Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... , 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Nov 17, 2014 2:56 pm

28.- Chùa Bút Tháp, Sự Tích, Thành Lập Vào Năm Nào ?  
Chùa Bút-Tháp còn gọi là chùa Ninh-Phúc, ở xã Bút-Tháp, quân Thuận-Thành, tỉnh Hà-Tĩnh (Hà-Bắc) gần hữu ngạn sông Đuống. 
Chùa thành lập đã lâu, nhưng không ai biết rõ năm nào, mãi cho tới thế kỷ 17 bà Hoàng-hậu Trịnh-Thị-Ngọc pháp danh Diệu-Viên, vợ vua Lê-Thần-Tông cho tu tạo trở lại. Khi Lê-Thần-Tông mất (1662) bà đang mang thai bốn tháng, sau sinh ra Lê-Gia-Tông, được Trịnh-Tạc đem về phủ chúa để nuôi, còn bà Ngọc ở lại tu nơi chùa nầy. Chùa nổi tiếng vì pho tượng Phật-Bà Quan-Âm nghìn mắt nghìn tay bằng gỗ, sơn son thiếp vàng chiều cao 3m, có ghi tên người tạc là : Trương-Văn-Thọ, tước nam, phụng khắc năm Bính Thân (1656). Tượng có 11 mặt. Mặt chính lớn như mặt người thường, còn hai mặt hai bên và 8 mặt phụ gồm 1000 tay. Trong số đó có 42 tay tháo gỡ ra được. Với hai tay chấp trước ngực, còn những tay nhỏ xòe ra, xếp thành hình lá sen. 1000 con mắt, nơi mỗi bàn tay một con mắt. Tượng ngồi trên tòa sen, bên dưới là đầu rồng và tứ quy (bốn con rùa). Do lấy theo sự tích : Phật-Bà là Nam-Hải Quan-Âm, con vua Diệu-Trang sùng tín đạo Phật. Bà cưỡng lời vua cha đi tu nên bị xử hình, hồn xuống âm phủ. Tại đó bà trì chú, tụng kinh và giải cứu được cho nhiều người đang bị mắc đọa trong chốn địa ngục. Sau đó, bà hiện hồn về chữa bịnh cho vua cha bằng cách lấy tay và mắt của mình để làm thuốc trị lành bịnh nan y cho cha. Khi thành đạo bà biến hóa ra 1000 tay, 1000 mắt. Trước chùa còn có tháp sen, xây thành 9 lớp (9 phẩm hoa sen), tám mặt đều sơn son nằm trên một cái trụ quay. Ngoài ra, chùa còn thờ tượng Tây Thiên Đông Độ Việt Nam Lịch Đại Tổ Sư, tức là tổ Bồ-Đề Đạt-Ma. 
Chùa cũng có thờ tượng Hoàng-hậu Diệu-Viên, với gương mặt giữ vẽ tự cao của một người tu hành nhưng không quên mình là dòng quý tộc. 
Sách tham khảo : Sổ tay Văn-Hóa Việt-Nam.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyWed Nov 19, 2014 2:52 pm

29.- Chùa Tây Phương Lai Lịch Và Đặc Điểm Như Thế Nào ?  
Chùa Tây-Phương còn có tên là chùa Sùng-Phúc tọa lạc trên núi Câu-Lậu thuộc xã Thạch-Xá, quận Thạch-Thất, tỉnh Hà-Nam (Hà-Sơn-Bình ngày nay). 
Ngọn núi hình cong như lưỡi câu. Từ dưới chân núi lên chùa có 360 bậc đá ong được lát theo lối xen kẻ nhau. Chùa có từ thế kỷ thứ 3 và trải qua nhiều lần được tu bổ lại. Đến thời kỳ Tây-Sơn (1798) chùa được nới rộng lớn hơn và tên chùa Tây-Phương có bắt đầu từ đó. 
Chùa Tây-Phương nổi tiếng nhờ có 76 pho tượng lớn nhỏ đủ cở gồm cả Phật, Bồ-Tát, La-Hán, Hộ-Pháp, Long-Thần ...
Các pho tượng đều bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng. Tám tượng Kim-Cang, 16 tượng La-Hán, một tượng ông Thiện, một tượng ông Ác. Tất cả đều theo lối điêu khắc cổ rất tinh vi. Đặc biệt tượng La-Hầu-La (Rhahula) con của Thái-tử Tất-Đạt-Đa (Shidarta), tay cầm gậy, tay để trên đầu gối và tượng ngài Tuyết-Sơn Phật má hóp, mắt sâu còn da bọc lấy xương, bộ ngực để lộ rõ 12 đốt xương sườn đang trầm tư mặc tưởng ... 
Nhìn lại nghệ thuật cổ truyền của dân tộc ta, đây là một công trình điêu khắc rất công phu mà ngày trước tổ tiên, cha ông chúng ta đã đạt được đến độ tinh vi nầy ! Vào năm 1976, chính quyền Cộng-sản Hà-Nội cho làm những bộ tem hình tượng Phật chùa Tây-Phương. Trong số đó có những tem hình La-Hầu-La, hình đức Phật Thích-Ca tu khổ hạnh trong núi tuyết thân thể đến héo gầy còn da bọc xương ! 
Ngày nay dưới chế độ độc tài Cộng-sản, những công trình điêu khắc cổ của ta hiện vẫn còn ở miền Bắc, nhưng người dân trong nước khó mà có dịp lui tới những nơi danh lam thắng cảnh như thế nầy để học hỏi và tìm hiểu nghệ thuật cổ truyền. Còn riêng đối với du khách người ngoại quốc, hẳn chánh quyền còn để một lối hỡ cho nhìn thấy cái lớp son tôn giáo của chế độ với thế giới bên ngoài ! 
Đất nước ta đẹp phong phú về nghệ thuật điêu khắc nhân gian, nhưng rất tiếc mọi người không được chứng kiến tận mắt, nhìn tại chỗ những công trình cổ điển của quê hương ta đó, vì màn mây đen còn che phủ cả bầu trời Việt thân yêu ! 
Tham khảo : Sổ tay văn hóa Việt-Nam.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyThu Nov 20, 2014 2:57 pm

30.-  Lịch Sữ Chùa Láng Hay Chùa Chiêu Thiền Và Sự Tích Ra Sao ?  
Chùa Láng còn có tên là Chiêu-Thiền tự tọa lạc ở quận Từ-Liêm thuộc ngoại ô thành phố Hà-Nội, nằm trên đường Láng. 
Chùa lập nên từ đời nhà Lý (1010 - 1225) và bên trong chùa có thờ Thiền-sư Từ-Đạo-Hạnh. Chùa được dựng ngay trên nền nhà cũ của ông thân sinh Từ-Đạo-Hạnh là Từ-Vinh. Sự tích kể rằng ông Từ-Vinh làm chức Tăng-Quân đô án, đã dùng tà thuật làm phật lòng Diên-Thành-Hầu và bị Diên-Thành-Hầu mượn tay vị Pháp-sư Đại-Điên dùng pháp thuật đánh chết và ném thây xuống sông Tô-Lịch. Tử thi Từ-Vinh trôi đến cầu Quyết, trước nhà Diên-Thành-Hàu thì dựng đứng dậy như người sống không trôi nữa. Tay chỉ vào nhà Hầu suốt ngày. Hầu sợ quá bèn tìm Đại-Điên giải cứu. Đại-Điên đọc chú đến câu : "Người xuất gia có giận ai cũng không quá một đêm ngày". Tử thi bèn trôi đi ... 
Sau vì muốn báo thù cha, Từ-Đạo-Hạnh cùng với Nguyễn-Minh-Không và Giác-Hải sang Ấn-Độ học pháp thuật, nhưng đi mới đến được tới xứ Miến-Điện thì đường sá quá hiểm trở nên đành trở về và ẩn tu trong núi Từ-Sơn. Hàng ngày chuyên trì tụng chú Đại-Bi Tâm Đà-La-Ni. Khi tụng đủ được 108,000 lần thì thấy một thần nhân xuất hiện đến trước mặt nói : "Đệ tử là tứ trấn Thiên-Vương cảm công đức Ngài trì chú cho nên đến hầu Ngài để Ngài sai bảo". Từ-Đạo-Hạnh biết pháp thuật mình đã viên thành và thù cha có thể trả được, liền dùng gậy tìm đến đánh chết được Đại-Điên. Sau khi chết, Từ-Đạo-Hạnh đầu thai làm con trai Sùng-Hiền-Hầu, em Lý-Nhân-Tông. Được Lý-Nhân-Tông đem vào cung lập làm Thái-tử là Dương-Hoán tức Lý-Thần-Tông (1128 - 1138) sau nầy. Tục truyền ông còn đầu thai một lần nữa và cũng làm vua vào đời nhà Lê, là Lê-Thần-Tông (1619-1643). Do sự tích nầy, trong chánh điện của chùa Thần-Quang có thờ ba pho tượng của Từ-Đạo-Hạnh. Khi đạo sĩ, lúc hóa Phật và khi làm vua (vi tăng, vi Phật, vi Quốc-vương, sinh hóa tam thân lưu di tích), sinh hóa ba thân với nhiều phép lạ. Tượng Lý-Thần-Tông làm bằng mây sợi đan bện thành, trong khi đó, tượng Từ-Đạo-Hạnh bằng gỗ ngồi trên tòa sen. Chùa Láng và chùa Keo (tức chùa Thầy) có liên hệ mật thiết, vì Từ-Đạo-Hạnh tu ở chùa Thầy. 
Vào ngày mồng 7 tháng 3 mỗi năm có hội chùa Láng, đã được dân chúng tổ chức thật trọng thể : 
Nhớ ngày mồng bảy tháng ba, 
Trở vào hội Láng trở ra hội Thầy. 
Sách tham khảo : Việt-Nam Phật-Giáo Sử Luận, sổ tay văn hóa Việt-Nam.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Nov 24, 2014 9:43 am

31.- Chùa Tam Thai Non Nước Người Khai Sơn Và Thành Lập Năm Nào ?  
Chùa Tam-Thai (Non-Nước) thuộc núi Ngũ-Hành-Sơn do Quốc-sư Hưng-Liên, pháp danh Quả-Hoằng, người Trung-Quốc, khai sáng vào đời chúa Nguyễn-Phúc-Chu (1695). 
Ngài là đệ tử của Thạch-Liêm Hòa-Thượng (1633 - 1704) được chúa Nguyễn-Phúc-Chu mời sang Đại-Việt vào cuối thế kỷ thứ 17 tức là năm 1695 và là người khai sơn chùa Tam-Thai ở tỉnh Quảng-Nam. Chùa tọa lạc trên đỉnh núi thấp, có năm ngọn là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ tượng trưng cho ngũ hành hay còn gọi là Ngũ-Chỉ-Sơn (núi bàn tay năm ngón), cách Đà-Nẵng 9km ở về hướng Đông Nam. Chùa nằm về phía Tây núi Ngũ-Hành, thuộc làng Hà-Thân, xã Diên-Phước. Núi Non-Nước có ba ngôi chùa là chùa Tam-Thai, nằm trên ngọn Kim-Mộc, chùa Linh-Ứng trên ngọn Thủy và chùa Quan-Âm trên ngọn Thổ-Sơn. Hòn quả sơn đứng rời xa cách các ngọn núi kia độ vài trăm thước có những hang động mới được khám phá ra từ năm 1960, cũng như dưới chân núi có nhiều đá quí dùng để khắc tượng Phật rất nổi tiếng và nhiều đồ dùng khác rất thông dụng như bình hoa, vòng đeo tay, cối nghiền tiêu ... Các đời trụ trì kế tục duy trì quốc tự Tam-Thai như : Ngài Huệ-Quang, ngài Hoằng-Ân, ngài Mật-Hạnh, ngài Chí-Thành. Đến đời vua Thành-Thái sắc phong các vị Tăng-Cang : Từ-Trí, Từ-Nhẫn, Phước-Điền, Phước-Trí, Thiện-Trung, Thiện-Quả. Kế đến các vị trụ trì : Phước-Thông, Tôn-Bảo, Huệ-Tràng và hiện nay ngài Chí-Giác. 
Chùa Tam-Thai bị phá hủy bởi chiến tranh vào cuối thế kỷ thứ 18 và đã được tu sữa vào năm 1825, đời Minh-Mạng. Chùa Tam-Thai có các động Huyền-Không, bên trong động có hai thạch nhũ (vú đá có nước chảy), nước dùng để uống rất tốt, đã bị nghẽn hết một bên và chỉ còn một bên chảy nước. Tục truyền rằng khi vua Minh-Mạng (1820-1840) vào viếng động đã sờ vào một thạch nhũ, rồi từ đó nước bị tắt nghẽn luôn, ngoài ra, còn có các hang động như Hoa-Nghiêm, động Vân-Thông, đường Lên-Trời, vọng Giang-Đài (nơi ngắm các khúc sông từ xa trên đỉnh núi) là những nơi rất nổi tiếng cho du khách đến tham quan. Chùa Tam-Thai đã được sửa lại nhiều lần, ngày nay vẫn giữ lại được sắc thái cổ kính của một ngôi danh lam thuộc di tích lịch sử Việt-Nam, và chùa được trùng tu lại năm 1995. 
Từ năm 1975, du khách ít có dịp viếng chùa như trước đây, vì con người dưới chế độ xã hội chủ nghĩa phải lo làm việc nên không còn thì giờ cũng như tiền bạc để đi chiêm bái ? Ngày nay khách thập phương tới hành hương cảnh Non-Nước ngày càng đông.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyFri Nov 28, 2014 12:24 pm

32.-  Chùa Linh Ứng Non Nước : Duyên Cách Và Thành Lập  
Chùa Linh-Ứng cũng như chùa Tam-Thai đều tọa lạc trên ngọn núi Ngũ-Hành-Sơn, thuộc tỉnh Quảng-Nam, cách thành phố Đà-Nẳng độ 9km về phía Đông Nam. 
Chùa không rõ do ai thành lập vào năm nào, nhưng có lẽ được xây dựng sau chùa Tam-Thai, tức là vào đời nhà Nguyễn vào thế kỷ thứ 17 do Hòa-Thượng Quang-Chánh, hiệu Bảo-Đài khai sơn. Chùa Linh-Ứng ở về phía Đông núi Non-Nước, xoay hướng mặt ra biển, nằm trên ngọn thủy sơn với hai con đường : Đường ăn thông qua chùa Tam-Thai băng qua ngọn núi và đường xuống núi, đồng thời cũng là lối ra biển. Con đường dốc gồm có 108 cấp đá xây thoai thoải ... chung quanh chùa còn có các hang động nổi tiếng như động Tàng-Chơn, chính giữa an trí hình đức Phật Thích-Ca ngồi thiền định, đục vào trong núi đá, ở trên cao cách mặt đất chừng 3, 4m. Phía bên trong còn có hang Dơi (nơi tàng quân của loài dơi chuột ở, có cả hàng trăm ngàn con nhởn nhơ bay lượn suốt ngày trông rất đẹp mắt). Ngoài ra, còn có động Ngũ-Cốc với năm thứ hạt hoa mầu như : Lúa, bắp, đậu, mè, kê tự nhiên hiện rõ trên vách đá như một kho tàng thực lượng mà tạo vật đã dành cho con người, không do ai tu tạo chi cả. Con đường xuống âm phủ âm u, mờ mịt, trông dễ sợ. Phía Tây chùa còn có vọng Hải-Đài (nơi để nhìn ngắm ra biển). 
Việc kế thừa ngôi Quốc-Tự Linh-Ứng có các vị trụ trì : Hòa-Thượng Quang-Chánh hiệu Bảo-Đài, Hòa-Thượng Chơn-Như, Mật-Hạnh, Hòa-Thượng Ấn-Lang tự Tổ-Huệ, hiệu Từ-Trí, ngài Hải-Nghiêm, hiệu Phước-Nghi, ngài Đạo-Cát hiệu Hưng-Long, ngài Như-Thông hiệu Tôn-Nguyên, Hòa-Thượng Tôn-Thắng, Thượng-Tọa Thích-Hương-Sơn hiệu Trí-Hữu trụ trì từ năm 1960 đến 1976. Thầy Thiện-Nguyện trụ trì từ năm 1977 đến nay. 
Vào năm 1939, bà Bản-Nhãn nữ sĩ vợ ông Tú-Quỳ viếng chùa có làm bài thơ vịnh cảnh chùa Non-Nước như sau : 
Cảnh trí nào hơn cảnh trí nầy, 
Bồng Lai thời cũng hẳn là đây. 
Núi chen sắc đá pha mầu gấm, 
Chùa nức hơi hương khói lẫn mây. 
Ngư phủ gác cần ngơ mặt nước. 
Tiều phu chống búa tựa lưng mây. 
Nước non một cõi xa trần tục 
Cảnh trí nào hơn cảnh trí nầy. 
Năm 1966, trên ngọn núi Ngũ-Hành, quân đội Mỹ dùng làm địa bàn hoạt động tại vùng núi và vùng biển. Ngôi chùa Linh-Ứng cũng đã bị dội bom tiêu điều, pho tượng Phật thờ trong chánh điện cũng bị thương tích, cột kèo, tường gạch đều xiêu vẹo, đỗ nát ... 
Đứng trước cảnh tang thương nầy, tác giả có làm bài "Non-Nước Chùa Xưa" qua mấy câu sau : 
Lòng bàng hoàng nhìn qua cảnh tiêu sơ, 
Chùa tiêu điều hàng cột cháy còn trơ 
Ngói gạch đỗ ngổn ngang chùa xiêu sụp, 
Tượng Phật lỗ dấu bom hờ mụt nát... 
Trong thời buổi chiến tranh, nhiều ngôi chùa ở miền Trung đều cùng trong cảnh ngộ. Linh-Ứng tự đã được trùng tu năm 1972 - 1973, nay rất khang trang thanh tịnh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyThu Dec 04, 2014 8:13 am

33.- Sự Tích Quả Chuông Thần Chùa Thiên Ấn Ra Sao ?  
Câu chuyện xảy ra vào năm 1845 khi Tổ thứ ba của chùa Thiên-Ấn là Hòa-Thượng Bảo-Ấn trụ trì. Chùa do Thiền-sư Minh-Hải Phật-Bảo người Phúc-Kiến, Trung-Hoa, tức là Thiền-sư Pháp-Hoa khai sơn vào năm 1694.  Tổ thứ hai là ngài Khánh-Vân. 
Tích kể lại như sau : Một hôm trong giờ thiền định, ngài Bảo-Ấn thấy một vị Hộ-Pháp tới làm lễ và mách rằng tại làng Chú-Tượng (xã Đức-Thọ, quận Mộ-Đức, Quảng-Ngãi) có một quả Đại-hồng-chung để không ông nên đến đó mà thỉnh về chùa ! Khi xuất định, ông nhờ vị sư tên Điển-Tọa đến làng trên để dọ hỏi. Quả thật, dân chúng địa phương tại đấy nói rằng họ vừa đúc xong một quả chuông để dùng trong chùa làng, nhưng vì chuông không kêu nên ban tổ chức định phá ra để đúc lại. Sư bèn hỏi mua lại chuông cho chùa Thiên-Ấn và được dân làng thuận ý. Chuông được đưa về chùa. Hôm cử hành lễ khai chuông với bao nhiêu sự hồi họp của mọi người, vì ai cũng nghĩ rằng chuông sẽ không kêu. Nhưng Hòa-Thượng Bảo-Ấn vẫn nhất tâm chú nguyện ... Đến khi Ngài cầm dùi lên để khai chung thì tiếng ngân tròn và ấm vang vọng khắp núi đồi. Đó là một điều thần diệu thật đặc biệt ! Quả chuông hiện vẫn còn, có ghi tên làng Chú-Tượng được treo bên tả chánh điện của chùa Thiên-Ấn. 
Nguyễn-Cư-Trinh (1716 - 1767) có làm bài thơ vịnh cảnh chùa Thiên-Ấn và quả chuông thần như sau : 
Phong cảnh ta đây thật rất xinh, 
Niêm ha (1) có ấn của trời sinh. 
Xem kìa dấu tích còn vương vức. 
Nhắc lại non sông rõ dáng hình. 
Cách thức như in đồ cổ tự, 
Cỏ cây nào phụ tiếng chuông linh. 
Châu sa đỏ dưới chân chờ mãi, 
Trấn chỉ sau lưng núi Cẫm-Thành (2) 
Tích chuông chùa Thiên-Ấn có nhiều người biết đến hay nghe kể lại, nhứt là những vị lớn tuổi hẳn còn rõ về câu chuyện quả chuông thần nầy. 
(1) Núi Thiên-Ấn vuông hình quả ấn, có nhiều đá son dùng như mực đỏ vậy. 
(2) Án ngữ sau núi Thiên-Ấn là núi Cẫm-Thành.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyTue Dec 09, 2014 10:51 am

34.- Sự Tích Chùa Thiên Hậu Gần Chợ Cầu Ông Lãnh, Sài Gòn  
Bà Mị-Châu, Bồ-Dương (xã Phúc-Kiến), sanh ngày 23, tháng 3 năm Giáp Thân (1044) đời vua Tống-Nhân-Tông. Tám tuổi đã thông suốt mọi việc, mười một tuổi bà tu theo đạo Phật, mười ba tuổi thọ lãnh thiên thơ : Thần Võ y xuống cho một bộ "nguyên vị bí quyết" và bà tìm được dưới giếng loạn một xấp cổ thư khác. Bà xem theo đó mà luyện tập rồi đắc đạo. 
Cha tên Lâm-Tích-Khanh, ngồi thuyền cùng hai anh của bà chở muối đi bán tỉnh Giang-Tây, giữa đường thuyền lâm nạn, bị bảo lớn làm lật nhào ... Cả ba người cùng té lặn hụp chới với giữa biển khơi ! Ngay lúc đó, Bà đang ngồi dệt vải bên cạnh mẹ ở nhà. Bên khung cửi, bà bỗng nhắm mắt lại, cắn nghiến hai hàm răng, hay tay đưa tới trước dường như đang trì niếu một vật gì nặng lắm. Mẹ ngồi gần thấy cử chỉ lạ lùng ấy phát sợ nên bèn gọi, bà vẫn lặng thinh khiến mẹ càng sợ thêm liền đến gần bà nắm vai vừa lắc vừa la lớn : "Sao vậy con ? Trả lời đi con ! Nói mau kẻo mẹ sợ lắm !" Bà mở mắt, ư một tiếng dài như vừa tỉnh giấc chiêm bao, bỗng òa lên khóc kể : "Mẹ ơi ! Thôi rồi, Cha đã mắc nạn lớn, thuyền bị bảo đắm chìm nay con không cứu cha được cũng chỉ vì mẹ một hai trục con về. Âu chẳng qua cũng tại số trời !" Rồi bà thuật lại đầu đuôi mọi việc. Lúc nãy bà làm như vậy là một tay bà nắm anh cả, một tay kéo anh thứ, vì cả hai đang chới với giữa ngọn ba đào. Trong lúc đang bối rối đó, bổng bà thấy cha đang lặn hụp dưới thủy triều và sắp bị nước cuốn trôi phăng nên bà vừa dùng răng cắn được chéo áo của cha, bà sắp cứu được cả ba thoát nạn giữ, chợt nghe mẹ kêu giựt dội một hay lay gọi ép bà trả lời. Bà vừa hở môi thì sóng cuốn cha mất dạng nên bà chỉ cứu được hai anh. Sau đó, hai người về thuật đúng như lời bà nói trước đó mấy hôm về cái chết của cha. 
Từ đó tin đồn truyền ra, uy tín của bà nổi lên như cồn, xa gần đều biết và mỗi khi ngoài biển thuyền bè bị đắm, nếu gọi vái đến Bà là tai qua nạn khỏi ngay. Về sau dân gian quá ngưỡng mộ danh Bà, mỗi khi có nguy hiểm, tai nạn gì đều van vái Bà, nhất là những khách buôn đi thuyền trên biển. Do đó, dân chúng người Hoa-Kiều khi đến sanh sống tại Sài gòn lập chùa mang tên Bà là Thiên-Hậu Tự để cầu nguyện cho mọi việc được tai qua nạn khỏi. 
(Theo "Sàigòn Năm Xưa" của Vương-Hồng-Sển Khai-Trí xuất bản năm 1969).

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Dec 13, 2014 6:50 pm

35.- Chùa Quốc Ân Thành Lập Năm Nào, Do Ai Khai Sáng ?  
Phật tử miền Trung dòng Lâm-Tế tại Bình-Định không thể nào quên được công ơn của người mang tông phái nầy từ Trung-Hoa sang Việt-Nam vào hậu bán thế kỷ thứ 17, đã lập chùa Thập-Tháp Di-Đà, sau đó người ra Huế lập chùa Hà-Trung và chùa Quốc-Ân. 
Chùa Quốc-Ân được thành lập vào năm Ất Tỵ, niên hiệu Cảnh-Trị thứ 3 đời chúa Nguyễn-Phúc-Tần, 1665 do Hòa-Thượng Nguyên-Thiều khai sáng. Chùa cách thành phố Huế chừng 3 cây số ở về phía Tây Nam, thuộc quận Hương-Thủy, tỉnh Thừa-Thiên. Quốc-Ân là ơn vua, ơn nước, hẳn ngài Thọ-Tôn Nguyên-Thiều đã được sự đãi ngộ đặc biệt của chúa Nguyễn, cũng như sự giúp đỡ trong việc tạo dựng ngôi chùa, vì nhớ công ơn đó mà ngôi chùa mang tên Quốc-Ân trong cảnh trí trước sân vườn chùa Quốc-Ân còn có ngọn tháp Phổ-Đồng cũng do ngài Nguyên-Thiều lập ngay sau ngôi chùa thành hình, nhưng tháp đã bị quân Tây-Sơn phá hủy, nay không còn lại di tích gì cả. Tuy nhiên, ngôi chùa Quốc-Ân vẫn còn tồn tại với tháng năm cho tới ngày nay, dù trải qua nhiều lần trùng tu lại. 
Sau khi Hòa-Thượng Nguyên-Thiều tịch vào năm Bảo-Thái thứ 10 ngày 19 tháng 10, đời nhà Lê, các đệ tử Ngài hợp nhau lại xây tháp Hóa-Môn để thờ phụng. Tháp được xây trên ngọn đồi, làng Dương-Xuân-Thượng, quận Hương-Thủy, Thừa-Thiên. 
Sách tham khảo : Hoàng-Lê Nhất-Thống-Chí, Tỉnh Thừa-Thiên. 
Phật Pháp của Minh-Châu, Thiên-Ân, Đức-Tâm, Chân-Trí.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyTue Dec 16, 2014 10:52 am

36.- Chùa Thuyền Tôn Lập Nên Từ Bao Giờ, Do Ai Khai Sáng ?  
Người Phú-Yên không ai không biết tới một vị danh tăng ở vào tiền bán thế kỷ thứ 18, xuất thân là người Sông-Cầu đã ra Huế lập nên chùa Thuyền-Tôn. 
Chùa Thuyền-Tôn do Hòa-Thượng Liễu-Quán khai sáng vào khoảng năm Vĩnh-Thạnh thứ tư 1708, đời Vua Lê-Dục-Tôn từ Phú-Yên, Ngài ra Huế cầu pháp với Hòa-Thượng Minh-Hoằng Tử-Dung, sau có lập nên một cái am nhỏ bằng tranh để làm nơi nương náu tu hành. Sau đó, nơi nầy dần trở thành ngôi tổ đình lịch sử trong các ngôi chùa danh tiếng ở Việt-Nam. Chùa cách thành phố Huế chừng 7 cây số, ở trên một ngọn đồi cao, thuộc làng An-Cựu, Huyện Hương-Thủy, tỉnh Thừa-Thiên. Chùa còn có một chiếc Đại-hồng-chung đề tạo năm Cảnh-Hưng thứ 8 và một bức biển lớn nay vẫn còn. 
Chùa Thuyền-Tôn là một ngôi tổ đình lớn ở Thừa-Thiên mà cũng là nơi căn nguyên của phái Liễu-Quán. Phái Liễu-Quán là một nhánh của dòng Lâm-Tế. Hiện nay tăng tín đồ từ Trung đến nam Trung Việt phần nhiều đều thuộc phái Lâm-Tế. Ngài Liễu-Quán là một vị danh tăng đầu tiên ở Trung Việt được thừa truyền tổ đạo. Ngài tịch năm Cảnh-Hưng thứ 3, tức năm 1742. 
Chùa Thuyền-Tôn là di sản tinh thần đầu tiên của dòng thiền phái Lâm-Tế đã được trùng tu nhiều lần. Đến năm 1943, Giáo-hội Tăng-già tỉnh Thừa-Thiên đứng ra trùng tu lại chùa nầy, Hòa-Thượng Giác-Nhiên, Tăng-Thống Giáo-hội, trụ trì cho đến năm 1976.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Dec 20, 2014 1:34 pm

37.- Chùa Giác Lâm Ngôi Cổ Tự Lâu Đời Tại Miền Nam  
Những ngôi chùa cổ ở Việt-Nam phần nhiều đều nằm ở miềm Bắc và miềm Trung, nhưng tại Nam Phần một trong những ngôi chùa cổ nhất vào giữa thế kỷ thứ 18 là chùa Giác-Lâm. 
Chùa Giác-Lâm còn có tên là "Cẩm-Sơn-Tự" do một người Tàu tên là Lý-Thoại-Long người Minh-Hương đứng ra vận động quyên góp tiền bạc và lập vào năm 1744 nhằm đời vua Thế-Tông, Nguyễn-Phúc-Khoát - chùa có lối kiến trúc thật đồ sộ nguy nga, với những đường nét chạm trỗ thật hết sức tinh vi. Nơi chánh điện thờ Phật là cả một công trình điêu khắc tuyệt sảo trong nghệ thuật cổ của người Trung-Hoa. Hòa-Thượng Hải-Tịnh tu ở chùa nầy hậu bán thế kỷ thứ 18, Ngài giao chùa nầy lại cho thầy Yết-Ma Phạm-Văn-Tiên để về trụ trì chùa Giác-Viên gần đó. Chùa tọa lạc trên một khu đất có chu vi vuông vức chừng 4000 m vuông, thuộc vùng Phú-Thọ-Hòa, quận Tân-Bình, Gia-Định. Trước sân chùa có trồng cây Bồ-Đề gốc Ấn-Độ của Tích-Lan, với cành lá sum xuê tỏa rộng và cho bóng mát rợp cả sân chùa. Thân cây to lớn với rễ đan chằn chịt nổi lên trên mặt đất, mặc dù cây ấy chỉ mới có từ năm 1951. 
Chùa cũng có thể ví như một thư viện lớn gồm có 3 dãy nhà ngang rộng rãi, khoảng mát. Trong mỗi phòng có kê nhiều bộ ván bằng gõ dày, đẹp và giá trị như một kho bảo vật của một viện bảo tàng vậy. Cảnh chùa thật yên tỉnh nên sinh viên, học sinh hễ gần đến mùa thi thường hay đến đó để học bài rất đông. 
Trước sân và sau vườn chùa cũng có nhiều ngôi tháp cổ bảy tầng hoặc năm tầng thờ các tổ kế nghiệp, như âm thầm chịu đựng qua tháng năm ... 
Con đường Hương lộ 14 nối liền từ Bình-Thới ra tới Ngã-Tư Bảy-Hiền ăn thông qua trước chùa, vào những năm trước đây rất bùn lầy, dơ bẩn. Từ năm 1969, con đường được tân trang trở lại, nay mang tên là đường Lạc-Long-Quân. 
Ngôi cổ tự Giác-Lâm chắc hẳn sẽ còn tồn tại mãi với thời gian cho dù chế độ chính trị có đổi thay, hưng phế !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Dec 22, 2014 6:46 pm

38.- Chùa Giác Viên Hay Ngôi Tổ Đình Của Phật Giáo Cổ Sơn Phái  
Chùa Giác-Viên thuộc khu vực Bình-Thới, Gia-Định cũng chiếm một ưu thế trong các ngôi cổ tự của Việt-Nam, vì là ngôi tổ đình của tăng tín đồ Phật giáo Cổ sơn phái. 
Chùa Giác-Viên còn có tên là chùa Hồ-Đạt, thành lập vào năm 1803 đời vua Gia-Long. Trải qua nhiều lần tu bổ, chùa trở nên nguy nga tráng lệ đều do công lao của Hòa-Thượng Hải-Tịnh. Nguyên Hòa-Thượng tu ở chùa Giác-Lâm - cùng trong khu vực gần đó - vì nhận thấy chùa hư mục, đổ nát nên Ngài phát nguyện về chùa Giác-Viên để tu bổ sửa lại. Sau khi Hòa-Thượng tịch, năm nào không thấy ghi rõ, chùa được đệ tử Ngài là Hòa-Thượng Hoằng-Ngại kế tục duy trì cho tới ngày Ngài viên tịch vào năm 1929. Trong khuôn viên chùa có 3 ngôi tháp mà ngôi của Hòa-Thượng Hoằng-Ngại mới xây năm 1930, nét kiến tạo đã pha lẫn hòa hài cả tân và cổ. Chùa Giác-Viên cho đến sau năm 1945 đã bị tàn phá bởi tàn tích của chiến tranh nên hư hại rất nhiều. Tết Mậu Thân (1968) chùa cũng bị dội bom, cả vườn chùa cây cối đều cháy nám, nhưng có một điều thật huyền diệu là ngôi chánh điện thờ Phật vẫn còn tồn tại nguyên vẹn. 
Nếu so với chùa Giác-Lâm thì chùa Giác-Viên kém về nét mỹ thuật chạm trổ và công trình kiến trúc, còn so với phạm vi đất đai thì chùa Giác-Viên rộng rãi hơn nhiều. 
Cho tới nay chùa Giác-Viên vẫn còn tồn tại, nhưng nét đỗ nát vẫn còn nguyên vẹn đó và chư Tăng hầu như thưa vắng !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyFri Dec 26, 2014 1:40 pm

39.- Việt Nam Quốc Tự Thành Lập Và Ý Hướng Thống Nhất Nền Phật Giáo Nước Nhà Của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam 
Sau những năm thăng trầm bị pháp nạn, Phật giáo Việt-Nam thật sự bắt tay vào việc xây dựng và củng cố khi Cách-Mạng 1/11/1963 thành công. Đúng như tinh thần thống nhất nền Phật giáo tại Việt-Nam theo bản hiến chương của giáo hội đã được 11 phái đoàn thuộc các giáo phái Phật giáo tại Việt-Nam ký nhận ngày 4/1/1964, Phật lịch 2508. 
Ngôi Việt-Nam Quốc-Tự theo lối kiến trúc thuần túy Việt-Nam để cho phù hợp với dân tộc tính. Địa điểm tại khu đất bên đại lộ Trần-Quốc-Toản và Petrus Ký, trung tâm của thủ đô Saigon. Ngôi chùa được dự định gồm 3 phần chính : Quốc-Tự, viện Tăng-Thống và viện Hóa-Đạo. Ngôi Quốc-Tự khi thành hình sẽ đáp ứng đủ cho nhu cầu lễ bái. Nơi tầng lầu thứ hai thiết lập chánh điện thờ Phật rộng rãi, chứa khoảng từ 2000 đến 5000 người. Tầng dưới dành riêng cho phần thiết trí về hành chánh như một đại giảng đường, văn phòng, trai đường, bưu điện ... 
Lễ đặt đá xây cất ngôi Quốc-Tự đã được tổ chức vào ngày 26/4/1964 thật vô cùng trọng thể, với những nhân vật quan trọng của quốc gia tham dự. Khu đất xây ngôi chùa rộng 45,000 m2. Giáo hội cũng đã cho khởi công xây cất ngôi chánh điện vào tháng 9 năm 1964 và dự trù hoàn thành trong vòng 2 năm. Vấn đề khó khăn thứ nhất để hoàn thành ngôi chùa không phải là về tài chánh mà về việc thống nhất nhân tâm chưa được hoàn bị. Trên danh nghĩa thì giáo hội Phật giáo Việt-Nam đã thống nhất thật sự, sau bản hiến chương đã được ký nhận vào đầu năm 1964, nhưng trên thực tế người ta chưa thấy có dấu hiệu nào chứng tỏ có sự thống nhất toàn diện. Từ năm 1964 trở đi mầm chia rẽ ngấm ngầm giữa hai phái Việt-Nam Quốc-Tự và Ấn-Quang đã bước tới giai đoạn trầm trọng khó hàn gắn lại được ! Công việc xây ngôi Quốc-Tự do đó cũng bị ảnh hưởng và làm ngưng trệ, dỡ dang. Mầm chia rẽ của các nhà lãnh đạo mỗi ngày càng bộc lộ rõ rệt. Thay vì dự trù hoàn tất ngôi chùa vào năm 1966, thì giáo hội PGVN đã bị sa lầy bởi các thế lực chính trị chi phối toàn diện. Từ vụ đưa bàn thờ Phật xuống đường, vụ đàn áp đẩm máu Phật tử tại miền Trung của chính quyền quân nhân lúc đó, đến việc tăng ni, Phật tử phái Ấn-Quang qua chiến dịch "thu hồi Việt-Nam Quốc-Tự" vào ngày 4/5/1970 v.v... là những bước cản trở khó khăn, khiến cho ý hướng muốn thống nhất Phật giáo tại Việt-Nam của giáo hội khó thực hiện được. 
Ngôi Việt-Nam Quốc-Tự nếu được hoàn thành sẽ đồ sộ nguy nga và là nơi trang nghiêm để phụng sự Phật Pháp. Các vị Thánh tăng, chư Thánh-tử-đạo cũng có được nơi thờ tự khang trang ấm cúng. Ngoài ra, nơi đây cũng còn là nơi đủ tiện nghi thiết lập văn phòng lãnh đạo tối cao của hai viện Tăng-Thống và viện Hóa-Đạo của giáo hội PGVNTN và các cơ quan liên hệ. Nhưng công việc tạo dựng chùa đi chưa tới đâu thì những mầm chia rẽ phá hoại lại đến. Mọi công tác xây cất hoàn toàn bị đình trệ. Ngay cả ngôi chánh điện cũng chưa hoàn thành. Bên cạnh chánh điện còn có ngôi bảo tháp cao 12 tầng cũng đã được xây dang dỡ. Cho đến khi cộng sản vào chiếm miền Nam (30/4/75) ngôi Quốc-Tự đã bị trưng dụng vào việc làm văn phòng cho cơ quan hành chánh của nhà nước. Tài liệu, vật dụng cũng bị tháo gỡ để cán bộ dùng làm của riêng. 
Bao nhiêu mồ hôi, xương máu và nước mắt của tăng ni, tín đồ Phật giáo đã đổ xuống để tạo nên cơ sở nầy, rồi một sớm đã bị ma vương hiện về quấy phá, ước mong ý hướng xây ngôi Quốc-Tự nơi mỗi Phật tử chúng ta vẫn còn được tiếp nối cho tới khi nào hoàn thành viên mãn !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Dec 27, 2014 10:50 am

40.- Sơ Lược Vài Nét Về Thánh Tích Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu  
Những danh lam (các ngôi chùa nổi tiếng), thắng cảnh (cảnh đẹp nổi tiếng), một phần do thiên nhiên hình thành, một phần do con người tu tạo mà có. Ở Việt-Nam vào những năm sau chiến tranh, khi nói tới một thắng cảnh nổi tiếng miền Nam, không ai là không biết tới thánh tích Thích-Ca Phật đài tại Vũng-Tàu. 
Thích-Ca Phật đài nằm trên bãi sau của thị xã Vũng-Tàu. Cảnh trí rất nên thơ, vì được thiết lập trên một khu triền núi trông ra mặt biển. Pho tượng đức Phật Thích-Ca trong tư thế ngồi kiết già lộ thiên, cao 2 mét, chưa kể tòa sen, mặt hướng ra biển và vùng thị xã Vũng-Tàu. Tượng Phật có thể nói là đẹp vào bậc nhất nhì so với tượng đức Phật Thích-Ca nơi chánh điện của chùa Xá-Lợi, Sàigòn. Tượng được sơn màu bạch kim trông thật sáng sủa. Chung quanh Phật tích toàn cây cối rậm rạp. Phía dưới bao bọc bởi nước biển mầu biếc, bên trên phản chiếu bầu trời xanh lơ như dãi lụa mỏng căn phồng thành nhiều lượn trong gió sớm, nắng chiều. Khi nào có sương mù, pho tượng Phật trở nên như tỏa hào quang sáng rõ cả một góc chân trời, quyện lẫn mây nước thành mầu khói lam tuyệt mỹ ! Thánh tích lịch sử nầy do Phật giáo Nam-tông, tức là phái Nguyên-Thủy thành lập vào năm 1962 và hoàn thành vào đầu năm 1963. Lễ Khánh-Thành đã được tổ chức thật trọng thể vào hai ngày 9 và 10 tháng 3 năm 1963, với sự tham dự đông đảo của chư Hòa-Thượng thuộc các giáo phái Phật giáo, cũng như hàng Phật tử và cơ quan chính quyền. 
Từ lúc thành hình thánh tích, Vũng-Tàu đã đẹp, nhờ cảnh trí Thích-Ca Phật đài lại trở nên thơ mộng hơn trước. Nhiều du khách ngoại quốc khi viếng Vũng-Tàu đều ghé qua viếng ngôi Phật tích kỳ quan nầy. 
--- o0o ---

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySun Dec 28, 2014 6:16 pm

CHƯƠNG 9
PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

1.- Phật Giáo Ấn Độ : Khởi Nguyên Và Kế Truyền Ra Sao ?  
Từ khi đức Phật Thích-Ca xuất thế vào năm 624 năm trước Tây lịch, thì Phật giáo bắt đầu thành hình tại Ấn-Độ. 
Đức Phật ra đời tại xã hội Ấn, vì Ngài nhận thấy sự bất công trong các tầng lớp dân chúng, lúc bấy giờ có phân ra ít nhất là 4 giai cấp như : 
- Bà-la-môn (Brahman) tức hàng giáo sĩ có học, nắm giữ tất cả mọi uy quyền thế lực. 
- Sát-đế-lợi (Ksatrya) hay dòng dõi vua chúa. 
- Phệ-xá (Vaisary) thuộc hàng thương mãi 
- Thủ-đà-la (Sudra) thuộc đám dân lao động cùng khổ. Ngoài ra, còn một hạng tiện dân (untouchables) hay nô lệ. 
Đức Phật chủ trương san bằng tất cả các giai cấp, Ngài quan niệm mỗi người sanh ra đều bình đẳng, vì "không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ và trong giọt nước mắt cùng mặn". Từ đó, Ngài mở ra cho xã hội Ấn-Độ một kỷ nguyên mới : Kỷ nguyên Phật giáo. Đức Phật Thích-Ca sanh ở thành Ca-Tỳ-La-Vệ, con vua Tịnh-Phạn và Hoàng-hậu Ma-Gia (Sudhadana and Maha-Maya), tên là Tất-Đạt-Đa (Siddharta), họ là Thích-Ca (Sakya). Sau khi thành Phật hiệu là Mâu-Ni hay Cồ-Đàm. Ngài sanh vào ngày mồng 8 tháng 4 đời Chiêu-Vương nhà Chu (trước Tây lịch 624 năm). Do công phu tu tập, Phật đã giác ngộ được. Sau khi chứng đắc đạo quả, Phật đi chu du khắp xứ Ấn-Độ để truyền giáo cho đến năm 80 tuổi Ngài nhập diệt vào ngày rằm tháng 2, tại rừng Câu-Thi-La. Giáo pháp của Ngài sau đó được các chúng đệ tử kiết tập thành 4 kỳ và chia ra thành nhiều bộ phái. Sau Phật diệt độ khoảng 300 năm có vua A-Dục ra đời, ra sức phát huy chánh pháp nên Phật giáo rất thịnh hành. Đến đầu kỷ nguyên Tây lịch, tại Bắc Ấn-Độ, ngài Mã-Minh ra đời, xiển dương Phật giáo, đã được vua Ca-Nỵ Sắc-Tra (Kaniska) hết sức ủng hộ và Phật giáo phái Đại-thừa được thạnh hành từ đó. Cho tới thế kỷ thứ 9 - 10 Tây lịch có các ngài Vô-Trước, Thế-Thân ra đời ở Bắc Ấn-Độ, sau đến Trung Ấn khởi xướng Đại-thừa Phật giáo qua duy thức học. 
Phật giáo mặc dù phát nguồn từ Ấn-Độ nhưng không phát triển mấy. vào thế kỷ thứ 11, Hồi-Giáo thắng thế. Quân Hồi tìm cách tiêu diệt Phật giáo. Vào thế kỷ thứ 19, người Anh tìm tới xứ Ấn để nghiên cứu Phật giáo. Năm 1893, Sarat Chaand Rodas, một người Anh, thành lập "Hội Nghiên Cứu Phật Giáo Ấn-Độ và Nhân Loại Học Thuật". Năm 1891, "Hội Bồ-Đề" được thành lập có các chi nhánh tại Nữu-Ước, Luân-Đôn ... và việc truyền bá Phật giáo lan rộng khắp Âu Mỹ do những tác phẩm đã dịch được từ kinh điển chữ Phạn. Có lẽ, nhờ vào các ảnh hưởng đó mà người Tây-phương có dịp tiến gần hơn về Đông-phương để nghiên cứu tìm hiểu tư tưởng Phật giáo. 
Tuy nhiên, Phật giáo Ấn-Độ hiện thời không còn được thạnh hành như ở vào những kỷ nguyên trước mà chỉ còn lại trên hình thức cũng như những di tích lịch sử cổ của Phật giáo mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Dec 29, 2014 1:51 pm

2.- Phật Giáo Trung Quốc Thời Kỳ Du Nhập Và Sự Phát Triển Ra Sao ?  
Theo sử liệu Phật giáo Trung-Quốc có ghi rõ ràng đạo Phật đã truyền vào quốc độ nầy trước kỷ nguyên Tây lịch, nhưng mãi đến năm 67 Tây lịch mới sáng tỏ. 
Hậu bán thế kỷ thứ nhất (năm 67) niên hiệu Vĩnh-Bình năm thứ 10, vào đời Đông Hán. Phật giáo mới thực sự được xiển dương sâu rộng do vua Minh-Đế khởi xướng. Vua Hán Minh-Đế đã cử người sang Tây-Thiên-Trúc (Ấn-Độ) mời được các vị sư như Ca-Diếp Ma-Đằng và Trúc-Pháp-Lan qua Trung-Quốc truyền đạo và thỉnh được tượng Phật cùng kinh điển đem về xứ sở. Ngoài ra, vua còn cho dựng chùa Bạch-Mã ở Lạc-Dương để thờ Phật và mời hai vị sư người Ấn về ở đó dịch kinh. Bộ kinh đầu tiên được dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán là kinh 42 Chương. Đó là giai đoạn mở đầu của Phật giáo Trung-Quốc và đạo Phật dần dần có cơ hội bành trước mãi đến nổi đã khiến đạo Lão gần mất hết cả thế đứng trong quần chúng. Đạo Phật Trung-Quốc thời bấy giờ thịnh đạt một phần nhờ kinh sách chữ Phạn đã được dịch hơn 300 bộ, mặt khác, nhờ ảnh hưởng nơi các bậc cao Tăng như ngài An-Thế-Cao, Chi-Lâu-Ca-Sấm, Chi-Diệu, Trúc-Phật-Sóc ... là những người từ Ấn-Độ sang truyền giáo. 
Đời Tam-Quốc : NGỤY - THỤC -NGÔ (250-300) ngài Khương-Tăng-Hội từ Tây-Vực sang truyền đạo tại Trung-Quốc. Vua Ngô-Tôn-Quyền đã quy y theo Phật giáo. Vào năm 250, niên hiệu Gia-Bình thứ 2 đời Ngụy-Minh-Đế có ngài Đàm-Ma-Ca-La từ trung Ấn-Độ sang Trung-Quốc mở giới đàn truyền giới Tỳ-kheo. 
Năm 310, niên hiệu Vĩnh-Gia đời Tây-Tấn có vị tăng tên Phật-Đồ-Trừng từ Tây-Vực sang giảng kinh thuyết pháp đã được dân chúng mến mộ rất đông. Cũng trong khoảng thời gian nầy, ngài Cưu-Ma-La-Thập đã dịch nhiều kinh chữ Phạn sang chữ Hán. Phật giáo bắt đầu chia ra làm 2 tông phái : Thành-Thật và Tam-Luận-Tông. 
Đến thế kỷ thứ 5 - 6 (420 - 588) đời Nam Bắc triều, Phật giáo càng thịnh đạt. Ngài Bồ-Đề Đạt-Ma đem Thiền-tông truyền vào Trung-Quốc cũng trong thời kỳ nầy. Các tông Thiên-Thai, Niết-Bàn đều được thành lập đồng thời với Thiền-tông. 
Năm 446, Phật giáo Trung-Quốc bị ách nạn lần thứ nhất vào đời vua Hậu Ngụy Thái-Võ-Đế, còn gọi là "Tam Võ Nhất tôn chỉ ách". Vào đầu thế kỷ thứ 6 (508) Phật giáo lại cực thịnh dưới đời vua Tuyên-Võ-Đế. Chùa chiền mọc lên như nấm, Tăng sĩ tu rất đông. Nhưng vào hậu bán thế kỷ (574) đời Võ-Đế Bắc-Chu, Phật giáo lại bị ách nạn lần thứ 2. Sau đó, Phật giáo được phục hưng trở lại và cực thịnh suốt trong đời nhà Đường (609 - 907) và có thêm các tông như : Tịnh-Độ, Pháp-Tướng, Luật, Câu-Xá, Hoa-Nghiêm, Chân-Ngôn được thành lập. Đến đời Ngũ-Đại (Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Tấn, Hậu Hán, Hậu Chu), Phật giáo suy vi do chiến tranh và thời cuộc gây ra. Đời nhà Tấn Phật giáo lại được phục hưng. Kế các đời nhà Nguyên và nhà Minh (?) cũng bảo vệ Phật Pháp nhưng không có những hoạt động nổi bậc đáng kể. 
Đời nhà Thanh bị nhiểm bởi làn sóng văn minh Tây-phương truyền vào Trung-Quốc, Phật giáo càng trở nên suy yếu dần. Đầu thế kỷ 20 (1912), sau cuộc cách mạng Tân-Hợi (1911), Tôn-Văn lên cầm quyền, Phật giáo cũng được nhiều người tìm hiểu nghiên cứu. 
Thời kỳ Trung - Nhật chiến tranh (1940-1945), Phật giáo Trung-Quốc bị suy yếu. Đến khi cộng sản nhuộm đỏ toàn lục địa Trung-Hoa (1949), Phật giáo chỉ duy trì được ở giai đoạn đầu (1950-1960). Năm 1966 có cuộc đại cách mạng văn hóa, mọi giá trị tinh thần đều bị đem ra xét lại. Từ đó, Phật giáo được xem như món đồ trang sức trong viện bảo tàng hơn là trên thực tế. 
Mãi tới cuối năm 1979, nhận thấy thời cơ thuận tiện, phó Thủ-Tướng Đặng-Tiểu-Bình và chính quyền Trung-Quốc cho khôi phục lại Phật giáo. Đây có tính cách như cái loa để tuyên truyền cho chính trị hơn là thuần túy muốn chấn hưng Phật giáo đúng nghĩa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyFri Jan 02, 2015 10:08 am

3.- Phật Giáo Nhật Bản Có Từ Lúc Nào Và Do Ai Truyền Tới ?  
Suốt trong mấy thế kỷ đầu của lịch sử, dân tộc Nhật-Bản chưa có một tôn giáo nào khác hơn Thần đạo. Mãi cho đến thế kỷ thứ 6 Tây lịch Phật giáo mới có cơ hội truyền vào đất nước nầy. 
Thánh-Đức Thái-tử (Shotoku Taishi : 574-622) đã nghiên cứu các tư tương cổ điển của Khổng, Lão vào Phật giáo trong nền văn minh cổ Trung-Hoa về những yếu tố hình thành guồng máy xây dựng quốc gia, xã hội. Đặc biệt ông có thảo 17 điều trần tình mà trong đó tư tưởng Phật giáo được xem như những nguyên lý căn bản để xây dựng công bằng xã hội. Mặt khác, ông còn khuyến khích nhiều học giả, nghệ sĩ và nhất là tu sĩ Phật giáo trong việc sáng tác. Ngoài ra, hai ngôi chùa danh tiếng ngày nay tại Kyoto như chùa Pháp-Long (HORYU JI) đã được Thái-tử cho thành lập vào đầu thế kỷ thứ 7 (năm 621) và chùa Tứ-Thiên-Vương (Shiten o ji) thành lập năm 623. Thánh-Đức Thái-tử cũng còn khuyến khích các Tăng sĩ sang du học Trung-Quốc. Năm 606, trước triều đình, ông luận về kinh Pháp-Cú, phẩm Liên-Hoa đã gây được ảnh hưởng sâu rộng trong chánh giới Nhật-Bản lúc bấy giờ. Ông từ trần năm 624. Trong đời Thánh-Đức đã tạo được 46 ngôi chùa và 816 Tăng sĩ cùng với 569 Ni-cô. Nhưng, Phật giáo đã truyền vào Nhật-Bản bằng hình thức nào ? Có nhiều thuyết khác nhau và điều chắc chắn phải nói rằng Phật giáo Nhật-Bản chịu ảnh hưởng sâu đậm, trực tiếp từ Phật giáo Trung-Quốc. Những tác phẩm Phật giáo mà người Nhật đã nghiên cứu lúc đó là những bản dịch từ chữ Hán sang. 
Thời kỳ Nara (625-754) Phật giáo đã phát triển cũng như đặt nền móng về cơ sở tri thức cho dân tộc bản xứ, nhất là việc nghiên cứu sâu rộng giáo nghĩa Phật-Đà. 
Năm 754, Hòa-Thượng Giám-Chân (Kanzin Wazo) người Trung-Quốc đã đặt chân tới Nhật-Bản và làm cho Phật giáo thêm phần khởi sắc nhờ công hạnh đạo đức và tài năng xuất chúng của bậc chân tu đại Thánh nhân nầy. Chùa Đông-Đại Tự (Todai Ji) tại vùng Nara, Kyoto đã được xây cất vào năm 754. Tương truyền rằng chính Hòa-Thượng Giám-Chân (lúc đó đã bị mù lòa cả 2 mắt do bảo tố trên đường từ Trung-Quốc tới Nhật-Bản gây nên) là người xem địa hình cho việc thiết lập ngôi chánh điện chùa nầy. 
Thời đại Bình-An (Heian : 793-800) có 2 vị tăng sĩ là Truyền giáo Đại-sư (Dengyo đaishi) tên là Tối-Trừng : 767-822, Sơ tổ của tông Thiên-Thai và Hoằng-Pháp Đại-sư (Kobo daishi) tên Không-Hải : 774-835 là Sơ tổ tông Chân-Ngôn, đã ra sức phát huy Phật giáo và nhờ đó ảnh hưởng rất sâu rộng trong quần chúng. Tư tưởng Thiền đồng thời cũng được phát huy kể từ thời kỳ nầy. 
Vào đầu thế kỷ 13 có các ngài Nhật-Liên đại thánh nhân (Nichi ren : 1222-1282) xuất hiện đã mang lại cho Phật giáo Nhật-Bản một sinh khí mới về cách tu chứng và sự khế cơ của Phật giáo vào đời sống xã hội. Ngoài ra còn có ngài Đạo-Nguyên Thiền-sư (Dogen : 1200-1253) cũng là một bông hoa khởi sắc mở đầu cho Thiền-tông (Zen) tại Nhật-Bản. Dogen đã sang du học Trung-Quốc về môn Thiền Phật giáo tông Tào-Động trong thời gian 5 năm. Sau khi về nước, ngài lập ra phái Thiền Tào-Động tại Nhật-Bản vào năm 1227, vào thời kỳ Kamakura. 
Từ thế kỷ 14 - 17 chiến tranh liên tiếp xảy ra, nhất là những cuộc nội chiến, khiến cho Phật giáo phải bị đình đốn. Vào hậu bán thế kỷ 17 và tiền bán thế kỷ 18 có những cuộc chiến tranh tôn giáo diễn ra vào thời kỳ các võ sĩ đạo và tướng quân tranh quyền hành ở mỗi địa phương. Lúc bấy giờ đã có những tư tưởng cấp tiến, có nhiều học giả chống lại việc nghiên cứu hệ thống triết học Trung-Quốc, nhưng tư tưởng Phật giáo vẫn được tôn trọng. 
Minh-Trị Duy Tân (1868), Phật giáo lần hồi được tái hưng và từ đó tới nay Phật giáo Nhật-Bản giữ một vài trò quan trọng dẫn đạo về mặt tư tưởng cho dân tộc bản xứ và nếp sinh hoạt chùa chiền tại Nhật-Bản cũng khác hẳn với các nước Phật giáo thuộc vùng Á châu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Jan 03, 2015 10:47 am

4.- Phật Giáo Việt Nam Có Từ Thời Kỳ Nào ? Do Ai Truyền Tới Và Ảnh Hưởng ?
Thời kỳ Phật giáo du nhập vào Việt-Nam có nhiều thuyết khác nhau. Sớm nhất Phật giáo cũng đã được truyền vào nước ta vào cuối thế kỷ thứ 2 hay đầu thế kỷ thứ 3 Tây lịch. 
Dựa vào mấy lý do sau đây để có thể giải thích sự có mặt của đạo Phật tại Việt-Nam vào thời kỳ du nhập : 
- Những thế kỷ đầu của lịch sử hẳn ta chưa có môn sử hay nói khác hơn là chưa có ai quan tâm tới sử học, cũng như chưa kinh nghiệm khoa học về sử liệu, do đó những gì diễn ra trên đất nước cũng chỉ được ghi nhớ và biên chép sơ sài thôi. 
- Còn một điều nữa là vào những thế kỷ đầu của lịch sử, nước ta có nhiều người ngoại quốc lui tới buôn bán. Các tăng sĩ cũng theo thuyền buôn đến truyền đạo ở trong nước từ Thuận-Hóa trở ra Bắc. Lúc bấy giờ cũng chưa có cơ quan thông tin nghị luận gì để phổ biến tin tức cả, do đó việc các tăng sĩ người Ấn, Hoa-Kiều ... dù có đến hay đi, cũng ít có người quan tâm tới. Đó là những nguyên nhân khiến chúng ta không biết đích xác được đạo Phật vào nước ta đúng vào năm nào. 
Theo truyền thuyết, Phật giáo du nhập vào Việt-Nam từ thế kỷ thứ 2, do ngài Khương-Tăng-Hội và Ma-Ha-Kỳ-Vực là người Ấn-Độ đem tới. Ngoài ra, còn có thuyết cho rằng Phật giáo truyền vào đất Giao-Châu từ thế kỷ thứ nhất, tức là đồng một lúc với thời kỳ Phật giáo du nhập vào Trung-Quốc, nhưng chỉ có các thuyết cho rằng Phật giáo tới An-Nam vào cuối thế kỷ thứ 2 là hợp hơn cả. Theo sách Le Bouddhisme en Annam của Trần-Văn-Giáp thì vào khoảng năm 194-195 có ngài tên là Mâu-Tử người Ấn-Độ sang Giao-Châu truyền bá đạo Phật và đã được người trong nước bắt chước tin theo rất nhiều. Dần dà ở những thế kỷ sau có nhiều vị sư ngoại quốc đến và phát huy tinh thần Phật giáo tại đây. 
Năm 580 có ngài Tỳ-Ni-Đa-Lưu-Chi, người Ấn-Độ sang truyền Phật giáo phái thiền tại nước ta. 
Năm 820, ngài Vô-Ngôn-Thông, người Tàu đem truyền Thiền-tông vào đất nước Việt và chính ngài được tôn lên tổ Thiền phái thứ 2. Dòng Thiền Vô-Ngôn-Thông truyền xuống được 15 đời, gồm 40 người kế nghiệp cho tới đời thứ 15 : Ứng-Vương (1221) là dứt. 
Đời Tiền-Lê (Lê-Đại-Hành) ngài Khuông-Việt là một vị thiền sư nổi tiếng. Niên hiệu Thái-Bình thứ hai (năm 971) vua phong chức "Khuông-Việt Thái-sư". 
Đời vua Lý-Thái-Tổ (1010 - 1028) Vạn-Hạnh Thiền-sư là một bậc cao tăng tài đức kiêm toàn, đã đem tư tưởng Đại-thừa Phật giáo phục vụ quốc gia dân tộc, nên lúc bấy giờ nước nhà được thạnh trị và dân tộc thái bình. Chính Vạn-Hạnh Thiền-sư, được vua Lê tôn lên làm bậc Quốc-sư.  Ngài tịch vào năm 1018. 
Đời Lý-Thái-Tôn (1028-1054) cũng sùng mộ đạo Phật, có lập được 95 ngôi chùa và ảnh hưởng của Phật giáo cũng khá lớn mạnh. 
Đời Lý-Thánh-Tông (1054-1072) có thêm phái Thảo-Đường, do ngài Thảo-Đường người Tàu, nhân là một tù binh theo thầy qua Chiêm-Thành bị vua Thánh-Tông bắt được trong lúc đánh với Chiêm-Thành. Sau vì biết rõ được tông tích Ngài qua tài năng vượt chúng, vua phong chức Quốc-sư. Phái Thảo-Đường truyền xuống được 18 dời, do vua Thánh-Tông là Sơ tổ. Chùa Diên-Hựu (chùa Một-Cột) do vua lập nên 1049, niên hiệu Sùng-Hưng-Đại-Bảo nguyên niên. Vua Thánh-Tông là đệ tử ngài Thảo-Đường thuộc dòng thiền thứ 3 tại Việt-Nam. 
Đời Trần (1225 - 1400), Phật giáo cũng được truyền bá nhưng không có tầm ảnh hưởng sâu rộng bằng Phật giáo đời nhà Lý. Vua Trần-Nhân-Tông (1278 - 1308) là vị chân tu. Vua xuất gia năm 1299 và là Sơ tổ của phái Trúc-Lâm Yên-Tử do Ngài sáng lập. Phái Trúc-Lâm truyền được 4 đời cho 20 vị tiếp tục kế truyền tông pháp. 
Trần-Anh-Tông (1239 - 1314) cũng là người rất sùng tín đạo Phật, là đệ tử của Thiền-sư Pháp-Loa. 
Phật giáo Việt-Nam đời Lý - Trần rất cực thịnh. 
Các đời vua đều cho dựng chùa, xây tháp, đúc chuông, tô tượng và xiển dương Phật giáo, vì thế trong nước dân chúng được an cư lạc nghiệp. 
Phật giáo Việt-Nam vào thế kỷ 15-17, trở nên suy yếu. Một phần bị chiến tranh Chiêm-Việt ; mặt khác, các triều vua không phải là những Phật tử thuần túy biết nhiệt tâm vì đạo. 
Đến hậu bán thế kỷ 17 (1665), ngài Nguyên-Thiều, người Tàu qua An-Nam lập chùa Thập-Tháp (Bình-Định) và ảnh hưởng cũng rất lớn lao. 
Chùa Thiên-Mụ (Linh-Mụ - Huế) được chúa Nguyễn-Hoàng cho xây vào năm 1601 và đến đời Nguyễn-Phúc-Chu (1691) chùa mới hoàn thành. 
Đời Nguyễn (1802 - 1884) các vua cũng cho lập chùa xây tháp. Tháp chuông chùa Thiên-Mụ được vua Thiệu-Trị cho xây 7 tầng vào năm 1844 gọi tháp Từ-Nhân hay Phước-Duyên. Nhưng Phật giáo thời nầy không lấy gì làm thạnh cho lắm. 
Thời cận và hiện đại, Phật giáo trải qua nhiều lần bị pháp nạn và chiến tranh chi phối. Vào đệ nhất và đệ nhị thế chiến, Phật giáo phải bị đình đốn. 
Từ năm 1925-1945, phong trào chấn hưng Phật giáo thành hình. Các trường Phật học nổi lên khắp nơi Bắc Trung Nam, nhưng đến năm 1945 cũng phải ngưng hoạt động. Từ năm 1945-1951, Phật giáo hầu như chỉ còn ảnh hưởng rất ít trong quần chúng. Mãi cho đến năm 1952, làn sinh khí Phật giáo lại tiếp tục được hồi sinh. 
Thời Ngô (1954-1963), vì vấn đề kỳ thị tôn giáo, Phật giáo bị pháp nạn năm 1963 rất khốc liệt. Sau đó, toàn dân nổi lên làm cuộc cách mạng lật đỗ chế độ bạo tàn Ngô-Đình-Diệm vào ngày 1/11/1963. Một trang sử mới lật qua, Phật giáo lại phải đương đầu với một giai đoạn mới. 
Năm 1964, Hiến Chương của Giáo Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống Nhất ra đời, kết nạp các tông phái lại thành một khối để đủ uy tín duy trì pháp âm của Phật-Đà. Nhưng mầm chia rẽ giữa 2 khối Phật giáo : Ấn-Quang - Việt-Nam Quốc-Tự nhen nhúm thành hình. 
Năm 1975, cộng sản lên cướp chính quyền miền Nam vào ngày 30/4/75, mọi sinh hoạt của Phật giáo đều bị ngưng trệ. Từ đó đến nay, Phật giáo đứng trước gông cùm của bạo quyền cộng sản, chỉ còn chờ thái độ của người Phật tử đối với đạo pháp và dân tộc.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Jan 05, 2015 12:50 pm

5.- Phật Giáo Pháp Quốc Buổi Bình Minh Của Tư Tưởng Đạo Phật Truyền Vào Pháp Vào Năm Nào Và Do Ai ? 
Phật giáo tại Pháp chịu ảnh hưởng rất sâu đậm từ Phật giáo Trung-Quốc. Nổi bậc nhất là sự hình thành hội "Liên Hữu Phật Giáo" (les amis du Bouddhisme) vào năm 1929. Hai sáng lập viên là Thượng-Tọa Tai-Hsu người Trung-Hoa và cô G. Constant Lounsbery, người Anh. 
Thượng-Tọa Tai-Hsu chu du sang Âu Châu năm 1928. Trong thời gian lưu trú tại Paris đã tặng cho Viện Bảo Tàng Guimet một số kinh điển Phật giáo đã dịch sang tiếng Pháp. Đồng thời trong cùng năm sách Phật giáo dịch sang Anh-ngữ cũng đã được xuất bản tại Paris. Nhờ duyên hạnh ngộ đó mà cô G. Constant Lounsbery mới bắt tay cộng tác trong việc Phật sự. Lúc đó cô đang nghiên cứu Phật giáo và thực hành thiền định. Cả hai người cùng nhau lập hội Phật giáo tại Pháp vào năm 1929. Ta có thể nói được rằng đây là buổi bình minh của tư tưởng Phật giáo được truyền vào đất Pháp ? Phật giáo hẳn đã có mặt từ trước tại đây rồi, nhưng chưa có một hoạt động cụ thể nào nổi bậc và đến giai đoạn nầy là thời kỳ chín muồi để cho hình thức tiêu biểu Phật giáo kết duyên lành với người bản xứ ! 
Hội Phật giáo tại Pháp hoạt động không ngừng. Từ năm 1940 trở đi do sự trực tiếp điều hành của cô Suzanne Karpeles và sự cộng tác của cố thi hào Mauric Margre (mất năm 1942). Hội cũng đã xuất bản một số sách Phật giáo đáng kể như : Les Meditations Bouddhique của cô Lounsbery, La Parole Bouddha do cô Lafuente dịch từ sách chữ Phạn. 
Năm 1939 hội Phật giáo Pháp có xuất bản tờ tạp chí tên là "La Pensée Bouddhique" và cho đăng tải phần giáo lý các bài dịch từ chữ Pali sang tiếng Pháp. 
Ảnh hưởng của tờ báo rất sâu rộng trong học giới Tây-phương. Các vị Thượng-Tọa, Đại-Đức, nhiều học giả Âu Mỹ, Trung-Hoa, Nhật-Bản và ngay cả hội Viễn-Đông Bác-Cổ Hà-Nội đều cộng tác. Hội Phật giáo Pháp với cơ quan ngôn luận mở rộng, là nơi gặp gở thuận tiện giữa các nước Phật giáo như Lào, Thái và đặc biệt hơn cả có ảnh hưởng tới Phật giáo Việt-Nam trong giai đoạn nầy. 
Hội hoạt động đều đặn và mỗi năm đều có tổ chức ngày lễ đức Phật Đản-Sanh và ngày Phật Thành-Đạo. Năm 1950 hội Phật giáo Pháp chính thức được mời tham dự đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Tích-Lan với 27 quốc gia hội viên tham gia, do cô Lounsbery làm Trưởng phái đoàn và cũng là Phó hội trưởng hội Phật giáo Pháp-quốc. Các kỳ đại hội Phật giáo thế giới kế tiếp được tổ chức tại Tokyo (1952), Ngưỡng-Quang (1954), Nepal (1956), hội đều có tham dự. 
Từ năm 1950 hội đã mời được Thượng-Tọa tiến-sĩ Rahula vào chức hội trưởng. Từ đó hội đã thu nạp được nhiều hội viên, tổ chức các lễ lộc quan trọng trong năm, cũng như mỗi tuần đều có giảng kinh, thuyết pháp. 
Hy vọng rằng, ngày nay với tầm hoạt động lớn mạnh của các tổ chức Phật giáo Việt-Nam tại Pháp, là cơ hội tốt cho người bản xứ có được cái nhìn toàn vẹn và việc tìm hiểu Phật giáo hẳn dễ dàng và sâu rộng hơn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyTue Jan 06, 2015 10:04 am

6.-  Phật Giáo Hoa Kỳ : Việc Truyền Bá Và Phát Triển Ra Sao ?  
Hoa-Kỳ có thể nói là một nước mà đạo Thiên-chúa đã sớm được truyền vào, với một số người tin theo. Như thế, đạo Phật làm sao có thể vào được xứ sở vốn cá dân số tạp chủng nhất thế giới nầy ? 
Chính người Nhật-Bản và người Trung-Hoa đã tiền phong trong việc đem đạo Phật vào xứ sở Hiệp-Chủng-Quốc. Cho tới nay chúng ta chưa biết đích xác được Phật giáo đã có mặt tại đây vào đúng năm nào, nhưng có lẽ buổi bình minh của Phật giáo tại Hiệp-Chủng-Quốc sau đệ nhị thế chiến năm 1946-1950. 
Hội Phật giáo Mỹ-Nhật đã được thành lập rải rác trong các Tiểu-bang Hoa-Kỳ như Hawaii, Seattle, San Francisco, Fresno. Los Angeles ... Ngôi chùa Phật giáo ở Honolulu là trung tâm du lịch đã được thiết lập ngay giữa ánh sáng của đô thị. Đại học Phật giáo mới tại New York được xây đối diện với sông Hudson là nơi thuộc vùng ảnh hưởng Phật giáo quan trọng nhất thuộc về bờ biển phía Tây. Ngoài ra, còn có những trung tâm Phật giáo thế giới và những ngôi chùa Thiền do người Nhật thành lập trong hơn 30 năm trước đây tại Nữu-Ước. Tại New Jersey còn có một ngôi chùa Mông-Cổ hay một vài chùa Phật giáo Trung-Hoa ở Los Angeles và vài năm sau vào năm 1973 Viện Đại-học Đông-Phương (College of Oriental Studies) cũng được thành hình tại thành phố nầy. Hai nơi nầy đã quy tụ được một số người bản xứ theo học Thiền và nghiên cứu Phật giáo. Ngoài ra, các ngôi chùa Phật giáo Việt-Nam cũng được thành lập tại Washington D.C. và rải rác khắp các tiểu bang. 
Ngày nay, người Hoa-Kỳ để ý đến việc nghiên cứu tư tưởng Phật giáo là dấu hiệu cho thấy nền văn minh Tây-phương đã không đáp ứng được nhu cầu cho cuộc sống tinh thân của con người một cách trọn vẹn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyThu Jan 08, 2015 10:50 am

7.- Phật Giáo Đức Quốc Thời Kỳ Du Nhập Và Tầm Ảnh Hưởng  
Khi đề cập tới Phật giáo ở phương trời Tây, người ta đặc biệt lưu tâm tới dân tộc Đức nhiều hơn từ sau đệ nhất thế chiến chấm dứt. Và cũng kể từ đó Phật giáo có cơ hội nẩy nở tại đất nước nầy. 
Tại sao tôi xác quyết như vậy ? Căn cứ vào bài viết của Max Hoppe, người Đức đã đăng trong tạp san Pháp Á (France-Asie) xuất bản vào năm 1959 tại Sàigòn, thì chính tiến-sĩ George Grimm là người đầu tiên khai sáng ra Hội Phật giáo tại Đức lấy tên là : Alt Buddhistisch Gemeinde" (Old Buddhist Commuty) vào năm 1921 và đã quy tụ được hàng ngàn hội viên cùng nhau tu học và nghiên cứu Phật giáo. Chính Dr. George Grimm cũng đã viết những cuốn sách về Phật giáo như : Die Lebredes Buddha (The Doctrine of The Buddha), Die Religion der Vernunft und der Meditation (The Religion of Reason and Meditation), đã được cơ sở Hoble Verlag xuất bản. Các sách ấy hiện nay cũng đã được K.E. Neumann dịch sang tiếng Anh để phổ biến sâu rộng khắp các nơi. Đặc biệt, cả Grimm và Neumann lúc tuổi trẻ có nghiên cứu về A. Schopenhauer. Chính Schopenhauer tự nói mình là một Phật tử chân chính, hiểu rất nhiều về giáo lý của đức Phật. Tại nhà có thờ một pho tượng Phật mạ vàng vĩ đại. Cuộc đời của Schopenhauer được xem như là vị Đại-Đức có đức hạnh sáng ngời. 
Ngoài ra dân tộc Đức còn đọc sách về Phật giáo của Friedrich Zimmermann (1857-1917) như : Buddhist Catechism đồng thời được dịch ra nhiều thứ tiếng. Nhiều học giả khác như tiến-sĩ Karl Seidenstiicker (1876-1936) có nghiên cứu về tư tưởng Đông-phương. Đặc biệt những sách dịch kinh điển Phật gíao từ tiếng Pali sang tiếng Đức của ông cũng được xuất bản vào năm 1923. Mục đích của hội Phật giáo là nghiên cứu triết học tôn giáo và tìm những nguyên lý cho cuộc sống, mà giáo lý của đạo Phật như là sự hướng dẫn cần thiết cho con người trong xã hội hiện đại. 
Hội Phật giáo Đức đã nổ lực hoạt động và duy trì được cho tới ngày nay. Sau khi George Grimm qua đời vào ngày 26/8/1945, thọ được 78 tuổi, thì người con gái là bà Maya Keller Grimm kế tục phát triển công việc của cha cho hội Phật giáo. 
Ngôi nhà, trụ sở của hội Phật giáo Đức tại Utting on-Ammersee (upper Bavaria) mang tên là George Grimm. Hiện nay, cơ sở ấy trở thành nơi thờ phụng và cũng là một địa điểm hành hương cho du khách các nơi đến thăm viếng. 
Từ năm 1950, các sách của George Grimm như Ewige Fragen (Eternal Questions), Die Botschaft des buddha, der Schliissel Zur Unster Blichkeit (the Message of the Buddha, the Key to Immortality), Der Buddha Weg fiir Dich (the Buddha way for you) đã được xuất bản. 
Năm 1955, Hội Phật giáo thứ hai tại Đức được thành lập tại Franckfurt-am-Main lấy tên là "Deutsche Buddhistische Gesellschaft (German Buddhist Society) và các chi hội được thành lập tại Hamburg, Munchen, Berlin ... 
Dân tộc Đức ngày nay đang hướng về Đông-phương để tìm hiểu mà tư tưởng Thiền của Phật giáo đặc biệt được chú trọng hơn cả.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Jan 10, 2015 10:47 am

8.- Phật Giáo Miến Điện : Việc Truyền Bá Và Phát Triển Ra Sao ?  
Khó có ai xác định đúng thời kỳ và niên đại nào Phật giáo đã du nhập vào Miến-Điện (Burma) được cả. 
Theo sử liệu cho biết thì vào thế kỷ thứ 5, tức là thời kỳ Thiri Khettara đã có những tăng sĩ Phật giáo thuộc phái Đại-thừa (Mahayanists) từ phương Bắc (chỉ Ấn-Độ) đã đem Phật giáo vào xứ nầy rồi. 
Ngoài ra, vào tháng 12 năm 1952 chùa Shway Sandaw thuộc miền Đông đã khám phá ra được thánh tích của chiếc răng Phật bằng vàng và nhiều tượng Phật đồng hay bằng vàng khác. Những chi tiết trên, chứng tỏ cho thấy, Phật giáo đã có mặt tại Miến-Điện rất sớm, từ hàng ngàn năm trước. Ngôi chùa vừa nêu do vua Dvattabaung thành lập (?). Do đó, Miến-Điện còn gọi là xứ Kim-Xỉ (răng vàng) cũng do dựa vào di tích lịch sử nầy mà thành hình. Phật giáo phái Theravada truyền vào Miến-Điện do vua Anoratha vào năm 1044. Ta có thể nói được rằng Phật giáo Miến-Điện chịu ảnh hưởng bởi hai luồng tư tưởng Đại-thừa và Tiểu-thừa hay bằng đường bộ và đường thủy.  Nhưng chỉ có phái Phật giáo Theravada là thích hợp hơn cả. 
Năm 1622-1629 vua Sawlu lên thay vua Anoratha, nhưng suốt trong thời kỳ tại vị, ông không có một hoạt động nào nổi bậc đáng kể cho Phật giáo, ngoài việc xây dựng 2 ngôi chùa ở vùng Monywa và Minbu. 
Năm 1629 vua Kyansittha lên kế vị hoàn thành việc xây cất ngôi chùa Shwe see-khon đã được vua Anoratha xây cất dở dang. Ông nổ lực trong việc truyền bá phật giáo cũng như việc xây dựng chùa chiền. 
Năm 1635 ông xây chùa Ananda ở Pagan, là một di tích lịch sử rất nổi tiếng. Vua Kyansittha là người đầu tiên cho lập nhiều chùa nhứt và còn thiết lập các tự viện nổi tiếng như chùa Myazedi và tháp chuông Myazedi. 
Năm 1657 vua Alaungsithu lên thay. Năm 1686, chùa That-Byin-Nyu được xây theo lối kiến trúc kiểu Ấn-Độ. 
Suốt trong hai triều vua Narathu (1712-1715) và Naratheinkha (1715-1718) không có một hoạt động Phật giáo nào đáng kể. 
Năm 1818, vua Nara Pati-Sithu lên thay, là người rất sùng kính Phật giáo ra sức truyền bá giáo lý đạo Phật. Miến-Điện ngày nay là một trung tâm du lịch nổi tiếng về những di tích lịch sử Phật giáo hơn là sự phát triển của đạo Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyMon Jan 12, 2015 6:31 pm

9.- Phật Giáo Bỉ Quốc Như Thế Nào ?  
Bỉ là một quốc gia rất đặc biệt về địa lý cũng như về mọi mặt sinh hoạt khác. Trong toàn quốc chia ra làm 2 phần : Phần một gồm những người Fanders khoảng chừng 8,500,000 người nói được tiếng Đức và 80% đều là Thiên-chúa-giáo. Trong khi đó tất cả những vùng còn lại nói tiếng Pháp. Wallony là vùng kỷ nghệ có độ 6,500,000 người và chỉ có chừng 40% theo đạo Thiên-chúa. Như thế Phật giáo truyền vào xứ nầy bằng cách nào ? 
Nhờ nghiên cứu những tác phẩm viết về Phật giáo mà nhiều người Bỉ đã hiểu được giáo lý của đạo Phật và họ bắt đầu tiếp xúc với Á Châu bằng tinh thần Phật giáo. Một Hội Phật giáo được thành lập tại Bruxelles lấy tên là "Eglise Bouddhique Universelle" (Societe Bouddhique Belge) vào khoảng năm 1940. Năm 1944, ở Liberation một số người Bỉ có khuynh hướng cấp tiến đã lập nên một Hội Phật tử mang tên là "Buddhist Group" để tu học, tức là Hội Phật giáo thứ hai tiếp theo hội đã thành lập tại Bruxelles. 
Vào khoảng năm 1956 có một nhà sư người Tây-Tạng đến đây và truyền bá Phật giáo rộng rải tại Bỉ quốc. Ông có mở trường và dạy đạo cho người bản xứ. Nhờ đó tinh thần Phật giáo ngày càng ảnh hưởng sâu rộng trong quần chúng. Những tổ chức Phật giáo được thành lập bởi người Bỉ hay do các tăng sĩ ngoại quốc. Một trung tâm Phật giáo được thành lập tại Bruxelles sau hội Buddhist Group là do một người Anh, ông Ficher chủ trương. Hội cũng đã có những hoạt động Phật giáo rất tích cực. Ngoài ra, ông Kiere (người Bỉ) thành lập hội nghiên cứu Phật giáo vào khoảng từ 1950-1960 bên cạnh tổ chức Mission Bouddhique Belge. 
Tóm lại, người Bỉ có dịp tiếp xúc với nền văn minh Đông-phương qua tư tưởng Phật giáo là nhờ những kinh sách và người ngoại quốc đem đạo Phật truyền bá tại đây như một luồng sinh khí mới thổi vào trong mọi sinh hoạt cho dân tộc bản xứ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyTue Jan 13, 2015 11:12 am

10.- Phật Giáo Cambodge Thành Hình Và Phát Triển Như Thế Nào ?  
Campuchia sớm ảnh hưởng nền văn minh Ấn-Độ. Vì thế đạo Bà-la-môn và đạo Phật là 2 tôn giáo thiết lập những yếu tố cần thiết cho nền văn minh Ấn, hẳn đã chịu tiếp thu tư tưởng Phật giáo lâu đời. 
Buổi sơ khai, dân tộc Khmer tin vào thiên nhiên như các thần linh : Lửa, gió, sấm, sét và những tín ngưỡng dân gian khác ở từng địa phương. Đó là lý do khiến cho Phật giáo hòa nhập được dễ dàng tại đây. 
Có nhiều giả thuyết cho rằng, Phật giáo đã có mặt tại Campuchia vào thế kỷ thứ 3 Tây lịch, do các vị tăng sĩ theo các nhà hàng hải Ấn-Độ đến từ các hải cảng phía nam của xứ Phù-Nam (tên củ ?) Campuchia còn gọi là xứ vàng (Pays de l'Or, the land of Gold) hay Kin-lin hoặc "Muraille de l'Or". Theo tài liệu nghiên cứu của Tích-Lan thì Phật giáo đã được thiết lập tại Campuchia vào năm 309 Tây lịch. Xứ Khmer lúc bấy giờ là một phần của Đông dương Suvarnadhumi hay miền Đông-Nam-Á. Lúc đó người bản xứ tự cho mình là vua của miền rừng núi, nhưng người Trung-Hoa gọi họ là Fou-nam (Phù-Nam). Kinh đô đặt tại T'O-mou tức là Dalmark và có nghĩa là "Chasseur" (người thợ săn). 
Vua Tchen-La chinh phục đất Phù-Nam lên ngôi gọi là Bhavavarman đệ I vào giữa thế kỷ thứ 6, mở ra kỷ nguyên cho triều đại Tchen-La. Phật giáo Theravada cũng như đạo Bà-la-môn cùng phát triển song song ở vào thời kỳ nầy. 
Năm 802, vua Jayavarman đệ II nối ngôi và dời kinh đô từ Siem-Reap sang Phnom-Kulin, mặc dù vua không theo đạo nào, nhưng Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại. 
Năm 1811, vua Jayavarman đệ VII lên thay, mở ra một kỷ nguyên mới cho Campuchia, vì là một Phật tử thuần thành, ông biết đem áp dụng đạo Phật vào việc trị quốc an dân. 
Từ thế kỷ thứ 15 cho tới nay, Phật giáo mất dần ảnh hưởng. Một phần lớn các chùa đều bị hư mục bởi chiến tranh gây ra, một phần do sự chậm tiến của dân tộc Khmer không theo kịp nền văn minh hiện đại. Phần nhiều các ngôi chùa tại Cambodge đều có nóc nhọn chỉa lên trời và phần đông các tăng sĩ đều quấn y vàng. Có lẽ cũng vì lý do nầy mà người ngoại quốc ưa gọi xứ Miên là xứ Chùa Tháp hay là xứ của nhà tu Phật áo vàng vậy. 
Còn một điểm son đáng kể là người dân Campuchia từ vua, quan, dân giả đều chịu sự giáo dục của Phật giáo từ nhỏ. Lúc lên 12 tuổi nam giới phải vào ở chùa 2 năm và gọi là lễ Samanera. Năm 20 tuổi hay 21 tuổi những người bạn trẻ ấy nếu tiếp tục tu luôn ở chùa sẽ được thọ giới Tỳ-kheo (tức 250 giới để lên hàng Đại-Đức). 
Bất cứ một người Miên nào, nếu chưa một lần vào chùa tu thì không được xã hội thừa nhận. Đây chính là một dân tộc biết áp dụng triệt để tinh thần hòa bình, từ bi, lợi tha của Phật giáo trong việc trị quốc an dân. Vì họ tin theo lý nhân quả tất định : Ai gây nhân lành sẽ được hưởng quả tốt (Qui fait lebien recoit le bien ; qui fait le mal recoit le mal) 
Mặc dù vậy, nhưng đến đầu năm 1975, dân tộc xứ Khmer bị nhuộm đỏ dưới chế độ độc tài cộng sản và họ hiện đang thoi thóp kêu gọi sự cứu trợ của thế giới tự do, cho những người dân xứ Chùa-Tháp khổ đau bằng tinh thần cứu khổ của đạo Phật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptyThu Jan 15, 2015 11:06 am

11.- Phật Giáo Nam Dương Có Từ Bao Giờ Và Tầm Ảnh Hưởng Ra Sao ? 
Nam-Dương là một xứ quần đảo cheo leo nằm ngoài biển và ít có sự liên lạc với đất liền. Muốn biết rõ Phật giáo có mặt tại đây đích vào năm nào cho tới nay chưa có ai trả lời được cả. 
Căn cứ vào những tác phẩm Phật giáo bằng tiếng Pali đã được đưa vào Nam-Dương cuối thế kỷ thứ 3 Tây lịch, theo truyền thuyết. Ngoài ra cũng còn có thuyết cho rằng vào thời vua Gunavarma (420-424) Phật giáo mới thật sự có mặt tại Java (tên cũ). 
Năm 665 có một tu sĩ Phật giáo người Trung-Hoa là Houei-neng sang Java và ở lại đây trong 3 năm để hướng dẩn cho Phật tử những sinh hoạt cần thiết. Nhất là tư tưởng Phật giáo sớm ảnh hưởng trong dân tộc bản xứ qua văn hóa Á-Châu. 
Năm 671 lại một vị sư người Trung-Hoa tên là Yi-Tsing sang Ấn-Độ du học Na-Lan-Đà, lúc trở về có ghé lại Sri Wijaya (thủ đô) trong 4 năm từ năm 685-689. 
Năm 717 có một tăng sĩ người Tích-Lan (Ceylan) là Vajrabodhi trên đường đi Trung-Hoa có ghé lại Sri Wijaya trong 5 tháng để dò xét đường đi và được nghe kể lại rằng hơn 50 năm về trước ngoài Yi-Tsing ra, còn có 20 tăng sĩ người ngoại quốc khác đã có mặt tại Nam-Dương. Trong số đó phần nhiều đều là người Trung-Hoa, với một vị tăng người Việt-Nam và 2 người Đại-Hàn đã sống tại Java. Chính Yi-Tsing và nhiều đoàn hành hương khác đã đặt chân tới Sri Wijaya để nghiên cứu tiếng Sanskrit trước khi tiếp tục sang Ấn-Độ. Sri Wijaya, vì thế có thể nói là trung tâm cho việc nghiên cứu Phật giáo, đồng thời cũng là thủ đô của Nam-Dương. 
Ngày nay tại Java, trong số những lâu đài Phật giáo cổ kính nhất đều nằm nơi đảo Candi Sari. Tất cả những tác phẩm nghệ thuật Phật giáo ngày nay đều được bảo tồn tại Viện-Bảo-Tàng Jakarta. 
Tư tưởng Phật giáo đã bám rễ sâu vào lòng dân tộc Nam-Dương. Cho tới ngày nay, dân chúng bản xứ sống trong hòa bình được là nhờ ảnh hưởng nơi Phật giáo về tinh thần từ bi và bình đẳng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 EmptySat Jan 17, 2015 6:37 pm

12.- Phật Giáo Thái Lan Hình Thành Và Phát Triển Như Thế Nào ? 
Phật giáo truyền vào Thái-Lan lúc nào và do ai mang đến, có lẽ cho tới nay không ai còn thắc mắc nữa, vì chính Thái-Lan đã sống trong tinh thần Phật giáo và giáo lý đạo Phật được triển khai áp dụng một cách rộng rãi và cỡi mở tại đây. 
Nói về Phật giáo Thái-Lan, chúng ta căn cứ vào 4 thời kỳ như sau: 
Thời kỳ thứ nhất : Phật giáo Tiểu-thừa hay Hinayana mà hiện nay tại Nakon Pathom pho tượng Phật Chuyển-Pháp-Luân (Dharma Chakra, Wheel of Law) ngồi trên tòa sen vẫn còn. Theo truyền thuyết, Phật giáo đã có mặt tại Thái-Lan từ thế kỷ thứ 5, trước Tây lịch, vào thời đại vua Asoka (Ấn-Độ). Đây là một hình thức Phật giáo thuộc phái Theravada đến từ con đường phía Nam. 
Thời kỳ thứ hai : Phái Đại-thừa hay Phật giáo Bắc truyền, cũng ảnh hưởng trực tiếp từ Ấn-Độ. Năm 757, vua Srivijaya lên trị vì lấy tinh thần lợi tha của Phật giáo làm căn bản. 
Thời kỳ thứ ba : Chịu ảnh hưởng Phật giáo Miến-Điện. Vào năm 1050 vua Amurudh của Miến-Điện là một Phật tử, mở mối bang giao chặc chẻ với Thái-Lan, và Phật giáo Theravada cũng được đưa tới các vùng như Chiengmai, Lopbari và Nakon Pathom ngày nay đều thuộc phái Tiểu-thừa. Điều nầy có nghĩa là Phật giáo miền Bắc Thái chịu ảnh hưởng của Tiểu-thừa, trong khi đó miền Nam thuộc Đại-thừa. 
Thời kỳ thứ tư : Ảnh hưởng Phật giáo Tích-Lan năm 1696, vua Parakramabahu cai trị Tích-Lan dưới ảnh hưởng lớn của Phật giáo. Vua là người đứng ra tổ chức một hội nghị Phật giáo thế giới tại Maha Kassappa Thera (Tích-Lan). Nhiều tăng sĩ từ Miến-Điện Pegu, Kambuja, Lào đều được trao đổi sang Thái-Lan để học Phật giáo. 
Năm 1300, sau khi học ở Tích-Lan về, những tăng sĩ Thái-Lan, trước hết thiết lập tại Nakon Sri Thammarath (miền Nam) nhiều trường Phật giáo chịu ảnh hưởng nền giáo dục theo Phật giáo Tích-Lan. Do đó, Phật giáo Tích-Lan đã được phổ cập tại đất Thái-Lan. 
Như vậy, Phật giáo Thái-Lan trước đây chịu ảnh hưởng từ Ấn-Độ, sau dần dần chuyển hướng sang Phật giáo Miến-Điện và cuối cùng ảnh hưởng sâu đậm bởi Phật giáo Tích-Lan cho tới ngày nay. Phật giáo vẫn được duy trì và phát triển với những ngôi Quốc-Tự tại đây, với những Tăng sĩ A-xà-lê (A-Chan) và tinh thần Phật giáo đã thấm nhập vào văn hóa, tư tưởng của dân tộc Thái-Lan qua tinh thần Đại-thừa và Tiểu-thừa Phật giáo.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 12 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 12 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3 ... , 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng
» Nam Tông Phật Giáo
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Đạo Giáo Giáo Phái
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến