ hơn người.
 
Về Thẩm Nam Cù, sử liệu không ghi chép nhiều về dáng vẻ bề ngoài cũng như tướng mạo. Tuy nhiên, có thể đoán định rằng, họ Thẩm được lựa chọn vào chốn hậu cung để chuyên trị bệnh cho hoàng đế, hoàng hậu và những nhân vật hoàng thân quốc thích khác thì chắc chắn phải là một người đàn ông nho nhã, ôn hòa và đặc biệt là dịu dàng.
 
Về Chương Dịch Chi, sách “Cựu Đường Thư” có chép: “Tuổi ngoài đôi mươi, mặt đẹp, da trắng như con gái”. Về Trương Xương Tông, sách này cũng mô tả là “khuôn mặt đẹp tựa như hoa sen”. Có thể nói, anh em họ Trương là những người đàn ông rất điển trai, theo cách nói của người hiện đại. Ngoài ra, theo như sách Cựu Đường Thư thì:
 
“Thiên hậu (chỉ Võ Tắc Thiên) mệnh lệnh tuyển chọn những thiếu niên trắng trẻo, xinh đẹp để làm người hầu hạ bên cạnh mình”. Từ đây, có thể khẳng định, nguyên tắc số một để chọn mỹ nam của Võ Tắc Thiên chính là trẻ tuổi và có khuôn mặt khôi ngô, tuấn tú.
 
Sủng nam của Võ Tắc Thiên đều là những người đàn ông khỏe mạnh. Sách “Cựu Đường Thư” có chép: Tiết Hoài Nghĩa “có tài đặc biệt, có thể phục vụ bên cạnh (thái hậu) được”. Vì thế, sau khi Võ Tắc Thiên thử qua đã “rất vui”. Tiết Hoài Nghĩa vì thế mà ngày càng được sủng ái.
 
Sau khi Tiết Hoài Nghĩa thất sủng, Thẩm Nam Cù chính là người thay thế. Sách “Đường sử diễn nghĩa” có chép: “Nam Cù có khả năng trong chuyện phòng the, không hề kém Tiết Hoài Nghĩa, Võ Tắc Thiên vì thế mà rất thích”.
 
Mặc dù đây chỉ là một cuốn “diễn nghĩa”, có nhiều chi tiết hư cấu, song theo lý thì việc Nam Cù có khả năng rất tốt trong chuyện phòng the là rất đáng tin.  Tới lượt anh em họ Trương, Võ Tắc Thiên ban đầu rất vừa lòng với khả năng phòng the của Trương Xương Tông. Sau đó, nghe nói “khả năng” của Dịch Chi còn lợi hại hơn cả anh, Võ Tắc Thiên liền cho triệu kiến Xương Tông và ngay lập tức Trương Xương Tông được sủng ái.
 
Ngoài ra, sách “Cựu Đường Thi” cũng có chép: “Quan trưởng sử Hầu Tường Vân cơ thể khỏe mạnh, sức mạnh còn hơn cả Tiết Hoài Nghĩa, nhờ vậy mà được gọi tới phục vụ Võ Tắc Thiên”. Từ những ghi chép nêu trên, có thể khẳng định, Võ Tắc Thiên khi chọn “nam sủng” rất quan tâm tới khả năng chăn gối của các ứng viên.
 
Trẻ tuổi, khôi ngô, tráng kiện là ba nguyên tắc quan trọng số 1 trong việc tuyển chọn mỹ nam của  Võ Tắc Thiên. Trước là vì nhu cầu, sau là để thỏa mãn sở thích. Tuy nhiên, điều đáng nói là, những người đàn ông đáp ứng đủ 3 điều kiện nêu trên liệu có thể trở thành nam sủng của nữ hoàng họ Võ hay không?
 
Câu trả lời không phải là chắc chắn. Chẳng phải nói đâu xa, đơn cử như văn nhân nổi tiếng đời Đường – Tống Chi Vấn đã bị Võ Tắc Thiên hắt hủi mặc dù hội đủ các tố chất cần thiết của một “nam sủng”. Sách “Tân Đường Thư” chép rằng, Tống Chi Vấn là một người tướng mạo khôi ngô, lại có tài hùng biện.
 
Có thể nói là tố chất của họ Tống không tồi, có thể đáp ứng được yêu cầu của nữ hoàng họ Võ. Vì thế khi Võ Tắc Thiên hạ lệnh tuyển chọn những thiếu niên khôi ngô, tuấn tú để làm người hầu hạ bên cạnh mình thì Tống Chi Vấn đã rục rịch muốn có ngày được “tựa mình rồng” nên đã viết một bài thơ để thể hiện sự ngưỡng mộ của mình với nữ hoàng.
 
Tuy nhiên, sau khi Võ Tắc Thiên xem xong bài thơ, lạnh lùng nói: “Ta không phải không biết Chi Vấn có tài, tuy nhiên, người này miệng có vấn đề”. Hóa ra, Tống Chi Vấn bị viêm lợi, miệng nói thường có mùi hôi khó chịu.
 
Vì thế, dù Tống Chi Vấn tuấn tú lại tài hoa, song Võ Tắc Thiên vẫn không chịu chọn họ Tống làm sủng nam của mình. Tống Chi Vấn vì thế mà cả đời cảm thấy hổ thẹn.
 
Thực tế, việc Võ Thiên từ chối Tống Chi Vấn, ngoài nguyên nhân “hôi miệng”, còn có nguyên nhân khác là do họ Tống quá lộ liễu. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ tuy đã là hoàng đế và dù có thích có sủng nam, song dù sao thì Võ thị vẫn là phụ nữ, do vậy vẫn muốn có sự kín đáo nhất định.
 
Tuy nhiên, Tống Chi Vấn lại là văn nhân, thích khoe khoang, cực đoan hóa mọi chuyện. Một người vừa có khiếm khuyết về mặt sinh lý, lại không biết kín miệng như vậy chẳng cần nói tới là Võ Tắc Thiên, một người phụ nữ thông thường dù có thích họ Tống thế nào đi nữa cũng không dám qua lại với ông ta.
 
Thực ra, không chỉ có Tống Chi Vấn, phàm là những người công khai tự tiến cử, bất luận là phụ thân tiến cử con hoặc tự mình tiến cử là “khôi ngô tuấn tú”, “tuổi trẻ tài cao” hay “công phu hơn người”,… đều bị Võ Tắc Thiên nhất loạt từ chối.
 
Ngay cả chiếu chỉ “tuyển chọn những thiếu niên xinh đẹp để đưa vào cung hầu hạ” sau khi bị các đại thần khuyên ngăn cũng đã được Võ Tắc Thiên hủy bỏ. Từ đó, có thể thấy, khi tuyển chọn nam sủng, Võ Tắc Thiên rất chú ý tới ảnh hưởng của nó tới uy tín và quyền lực của mình.
Do ảnh hưởng từ đặc tính di truyền của gia tộc, lại bị kích thích bởi việc quyền lực vô hạn của một nữ hoàng đế, nhu cầu gần gũi đàn ông của Võ Tắc Thiên những năm cuối đời rất lớn. Tuy nhiên, cho tới khi nhắm mắt xuôi tay, Võ Tắc Thiên trước sau cũng chỉ có 4 nam sủng mà thôi.
 
Tiết Hoài Nghĩa là do cô con gái Thiên Kim Công chúa bí mật dâng tặng. Trương Xương Tông là do Thái Bình Công chúa tiến cử, Trương Dịch Chi là do chính Trương Xương Tông giới thiệu còn Thẩm Nam Cù chính là người tình bí mật của Võ Tắc Thiên.
 
Hơn nữa, sau khi 4 người này nhập cung, hoàn toàn không gây ra bất cứ thiệt hại hay ảnh hưởng nào đáng kể đối với triều Đại Chu do Võ Tắc Thiên xây dựng. Ngược lại, nhờ chuyện chăn gối được thỏa mãn, Võ Tắc Thiên càng như trẻ mãi không già, thi triển được hết tài năng trị quốc của mình.
 
Trên thực tế, ngoài việc thỏa mãn những nhu cầu bản năng, việc chiêu nạp các nam sủng của Võ Tắc Thiên còn đáp ứng nhu cầu về mặt chính trị. Võ Tắc Thiên cả đời theo đuổi quyền lực, đặc biệt là giai đoạn trước khi xưng đế và giai đoạn về già.
 
Với một người ôm mộng nắm giữ quyền lực tối thượng như Võ thị, rất cần có những người tâm phúc giúp đỡ mình những công việc bí mật. Trong tình huống đó, những người đầu gối tay ấm với Võ Tắc Thiên không phải nghi ngờ gì chính là những người đáng tin nhất.
 
Chẳng hạn, Võ Tắc Thiên để cho Tiết Hoài Nghĩa giả làm tăng nhân, rồi lệnh cho Tiết viết “Đại Vân Kinh”, tuyên truyền rằng, Võ Tắc Thiên là do Di Đà sinh ra. Đây là bước đi nhằm xây dựng nền móng cho việc xưng đế một cách hợp lý của Võ Tắc Thiên.
 
Sau đó, Võ Tắc Thiên lại phong cho Trương Xương Tông làm Tu sử sứ, làm nhiệm vụ viết cuốn “Tam giáo chu anh”. Theo lệnh của Võ Tắc Thiên, Trương Xương Tông đã tập hợp 26 người, đều là những danh sĩ nổi tiếng đương thời để tổ chức biên soạn cuốn sách.
 
Thực tế, việc biên soạn cuốn sách chỉ là phụ, mục đích thật sự của Võ Tắc Thiên là muốn bồi dưỡng đội ngũ cận thần tương lai của triều Đại Chu…
Có thể nói, nếu như không có sự giúp đỡ của những “nam sủng”, Võ Tắc Thiên chưa chắc đã lên ngôi hoàng đế một cách dễ dàng. Không có nam sủng, Võ Tắc Thiên chắc gì đã giữ được sự trẻ trung, sức sống và tinh lực để làm những công việc vốn xưa nay chỉ dành cho đàn ông: Làm chúa tể thiên hạ.
 
Về điểm này, với tư cách là người hưởng lợi một cách trực tiếp, Võ Tắc Thiên biết rất rõ, do vậy mà càng thêm sủng ái, cưng chiều các nam sủng của mình. Đây cũng chính là lý do mà người ta thấy Võ Tắc Thiên không hề ngần ngại trong việc phong quan thưởng tước cho những tình nhân của mình.
 
Võ Tắc Thiên ban đầu phong cho Tiết Hoài Nghĩa làm Lương Quốc Công, sau đó lại đổi lại là Ngạc Quốc Công, ban tặng cho Tiết đủ thứ vinh hoa phú quý. Nếu như không phải vì Tiết Hoài Nghĩa ghen tuông, dùng lửa đốt cháy Minh Đường thì hẳn Võ Tắc Thiên không nỡ lòng nào xuống tay với y.
 
Về sau, khi anh em Trương Xương Tông và Trương Dịch Chi đắc sủng cũng quyền lực khuynh đảo triều chính một thời. Ngay cả Võ Thừa Tự, Võ Tam Tư là cháu ruột của Võ Tắc Thiên cũng phải tranh nhau cầm cương dắt ngựa cho hai anh em họ Trương. Có thể nói, Võ Tắc Thiên thực sự hết lòng hết nghĩa với những người tình của mình.
 
Tuy nhiên, cũng vì chuyện nam sủng, Võ Tắc Thiên bị người đời dị nghị. Nhiều người vì chuyện nam sủng mà gọi Võ Tắc Thiên là người phụ nữ dâm loạn, lăng loàn, thậm chí có người còn viết hẳn một cuốn sách nhằm bêu xấu Võ Tắc Thiên, xóa bỏ mọi công lao của Võ Tắc Thiên đã làm được.
 
Thực ra, dù nhu cầu về mặt sinh lý của Võ Tắc Thiên rất lớn, song trong suốt cả cuộc đời mình, mặc dù ngôi trên ngai vàng với quyền lực tột đỉnh, Võ thị cũng chỉ có 4 người tình. So với những Đường Thái Tông, Đường Cao Tông, Đường Huyền Tông thì đó chỉ là một số vô cùng nhỏ.
 
Thêm nữa, khi Võ Tắc Thiên chọn nam sủng, Đường Cao Tông đã qua đời. Võ Tắc Thiên lúc bấy giờ là quả phụ, độc thân, việc tìm kiếm một người bạn khác giới là chuyện bình thường, không thể nói như vậy là dâm loạn được.
 
Năm Thần Long thứ nhất, tức năm 705, Trương Dịch Chi phát động chính biến, giết anh em họ Trương, bức Võ Tắc Thiên phải thoái vị, nhà Đường của họ Lý được khôi phục trở lại. Sau hơn nửa thế kỷ đứng trên đỉnh cao của danh vọng và quyền lực, cuối cùng, Võ Tắc Thiên cũng không tránh được kết cục bi kịch.
 
Mất đi quyền lực, lại không có ai bên cạnh chăm sóc, an ủi, một phụ nữ đã ngoài 80 như Võ Tắc Thiên đương nhiên suy sụp rất nhanh. Tháng 11 năm đó, Võ Tắc Thiên bạo bệnh qua đời. Sau khi chết, Võ thị được chôn cùng với Đường Cao Tông trong Càn Lăng.
 
Trước cửa vào Càn Lăng có 2 tấm bia bằng đá, một tấm dành cho Đường Cao Tông và một tấm dành cho Võ Tắc Thiên. Tuy nhiên, tấm bia dành cho Võ Tắc Thiên không hề có chữ.
 
Người ta nói rằng, việc dành cho Võ Tắc Thiên một tấm bia không chữ là sự trừng phạt đối với những gì bà đã làm. Song điều đó cũng có nghĩa là, công hay tội của Võ Tắc Thiên sẽ do thời gian trả lời.

 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Vo-tac-thien11Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Votacthiengif1366948289
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 6:41 pm

Vì sao xác Hoàng đế Ung Chính lại không có đầu
Mặc dù chỉ tại vị mười mấy năm, song một số việc làm của Ung Chính lại có ảnh hưởng tới  toàn bộ tiến trình lịch sử Trung Quốc. Cũng do là người cứng rắn thành ra Ung Chính khi còn sống đã có không ít kẻ thù.
 
Mặc dù vị hoàng đế triều Thanh đã tìm mọi cách để phòng bị, song cuối cùng vẫn chết một cách tức tưởi, không rõ nguyên nhân. Và cũng vì thế, cái xác không đầu mà Ung Chính để lại cho hậu thế cho tới nay vẫn là một câu hỏi.
 
Ung Chính Hoàng đế là một trong số những hoàng đế có thời gian tại vị tương đối ngắn, đồng thời cũng là một trong những hoàng đế để lại nhiều tranh cãi nhất. Khi Ung Chính đăng cơ xưng đế đã để lại cho các sử gia đời sau một câu hỏi lớn.
 
Thế rồi, khi Ung Chính đột ngột qua đời, lại thêm một câu đố không lời giải nữa cho những người đời sau. Ung Chính không chỉ chết đột ngột mà thi thể của ông hoàn toàn không có đầu, điều này biến cái chết của vị Hoàng đế này trở thành một nghi án không thể phá giải.
 
Các sử gia đời sau chỉ còn cách dựa vào suy luận để phán đoán về nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của ông.
Cũng vì chỉ có thể dựa vào suy luận và những sử liệu rất ít ỏi còn lưu lại, trước nay đã có rất nhiều giả thuyết khác nhau được đưa ra liên quan tới cái chết của Ung Chính. Giả thuyết đầu tiên, cũng là giả thuyết lưu truyền rộng nhất từ trước tới nay nói rằng, Ung Chính bị kẻ thù là Lã Tứ Nương giết hại.
 
Mọi người đều biết rằng, trong thời gian Ung Chính tại vị, các vụ án liên quan đến văn chương rất nhiều. Rất nhiều văn nhân do trong tác phẩm viết nhầm một hai chữ liên quan tới nhà Thanh đều phải chịu những hình phạt rất thảm khốc.
 
Ông nội của Lã Tứ Nương là Lã Lưu Lương là một trong những văn nhân phải chịu tai họa này. Trong vụ án văn tự của nhà họ Lã ấy, ngoại trừ cô cháu gái mới 14 tuổi Lã Tứ Nương do ra ngoài chơi khi quan phủ ập vào nhà họ Lã thoát được, còn lại, toàn bộ gia tộc họ Lã đều bị giết sạch.
 
Sau đó, Lã Tứ Nương vì muốn báo thù cho gia đình mình, lang thang khắp nơi tìm thầy học võ. Trải qua mười mấy năm gian nan khổ luyện, cuối cùng, Lã Tứ Nương cũng trở thành một cao thủ võ nghệ cao cường.
 
Sau khi học thành tài, Lã Tứ Nương vào kinh thành rồi kết hôn với một người đàn ông họ Lý để làm chốn ẩn náu của mình ở kinh đô. Hai người kết hôn không lâu, Lã Tứ Nương mặc quần áo ngắn ra ngoài, rồi mãi tới tối khuya mới về nhà.
 
Họ Lý thấy trong tay vợ mình là một cái đầu người còn đang chảy máu tươi ròng ròng xuống mặt đất mới vặn hỏi vợ thì được biết cái đầu Lã thị đang cầm trên tay chính là đầu của “đương kim thánh thượng”.
 
Họ Lý vì thế rất lấy làm kính phục vợ mình, bèn cùng vợ nửa đêm chạy khỏi kinh thành bỏ trốn. Sáng ngày hôm sau, từ trong tử cấm thành truyền ra thông tin Ung Chính Hoàng đế đột ngột qua đời. Tuy nhiên, khi quan lại ra lệnh giới nghiêm toàn bộ kinh thành để truy lùng nghi phạm thì Lã Tứ Nương và chồng đã cao chạy xa bay từ lâu.
 
Giả thuyết thứ hai cũng tương tự như giả thuyết đầu, nghĩa là Ung Chính Hoàng đế cũng bị thích khách giết hại và kẻ ra tay ám sát Ung Chính chính là Lã Tứ Nương. Tuy nhiên, phương pháp mà Lã thị sử dụng để giết chết Ung Chính lại được mô tả khác.
 
Người ta kể rằng, sau khi Lã Tứ Nương tới kinh thành, nhờ các mối quan hệ khác nhau đã mua chuộc được một thái giám trong nội phủ để đưa mình vào cung làm một cung nữ. Nhờ vào dung nhan xinh đẹp cũng như tài trí của mình, Lã Tứ Nương nhanh chóng có được sự sủng ái của Ung Chính.
 
Cuối cùng, vào một đêm hầu Ung Chính ngủ, nhân lúc Ung Chính không phòng bị, Lã Tứ Nương đã dùng một con dao ngắn vô cùng sắc bén đã chuẩn bị từ trước cắt đầu của hoàng đế nhà Thanh. Sau khi ám sát Ung Chính, Lã Tứ Nương đã trốn khỏi tử cấm thành rồi biến mất không để lại chút dấu vết.
 
So với hai giả thuyết đầu thì giả thuyết thứ 3 mang nhiều màu sắc truyền kỳ hơn và vì thế, lâu nay vẫn bị người ta cho rằng không đáng tin. Giả thuyết này cho rằng, sau khi gia đình bị giết, Lã Tứ Nương tìm vào trong núi, ẩn danh rồi bái sư học đạo.
 
Sau 10 năm gian nan khổ luyện, cuối cùng Lã thị cũng học được những ngón võ công tuyệt thế. Sau khi học thành tài, được sư phụ cho xuống núi, Lã Tứ Nương trở thành một nữ hiệp hành hiệp trở nghiệp uy chấn cả Nam lẫn Bắc.
 
Lợi dụng vào võ công tuyệt đỉnh của mình, Lã Tứ Nương đã trốn vào trong hậu cung của hoàng đế, giết chết sau đó cắt đầu của Ung Chính rồi lại trốn ra ngoài.
 
Không khó để nhận thấy rằng, những giả thuyết nêu trên giống như một câu chuyện thường được kể trong các tiểu thuyết kiếm hiệp. Do vậy, độ tin cậy của những giả thuyết này chắc chắn cần phải tiếp tục khảo chứng.
 
Tuy nhiên, dù là giả thuyết đầu tiên hay giả thuyết thứ 3 đều dựa trên cùng một đặc điểm: Đó chính là khả năng võ thuật cao siêu của Lã Tứ Nương. Vì thế, dù hình thức có khác nhau, song thực chất chỉ là một.
 
Tuy nhiên, theo thông lệ của triều đình nhà Thanh thì hoàng cung là nơi được canh gác rất nghiêm ngặt, còn khi hoàng đế ra ngoài, các vệ sĩ tiền hô hậu ủng, cảnh giới rất chặt chẽ. Hơn nữa, là người từ bên ngoài đột nhập vào cung, Lã Tứ Nương không thể biết rõ tình huống của Ung Chính bên trong hậu cung ra sao.
 
Theo đó mà suy thì dù Lã Tứ Nương có võ nghệ cao cường tới đâu cũng không thể nào ám sát đồng thời chặt đầu của Ung Chính một cách dễ dàng như vậy được.
 
Về quan điểm thứ 2, có vẻ hợp với logic hơn. Tuy nhiên, nếu suy xét thật kỹ thì vẫn có thể thấy chỗ bất hợp lý. Bởi lẽ, theo quy định của hậu cung triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ thì những phi tần trước khi được đưa tới hầu ngủ hoàng đế đều được kiểm tra cẩn thận. Vì thế, việc Lã Tứ Nương nhân cơ hội hầu ngủ Ung Chính để ám sát ông ta là rất khó.
 
Nếu cả ba giả thuyết nêu trên đều không đáng tin, vậy rốt cuộc Ung Chính chết là vì nguyên nhân gì? Sử liệu ghi chép về cái chết của Ung Chính rất ít. Chỉ có sách “Đông Hoa Lục” cuốn thứ 23 có một đoạn ngắn chép:
“Ngày 23 tháng 8 năm Ung Chính thứ 13, Ung Chính Hoàng đế tại vườn Viên Minh mắc bạo bệnh rồi qua đời”. Nguyên nhân cụ thể là mắc bệnh gì thì sách này không thấy ghi rõ.
 
Việc này không có gì là khó hiểu, bởi lẽ, sau khi Ung Chính chết, triều đình Mãn Thanh tìm mọi cách bưng bít nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của Ung Chính. Ngoại trừ một số ít đại thần, những người bên ngoài rất khó có thể biết được nội tình bên trong.
 
Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến các sử gia rất ít thậm chí không hề ghi chép những thông tin liên quan tới cái chết của Ung Chính. Kể từ khi Ung Chính qua đời và để lại một cái xác không có đầu tới nay, từ các sử gia cho tới những người dân bình thường vẫn không ngừng suy đoán.
 
Tới nay, đã 300 năm trôi qua, những câu chuyện được thêu dệt thêm liên quan tới cái chết bí hiểm của Hoàng đế Ung Chính vẫn còn nhưng nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của vị hoàng đế này thì vẫn là một câu đố chưa có lời giải.
 
Có lẽ để trả lời được nghi án ngàn năm này, người ta phải khai quật Thái Lăng (lăng mộ của Ung Chính). Trong thời đại kỹ thuật tiên tiến ngày nay, rất có thể câu hỏi nguyên nhân thực sự dẫn tới cái chết của Ung Chính sẽ có được câu trả lời thích đáng.

 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Ung-chinh

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 6:50 pm

Sơn Âm công chúa: Đệ nhất dâm loạn Trung Quốc?
 
Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc là con gái của Nam Tống Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn và Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên. Nói đến Lưu Sở Ngọc là nhắc đến một dung mạo tuyệt trần, khó mỹ nữ nào sánh bằng, nhưng trên hết, nàng ta còn được lịch sử “ghi nhận” bởi sự hiếu dâm có một không hai của mình.
 
Loạn luân với em trai
Năm thứ 8 Đại Minh, tức năm 464, em trai của Sơn Âm công chúa là Lưu Tử Nghiệp đã chính thức được kế vị ngôi vua. Khi ấy Lưu Tử Nghiệp vừa tròn 16 tuổi, còn Sơn Âm công chúa đã đi lấy chồng từ lâu. Vừa lên ngôi, ông vua trẻ này đã nhanh chóng khiến cho cả triều đình và đất nước kinh khiếp vì bản chất dâm loạn và tàn bạo của mình. Mối tình với Sơn Âm công chúa chính là minh chứng hùng hồn nhất cho sự dâm loạn bất chấp đạo lý của Lưu Tử Nghiệp.
 
Sơn Âm công chúa và Lưu Tử Nghiệp đều là những người thích hưởng lạc, ham mê nhục dục đến mức coi thường cả lễ giáo. Chính Sơn Âm công chúa đã vào cung chủ động ăn nằm với em trai, và hai chị em suốt ngày quay cuồng trong niềm vui thân xác, mặc kệ mọi dèm pha của thị phi. Khi chồng của Sơn Âm công chúa biết chuyện đã vô cùng tức giận, tìm cách trừng trị người vợ lăng loàn và tên hoàng đế cậy quyền thế làm nhiều chuyện hèn hạ, nhưng rồi vị phò mã này đã bị Sơn Âm công chúa và Lưu Tử Nghiệp bày mưu giết hại thảm khốc.
 
Đòi tuyển 30 mỹ nam để thỏa mãn dục vọng
Sau một thời gian mặn nồng tình ái với Lưu Tử Nghiệp, Sơn Âm công chúa càng ngày càng trở nên hiếu dâm hơn nữa. Nàng ta tỏ ra đố kỵ với việc Lưu Tử Nghiệp luôn có hàng trăm mỹ nữ dập dìu bên cạnh, chỉ cần trỏ tay là có người đẹp phục vụ khoái lạc, và than vãn rằng như vậy là vô cùng bất công cho thân phận công chúa như mình. Chiều lòng người tình, Lưu Tử Nghiệp đã cho tuyển 30 mỹ nam trẻ trung, anh tú, sức khỏe cường tráng vào phủ công chúa để thỏa mãn nhục dục của nàng ta. Từ đó, nàng công chúa dâm loạn này suốt ngày hành lạc mua vui thỏa thích.
 
Lập mưu chiếm đoạt chú dượng
Khi đã chìm đắm, hả hê khoái lạc thân xác với 30 mỹ nam cường tráng, sôi nổi đang còn bừng bừng thanh xuân, Sơn Âm công chúa bỗng dưng thèm khát những cuộc ân ái đằm thắm với những người đàn ông già dặn kinh nghiệm, có nhiều từng trải trong chuyện chăn gối.
 
Dĩ nhiên, trước hết đó phải là một người đàn ông đẹp! Đại mỹ nam lọt vào mắt xanh của Sơn Âm công chúa là Trử Uyên, một người đàn ông vừa đẹp mã, vừa phong độ, lại đường hoàng chững chạc hơn người. Trử Uyên lúc ấy đang rất hạnh phúc cùng vợ là Nam Quận công chúa. Xét theo vai vế, Trử Uyên chính là chú dượng của Sơn Âm công chúa, vì Nam Quận công chúa là cô ruột của nàng ta. Trả lời cho tiếng gọi dâm dục đang sôi sục bên trong mình, Sơn Âm công chúa đề nghị Lưu Tử Nghiệp tạo cơ hội cho nàng ta được vui vẻ cùng chú dượng Trử Uyên vài ngày.
 
Biết Trử Uyên là người chính trực nên Lưu Tử Nghiệp dù rất chiều chuộng Sơn Âm công chúa cũng không dám ngang nhiên ép buộc ông, chỉ truyền cho Trữ Uyên đến phủ công chúa, rồi mặc chị gái tự bày kế sắp đặt sao cho được thỏa nguyện. Trử Uyên đến, Sơn Âm công chúa vô cùng sung sướng, cả ngày chải chuốt nhan sắc, là lượt xiêm y, dùng đủ mọi chiêu thức để dụ dỗ, quyến rũ, ve vãn ông. Thế nhưng, cả chục ngày trôi qua Trử Uyên vẫn trơ trơ như đá, không hề xiêu lòng chút nào trước nhan sắc tuyệt thế giai nhân của Sơn Âm công chúa. Nàng ta giận điên lên, đã trách mắng, chửi rủa người chú dượng đầy cuốn hút ấy bằng những lời lẽ vô cùng thậm tệ.
 
Sau khi Trữ Uyên thẳng thắn bày tỏ quan điểm thà tự sát chứ không loạn hành với cô cháu vợ, Sơn Âm công chúa đành uất hận và tiếc nuối để cho Trữ Uyên ra về. Vậy là âm mưu chiếm đoạt chú dượng bất thành.
 
Lịch sử Trung Quốc không thiếu những người đàn bà đẹp bị mang án loạn luân. Tuy nhiên, dâm loạn đến mức xem thường luân lý, lễ nghi một cách trắng trợn, ngang nhiên và trơ trẽn như Sơn Âm công chúa thì quả là hiếm có. Do vậy, nàng ta thật xứng đáng khi được xem là cô công chúa dâm loạn bậc nhất của Trung Quốc.

 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Son-am-cong-chua
Sơn Âm công chúa và Lưu Tử Nghiệp đều là những người thích hưởng lạc, ham mê nhục dục đến mức coi thường cả lễ giáo. (Ảnh minh họa)

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 7:13 pm

Sự thực về công chúa hiếu dâm nhất Trung Quốc
 Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Cong-chua2
Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc là con gái của Nam Tống Hiếu Vũ đế Lưu Tuấn. Mẹ nàng là Văn Mục hoàng hậu Vương Hiến Nguyên – người đã hạ sinh cho Hiếu Vũ đế hai trai, bốn gái, gồm: Phế đế Lưu Tử Nghiệp, Dự Chương vương Lưu Tử Thượng, Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc, Lâm Hoài Khang Ai công chúa Lưu Sở Bội, Hoàng nữ Lưu Sở Tú và Khang Lạc công chúa Lưu Tu Minh. Những người con của Văn Mục hoàng hậu đều sở hữu dung mạo anh tú hoặc xinh đẹp mỹ miều. Trong số bốn nàng công chúa cùng mẹ sinh ra, Lưu Sở Ngọc tức Sơn Âm công chúa chính là người nổi trội hơn cả. Tuy nhiên, thói lẳng lơ của nàng lại thuộc hàng “Tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả” (ý chỉ người trước, kẻ sau không ai bằng).
 
Năm thứ 8 Đại Minh, tức tháng 5/464, em trai của Sơn Âm công chúa là Lưu Tử Nghiệp chính thức kế vị ngôi vương khi tròn 16 tuổi với tên gọi chính thức theo sử sách là Tiền Phế đế. Ngay từ khi lên ngôi, vị đế vương này đã lừng lẫy thiên hạ bởi hai đặc tính: loạn luân và tàn bạo. Lưu Tử Nghiệp không những tổ chức những đợt tuyển chọn mỹ nữ rầm rộ trong thiên hạ, mà thậm chí còn ngang nhiên thông dâm với cô ruột lẫn chị ruột của mình, tức Tân Thái công chúa và Sơn Âm công chúa.
 
Xét theo huyết thống, Tân Thái công chúa là cô ruột của Lưu Tử Nghiệp, đã kết hôn cùng tướng quân Hà Mại. Để chiếm đoạt cô mình, Lưu Tử Nghiệp mời công chúa vào cung rồi giữ rịt bên mình, ngày đêm hưởng lạc. Tới khi đức phu quân của Tân Thái công chúa là tướng Hà Mại vào cung tính chuyện phải trái để đòi vợ, vị vua bạo tàn đã vội bức tử một cung nữ, cho vào quan tài mang trả cho dượng, rồi loan tin Tân Thái công chúa đã yên giấc ngàn thu vì cảm mạo. Nổi giận đùng đùng, Hà Mại bèn lập mưu tạo phản, nhưng bất thành, cả nhà bị giết dưới tay Lưu Tử Nghiệp. Từ đó, Tân Thái công chúa đổi tên thành Tạ thị, lưu lại chốn thâm cung. Thậm chí, tên vua loạn luân còn ngang ngược phong nàng làm hoàng hậu. Đáp lại, Tân Thái một mực khước từ. Lưu Tử Nghiệp lại cải phong cho nàng là Lộ thị.
 

Trái ngược với thái độ lạnh nhạt của Tân Thái công chúa, người chị ruột – tức Sơn Âm công chúa Lưu Sở Ngọc - lại tỏ rõ thái độ “chí đồng đạo hợp” với em trai mình. Theo ghi chép của sử sách, vốn bản tính ham mê dục vọng, coi khinh luân thường đạo lý, nàng ta thường chủ động vào cung, cùng ăn cùng ngủ với Lưu Tử Nghiệp. Vẻ quấn quýt như đôi sam của chị em họ chẳng khác nào cặp phu thê đang mặn nồng tình ái. Trong vòng tay của chị gái, Lưu Tử Nghiệp càng trở nên u mê, nghe theo mọi lời xúi bẩy của chị mà làm càn.
Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Ds206congchua1injpg1340553487
Ảnh minh họa.
Để được thỏa thuê tận hưởng những tháng ngày chung đụng chăn gối, Sơn Âm công chúa bèn lập mưu tính kế cùng Lưu Tử Nghiệp ra tay sát hại chồng mình. Thậm chí, nàng ta viện cớ em trai “năm thê, bảy thiếp”, cung tần mỹ nữ đầy cứng chật cung, cũng ngang ngược đòi hỏi có nhiều mỹ nam để thỏa mãn dục vọng. Sử sách chép rằng, vào một ngày, Sơn Âm công chúa trông thấy mỹ nữ hàng đàn dập dìu trong cung, bèn nảy sinh lòng đố kỵ mà than vãn với Lưu Tử Nghiệp: “Ta và hoàng thượng, dù nam nữ phân biệt, nhưng đều là cốt nhục của Tiên hoàng, nên đều như nhau. Nhưng ngài thì tam cung lục viện, giai lệ cả chục ngàn người, còn ta chẳng qua chỉ là sống kiếp phục tùng một vị phò mã. Sao sự đời lại bất công tới vậy!”
 
Lưu Tử Nghiệp dù không màng chính sự, nhưng lại đặc biệt có đầu óc tinh nhanh trong chuyện này, bèn truyền lệnh tuyển chọn 30 mỹ nam mặt mày anh tú. Tất thảy bọn họ đều được tiến vào phủ công chúa, trở thành vật sở hữu riêng của người đàn bà háo sắc vô độ - Lưu Sở Ngọc. Khi đã ngập ngụa trong dục vọng với những mỹ nam còn bừng bừng thanh xuân, Sơn Âm công chúa lại nổi lòng tham, bắt đầu tìm kiếm những chàng trai đã tới độ chín về tuổi tác lẫn dục vọng.
 
Triều đình Nam Tống thời bấy giờ có hai đại mỹ nam nổi danh khắp chốn. Vị đầu tiên chính là Hà Tập – đức lang quân của Sơn Âm công chúa. Vị còn lại là Trử Uyên, đã yên bề gia thất cùng Nam Quận công chúa. Trử Uyên tự Ngạn Hồi. Xét theo vai vế dòng tộc, bởi Nam Quận công chúa là cô ruột của Lưu Sở Ngọc, nên đại mỹ nam này chính là chú dượng của nàng ta. Trử Uyên vốn phong độ ngời ngời, tuấn mỹ phi phàm, đường hoàng bệ vệ, phóng khoáng độ lượng, lại chín chắn hơn người. Vốn tính dâm dục, Sơn Âm công chúa lại lần nữa bất chấp luân thường đạo lý, lập mưu tính kế chiếm giữ trái tim chú dượng. 
 
Nàng yêu cầu hoàng đế để mình và Trử Uyên được vui vẻ bên nhau vài ngày. Hiểu rõ Trử Uyên là người đường hoàng, Lưu Tử Nghiệp không dám ngang nhiên ép buộc, mà chỉ hạ lệnh triệu Trử Uyên vào phủ công chúa, còn hậu sự ra sao, đều do một tay chị mình lo liệu. Sơn Âm công chúa như được hồi sinh, ngày ngày chải chuốt là lượt, cốt để ve vãn Trử Uyên. Nhưng hơn chục ngày trời, đại mỹ nam vẫn trơ trơ như đá, không hề xiêu lòng trước nhan sắc khuynh quốc khuynh thành của cô cháu vợ.
 
Trong lòng hoang mang lo lắng, Sơn Âm lại tìm trăm phương ngàn kế dụ dỗ, thu phục lòng chàng, nhưng rốt cuộc vẫn chẳng được gì, bèn buông lời thô tục trách mắng. Trử Uyên thẳng thắn đối đáp: “Nàng đường đường mang phận công chúa, xét theo phép nước, ta không thể loạn hành, nhưng nàng năm lần bảy lượt ép bức, ta chỉ còn nước tự sát cho xong”. Sự việc đã tới nước này, Sơn Âm công chúa đành phải rút lui, ngậm ngùi đồng ý cho Trử Uyên rời khỏi phủ mình…

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 7:29 pm

Chuyện "giường chiếu" ít biết của hoạn quan xưa
Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Hoan-quan
Những mối quan hệ tính dục hỗn loạn trong chốn hậu cung xưa có liên quan rất lớn tới các hoạn quan.
Từ xưa, chuyện hoạn quan dâm loạn chốn hậu cung không phải là hiếm. Từ chuyện Lao Ái dâm loạn với Thái hậu Triệu Cơ cho tới chuyện tình An Đức Hải với Từ Hy Thái hậu đều là những câu chuyện tình lừng danh chốn hậu cung của thái giám.Tuy nhiên, số hoạn quan có được may mắn như Lao Ái và An Đức Hải chỉ là thiểu số. Còn hàng ngàn vạn hoạn quan khác, họ làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu sinh lý của mình?

 

Những người hầu là nam giới, một khi được đưa vào cung cấm bao giờ cũng phải trải qua quá trình cắt bỏ tinh hoàn nhằm đảm bảo họ không còn năng lực của đàn ông để có thể thể gây ra những chuyện phiền toái trong chốn hậu cung hàng ngàn mỹ nữ.

 

Những người này được người ta gọi là hoạn quan. Vì vậy, lâu nay khi nhắc tới hoạn quan người ta thường nghĩ tới những người khiếm khuyết bộ phận sinh dục, ẻo lả và không có khả năng phòng the. Tuy nhiên, những bí sử lại cho thấy, dù không còn năng lực tính dục, song hoạn quan vẫn có những nhu cầu nhất định trong chuyện nam nữ.Về mặt sinh lý, mặc dù khiếm khuyết bộ phận sinh dục nhưng tuyến sinh dục ở họ vẫn còn và vẫn tiết ra hóc-môn sinh dục.

 

Đây có lẽ là nguyên nhân khiến họ vẫn có nhu cầu tính dục. Từ góc độ tâm lý, trong hậu cung, do thân phận đặc thù của các hoạn quan, những chuyện ái ân, ân ái giữa Hoàng đế và các hậu phi dường như không cần phải né tránh họ.

 

Điều này dễ tạo nên các kích thích về mặt tâm lý, tạo ra các dục vọng thể xác đối với các hoạn quan.

Từ góc độ nào đó, tâm lý này ở các hoạn quan còn mạnh mẽ hơn hẳn người thường do chỗ họ không được thỏa mãn các nhu cầu sinh lý. Đây là tâm lý mà người ta gọi là “người điếc thì thích nghe còn người mù thì thích nhìn thấy ánh sáng”.

 

Sử sách từ trước tới nay ghi chép về cuộc sống của các hoạn quan không nhiều.

Tuy nhiên, có một điều chắc chắn rằng, những mối quan hệ tính dục hỗn loạn trong chốn hậu cung xưa có liên quan rất lớn tới các hoạn quan.

Điều này thể hiện ở hai phương diện: Một mặt, là mối quan hệ đồng tính luyến ái giữa Hoàng đế, các ông chủ hậu cung với các hoạn quan. Trước nay, những câu chuyện tình đồng tính giữa Hoàng đế và các hoạn quan không phải hiếm.

Từ vua Vệ Linh Công thời Xuân Thu cho tới ông vua Càn Long nổi tiếng thời nhà Thanh đều có những người tình nổi tiếng xuất thân từ hoạn quan.

Mặt khác, đó là mối quan hệ “vượt rào” giữa hoạn quan và các hậu phi trong hậu cung, những người luôn thiếu thốn sự đáp ứng các nhu cầu sinh lý.

Tuy nhiên, điều đáng nói là dù là trong mối quan hệ với Hoàng đế hay các hậu phi thì những người hoạn quan có được may mắn này không hề nhiều.

 

Vậy hàng ngàn vạn hoạn quan khác làm cách nào để thỏa mãn nhu cầu tính dục của mình?

Lần giở lại các tài liệu chính sử, có thể khẳng định, đối tượng mà hoạn quan tìm đến để thỏa mãn nhu cầu có ba loại chủ yếu: Một là các ca nữ, hai là cung nữ và ba là vợ của những người yếu thế hoặc bị họ khống chế.

Dù người ta vẫn cho đây là những mối quan hệ bất bình thường song trên thực tế nó lại tồn tại thật. Những câu chuyện về mối quan hệ tính dục giữa các hoạn quan trong hậu cung và ba loại đối tượng này hoàn toàn không hiếm trong sử sách.

Sử liệu được tìm thấy nhiều nhất chính là những cuốn sách ghi chép về mối quan hệ đặc biệt giữa hoạn quan và các kỹ nữ.

 

Trong phần “Hoạn quan truyện” của sách “Tống sử” (Sử nhà Tống) có chép chuyện một hoạn quan tên là Lâm Ức sau khi cáo lão về quê đã quyết định nuôi một kỹ nữ tên là Doanh Lợi để “bầu bạn” những năm cuối đời.

 

Một truyện khác lại chép, một hoạn quan tên là Trần Nguyên do phạm tội trong hậu cung bị biếm chức. Tuy nhiên, sau đó Trần Nguyên vẫn chứng nào tật nấy, mang cả kỹ nữ vào nơi làm việc để dâm loạn. Nhiều người sau đó đã nghi ngờ rằng, Trần Nguyên có thể trăng hoa với gái lầu xanh thì không thể là một hoạn quan hoàn toàn được.

 

Thời nhà Minh, sử sách cũng ghi lại rất nhiều trường hợp hoạn quan là “bạn thân” với các kỹ nữ. Thậm chí có nhiều hoạn quan còn công khai lấy kỹ nữ về làm vợ.

Trong lịch sử phong kiến Trung Quốc, thời kỳ nhà Minh là thời kỳ hoạn quan có quyền lực nhất, do vậy cũng có thu nhập cao nhất. Do vậy, rất nhiều kỹ nữ ở kinh thành thời bấy giờ sẵn sàng “cam tâm tình nguyện” qua lại với các hoạn quan.
Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Hoanquanjpg1356597617
Tuy nhiên, do hoạn quan thời bấy giờ thế lực rất lớn, thành ra rất nhiều hoạn quan ỷ thế ức hiếp dân thường, tới lầu xanh vui chơi rồi không trả tiền mà quay về cung.

 

Thế nên, trong lịch sử mới ghi lại câu chuyện thú vị về việc kỹ nữ xông vào tận cung cấm đòi tiền “tình phí” của hoạn quan.

Chuyện kể rằng vào những năm dưới thời vua Vạn Lịch nhà Minh, trong cung người ta tra ra một người phụ nữ giả nam vào cung làm thái giám. Sau khi tra hỏi, người phụ nữ này mới khai ra sự thật. Hóa ra, cô ta vốn là một kỹ nữ trong kinh thành, qua lại với một hoạn quan trong cung đã lâu.

 

Tuy nhiên, gần đây viên hoạn quan này không trả tiền vui vẻ cho cô ta nữa, rồi trốn luôn trong cung không chịu ló mặt ra ngoài nữa. Không còn cách nào khác, cô kỹ nữ bèn giả làm nam giới vào cung để đòi “tình phí”.

 

Cung nữ, những người luôn phải chịu cảnh chăn đơn gối chiếc trong cung cấm cũng trở thành một đối tượng tìm tới của các hoạn quan.




Trong vở kịch “Điện trường sinh” thời nhà Nguyên có miêu tả lại cảnh các cung nữ và thái giám cùng nhau xem trộm cảnh Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi cùng tắm chung.

Theo miêu tả của vở kịch này thì khi hai cung nữ đang nhìn trộm Đường Huyền Tông và Dương Quý Phi tắm thì bị một thái giám bước tới từ phía sau trêu chọc: “Hai chị xem thật là vui vẻ nhỉ, hãy để cho tôi xem cùng với nào”.

Hai cung nữ bị bắt quả tang, giật mình quay lại nói: “Chúng tôi hầu nương nương tắm thì có gì mà vui vẻ?”

 

Viên thái giám cười nói: “Chỉ sợ các chị không phải hầu nương nương tắm mà là đứng đây để nhìn trộm hoàng thượng thôi!” Màn kịch này cho thấy, trong chốn cấm cung, khi hàng ngàn vạn người phụ nữ chỉ trông chờ “ơn mưa móc” của một mình Hoàng đế, thì khát vọng được thỏa mãn nhu cầu sinh lý ở họ là rất lớn.

 

Do vậy, việc các cung nữ tuổi mới mười sáu đôi mươi, đang độ tuổi tràn đầy sức sống lại phải sống trong cung cấm, cả ngày phục dịch, không được gặp cha mẹ, cũng chẳng được tâm sự cùng người trong mộng tìm tới các thái giám để thỏa mãn nhu cầu ái ân cũng là chuyện hợp tình hợp lý.

 

Mặc dù mối quan hệ giữa hoạn quan với kỹ nữ hay các cung nữ dù có chút dị thường, xong vẫn được nhiều người đồng tình. Bởi lẽ, xét đến cùng, hoạn quan, cung nữ hay kỹ nữ đều là những người có hoàn cảnh bi đát nhất trong xã hội phong kiến.

 

Một người bị cắt bỏ bộ phận sinh dục, mất đi khả năng đàn ông, một người bị bắt khỏi gia đình vào cung phục dịch quanh năm, còn một người thì phải bán thân nuôi miệng.

 

Việc họ vì lý do này hay lý do khác tìm đến với nhau dẫu sao vẫn là đáng thương hơn là đáng trách.

Ngược lại, việc các hoạn quan dựa vào quyền thế của mình, ức hiếp người vô tội, cướp vợ của những người yếu thế thì lại là chuyện khiến người ta cảm thấy căm ghét.

 

Sách “Vạn Lịch dã hoạch biên” có chép chuyện Thạch Doãn thường cải trang làm thường dân tới thăm hỏi những nhà thường dân có con gái bị thái giám cưỡng bức mà chết.

 

Tới thời Minh Anh Tông, quan trấn thủ Đại Đồng (Sơn Tây, Trung Quốc) là Vỹ Lực Chuyển cưỡng bức vợ của một viên tướng dưới quyền. Khi người phụ nữ này tìm cách chống cự đã bị Vỹ tức giận dùng côn đánh cho tới chết.

 

Sau này, Vỹ Lực Chuyện còn giở trò dâm loạn với vợ của con nuôi mình. Khi mọi chuyện vỡ lở, con nuôi của Vỹ phát hiện, Vỹ đã dùng cung tên bắn chết đứa con nuôi rồi chiếm luôn người con dâu làm vợ.

 

Những câu chuyện nói trên chứng tỏ rằng, hoạn quan không những tồn tại nhu cầu tính dục mà thậm chí còn bị nhu cầu này biến thành những ác nhân. Vậy hoạn quan và phụ nữ làm cách nào để thực hiện chuyện ái ân? Đây là chuyện mà trước nay vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Tuy nhiên, do chỗ hoạn quan là những người đàn ông bị khuyết thiếu bộ phận sinh dục, do vậy, một điều chắc chắn là chuyện quan hệ giữa họ và những người phụ nữ chắc chắn không thể diễn ra theo cách thông thường được. Theo đó, chuyện quan hệ tính dục của hoạn quan thường chỉ là sự đụng chạm và thỏa mãn các nhu cầu sinh lý và tâm lý mà thôi.

 



Cũng chính vì điều này, mối quan hệ trăng gió giữa hoạn quan và kỹ nữ hay cung nữ thường trở nên dị dạng và biến thái.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố EmptyThu Sep 19, 2013 7:44 pm

Choáng váng ông vua cùng lúc dâm loạn với cả 2 người con dâu
Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Ong-vua-cung-luc-dam-loan-voi-ca-2-nguoi-con-dau
Hoàng đế dâm loạn Chu Ôn.
Chu Ôn là người huyện Đãng Sơn, Tống Châu thời nhà Đường. Tuy xuất thân nghèo hèn xong với bản tính xảo quyệt, gian trá, Chu Ôn lần lượt leo lên vị trí đế vương.

 

Mặc dù là kẻ vô học và thô lỗ song đối với phu nhân là Trương Huệ, Ôn rất mực kính trọng và khâm phục. Trong thời gian Trương Huệ còn sống, Ôn luôn bị Huệ kìm kẹp, giám sát rất chặt chẽ, vì vậy, bao nhiêu sự phóng túng ham muốn, Ôn đều phải đem chôn chặt vào tận đáy lòng. Có lẽ chính vì vậy mà đến khi Trương Huệ mất, Ôn lại đã yên vị trên chiếc ngai vàng triều Hậu Lương, vị Hoàng đế nhà Hậu Lương này được dịp thỏa sức phóng túng hưởng thụ.

 

Những thành tích trong việc hưởng lạc và bản tính háo sắc của Chu Ôn có thể nói là khó có vị Hoàng đế nào trong lịch sử Trung Quốc có thể bì kịp. Bởi lẽ, đối tượng mà Ôn dùng để thỏa mãn bản tính háo sắc của mình không phải ai khác mà chính là vợ của các quan đại thần, thậm chí là vợ những đứa con của mình.

 

Sử chép, năm Càn Hóa thứ 2, tức năm 912, Chu Ôn thua trận, trên đường rút chạy trở về thì bị bệnh. Để trị bệnh, sau khi về tới Lạc Dương, Chu Ôn đến ở trong khu vườn Hội Tiết của một quan đại thần trong triều là Trương Toàn Nghĩa để tránh nắng nóng. Thời gian Ôn ở tại vườn Hội Tiết vỏn vẹn có 10 ngày, tuy nhiên, thê thiếp của họ Trương, tất thảy đều bị Ôn gọi vào “hầu ngủ”, dâm loạn, không hề chú ý gì tới đạo quân thần.

 

Thành tích “đáng nể” nhất của Chu Ôn phải nói là chuyện “sủng hạnh” các cô con dâu của mình. Ôn vốn có 7 người con trai, con cả là Hữu Dụ, con thứ lần lượt là Hữu Khuê, Hữu Chương, Hữu Trinh, Hữu Ung, Hữu Huy, Hữu Tư và Hữu Kính. Hữu Dụ chết sớm, được truy phong là Sâm Vương, Hữu Khuê là Sính Vương, Hữu Chương là Phúc Vương, Hữu Trinh là Quân Vương, Hữu Ung là Hạ Vương,... Hữu Kính còn nhỏ nên chưa phong vương tước.

 

Ngoài 7 đứa con trai, Chu Ôn còn nhận thêm một người con nuôi, tên là Chu Hữu Văn. Chu Hữu Văn vốn họ Khang, tên là Cần. Khang Cần từ nhỏ đã khôi ngô, tuấn tú lại là kẻ thông minh mồm mép nên Ôn nhận làm con nuôi, đổi tên thành Hữu Văn và phong cho làm Bác Vương.

 

Trong số 8 người con của Chu Ôn thì Hữu Dụ là con trưởng, vì vậy, ngôi Thái tử vốn thuộc về Dụ. Tuy nhiên, Dụ lại chết quá sớm. Theo lý thì khi con cả là Dụ chết, con thứ là Hữu Khuê đương nhiên trở thành con trưởng và là người kế vị. Tuy nhiên, Khuê lại là một kẻ bất tài và gian xảo không kém gì cha mình, hoàn toàn không có đủ năng lực để trở thành người kế thừa ngai vàng.

 

Trong số những người con còn lại, Chu Ôn có phần nghiêng về người con nuôi Chu Hữu Văn. Có lẽ vì là con nuôi chứ không phải con ruột nên cả tài năng lẫn phẩm hạnh, Hữu Văn vượt trội hơn so với những Hoàng tử khác.

 

Vợ của Văn và Khuê vì cũng muốn được ngồi lên ngôi mẫu nghi thiên hạ trong tương lai nên chẳng nề hà gì, ra sức tìm cách quyến rũ ông bố chồng háo sắc của mình. Bản tính hoang dâm vô độ, nay mồi ngon lại dâng tới tận miệng, Chu Ôn làm sao từ chối cho đặng. Vì vậy, hai cô vợ của hai người con lần lượt được Ôn triệu vào hậu cung cả ngày để “hầu ngủ”.

 

Vì ngôi Thiên tử trong tương lai, Chu Hữu Văn và Chu Hữu Khuê không những không cảm thấy tức giận vì chuyện loạn luân của cha mình, ngược lại, còn lợi dụng chuyện đó để mưu lợi cho mình. Sau mỗi lần ân ái với vị cha chồng hoang dâm, hai cô con dâu lăng loàn có nhiệm vụ là thủ thỉ nói tốt về chồng mình, để một ngày nào đó, chồng của mình được kế thừa ngôi báu. Những tưởng chuyện quái lạ trong thiên hạ cũng chỉ đến mức như vậy mà thôi.

 

Trong cuộc chạy đua vào vị trí Thái tử, đứa con nuôi Chu Hữu Văn lại chiếm ưu thế. Lý do rất đơn giản: Vợ của Chu Hữu Văn là Vương thị rất xinh đẹp, có thể nói là một trang tuyệt sắc giai nhân. Vì vậy mà Chu Ôn chết mê chết mệt, thường xuyên cho gọi Vương thị vào hậu cung “hầu ngủ”.

Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Mynujpg1359474471

Và sau rất nhiều lần được cha chồng “sủng hạnh” như vậy, cuối cùng, Vương thị cũng đã thuyết phục được Chu Ôn nhường ngôi lại cho chồng mình là Chu Hữu Văn. Vợ của Khuê là Trương thị tuy cũng thường xuyên được Chu Ôn “sủng hạnh”, song nhan sắc lẫn công phu trên long sàng vẫn kém Vương thị một bậc thành ra, trong cuộc chạy đua “hối lộ tình dục” này, người con nuôi Chu Hữu Văn lại trở thành kẻ chiến thắng.

 

Năm 912, Chu Ôn ốm nặng, bệnh tình ngày một nguy kịch, ngai vàng buộc phải lựa chọn người kế vị, Ôn mới nói với Vương thị thông báo cho Chu Hữu Văn vào gặp để dặn dò chuyện hậu sự.

 

Vương thị vừa đi, Ôn nói với tể tướng Kính Tường rằng: “Hữu Văn kế thừa ngôi báu, các Hoàng tử khác ta không lo, chỉ lo một mình Hữu Khuê”. Kính Tường là quân sư của Ôn từ thời còn chinh chiến trên chiến trường, vì vậy, ông rất hiểu Hoàng tử Hữu Khuê chẳng thua kém gì cha mình về sự gian xảo và phản trắc. Giờ đây, cách duy nhất để Hữu Khuê không có cơ hội “giở trò” là phong cho Khuê làm Thích sử Thái Châu, một vùng đất cách rất xa kinh thành Lạc Dương. Ông nghe nói vậy, cho rằng là phải, sai người lập tức thảo Chỉ dụ.

 

Tuy nhiên, cả Chu Ôn lẫn Kính Tường đều đã tính sai. Khi Vương thị vui vẻ đi tìm Hữu Văn thì vợ của Chu Hữu Khuê là Trương thị cũng biết được việc này và nhanh chóng sai người báo với Khuê, thúc giục Khuê phải hành động ngay.

 

Nhận được tin vợ, Khuê thực sự cảm thấy bất mãn. Có phải lão già bệnh nặng quá mà hồ đồ rồi không? Chu Hữu Văn chỉ là con nuôi, còn mình là con đẻ, vì sao lại truyền ngôi cho hắn mà không truyền ngôi cho mình? Giờ lại phong cho mình làm Thích sử ở vùng Thái Châu xa xôi, rõ ràng là có ý đề phòng mình. Nếu mình ngoan ngoãn nghe theo, chắc chắn sẽ bị giết chết. Nếu như cha mình không giết thì sau này khi tên Hữu Văn lên ngôi cũng chẳng tha cho mình. Chi bằng phải liều một phen.

 

Nghĩ vậy, Chu Hữu Khuê quyết định lợi dụng đội quân cấm vệ bảo vệ Hoàng cung cùng với quân đội của những tay chân thân tín của mình phát động chính biến. Đêm ngày 18/7/912, khi bệnh tình Chu Ôn đang trở nên nguy cấp thì cậu con trai Chu Hữu Khuê cùng tay chân của mình xông vào bên trong. Chu Ôn giật mình tỉnh dậy, hỏi: “Kẻ nào làm phản?”. Chu Hữu Khuê nói: “Ông đoán xem!”. Chu Ôn nghe thấy giọng của Chu Hữu Khuê, quát: “Quả là mày. Thằng súc sinh, mày giết cha, trời đất khó dung!”.Khuê nổi giận đùng đùng, còn quát to hơn: “Lão tặc đáng phải băm vằm thành trăm mảnh!”. Lúc này, Chu Ôn biết mình gặp nguy, bệnh tình cũng bay biến đâu mất hết, lồm cồm bò dậy bỏ chạy. Không ngờ, chưa kịp chạy bao xa đã bị một thuộc hạ của Chu Hữu Khuê đuổi kịp đâm một đao ngay giữa bụng, chết ngay tại chỗ. Chu Hữu Khuê lệnh cho thuộc hạ lấy thảm bọc thi thể của cha mình rồi đem chôn ngay dưới nền của hậu cung.

 



Chu Hữu Khuê còn làm giả Chiếu chỉ, ra lệnh cho quân lính đóng ở Đông Đô dưới sự chỉ huy của Quân Vương Hữu Chinh đem quân tiêu diệt Hữu Văn. Chu Hữu Chinh không biết thật giả, lập tức đem quân đến bắt Hữu Văn rồi giết ngay tức khắc. Vợ của Hữu văn là Vương thị chưa kịp tìm gặp chồng, đã bị quân của Hữu Khuê giết nốt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố   Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Nỗi oan ngàn năm và tấn bi kịch của "chiến thần" Lã Bố
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» CHIẾN QUỐC SÁCH
» Điêu Bột dựng cơ đồ qua lời nhục mạ
» Thuật Nói Chuyện
» Covid có ảnh hưởng đến kích thước cậu nhỏ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến