Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  THƯƠNG ƯỞNG Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 THƯƠNG ƯỞNG

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

THƯƠNG ƯỞNG Empty
Bài gửiTiêu đề: THƯƠNG ƯỞNG   THƯƠNG ƯỞNG EmptyTue Oct 15, 2013 11:37 am


 
Cuối đời nhà Chu bên Tàu, nước Tần là một nước chuyên áp dụng chính sách bá đạo trong việc giữ nước, trị dân. Triều đình nước Tần luôn dùng bạo lực cùng sự dối trá lường đảo không những để đối phó với các lân bang mà còn áp dụng luôn với chính thần dân của họ nữa. Nhờ bộ máy cai trị kềm kẹp giỏi, người dân dù uất ức mấy cũng chẳng làm gì được! Dân chúng bị dối gạt đến nỗi về sau chính quyền hứa hẹn thế nào cũng chẳng còn mấy người chịu tin.

Đến đời Tần Hiếu Công, vua được Thương Ưởng, một chính khách rất sáng giá ra giúp. Thương Ưởng vốn người nước Vệ nhưng lại chê đất tổ nhỏ bé không đủ tầm cho mình thi thố tài năng. Ông bỏ nước sang nước Ngụy cầu được làm quan. Vì nước Ngụy không trọng dụng ông, ông lại chạy sang nước Tần. Sau mấy lần bàn việc chính trị với Thương Ưởng, Tần Hiếu Công biết tài ông nên cất ông lên làm Tả thứ trưởng.
 
Được vua Tần giao quyền trị nước, Thương Ưởng liền soạn thảo một chính sách Pháp trị cứng rắn để đem ra áp dụng. Bảy điều luật ông chuẩn bị ban hành đều rất hà khắc, trong đó điều thứ 7 là hà khắc nhất: trong 10 nhà nếu có một nhà phạm pháp mà không ai báo thì cả 10 nhà đều bị giết.

Vì chính quyền nước Tần lâu nay vẫn chuyên “nói một đường làm một nẻo”, giờ cần lấy lại lòng tin của dân chúng để thi hành 7 điều luật Pháp trị mới này thật khó. Thương Ưởng đã nghĩ ra một cách phương cách khá ngoạn mục và cũng khá hao tốn: Ông cho dựng nhiều cây gỗ nhẹ dài khoảng ba trượng ở cửa Nam thành kinh thành rồi thông báo: “Ai vác nổi một cây gỗ này từ đây sang cửa Bắc sẽ được thưởng 5 lượng vàng”. Suốt ngày hôm đó không có ai vác. Hôm sau ông lại cho thông báo: “Ai vác được một cây gỗ này sang cửa Bắc sẽ được thưởng 10 lượng vàng”. Hôm ấy cũng chẳng có ai vác. Hôm sau nữa Thương Ưởng lại cho thông báo như cũ nhưng thay vì thưởng 10 lượng thì giờ lại tăng thành 50 lượng. Dân chúng thấy kỳ lạ chưa biết ý của quan Tả thứ trưởng muốn gì. Một người ăn màynói:

-Cây gỗ nhẹ tưng thế này, vả từ cửa Nam sang cửa Bắc cũng chẳng bao xa. Để tôi vác thử sang xem quan Tả thứ trưởng xử sựrasao?
Và người này đã vác thật! Khi vừa để thanh gỗ xuống cửa Bắc ông ta liền được người của quan Tả thứ trưởng mời vào trong trao tặng 50 lượng vàng thật! Những người khác thấy vậy cũng kéo sang cửa Nam vác gỗ sang cửa Bắc và cũng đều được lãnh thưởng50lượng.

Thực hiện xong việc lấy lại lòng tin của quốc dân, Thương Ưởng liền ban hành pháp lệnh mới để chính quyền cùng dân chúng thi hành.
Sau khi pháp lệnh được ban ra, chính quyền bắt đầu triệt để thực hiện. Từ các bậc công hầu cho tới hàng thứ dân hễ ai phạm lỗi đều bị trừng phạt đúng mức.
 
Thái tử Doanh Tứ vì chê tân lệnh không đúng cũng bị trừng phạt. Vì Thái tử là vị vua tương lai không thể phạt trực tiếp, hai vị thầy dạy của Thái tử là Công Tử Kiền đã phải chịu cắt mũi và Công Tôn Giả đã phải chạm vào mặt.
 
Thế là từ đó dân nước Tần tin hễ nhà nước nói sao thì làm vậy. Thật tình đối với mọi giới, việc tuân hành pháp lệnh mới chẳng qua chỉ vì sợ bị hình phạt chứ ai cũng bất mãn.
 
Pháp lệnh mới áp dụng được 5 năm thì nước Tần mạnh lên thấy rõ. Nhiều người thấy thế thì tỏ lời khen ngợi chính sách của Thương Ưởng. Thương Ưởng nghe được lại cho bắt những người ngợi khen ấy đày ra biên giới hết với lý do “Bổn phận làm dân, nhà nước ra lệnh nào phải thi hành lệnh nấy chứ không được khen chê gì cả. Khen hay chê đều là mầm mống của tai họa!”

Khi thấy sức mạnh quốc gia đã vững, Thương Ưởng khuyên Tần Hiếu Công đánh nước Ngụy. Vua Tần phong cho Thương Ưởng làm tướng kéo quân sang Ngụy. Vua Ngụy sai Công tử Ngang đem quân chống giữ. Vì hồi còn ở nước Ngụy, Thương Ưởng rất thân thiết với Công tử Ngang, nay thấy Công tử Ngang đem quân chống nhau với mình, Thương Ưởng liền viết một bức thư gởi Công tử Ngang như sau: 

“Ưởng này vốn quen thân với Công tử không khác tình ruột thịt, nay nỡ nào lại đánh nhau? Ý tôi muốn ước với Công tử hai bên đều bỏ binh xa và giáp trụ, dùng y quan cùng nhau họp mặt ở núi Ngọc Toàn để cùng nâng chén rượu chung vui rồi kéo quân về. Như thế hai nước thoát khỏi nạn thịt nát máu rơi, nghìn thu sau còn khen tấm tình thân của hai ta chẳng khác nào Quản Trọng, Bảo Thúc khi xưa. Nếu bằng lòng xin Công Tử cho biết”. 

Lời lẽ ngọt ngào đầy tình nghĩa của Thương Ưởng đã làm Công tử Ngang rất cảm động. Công tử Ngang đọc thư xong hỏi ý các thuộc hạ. Có người nói:

-Người Tần hay dối trá, không nên tin mà mắc mưu họ.
Có người lại nói:
-Không sao đâu! Từ khi Thương Ưởng làm Tể tướng, nước Tần nói sao làm vậy chứ không còn dối trá nữa. Vả lại Công tử với Thương Ưởng lại là bạn cũ, ông ta đã nghĩ tình mà đề nghị như vậy hẳn chẳng dối trá đâu! Đây là cơ hội để giữ hòa bình hai nước không nên bỏ qua!

Công tử Ngang nghe nói có lý bèn vui vẻ nhận lời, hẹn ngày hai bên gặp nhau.
Tới ngày hẹn, Công tử Ngang dẫn một toán tùy tùng đến núi Ngọc Toàn để ký hòa ước thì thấy Thương Ưởng đã đến đó trước. Hai bên mừng rỡ gặp nhau rồi cùng dự tiệc rượu. Nhưng Công tử Ngang mới uống được mấy hớp thì một đám võ sĩ đã phục sẵn đổ ra vây gọn ông cùng đám thuộc hạ. Công tử Ngang hoảng hốt kêu lên:
-Ông lừa tôi chăng?

Thương Ưởng cười đểu giả:
-Tạm lừa một lần! Còn rộng rãi thì giờ để tôi cáo tội với Công tử.
Thế rồi Thương Ưởng cho nhốt Công tử Ngang vào xe tù. Liền đó, Thương Ưởng xua quân tấn công quân Ngụy. Vì thiếu chủ tướng, lại bị đánh bất ngờ, quân Ngụy bị thua to. Vua Ngụy buộc lòng phải nhường một phần lãnh thổ rất lớn cho nước Tần để được ngưng chiến. Từ đó nước Ngụy suy yếu hắn và nước Tần thêm cường thịnh...

Khi đã đạt đỉnh cao danh vọng, một hôm, trong một bữa tiệc tại gia, Thương Ưởng hãnh diện nói với các gia thần:

-Ta là kẻ chi thứ nước Vệ, sang làm quan nước Tần, đem tài năng làm thay đổi chính trị khiến cho nước Tần trở nên giàu mạnh, nay lại lấy đất Ngụy hơn 700 dặm, được hưởng đất phong hầu hơn 15 thành, kẻ đại trượng phu như thế kể cũng là đắc chí lắm vậy!

Tất cả gia khách đều khen ngợi, chỉ riêng một vị thượng khách Triệu Lương nói:

-
Nghìn lời a dua không bằng một lời nói thẳng. Chẳng lẽ các người mang ơn Thương quân bảo bọc cứ dùng lời dua nịnh mãi sao?

Thương Ưởng hỏi:
-Tiên sinh thử xét tài trị nước của tôi hiện nay so với Ngũ Cổ đại phu trước kia ai hơn?
Triệu Lương nói:

-Ngũ Cổ đại phu giúp Mục Công ba lần bắt được vua Tấn, kiêm tính 20 nước làm cho nước Tần trở nên bá chủ ở Tây Nhung. Thế mà không hề coi thân mình làm trọng, nắng không lọng che, mệt không đi xe, đến ngày chết dân chúng thương khóc như cha mẹ. Nay ngài làm tướng nước Tần đã 8 năm, pháp lệnh dẫu làm được, nhưng giết hại dân chúng quá nhiều. Dân bị áp bức buộc phải nghe theo hơn là tự giác. Như vậy là nước mạnh mà không bền, dân yên mà không vui. Thái tử giận ngài cắt mũi chạm mặt các sư phó, oán hận chưa nguôi. Những gia đình vì chính lệnh của ngài mà cha mẹ con cái phải thiệt mạng vẫn mang lòng phẫn uất. Lỡ vua Tần qua đời, ngài có thể giữ mãi cái phú quí ở Thương Ô này không? Theo tôi, ngài nên tìm người hiền giao lại việc quốc chánh rồi từ chức lui về cày cấy, may ra bảo toàn được tánh mạng.
 

Thương Ưởng giận không thèm đáp lại. Nửa năm sau Tần Hiến Công lâm bệnh rồi qua đời. Thái tử Doanh Tứ lên ngôi tức Huệ Văn Công. Quả nhiên vị vua mới này nhớ lại oán thù cũ, tịch thu tướng ấn của Thương Ưởng bắt về đất phong Thương Ô. Thương Ưởng từ giã triều đình với nghi trượng xa giá rần rộ, các quan đưa tiễn rất đông. Có người trình lại việc ấy với Huệ Văn Công, Huệ Văn Công nổi giận sai Công Tôn Giả dẫn 3000 võ sĩ đuổi theo bắt Thương Ưởng. Những kẻ oán ghét Thương Ưởng cũng nô nức kéo theo. Lúc đó Thương Ưởng mới tỉnh ngộ, biết chuyện nguy hiểm đã đến với mình. Ông liền vứt bỏ áo mũ, một mình chạy trốn.

Khi Thương Ưởng đến Hàm Quan thì trời tối, Thương Ưởng bèn vào quán xin ngủ trọ. Chủ hàng hỏi giấy chiếu thân, Thương Ưởng không có, chủ hàng nói:

-Lệnh của Thương Quân không cho phép chứa những người không có giấy chiếu thân! Nếu tôi vi lệnh sẽ bị tội chém!
Thương Ưởng than thầm:

-“Ta đặt ra phép ấy, không ngờ ngày nay phép ấy lại hại ta!”
Liền suốt đêm ấy cố lén sang nước Ngụy. Vua Ngụy giận Thương Ưởng hại nước Ngụy trước kia, muốn bắt đem trả về cho vua Tần. Thương Ưởng sợ quá lại chạy trở lại đất Tần. Ngặt nỗi trốn đến đâu cũng chẳng có ai dung chứa, cuối cùng Thương Ưởng cũng bị bắt và phải chịu hình phạt năm ngựa xé xác.
*

_________________________________
THƯƠNG ƯỞNG Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

THƯƠNG ƯỞNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƯƠNG ƯỞNG   THƯƠNG ƯỞNG EmptyTue Nov 11, 2014 3:47 pm

BIẾN PHÁP CỦA THƯƠNG ƯỞNG

THƯƠNG ƯỞNG Th%C6%B0%C6%A1ng-%C6%B0%E1%BB%9Fng-185x183
Có một vị học giả đã từng nói: “Nếu tôi coi Thương Ưởng là anh hùng của dân tộc, là người có công đầu của dân tộc Trung Hoa, có thể còn có người phản đối. Nhưng nếu tôi nói, Thương Ưởng là người có công trong sự nghiệp thống nhất Trung Quốc thì chắc không ai có thể chối cãi”.
Giúp đời không chỉ có một con đường, trị nước không cần theo cách cũ
Năm Tần Hiếu Công nguyên niên (361 trước công nguyên), Hiếu Công hạ lệnh cầu hiền, tìm những nhân tài hiến kế để nước Tần trở nên hùng mạnh. Lệnh cầu hiền được ban ra, tiếng vang đến một người ở nước Vệ.Ông chính là Thương Ưởng, nhà cải cách vào khoảng giữa thời Chiến Quốc.
Thương Ưởng yêu cầu để thích ứng với hoàn cảnh chính trị kinh tế xã hội phải xuất phát từ luận điểm “giúp đời không chỉ có một con đường, trị nước không cần theo cách cũ”, nhấn mạnh đến cải cách giáo dục, cho rằng cái căn bản của việc trị nước là phải coi trọng nông và binh, muốn dân giàu nước mạnh phải tuyên truyền pháp chế, bồi dưỡng nhân tài pháp trị. Thương Ưởng bài xích nội dung giáo dục của Nho gia, chỉ chú ý đến “thi”, “thư”, “lễ”, “nhạc”, chủ trương bỏ thi thư mà chú trọng đến luật pháp, phải khuyến khích giáo dục pháp trị trong nông nghiệp và chiến đấu thay cho “tiên vương chi giáo” (lời dạy của đời trước), coi pháp trị là căn bản của đức trị, luật pháp phải “minh bạch dị tri” (rõ ràng và dễ hiểu), phải coi pháp quan là thầy, phải giải thích luật pháp cho dân chúng, làm cho dân chúng tất cả đều hiểu biết pháp luật, coi giáo dục là công cụ để tuyên truyền pháp luật và bồi dưỡng nhân tài trị nước bằng pháp luật.
Trung Quốc cổ đại là một xã hội mang tính bảo thủ rất nặng, người muốn thực hiện biến pháp duy tân cần là người phải làm đến cùng. Con người này chính là Thương Ưởng.
Thương Ưởng là một công tộc của nước Vệ, từ nhỏ đã coi Lý Khôi là thầy, giỏi về pháp luật. Sau khi học thành tài, ban đầu ông đến nước Nguỵ, được Công Thúc Toà ở nước Nguỵ coi là
môn khách. Trước khi chết, Công Thúc Toà tiến cử Thương Ưởng với Nguỵ Huệ Vương, nói con người này tuy còn ít tuổi nhưng tài năng kỳ lạ, có thể dùng vào việc lớn, nếu không dùng thì phải giết đi, không cho sang nước khác. Nguỵ Huệ Vương thấy Công Thúc Toà bệnh nặng cho rằng đó là những lời mê sảng. Cuối cùng, Nguỵ Huệ Vương không dùng, cũng không giết mà cho Thương Ưởng sang nước Tần. Thương Ưởng mang theo cuốn “Pháp kinh” của Lý Khôi rời nước Nguỵ sang phía tây đến nước Tần, ra mắt Hiếu Công. Khi mới gặp Hiếu Công, Thương Ưởng trước hết hiến kế làm vua ba đời, sau lại hiến kế bá đạo của Tề Tuyên, Tấn Văn, tất cả đều không hợp với ý của Hiếu Công. Hiếu Công cho rằng nếu thực hiện “đế vương chi đạo” hoặc “bá đạo” thì cần thời gian rất dài, không thể nhanh chóng thay đổi tình hình lạc hậu của nước Tần. Thương Ưởng hiểu được ý muốn của Hiếu Công, mới hiến “cường quốc chi thuật” (thuật làm cho nước mạnh), Hiếu Công hiểu ra, vì thế dùng Thương Ưởng. Đến năm thứ ba (359 trước công nguyên) Thương Ưởng đã nắm vững được tình hình nước Tần, tâu với Hiếu Công thay đổi phép trị nước, dù gặp rất nhiều trở ngại, nhưng Thương Ưởng tranh luận bảo vệ ý kiến đến cùng, kiên trì chủ trương “trị thế bất nhất đạo, sử quốc bát pháp cổ” (giúp đời không chỉ có một con đường, trị nước không cần theo cách cũ), trải qua luận chiến rất quyết liệt, Thương Ưởng đã giành được phần thắng, biến pháp của ông được thông qua, sau ba năm thì thực hiện biến pháp, năm năm được làm Tả thứ trưởng, mười năm làm Đại lương đạo.
Sau hai mươi hai năm, Thương Ưởng đã buộc nước Nguỵ phải hiến đất ở phía tây cho nước Tần để giữ bang giao, Nguỵ Huệ Vương đến lúc này mới tỉnh ngộ, vội than rằng: “Quả nhân tự giận mình vì đã không nghe theo lời của Công Thúc Toà!” Tất nhiên cống hiến của Thương Ưởng không phải là dùng binh mà chính là do ông dùng biến pháp. Trong hơn hai mươi năm ở Tần, ông đã hai lần biến pháp, làm cho Tần quật khởi từ phía tây, hùng mạnh ở trong nước, làm cơ sở cho sự nghiệp thống nhất Trung Quốc sau này.
Thực hiện những biến pháp quan trọng như vậy không phải là việc dễ. Để chế định luật pháp mới một cách chính xác, Thương Ưởng trước hết phải giành được lòng tin của vua. Để thuyết phục Hiếu Công, Thương Ưởng đã cùng Cam Long, Đỗ Chí và các yếu thần tiến hành nhiều cuộc tranh luận hết sức gay gắt. Trước những lập luận rất nhàm chán của Cam Long, Đỗ Chí, Thương Ưởng đã tổng kết những kinh nghiệm của lịch sử “tam đại bất đồng lễ nhi vương, ngũ bá bất đồng pháp nhi
bá”, lại nói rõ “người theo pháp luật là người yêu dân, người theo lễ là người theo sự việc”. 
Ý nghĩa hiện thực của những lời đó “là thánh nhân muốn nước mạnh không thể không có pháp luật, muốn dân có lợi, không tuân theo lễ”, từ đó cuối cùng đã giành được sự tín nhiệm của Hiếu Công.
Để đảm bảo việc thực hiện pháp luật mới một cách chính xác, Thương Ưởng không chỉ lấy lòng tin của vua, mà còn muốn được lòng tin của dân. Trước khi ban bố pháp luật mới, ở cửa nam của quốc đô, Thương Ưởng cho dựng một cây cột gỗ cao ba trượng, thông báo cho mọi người: ai vác được cây cột đó đến cửa bắc, sẽ được thưởng mười lạng vàng. Người xúm quanh cây cột rất đông, không khí rất ồn ào bàn tán, nhưng không ai làm vì không tin là có thể được nhiều vàng như thế! Thấy vậy, Thương Ưởng lại dứt khoát nâng mức thưởng lên năm mươi lạng. Cuối cùng một người đã thử mang cây cột đó đến cửa bắc và quả thật anh ta đã được thưởng năm mươi lạng vàng. Việc ấy được loan truyền đi khắp cả nước Tần, mọi người bắt đầu tin vào biến pháp của Thương Ưởng nội dung chủ yếu đầu tiên ở chỗ thưởng việc tốt, phạt việc ác.
Thương Ưởng phát hiện đất đai và sức lao động ở nước Tần chưa được sử dụng một cách tốt nhất. Nước Tần đất rộng, người ít, rất nhiều đất hoang không được khai khẩn; nhưng ở trong nước những người du đãng, ăn không ngồi rồi rất đông, đặc biệt là các nhà quý tộc có chức quan cao, nhiều bổng lộc, nuôi một bọn người không tham gia sản xuất nông nghiệp mà lại chiếm rất nhiều ruộng đất. Thương Ưởng cho rằng chính bọn người “ăn không ngồi rồi” này đã làm cho sản xuất nông nghiệp bị ảnh hưởng, khiến cho nước yếu đi. Ông cho rằng đất nước muốn giàu mạnh cần phải dựa vào nông dân và binh lính, phải tuyệt đối cấm bọn người “ăn không ngồi rồi” để dốc toàn bộ sức lực vào sản xuất nông nghiệp và chiến đấu bảo vệ đất nước, đây là yếu tố căn bản của việc trị nước. Để có chế độ ràng buộc giới quý tộc vào ruộng đất để phát triển sản xuất và hạn chế tình trạng dân có thói quen phiêu bạt,
Thương Ưởng xác lập kế hoạch khuyến khích nông dân và binh lính, đánh mạnh vào bọn người sống phiêu bạt, từng bước thực hiện cải cách.
Đầu tiên là “tu hình” (sửa đổi hình pháp), đảm bảo cho việc thực hiện biến pháp. Ông thay đổi quan niệm cũ “hình bất thượng đại phu” (không thực hiện luật pháp với tầng lớp trên) thành “pháp bất a quý” (pháp luật không trừ người quyền quý), “hình vô đẳng cấp” (hình phạt không kể đẳng cấp), từ
đó tước đoạt đặc quyền chính trị của giới quý tộc, đưa địa vị của họ xuống ngang hàng với người bình dân. Ông còn chế định phép tội nhẹ nhưng hình phạt nặng, chỉ phạm tội làm rối loạn trên đường phố cũng bị phạt “kình” (thích chữ vào mặt), từ đó quyền uy của biến pháp càng mạnh, đảm bảo thực hiện biến pháp một cách triệt để.
Sau đó, ông đưa ra chính sách cấm các đại gia không được sống tập trung, xây dựng chế độ thập ngũ liên. Pháp lệnh này cấm cha con, anh em không được sống cùng trong một nhà, bất cứ nhà nào có từ hai người đàn ông có sức lao động đều phải tách hộ, thành những hộ độc lập, chính sách này đã đánh mạnh vào tầng lớp ăn không ngồi rồi của giới quý tộc. Đồng thời, về mặt quân sự, tổ chức biên chế lại lực lượng cả nước, năm nhà thành một ngũ, mười nhà thành một thập, không ai được tự ý dời chỗ ở, các nhà phải cùng nhau giám sát, tố cáo lẫn nhau, nếu không thực hiện, mười nhà phải liên đới chịu trách nhiệm. Những quy định chặt chẽ này đã ràng buộc nông dân vào với ruộng đất, không còn có người sống phiêu bạt, quốc gia kiểm soát được sức lao động của cả nước, bào đảm việc thu tô thuế.
Thương Ưởng còn thủ tiêu nguyên tắc thế tập quan lộc, quy định nếu có quân công sẽ được hưởng hai mươi quan tước để khuyến khích nông dân và binh lính. Tiếp theo ban bố tước vị gắn liền với quân công, bất cứ ai phải lập được quân công mới được hưởng tước vị, có tước vị sẽ được ban hưởng đất đai và có thể làm quan. Có tước được coi là lương dân, không có tước là tiện dân. Nô lệ nếu chiến đấu dũng cảm, cũng được ban tước và trở thành lương dân, chém đầu được một cấp sẽ được ban thưởng một cấp, ruộng một khoảnh, vườn chín mẫu, nông nô một người. Cố gắng trong sản xuất nông nghiệp, nộp nhiều lương thực cho nhà nước, cũng được coi là quân công. Những kẻ bỏ sản xuất nông nghiệp đi buôn, lười biếng mà thành nghèo đói, không nộp tô thuế bị tước đoạt ruộng đất để thưởng cho những người có công.
Năm 350 trước công nguyên, nước Tần dời đô về Thành Dương thực hiện chế độ huyện. Thương Ưởng đem nhiều làng, ấp hợp lại thành huyện, cả nước có tất cả 31 huyện, Huyện trưởng do trung ương bổ nhiệm, trực thuộc Quốc quận, lần đầu tiên trong lịch sử Trung Quốc xây dựng chế độ trung ương tập quyền theo chủ nghĩa chuyên chế. Nó tăng cường sự thống trị với nông dân, đánh một đòn mạnh vào tầng lớp quý tộc và dân tự do.
Cuối cùng, Thương Ưởng thực hiện tước đoạt ruộng đất của dân tự do để khuyến khích cho nông dân và binh lính có công, hình thành một tầng lớp địa chủ và nông dân mới, ông xoá bỏ các ranh giới ruộng đất của quý tộc (địa điền giới) và các bờ ruộng (tiểu điền giới) thu về cho nhà nước, sau đó phân phối cho những người có quân công, tước lộc, cưỡng bức quý tộc và nông dân đều phải chịu tô thuế và đóng góp khác cho nhà nước, tước đoạt đặc quyền kinh tế “bất khoá bất nạp” (không khai không nộp) của họ. Để bảo đảm việc thu tô thuế bình quân, Thương Ưởng đồng thời ban bố tiêu chuẩn dụng cụ đo lường, thống nhất loại cân.
Việc thực hiện cải cách của Thương Ưởng đã thúc đẩy sức sản xuất của xã hội phát triển, khiến cho nước Tần nhanh chóng trở nên giàu mạnh, làm cơ sở để Tần Thuỷ Hoàng sau này bình định sáu nước. Năm 338 trước công nguyên, Hiếu Công chết, Thương Ưởng gặp phải sự phản đối quyết liệt, những chính kiến quan trọng của ông được người sau chỉnh lý thành “Thương quân thư” gồm 29 thiên, được ghi lại trong “Hán thư. Nghệ văn chí”, nay còn 24 thiên.
Người Tần không đồng tình
Trong lịch sử, bất cứ một cuộc biến pháp đổi mới nào đều không chỉ nhằm lựa chọn đổi mới cách trị nước mà còn là điều chỉnh quan hệ giữa các lợi ích, đây cũng chính là nguyên nhân chủ yếu tạo nên những trở ngại mà cải cách gặp phải. Việc Thương Ưởng bãi bỏ chế độ tỉnh điền, thực hiện khuyến khích nông dân và binh lính đã xâm phạm đặc quyền lũng đoạn vốn có của tầng lớp quý tộc về ruộng đất và quan chức , vì thế ông đã gặp phải sự phản đối quyết liệt của tập đoàn thống trị mà người đứng đầu là Thái tử do lợi ích bị ảnh hưởng . Nhưng Thương Ưởng không bị những người có quyền có thế này đe doạ, ông cho rằng chế định của pháp luật không phải chỉ dùng để ngăn cản dân chúng, từ xưa, “pháp chi bất hành, tự thượng phạm chi” (pháp luật không được thi hành là do từ người trên), như vậy, việc đầu tiên là trừng phạt hai người đã xúi giục Thái tử phản kháng ông thầy của biến pháp. Kết quả là mặt của Công Tôn Cổ bị thích chữ, còn Công Tôn Kiền dù được cảnh cáo nhưng không sửa nên bị cắt mũi. Thương Ưởng làm việc này có tác dụng “giết gà doạ khỉ”. Mọi người thấy, dù là thầy của Thái tử cũng không thể ngăn cản pháp luật, vì thế cũng không ai dám trông chờ vào sự may mắn. Trải qua sự cố gắng của Thương Ưởng, Tân pháp “thực hiện được mười năm, dân chúng rất tán thưởng. Trên đường không ai nhặt của rơi, trên núi không có đạo tặc, trong nhà mọi người đều đầy đủ, người dũng cảm thì chiến đấu vì việc nước, kẻ nhát gan thì lo công việc riêng”.
Nhưng thực tiễn xã hội việc gì cũng phải trả giá, biến pháp duy tân cũng không ngoài quy luật đó. Tần Hiếu Công chết, Thương Ưởng mất đi chỗ dựa quyền lực, Thái tử nối ngôi lại được sự ủng hộ của phái bảo thủ, đã thực hiện hành động trả thù điên cuồng. Họ không chỉ vu cáo hãm hại là Thương Ưởng mưu phản mà còn dùng bạo hành tàn khốc, bắt ông chịu hình phạt ngũ mã phân thây (năm ngựa xé xác). Thương Ưởng tuy gặp thảm hoạ nhưng biến pháp của ông là một sự nghiệp to lớn, đáp ứng được đòi hỏi của lịch sử, không thế lực nào có thể đảo ngược, cuối cùng đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn thúc đẩy sự nghiệp thống nhất của triều Tần.




Tất nhiên, từ góc nhìn của ngày hôm nay, cách mà Thương Ưởng đã dùng “nội hành đao chính, ngoại dùng giáp binh” (đối nội dùng tra tấn, đối ngoại dùng giáp binh), mang tư tưởng coi trọng bạo lực, coi thường giáo hoá, cũng có những giới hạn lịch sử nhất định. Ông đã sử dụng thủ đoạn chính trị thô bạo giản đơn để giải quyết những vấn đề thuộc hình thái ý thức, thiêu huỷ “thi”, “thư” thực hành chính sách ngu dân và chủ nghĩa chuyên chế về văn hoá, thậm chí dùng cả phép liên đới dùng hình phạt cả với những người vô tội, đã làm nảy sinh những vấn đề nhất định. Cũng chính do những ảnh hưởng này ông đã bị tầng lớp quý tộc trả thù bằng cái chết bi thảm, thậm chí không được Tư Mã Thiên và nhiều nhà sử học đánh giá thoả đáng, thật đáng tiếc lắm thay!



http://onggiaolang.com/

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

THƯƠNG ƯỞNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƯƠNG ƯỞNG   THƯƠNG ƯỞNG EmptyTue Nov 11, 2014 3:58 pm

BIẾN PHÁP CỦA THƯƠNG ƯỞNG
 THƯƠNG ƯỞNG %E9%A9%AC
Thương Ưởng 商鞅 (năm 390 – năm 338 trước công nguyên), người nước Vệ , họ Công Tôn 公孙, tên Ưởng 鞅. Từ nhỏ ông đã thích học hình danh, từng nhậm chức ở nước Nguỵ . Tần Hiếu Công nguyên niên (năm 391 trước công nguyên) “hạ lệnh tìm người hiền trong nước”, Thương Ưởng rời Nguỵ sang Tần, trước sau chủ trì 2 lần biến pháp cho nước Tần, đó là vào năm Hiếu Công thứ 3 và năm thứ 12 đạt được thành công lớn. Về sau nhân có công đánh bại nước Nguỵ được ban tước Hầu, phong 15 ấp ở đất Thương 商 (nay là phía đông nam huyện Thương tỉnh Thiểm Tây), lấy hiệu là Thương Quân 商君, nên người đời gọi ông là Thương Ưởng. Hoạt động biến pháp mà ông 2 lần chủ trì, ngoài biện pháp kinh tế cày cấy dệt vải, phát triển sản xuất, còn có những nội dung quan trọng về cải cách pháp chế dưới đây:
          - Thứ 1: nghiêm khắc thực hiện nguyên tắc “pháp trị” 法治, “trọng hình”重刑.
         Thương Ưởng đã đem Pháp kinh 法经 của Lí Khôi 李悝 nước Nguỵ thực hiện rộng rãi ở nước Tần, xác lập nguyên tắc chỉ đạo pháp chế của “pháp trị” và “trọng hình”.
          - Thứ 2: phế bỏ chế độ thế khanh thế lộc, thực hành chế độ quân công tứ tước.
          Biến pháp của Thương Ưởng quy định:
Tông thất phi hữu quân công luận, bất đắc vi thuộc tịch (1)
宗室非有军功论, 不得为属籍
           (Người trong tôn thất mà chẳng có quân công thì không được ghi tên vào phổ tịch)
 
Hữu công giả hiển vinh, vô công giả tuy phú vô sở phân hoa (2)
有功者显荣, 无功者虽富无所芬华
          (Người có công thì được hiển vinh, những người không có công tuy là giàu có cũng không được vinh hoa)
          Về mặt pháp luật, phế bỏ đặc quyền đẳng cấp mà quý tộc các cấp nối đời hưởng thụ, thực hành chế độ có quân công thì được ban tước lộc, tức bất luận địa vị cao thấp:
Hữu quân công giả, các dĩ suất thụ thượng tước (3)
有军功者, 各以率受上爵
(Người có quân công, cứ theo đó mà được ban tước)
 
          Năng đắc giáp thủ nhất giả, thưởng tước nhất cấp, ích điền nhất khoảnh, ích trạch cửu mẫu (4)
能得甲首一者, 赏爵一级, 益田一顷, 益宅九亩
          (Những ai chém được 1 đầu giáp sĩ phía địch sẽ được thưởng 1 cấp tước vị, thưởng ruộng 1 khoảnh, thưởng đất 9 mẫu)
          - Thứ 3: phế bỏ chế độ phân phong tông pháp, kiến lập chế độ quốc quân tập quyền.
          Cả nước:
Tập tiểu hương ấp tụ vi huyện, trí Lệnh, Thừa, phàm tam thập nhất huyện (5)
集小乡邑聚为县, 置令, 丞, 凡三十一县
          (Hợp các thôn ấp nhỏ lại lập thành huyện, đặt chức Lệnh và Thừa, có tất cả 31 huyện)
          Các huyện này trực tiếp lệ thuộc quốc quân, quan huyện lệnh địa phương cũng do quốc quân bổ nhiệm hoặc bãi miễn, kiến lập chế độ quan liêu khống chế tập quyền chuyên chế:
          Thủ pháp thủ chức chi lại, hữu bất hành vương pháp giả, tội tử bất xá, hình cập tam tộc (6).
守法守职之吏, 有不行王法者, 罪死不赦, 刑及三族
          (Quan lại chấp hành pháp lệnh, quan lại đương chức, nếu không thực hành theo vương pháp thì bị tội chết không tha, hình phạt đến cả ba họ)
          Đối với những ai tố cáo, tố giác sẽ được thưởng:
Quan trưởng chi quan tước điền lộc (7).
官长之官爵田禄
(Có thể kế thừa quan tước, ruộng đất cùng bổng lộc)
để dẹp nạn cát cứ phân liệt ở địa phương.
          - Thứ 4: bỏ đường ngang đường dọc ở bờ ruộng, cải cách chế độ ruộng đất và thuế khoá
          Biến pháp của Thương Ưởng thực hành rộng rãi việc cải cách chế độ ruộng đất, mở rộng cương giới của ruộng, quy hoạch lại ruộng đất, đem ruộng phân phối cố định đến các hộ, đồng thời thay đổi phương thức lao dịch trước đây, thực hành trưng thâu “cống thuế” và lao dịch, binh lính dựa theo hộ, theo nhân khẩu.
          - Thứ 5: sáng lập chế độ thập ngũ liên toạ, thực thi pháp lệnh tưởng thưởng người cáo giác
          Đồng thời với việc thi hành chế độ cấp huyện, dưới cấp huyện còn lập ra các tổ chức cơ sở như hương, ấp.
Lệnh dân vi thập ngũ, nhi tương mục tư liên toạ (Cool
令民为什五, 而相牧司连坐
          (Lệnh cho dân cứ 10 nhà biên chế thành 1 thập, 5 nhà biên chế thành 1 ngũ, kiểm soát và ràng buộc lẫn nhau)
         Đồng thời thực hiện pháp lệnh thưởng người cáo giác kẻ gian, nghiêm trị kẻ chấp chứa kẻ gian.
          Bất cáo gian giả yêu trảm, cáo gian giả dữ trảm địch thủ đồng thưởng, nặc gian giả dữ hàng địch đồng tội (9)
不告奸者腰斩, 告奸者与斩敌首同赏, 匿奸者与降敌同罪
          (Ai không tố cáo kẻ gian sẽ bị chém ngang lưng, tố cáo kẻ gian và chém đầu giặc, thưởng như nhau; dấu kẻ gian và hàng giặc, tội như nhau)
          - Thứ 6: loại bỏ tập tục cũ đánh nhau vì việc riêng, phát triển kinh tế tiểu nông cá thể.
          Đối với tập tục lạc hậu đánh nhau vì việc riêng được bảo lưu trường kì ở nước Tần, biến pháp của Thương Ưởng đã:
Lệnh dân phụ tử huynh đệ đồng thất nội tức giả vi cấm (10).
(Lệnh cho dân, cha con anh em không được ở chung một nhà)
 
Dân hữu nhị nam dĩ thượng bất phân dị giả, bội kì phú (11)
民有二男以上而不分异者, 倍其赋
(Nhà có 2 con trai trở lên mà không chia ở riêng thì bị đánh thuế gấp đôi)
          Đồng thời quy định nghiêm nhặt, trong dân gian:
Vị tư đấu giả, các dĩ khinh trọng bị hình đại tiểu (12)
为私斗者, 各以轻重被刑大小
         (Vì việc riêng mà đánh nhau,  đều tuỳ theo mức độ mà bị hình phạt nặng hoặc nhẹ)
          Sự cải cách này không chỉ đem kết cấu đại gia tộc truyền thống phân thành gia đình tiểu nông cá thể, mở rộng nguồn thu thuế cho nhà nước, mà còn xác lập cơ chế giải quyết lấy pháp luật thay thế cho việc đánh nhau trong những vụ tranh chấp, khiến cho:
Dân dũng vu công chiến, khiếp vu tư đấu (13)
民勇于公战, 而怯于私斗
(Dân dũng cảm đánh nhau vì việc công, khiếp sợ đánh nhau vì việc riêng)
Những điều đó đã thúc đẩy sự phát triển của xã hội nước Tần.
          Do bởi thành tựu to lớn của biến pháp Thương Ưởng, nước Tần từ chỗ “di địch hoá ngoại chi bang” 夷狄化外之邦, một nước lạc hậu ở biên thuỳ phía tây đã nhanh chóng trở mình thành một nước tiên tiến. Mặc dù biến pháp xúc phạm đến lợi ích của thế lực cũ, sau khi Tần Hiếu Công qua đời, Thương Ưởng cũng bị xe xé xác, nhưng thành quả của biến pháp đã tạo điều kiện để nước Tần quật khởi và Tần Thuỷ Hoàng thống nhất đất nước. Như Hàn Phi 韩非 đã đánh giá:
Thương Quân tử nhi Tần pháp vị bại (14)
商君死而秦法未败
(Thương Quân mất nhưng biến pháp của nước Tần vẫn không bị phế bỏ)
          Trải qua biến pháp của Thương Ưởng, kinh tế nước Tần phát triển, xuất hiện cảnh tượng phồn vinh. Nhân dân cả nước xem việc đánh nhau vì việc riêng là nhục, xem chiến đấu lập công cho đất nước là việc vinh, quân đội không ngừng lớn mạnh, nước Tần với nước giàu quân mạnh đã trở thành nước mạnh nhất ở hậu kì thời Chiến quốc.
 
CHÚ THÍCH CỦA NGƯỜI DỊCH
(1), (2), (3), (5), (Cool, (9), (10), (11), (12), (13)- Sử kí – Thương Quân liệt truyện 史记 - 商君列传
(4)- Thương Quân thư – Cảnh nội 商君书 - 境内
(6), (7)- Thương Quân thư – Thưởng hình 商君书 - 赏刑
(14)- Trong Hàn Phi tử - Pháp định 韩非子 - 法定 ghi rằng:
          Cập Hiếu Công, Thương Quân tử, Huệ Vương tức vị, Tần pháp vị bại dã.
及孝公, 商君死, 惠王即位, 秦法未败也
          (Đến khi Hiếu Công, Thương Quân mất, Huệ Vương kế vị, biến pháp của nước Tần vẫn không bị phế bỏ)
 
                                                                Huỳnh Chương Hưng
                                                  Quy Nhơn ngày 30 tháng 5 năm 2012
 
Dịch từ nguyên tác Trung văn
THƯƠNG ƯỞNG BIẾN PHÁP
商鞅变法
Trong quyển
XUÂN THU CHIẾN QUỐC VĂN HOÁ ĐẠI QUAN
春秋战国文化大观
Chủ biên: Lí Thiếu Lâm (李少林)

Nội Mông Cổ nhân dân xuất bản xã, 2006. 


http://www.huynhchuonghung.com/

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





THƯƠNG ƯỞNG Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: THƯƠNG ƯỞNG   THƯƠNG ƯỞNG Empty

Về Đầu Trang Go down
 
THƯƠNG ƯỞNG
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Chấn thương phần mềm nên uống thuốc gì? - Đa khoa Hoàn Cầu
» VÔ THƯỜNG, KHỔ & VÔ NGÃ
» Uống mật ong sau khi sảy thai có tác dụng gì?
» Uống thuốc bắc sau khi sảy thai
» Uống collagen có bị mập không?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến