Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Những câu chuyện ngụ ngôn  Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Những câu chuyện ngụ ngôn

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 4:58 pm

Trần Huệ Tĩnh
NHỮNG CÂU CHUYỆN NGỤ NGÔN
Qua ngụ ngôn,
biết được khôn ngoan của người xưa,
mở ra tâm linh của trẻ em.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
Dịch và viết suy tư
 
1.ĐẠI NIÊN VÀ TIỂU NIÊN
Ngày xưa, có một người tên là Bành Tổ, truyền thuyết nói ông ta sống được bảy tám trăm tuổi, cho nên khi người ta chỉ cần nói đến trường thọ, thì không ai là không lấy ông ta ra làm mẫu mực.
Nhưng, ở phía nam của nước Sở có một con linh quy lớn, qua mùa xuân nó sống lâu được năm trăm năm, qua một mùa thu nó sống được năm trăm năm. Con linh quy nhìn ông Bành Tổ đoản mệnh thì lấy làm buồn.
Nhưng trước thời cổ nữa thì có một cây xuân lớn, một mùa xuân của nó phải qua tám ngàn năm mới qua hết, mùa thu cũng phải tám ngàn năm, cho nên cũng coi con linh quy không ra gì. Ba loại sinh vật này ngày tháng qua gọi là “đại niên”.
Ngược lại, con ve sầu mùa xuân sinh, mùa hạ chết; mùa hạ sinh, mùa thu chết, sống không qua một năm. Ngoài ra có một loại trùng buổi sáng sinh, chạng vạng tối chết, nguồn gốc không biết tại sao gọi là “một tháng”. Loại sinh vật này theo ngày tháng gọi là “tiểu niên”.
Sinh vật sống qua “tiểu niên”, làm sao có thể hiểu được cảm giác sống qua ngày của những sinh vật “đại niên” chứ ?

(Trang tử: Tiêu dao du)

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/


Được sửa bởi Tri Âm Quán ngày Wed Jan 08, 2014 5:23 pm; sửa lần 1.
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:02 pm

2.TIỀN ĐỒ RỘNG LỚN
Ở nơi rất xa rất xa nọ là một địa phương mà ngay cả ngọn cỏ cao năm phân cũng không thể mọc được.
Nơi đó có một con chim lớn trú ngụ gọi là đại bàng. Lưng của nó giống núi Thái Sơn, hai cánh như đám mây ở góc trời. Khi gió thổi tới thì đại bàng giương đôi cánh bay vào gió lốc, và có thể dựng đứng bay lên cao chín vạn dặm, vượt qua làn mây mỏng, trong trời xanh mênh mông bát ngát bay qua hướng nam.
 
Con chim sẻ trú ngụ trong vùng có nhiều hồ ao nhỏ nhìn thấy thì cười nhạo đại bàng, nói:“Nó muốn đi đâu vậy chứ ? Ta dùng hết sức lực vượt qua mà bay lên, nhưng cũng chỉ có thể bay cao mấy trượng mà thôi, làm thế nào rồi cũng bay không qua khỏi cái đám cây cao rậm rạp này, nhưng như thế cũng là quá lắm rồi, nó bỏ ra nhiều sức bay thật cao để làm gì chứ ?”
(Trang tử: Tiêu dao du)
 
Suy tư 2:
      Người có kiến thức nông cạn thì không thể hiểu nổi người có chí hướng cao xa, con chim sẻ quanh năm suốt tháng ở nơi cái vũng nho nhỏ, bay không quá ngọn cây cao rậm rạp, thì làm gì hiểu nổi chí hướng tận tầng mây của chim đại bàng !
     Người có chí hướng cao xa trong trời đất thì có nhiều, nhưng đa phần bị kẻ tiểu nhân kiến thức nông cạn –họ hoặc là có quyền, hoặc là nịnh hót cấp trên- mà cản trở những người có kiến thức nhìn xa thấy rộng, cho nên thế giới vẫn cứ mãi chiến tranh, cộng đoàn không thấy có niềm vui chân thật, và hằng ngày chỉ đóng lại màn kịch yêu thương đoàn kết giả tạo...
     Có một vài linh mục trẻ được làm cha sở, quanh năm chỉ ở trong chủng viện, nhà dòng, khi được làm cha sở thì cứ tưởng kiến thức và kinh nghiệm của mình bao trùm cả giáo xứ, nên bác bỏ ý kiến của người giáo dân có kinh nghiệm lâu năm làm việc, chê bai kế hoạch của ban hành giáo đưa ra và lấy quyền cha sở mà áp đặt, thế là giáo xứ mất đoàn kết, cha con nhìn nhau không sửa. Ôi buồn thật.
     Khiêm tốn là cốt lõi của kiến thức.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:04 pm

3.CHIM SA CÁ LẶN
Mao Tường và Tây Thi là hai người đẹp nổi tiếng thời cổ đại, chỉ cần họ xuất hiện, thì mọi người nhất định tranh đua tiến lên giành nhau, để muốn tận mắt mình nhìn thấy dung nhan đẹp đẽ của họ.
Nhưng, khi hai nàng đi đến bên bờ hồ, thì những con cá vốn tung tăng tự tại bơi lội trong nước, bị thân thể to lớn của hai nàng dọa sợ hãi nên lặn xuống đáy hồ. Hai nàng đi vào rừng cây, lũ chim nhìn thấy hai nàng vội vàng vỗ cánh bay thật nhanh thật cao, bọn nai rừng kinh hoảng chạy mất tăm nhìn không thấy tung tích.
 
(Trang tử: Tề vật luận)
 
Suy tư 3:
     Người ta thường đồn thổi bà Tây Thi và Mao Tường đẹp đến nổi chim phải e thẹn mà bay, cá phải lặn sâu xuống không dám nhìn, nên mới có câu: đẹp chim sa cá lặn. Nhưng làm gì có chuyện đó, câu chuyện trên cũng giải thích rõ cho chúng ta thấy rồi, bởi vì cá lội dưới nước tự nhiên có bóng dáng người to lớn đến thì phải sợ lặn sâu xuống đáy hồ, chim đang vui vẻ hát ca trong rừng, tự nhiên thấy người là phải sợ bay mất...
     Sắc đẹp của con người không ảnh hưởng gì đến loài vật, nhưng tình thương của con người lại có ảnh hưởng đến chúng nó, nên mới có câu nói: cứu vật vật trả ơn, cứu nhơn (người) nhân trả oán”.
     Người Ki-tô hữu biết rằng, người đẹp hay người xấu trước mặt Thiên Chúa không là gì cả, nhưng nét đẹp của tâm hồn thì rất có giá trị trước mặt Ngài, bởi vì khi có tâm hồn đẹp thì đồng thời họ cũng biết đem yêu thương đến cho mọi người, và như thế họ dễ dàng đem tình yêu của Chúa đến cho mọi người hơn.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:07 pm

4.TRANG CHU MỘNG ĐIỆP
Một con bướm bay trong gió nhẹ, trên không trung bay lượn tung tăng, khi thì bay thấp bịn rịn giữa những đóa hoa; khi thì bay cao nhìn núi nhìn cây, tự tại nhàn nhã vô cùng.
Đột nhiên, một trận trời rung đất động, thân mình con bướm trở nên nặng nề, biến thành ông Trang Chu. Chính ngay lúc này, Trang Chu từ trong mộng tỉnh dậy, ông ta nằm mơ thấy mình biến thành con bướm.
Nhưng, không biết là Trang Chu nằm mơ thấy mình biến thành bướm, hay con bướm nằm mơ thấy mình biến thành Trang Chu ?
 
(Trang tử: Tề vật luận)
Suy tư 4:
      Có người nằm mơ thấy mình đang trở nên một ông vua oai phong lẫm liệt, có nhiều hoàng cung, có nhiều gái đẹp cung phụng.v.v...và tưởng mơ là thực, nên khi tỉnh dậy thì thấy nuối tiếc những gì mình đã thấy được trong giấc mơ.
     Cuộc sống của con người giống như một giấc mơ, hư hư thực thực, sự tình chân chân giả giả có lúc rất khó mà bàn luận, cho nên có nhiều người đang sống trong thời hiện tại mà vẫn cứ mơ đến “cái thưở xa xưa lưu luyến ấy” của thời huy hoàng mấy chục năm trước, và thế là họ bỏ quên mất bổn phận của mình, khi sực tỉnh lại thì đã lãng phí rất nhiều thời gian, sức lực, tiền bạc và sức khỏe...
     Người Ki-tô hữu không sống trong mơ, cũng như không mơ trong thực tế, nhưng đem hết tài năng của mình để làm tốt công việc hiện tại, để giấc mơ của em bé nghèo có sách vở đi học được hiện thực, để giấc mơ có một mái nhà tranh nương tựa của đồng bào bị bão lụt được hình thành, để tình liên đới giữa người với người được thực hiện bằng sự phục vụ rất thực tế của họ.

     Trang Chu không biến thành con bướm, mà con bướm cũng không biến thành Trang Chu, nhưng giấc mộng hưởng thụ một cuộc sống đầy đủ đã làm cho một số người quên mất thực tại của cuộc sống hôm nay.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:15 pm

5.BÀO ĐINH GIẢI THÍCH VỀ TRÂU
Người đầu bếp Bảo Đinh có phương pháp dùng đao giết trâu thật tuyệt vời, động tác của ông ta rất lưu loát, giữa cái đưa đao lên xuống có thể ăn khớp với niêm luật của âm nhạc, ngay cả quốc vương Huệ Văn Quân khi nhìn thấy cũng không thể nhịn được nói kỹ thuật của ông ta thật giỏi.
Bảo Đinh nói, khi ông ta bắt đầu giết trâu thì cũng như bao người khác, trong mắt chỉ nhìn thấy toàn là đầu trâu, nhưng ba năm sau thì ông ta không nhìn thấy hình dáng của đầu trâu nữa, mà chỉ dùng tâm để tìm hiểu cách kết cấu của thân hình con trâu, dùng đao xỉa vào các khe hở, xẻ thịt cắt gân, động tác tự nhiên lưu loát, ngay cả nơi các kinh lạc liên quan với nhau đều không ngừng nghỉ..
Bảo Đinh nói tiếp:“Một đầu bếp bình thường dùng đao chặt xương, một tháng sau thì thay một con đao, còn tôi dùng cây dao này đã gần mười chín năm rồi, giết trên một ngàn con trâu, lực đao vẫn như cũ không có gì cùn lụt. Đó là vì trong tâm tôi khi nghĩ đến giữa những đốt xương và thịt, thì đao cứ theo đó mà đến, đương nhiên là lưỡi đao đưa đi rất ngọt. Sau khi hoàn thành, thu đao, toàn bộ con trâu giống như đất sét tan tác rơi xuống đất, mà trâu vẫn cứ không nghĩ rằng mình đã chết rồi.”
Huệ Văn Quân rất vui vẻ tán thưởng nói:“Giỏi thật, ta nghe xong lời nói này thì học được đạo lý dưỡng sinh.”
(Trang tử: Dưỡng sinh chủ)
 
Suy tư 5:
      Người đầu bếp dùng tâm để giết trâu cách tài tình.
     Người Ki-tô hữu dùng tâm để thấy cái ưu điểm của tha nhân mà khuyến khích và học tập, đó là người khiêm tốn; dùng tâm để thấy cái khuyết điểm của người khác mà không ồn ào la ó phê bình, đó là người thấu hiểu lẽ rộng lượng trong trời đất; dùng tâm để thấy nguyên nhân phạm tội của tha nhân mà tha thứ, đó là người bao dung không câu nệ; dùng tâm để thấy Chúa Giê-su nơi tha nhân để yêu thương và phục vụ là người có cái tâm yêu thương của Chúa Giê-su.
     Xây nhà cho người nghèo, viện trợ kỷ thuật để giúp đỡ cho các bệnh nhân, mở trường dạy nghề cho các thanh thiếu niên hoàn lương, nhưng không dùng tâm yêu thương để cảm thông với họ, thì những việc làm trên chỉ có tính cách quảng cáo mà thôi…
 
6.NGƯỜI YÊU NGỰA BẮT MUỖI TRÂU
Có một người rất yêu ngựa, trong nhà cũng có nuôi ngựa, ông ta không hề hà tiện với ngựa, nên lấy những thứ tốt nhất cho ngựa sử dụng. Ông ta dùng cái sọt tre tinh xảo đựng phân ngựa, dùng đồ đựng quý báu để đựng nước đái ngựa, ngựa của ông ta, có thể nói là hưởng thụ phú quý ở nhân gian.
Một hôm, khi ông ta đến chuồng ngựa để coi ngựa, thì phát hiện một con muỗi trâu đang chích (đốt) ngựa, lập tức không chần chừ vung tay đánh bắt muỗi. Kết quả, làm kinh sợ ngựa nên ngựa cất vó hí vang, không những cắn đứt giây cương, mà còn phá nát cái hàm thiết trên ngực.
(Trang tử: Nhân gian thế)
Suy tư 6:
      Yêu ngựa thích ngựa của người xưa bên Tàu thì cũng giống như yêu chó kiểng thích chó kiểng thời nay của một số người  giàu có.
-       Có người chửi mắng như tát nước vào người giúp việc, vì bà ta vô ý đụng phải con chó kiểng làm nó đau: họ coi trọng con chó hơn nhân phẩm con người.
-       Có người ôm con chó kiểng hôn hít hơn cả hôn con mình: họ bị bệnh hoạn về tinh thần.
-       Có người dẫn chó ra đường chơi, nâng niu nó hơn cả cha mẹ nâng niu con cái: họ có một tâm hồn ích kỷ.
-       Có những người bỏ ra hàng triệu đồng để mua sắm cho con chó, nhưng lấy làm tiếc khi bố thí vài đồng bạc cho người nghèo...
Con ngựa là loài dùng để cỡi hoặc để kéo xe giúp cho con người, nuôi cho nó khỏe mạnh để phục vụ công việc của mình là điều phải làm, nhưng cung phụng nó hơn cả con người thì là điều bất bình thường, bởi vì con ngựa chỉ là con ngựa.
Thích nuôi chó là một sở thích chẳng tội vạ gì cả, nhưng coi con chó hơn nhân phẩm của người khác là điều phải lên án, bởi vì con chó kiểng –xét cho cùng- chẳng giúp ích được gì cho họ cả.
Săn sóc con cái và đặt hết tình thương vào chúng nó, thì có phúc hơn là để hết thời giờ lo cho con chó kiểng; nhận chăm nom một trẻ em bất hạnh thì có phúc hơn là chăm sóc một con chó kiểng; đem số tiền lớn giúp đỡ người nghèo thì có phúc hơn là làm đẹp cho con chó kiểng, bởi vì con chó kiểng, dù cho nó có đeo vòng vàng, cắt lông mô-đen, nhuộm xanh đỏ thì nó vẫn chỉ là một con chó mà thôi.
Người có tinh thần lành mạnh thì không bao giờ yêu con chó, chăm sóc con chó hơn cả con người.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:22 pm

7.NGƯỜI XẤU AI THAI THÁC
Nước Vệ có một người tên là Ai Thai Thác, diện mạo của anh ta rất xấu, nhưng những người đã tiếp xúc với anh ta thì rất thích anh ta. Đàn ông thì không muốn rời anh, đàn bà thì muốn gả cho anh.
Lỗ Ai công nghe nói chuyện của Ai Thai Thác thì rất tò mò, nên triệu anh ta đến để tiếp kiến. Vừa nhìn thấy, quả nhiên xấu đến khiếp người, nhưng Ai công ở với anh ta một tháng thì cảm thấy anh ta có một vài chỗ hơn người; ở với nhau một năm thì rất tin tưởng anh ta; cuối cùng còn cương quyết đem quốc sự giao cho anh ta giải quyết.
Ai Thai Thác cai trị nước Lỗ rất giỏi, nhưng một năm nọ, người của anh ta đột nhiên mất tích. Từ đó về sau, Ai công cũng có mất đi cảm giác.
(Trang tử: Đức sung phù)
Suy tư 7:
      “Đừng nhìn mặt mà bắt hình dong” đó là câu nói của người xưa, bởi vì hình dong không thể phản ảnh hết tình trạng của tâm hồn.
     Có những người diện mạo không đẹp, nhưng tâm hồn thì đẹp, họ hay giúp đỡ người khác, họ biết chia sẻ với người khác niềm vui nỗi buồn, họ biết thông cảm và tha thứ; và ngược lại, có những người diện mạo rất đẹp nhưng tâm hồn thì xấu xa, họ tốt mã nhưng lòng thì đầy thù hận, họ đẹp khuynh nước nghiêng thành, nhưng lòng dạ thì độc hơn cả rắn độc, họ đẹp trai như Phan An Tống Ngọc bên Tàu, nhưng lòng dạ thì sâu hiểm hại người không gớm tay...
     Con người ta được Thiên Chúa tạo dựng không bao giờ trở thành kẻ vô ích thừa thải, bởi vì ngay cả con sâu xấu xí cũng là thứ hữu ích, huống hồ là con người được Chúa tạo dựng giống hình ảnh của Ngài, mà người xấu xí Ai Thai Thác là một điển hình.
     Nhờ đức tin mà người Ki-tô hữu đều nhìn thấy cái ưu điểm nơi cả những người tội lỗi, và đối với những người có diện mạo xấu xí, thì người Ki-tô hữu vẫn luôn nhìn thấy cái hay của họ, bởi vì họ không nhìn thấy cái hình dong xấu xí, nhưng nhìn thấy Chúa Giê-su đang ở trong cái xấu xí ấy của họ.
     Đó chính là cái đắc nhân tâm của người Ki-tô hữu vậy !

8.VÔ DỤNG CHI DỤNG
Một người thợ mộc họ Thạch cùng với đệ tử đi trên đường thì nhìn thấy một cây sồi, bóng cây của nó có thể che cả ngàn con trâu, gốc cây lớn cả trăm mét, chiều cao thẳng vút đến ngọn núi, nhưng ông thợ mộc thì không vừa mắt nên cứ thẳng mà đi, đệ tử của ông ta cảm thấy kỳ quặc nên vượt lên trước để hỏi nguyên do.
Ông thợ mộc nói:“Cây đó không làm gì được cả, làm thuyền, thuyền sẽ chìm; làm quan tài thì rất mau bị mục, làm đồ để đựng thì sẽ bị nứt nẻ ngay, không có chỗ nào để dùng được cả, cho nên mới để cho nó sống rất lâu là vậy.”
Một tối nọ, ông thợ mộc nằm mơ thấy cây sồi đến nói:“Có phải hôm nay ông đem tôi ra để so sánh cái gọi là “hữu dụng chi dụng” phải không ? Trái lê, quýt, bưởi, quả thật khi chín thì bị các ngươi hái xuống, các cành cây khô cũng bị các người bẻ gảy, đó là bởi vì chúng nó “hữu dụng” nên mới bị hại bản thân, khiến cho cuộc sống không thể sống trường thọ. Còn tôi thì cố gắng tự mình làm được đến mức độ “không có chỗ dùng được” đã rất lâu rồi, có mấy lần tựa hồ như bị đốn ngã, thật không dễ dàng mới bảo toàn tính mạng mình, đó chính là công dụng lớn của tôi. Nếu như tôi hữu dụng, thì có thể được cao lớn như ngày hôm nay hay sao ?”
(Trang tử: Nhân gian thế)
Suy tư 8:
      Cây có ích thì bị đốn để sử dụng, cây vô dụng thì được để lại; lợn béo thì đem làm thịt bán, lợn gầy thì được giữ lại; người có tài thì làm không hết việc, người bất tài thì cứ tà tà mà sống...
     Nhưng thà làm người hữu dụng hơn là vô dụng.
     Người hữu dụng thì đi đến đâu, làm việc gì cũng đều có ích lợi cho người khác, không những họ biết việc để làm mà còn đem tình thân ái đến cho người khác; người vô dụng thì như cây sồi cao to béo tốt, nhưng không một ai cần đến họ.
     Người Ki-tô hữu hữu dụng thì luôn thấy mình vô dụng, bởi vì họ biết rằng tất cả tài năng mình có được đều bởi Thiên Chúa ban cho, và việc hữu ích mà họ làm là vì đó là bổn phận của một người Ki-tô hữu phải làm[1] mà thôi, cho nên họ làm việc với tinh thần yêu mến và phục vụ.
     Ngược lại người vô dụng thì luôn tự cho mình là hữu dụng, họ thường la lối khoe khoang, thích kể những thành tích mà mình làm được cho cộng đoàn này hay đoàn thể nọ, họ thích mọi người cao rao tên tuổi và việc làm của mình khắp bốn phương thiên hạ...
     Thật ra, Thiên Chúa rất công bằng trong việc sáng tạo nên con người, nên không một người nào là người vô dụng cả, chỉ có những ai tự cao tự đại mới trở thành người vô dụng mà thôi.

Ai hiểu được thì hiểu !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:28 pm

9.MỞ HUYỆT CHO HỖN ĐỘN
Vua của Nam Hải gọi là Trữ, vua của Bắc Hải gọi là Hốt, vua của trung ương gọi là Hỗn Độn. Trữ và Hốt thường đến trung ương để du ngoạn, Hỗn Độn vẫn luôn tận tâm tiếp đãi họ.
Trữ và Hốt rất cảm ơn Hỗn Độn, nên quyết định sẽ làm một việc gì đó cho ông ta để đền đáp. Ngày hôm ấy, hai người cùng bàn luận nên làm thế nào cho tốt:“Người có thất khiếu, dùng để nghe, ăn uống, hít thở, nhưng Hỗn Độn lại không có gì cả, thật đáng tiếc, chúng ta nên giúp ông ta đục khiếu.”
Thế là hai người giúp Hỗn Độn đục mở một khiếu (lỗ), đến ngày thứ bảy thì bảy khiếu đã đục xong, Hỗn Độn cũng chết luôn.
(Trang tử: Ứng đế vương)
Suy tư 9:
     Vạn vật trên thế gian, mọi thứ đều có bộ mặt và đặc tính của chúng nó, không cần phải hết lòng thay đổi, đẹp nhất chính là sự đơn giản tự nhiên.

-Có những con sư tử được nuôi trong sở thú, nó không còn vẽ oai hùng nhanh nhẹn tự nhiên nữa, vì đã được con người chăm sóc cung phụng.

-Có những người khi cuộc sống còn khó khăn cơm ngày ba bữa không đủ, mà đời sống của họ rất đơn sơn tự nhiên ai cũng mến, nhưng khi giàu có lên thì không còn như thế nữa, bởi vì từ giọng nói cung cách của họ đều thay đổi cho phù hợp với vẻ trưởng giả của mình.

-Có một vài vị khi chưa làm linh mục thì tính tình đơn sơ dễ thương, vâng lời, chịu khó học tập, nhưng khi làm linh mục rồi, được giáo dân gọi bằng cha thì không còn đơn sơ tự nhiên nữa, ăn nói “đao to búa lớn”, xa cách mọi người, không còn chịu khó học tập, và dành cho mình quyền hưởng thụ.
Ông vua Hỗn Độn không cần có thất khiếu nhưng vẫn đối xử tận tình tốt lành với bạn bè, đừng đem cái hiểu biết nông cạn của mình mà thay đổi cái vĩ đại của Thiên Chúa nơi vạn vật theo ý của mình.
     Mà ý của bản thân mình thì chỉ có kiêu căng, khoe khoang và khoác lác mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 08, 2014 5:32 pm

10.HAI NGƯỜI CHĂN DÊ
Có một người giàu có, trong nhà nuôi một bầy dê, một hôm, người chuyên môn chăn dê bị bệnh, ông chủ bèn kêu một người đầy tớ nam và một đầy tớ nhỏ cùng đi chăn dê, nhưng không ngờ lần này lại để cho toàn bộ bầy dê mất tiêu.
Chủ nhân rất tức giận, lớn tiếng hỏi:“Lúc đang chăn dê, tụi mày làm gì ?”
Nguyên do là người đầy tớ nam vì bận công việc nên không có thời giờ đọc sách, nên mang sách theo lợi dụng thời gian đó để đọc, còn đầy tớ nhỏ thì mãi mê chơi ném con súc sắc và hoàn toàn không chú ý đến bầy dê chạy đi đâu.
Chuyện của hai người này mặc dù khác nhau một trời một vực, nhưng lại giống nhau là đều làm mất bầy dê.
(Trang tử: Biền mẫu)
Suy tư 10:
      Chăn dắt đàn chiên của Thiên Chúa cũng có hai loại: người mục tử chân chính và người làm thuê.
     Người mục tử chân chính thì biết chiên của mình, và chiên cũng biết họ và luôn nghe lời họ, bởi vì người mục tử biết yêu thương và hy sinh vì chiên của mình.
Người làm thuê thì không biết chiên mà chỉ biết tiền; không nhìn thấy chiên đói mà chỉ thấy mình thiếu thốn cần phải được phục vụ; không dẫn dắt chiên đi theo đường lối của chủ chiên, mà chỉ dẫn chiên đi theo những cá tính chủ quan kiêu ngạo của mình; không nghe tiếng những con chiên nghèo khổ kêu đói, nhưng chỉ nghe những lời nịnh hót tâng bốc của một vài con chiên giàu có...
Thế là mất cả bầy chiên, vì chiên không còn nghe tiếng của người làm thuê nữa; thế là cộng đoàn không phải là cộng đoàn nữa, mà là cộng đoàn của một số người có tiền và tiếng nói của họ rất nặng ký với cha sở...
Đến ngày phán xét Thiên Chúa cũng sẽ hỏi hai loại người chăn chiên ấy:“Khi đang chăn chiên thì các ngươi làm gì ?”
Ai vui vẻ trả lời được thì thật hạnh phúc vô cùng...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyThu Jan 09, 2014 8:13 pm

11.ĐẠO (CƯỚP) CŨNG CÓ ĐẠO LÝ
Ngày xưa, có một tên cướp rất nổi tiếng tên là Đạo Chích, những chuyện xấu mà hắn ta đã làm thì không thể nào đếm nổi, ngay cả Khổng tử cũng có đến sơn trại để khuyên giải hắn, nhưng hắn ta vẫn cứ làm theo ý mình. Những người đi theo Đạo Chích rất sợ một ngày kia phải bị hại đến thân, nên hỏi hắn ta:“Làm cướp cũng có quy tắc sao ?”
Đạo Chích trả lời:“Bất cứ việc gì cũng đều có đạo lý nên có thể tuân theo, làm cướp cũng như thế. Đoán trong nhà có cất những của cải nào quý giá, đó là thánh; dẫn đầu đi vào trước, đó là dũng; ra sau cùng, đó là nghĩa; căn cứ theo tình huống có thể hay không có thể hạ thủ, đó là trí; tất cả của cải cướp được phân phối đều nhau, đó là nhân. Có đủ năm điều ấy, mới có khả năng trở thành một tên đại ăn cướp.”
(Trang tử: Khứ khiếp)
Suy tư 11:
     Có những băng cướp chỉ đi ăn cướp của người giàu, đạo lý của họ là lấy kẻ giàu cho người nghèo; có những băng nhóm tập họp nhau lại để nhậu nhẹt phá phách, quy tắc của họ là uống quắc cần câu, quậy phá tới bến, đạo lý của họ là chơi cho đời bớt buồn.v.v...
     Đã là ăn cướp thì dứt khoát là không có đạo lý thật, dù cho họ ăn cướp của người giàu giúp cho người nghèo, bởi vì đó là một tội; đã là băng nhóm nhậu nhẹt quậy phá tới bến, thì nhất định là không thể gọi là đạo lý giải trí được, bởi vì làm hư hại tài sản của người khác và có khi làm hại đến danh dự nhân phẩm của tha nhân nữa...
     Chúa Giê-su thành lập nhóm Mười Hai (12 tông đồ) để các ngài trở thành những chứng nhân cho Tin Mừng, đạo lý mà các ngài nhận được từ nơi Thầy chí thánh là: “kính mến Thiên Chúa và yêu người như chính mình”. Nhóm Mười Hai ấy chính là Giáo Hội Công Giáo, là đại gia đình của những ai tin, yêu và thực hành lời dạy của Chúa Giê-su.
Đôi lúc chúng ta cũng nên tự hỏi lại bản thân: tôi thuộc nhóm nào đây, khi mà tôi chưa thực sự làm chứng cho Tin Mừng giữa xã hội hôm nay ?

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySat Jan 11, 2014 6:35 pm

12.NGƯỜI GIÀ TƯỚI VƯỜN
Học trò của Khổng tử là Tử Cống có lần đi qua phía nam của Hán Thủy, nhìn thấy một cụ già đang múc nước bên giếng, ông lão dùng cái chum lấy nước từ giếng lên, đem nước đổ vào cái mương nước nhỏ, để nước chảy vào trong vườn tưới hoa màu, thao tác liên tục không nghỉ.
Tử Cống nhìn thấy ông già khổ như thế, động lòng nói:“Có một loại máy móc gọi là cái cần kín nước, có thể tiết kiệm công sức, vừa bơm nước có hiệu suất. Lợi dụng cần kín nước ấy thì một trăm công ruộng trong một ngày có thể tưới xong, sao ông không dùng nó ?”
Lão già nói:“Có cần kín nước nhanh nhẹn khéo léo ấy thì nhất định có chuyện linh hoạt khéo léo và cũng là có tâm hồn nhanh nhẹn khéo léo. Có ý niệm linh hoạt khéo léo, thì tâm trí sẽ không thể giữ nguyên bầu trời sáng thuần khiết, thì sẽ tâm thần bất định, cho nên tôi không muốn dùng cái cần kín nước nhanh nhẹn khéo léo ấy.”
(Trang tử: Trời đất)
Suy tư 12:
      Suy nghĩ của ông già tưới hoa màu chỉ đúng một nửa và sai một nửa. Đúng là con người ta khi có đầu óc linh hoạt khéo léo mà không có đạo đức thì tâm bất định, dễ dàng suy tính đến những chuyện hại mình hại người; sai là vì khoa học kỷ thuật được vận dụng vào trong đời sống hằng ngày của con người, để giúp con người tiết kiệm được sức lực mà hiệu suất tăng lên gấp nhiều lần...
     Có người có đầu óc linh hoạt ứng xử khéo léo đến mức người khác phải thốt lên: gian xảo, đó là sự linh hoạt khéo léo của người không có lòng thành, cho nên xã hội vẫn còn có nhiều tệ nạn xảy ra; có người chỉ linh hoạt khéo léo khi công việc ấy có lợi ích cho mình, bằng không thì trở nên kẻ “ngu ngơ” như những người khác nếu việc ấy chẳng liên quan đến mình, thế là thế gian vẫn còn có nhiều người bàng quan dửng dưng trước những thiệt hại to lớn của xã hội và Giáo Hội...
     Linh hoạt khéo léo của máy móc thì có lợi cho con người, nhưng sự linh hoạt khéo léo của người không có đạo đức, không có khiêm tốn thì chỉ làm hại người khác mà thôi. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySun Jan 12, 2014 10:17 am

13.NHƯ Ý MUỐN THOẢI MÁI
Hoàn công đọc sách ở lễ đường, dưới lễ đường có một công nhân làm bánh xe đang làm việc tên là Biển, người ta kêu hắn ta là Biển Bánh Xe. Biển Bánh Xe bỏ công cụ xuống đi lên lễ đường hỏi:“Xin hỏi quận chủ đang đọc sách gì vậy ?”
Hoàn công trả lời:“Những lời nói của thánh nhân.”
Biển Bánh Xe hỏi:“Thánh nhân còn đó không ?”
Hoàn công nói:“Thánh nhân đã chết rồi.”
Biền Bánh Xe nói:“Như vậy thì ngài đang đọc những tàn dư cặn bã của người xưa.”
Hoàn công nghe xong thì rất là không vui, muốn xử tử Biển Bánh Xe.
Biển Bánh Xe nói:“Tôi là người làm bánh xe, nếu làm nhịp bánh xe lỏng thì không kiên cố, nếu làm quá cứng thì khi bỏ vào bánh xe thì khó khăn. Công việc của tôi chú trọng đến việc không chậm không nhanh, thoải mái như ý muốn, cái kỹ thuật ảo diệu nầy khi ở trong tay thì thi triển rất tốt, miệng không thể nói hết. Cho nên khi nghe tôi nói, thì con trai tôi không cách gì thể nghiệm cái tâm đắc của tôi để kế thừa kỹ thuật của tôi, nó chỉ có thể tự mình động thủ thao tác. Cũng vậy, cổ nhân không thể dùng ngôn ngữ truyền thụ nên tinh hoa đã biến mất, chỉ còn lại những tàn dư cặn bã chính là ngài đang đọc sách thánh hiền đó ạ.”
(Trang tử: Thiên đạo)
Suy tư 13:
      Các vua chúa quan to quan nhỏ thời xưa đều có đọc sách thánh hiền, nhưng vua vẫn hoang dâm vô độ, quan phủ quan huyện thì bóc lột hà hiếp bá tánh, có chút chức sắc thì đã làm cha thiên hạ. Tại sao vậy ? Thưa là vì họ chỉ đọc những lời của thánh hiền, mà không đặt mình vào trong cuộc sống của thánh hiền, cho nên họ không thể sống như thánh hiền mà họ đã đọc và đã học.
     Cũng có những người Ki-tô hữu đọc làu làu Thánh Kinh, kể chuyện Thánh Kinh rất sôi nổi, nhưng lại không hề thực hành lời dạy của Chúa trong Thánh Kinh.

-Có nhiều người đọc Thánh Kinh nhưng họ cảm thấy khô khan chán nản, bởi vì họ không dùng cái tâm để đọc và để thấy cuộc sống của Chúa Giê-su.

-Có nhiều người nghiên cứu Thánh Kinh nhưng họ tìm không thấy Chúa Giê-su ở trong Thánh Kinh, bởi vì họ không dùng con mắt đức tin và lòng khiêm tốn để tìm Ngài.

-Có nhiều người giảng dạy lý luận về Thánh Kinh, nhưng họ không hiểu tại sao có nhiều người tin vào Chúa Giê-su, bởi vì họ không dùng cái tâm đồng hành với cái trí của họ.

-Có nhiều người chê bai Thánh Kinh là ấu trỉ, hoang đường nhiều óc tưởng tượng, nhưng họ không hiểu tại sao sách Thánh Kinh lại được xuất bản nhiều nhất trên thế giới, và được dịch ra nhiều ngôn ngữ nhất trên thế giới, bởi vì họ không nhận ra quyền năng của Thiên Chúa hiện diện trong vũ trụ này...
Đọc Thánh Kinh không như đọc sách thánh hiền hay các loại sách khác, bởi vì khi đọc Thánh Kinh thì cần phải có đức tin và lòng khiêm tốn, bởi vì đức tin và lòng khiêm tốn chính là chìa khóa để mở kho tàng ân sủng của Thánh Kinh.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySun Jan 12, 2014 6:29 pm

14.BẮC HẢI NHƯỢC VÀ HÀ BÁ
Mùa thu trời mưa âm u không ngừng rơi, mực nước của con sông nhỏ không ngừng dâng cao. Tất cả đều chảy dồn về trong sông Hoàng Hà, thần nước của sông Hoàng Hà là Hà Bá nhìn thấy dòng sông của mình lượng nước tràn đầy, biến thành rộng lớn, nên dương dương tự đắc nói:“Tất cả hưng thịnh đẹp đẽ của thiên hạ đều tụ tập lại trên con người ta !”
Ông ta trôi theo dòng nước chảy về phía đông, đến Bắc Hải, vẻ mặt không thay đổi. Bởi vì ông ta cứ cố gắng làm như thế nào để mở to đôi mắt, mà cũng nhìn không thấy giới hạn của nước, nên ông ta nói với thần Bắc Hải là Nhược:“Nếu không đi đến chỗ ngài đây, và nhìn thấy ngài quá rộng lớn như thế này, tôi làm sao có thể dương dương tự đắc được chứ, như thế chẳng lẽ không bị người ta cười vì không biết đạo lớn sao ?”
(Trang tử: Thu thủy)
 
Suy tư 14:
      Sông Hoàng Hà rộng, nhưng không rộng bằng biển Bắc Hải, biển Bắc Hải lớn, nhưng không lớn bằng đại dương, thế mới biết mình tài giỏi thì có người còn giỏi giang hơn mình.
     Thời nay, có một vài người lấy tiêu chuẩn học hành ở ngoại quốc để đánh giá trình độ học vấn của mình, nên kênh kênh kiệu kiệu coi thường bạn bè anh em học ở quốc nội, tự cho mình là “đồ ngoại” và người khác là “đồ nội”, nên cứ lên mặt ta đây được học ở nước ngoài, mà không có sự khiêm tốn để nói như thần sông là Hà Bá:“Nếu không thấy công việc và năng lực của anh, thì tôi làm sao dương dương tự đắc được chứ.”
     Có vài người mang tiếng là học các trường lớn ở ngoại quốc, nhưng viết tiếng Anh không chuẩn, tiếng Tàu nói không thông, trái lại có những người bị coi là “đồ nội” nhưng trở thành những nhân tài cho đất nước, và thầy dạy của nhiều thế hệ...
     Chúa Giê-su không xét theo học lực để cho người Ki-tô hữu vào thiên đàng, nhưng Ngài phán xét như thế này:“Con có dùng học vấn, tài năng, quyền lực, mà Ta đã ban cho con, để con trở nên khí cụ bình an của Ta giữa tha nhân không ?”

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySun Jan 12, 2014 6:34 pm

15.KHỔNG TỬ DU NGOẠN Ở KHUÔNG
Khổng tử và các đệ tử chu du ngoại quốc, có một lần, đi đến đất Khuông của nước Vệ, người nước Vệ hiểu lầm Khổng từ là Dương Hổ kẻ thù của họ, do đó mà bao vây thầy trò của ông ta, tình huống lúc ấy thật nguy kịch, chỉ một chút không cẩn thận có thể bị giết ngay, nhưng Khổng tử vẫn điềm nhiên tự tại gãy đàn xướng ca, Tử Lộ cảm thấy nghi hoặc, bèn hỏi thầy nguyên do.
Khổng tử nói:“Một người khốn cùng là chủ định của thiên mệnh, như diều gặp gió là bởi vì thời cơ khá tốt. Thánh nhân có thể giải thích đạo lý này là: khi gặp đại họa đến thân mà không sợ hãi, đó là cái dũng của thánh nhân, cho nên, Tử Lộ, con không nên lo lắng làm gì.”
(Trang tử: Thu thủy)
Suy tư 15:
      Cái dũng của thánh nhân (tức là người hiểu đạo lý còn gọi là thánh hiền) là cái tâm luôn an định tự tại trong mọi tình huống: không sợ hãi trước bạo lực, không xiêu lòng trước lời dụ dỗ, không hãi hùng trước lời dọa nạt, không phân tâm trước nguy khốn.v.v...đó là một vài cái dũng của thánh nhân.
     Cái dũng của người Ki-tô hữu hữu cũng tương tự như thế, nhưng hơi khác một chút nhưng rất quan trọng, đó là: họ không vì để được người đời phong danh hiệu anh hùng mà dũng cảm, nhưng vì đức tin vào Chúa Giê-su ; họ không vì để được thế gian ca ngợi là dũng cảm mà đấu tranh cho công bằng, nhưng họ vì Chúa Giê-su nơi những người bất hạnh, bị đối xử bất công mà đấu tranh cho công bằng bác ái; họ không vì để được phong thánh mà sống hy sinh phục vụ tha nhân, nhưng họ bắt chước gương hy sinh quên mình của Chúa Giê-su để mọi người biết Chúa qua cuộc sống đầy hy sinh và phục vụ của mình...
     Cái dũng của thánh nhân thì được thế gian ca tụng, cái dũng của người Ki-tô hữu thì bị người đời chê là dại dột, nhưng thực ra, họ là những người khôn ngoan nhất trên đời, bởi vì Chúa Thánh Thần dạy bảo họ sự khôn ngoan ấy... 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyTue Jan 14, 2014 4:19 pm

16.CON NHÁI TRONG GIẾNG CẠN
Có một cái giếng cạn, trong giếng có một con nhái, nó nói với con ba ba rất lớn của biển Đông rằng:“Tôi một mình chiếm một vũng nước, muốn đi ra thì đi bên giếng nhảy nhót, muốn trở về thì nằm trên viên gạch vỡ mà nghỉ ngơi, nước giếng, xi măng, tôi nổi hứng dùng thế nào thì cứ việc dùng, tôi ở đây rất vui vẻ. Này ông anh, ông anh có thể đi vào coi xem sao ?”
Con ba ba của biển Đông mới bỏ cái chân vào liền bị vướng lại, thế là đem tình hình của biển lớn nói với con nhái:“Tôi ở biển Đông rộng mấy ngàn hải lý, độ sâu khoảng bảy tám ngàn mét, dù cho có lụt lội lớn hay hạn hán, thì đối với nước như thế đều không ảnh hưởng gì cả, đó là vui sướng nhất của biển Đông.”
Con nhái trong giếng cạn nghe xong thì ngây người ra, mù tịt không biết gì cả.
(Trang tử: Thu thủy)
Suy tư 16:
      Ở bên Tây có truyện ngụ ngôn “con nhái muốn to bằng con bò” nên nín hơi phình bụng, kết quả là bụng bị bể và con nhái tiêu đời nhà ma. Ở bên Tàu cũng có truyện con nhái ở trong giếng cạn đem cái nhỏ bé của mình so sánh với cái rộng lớn của biển Đông, kết quả ngây người ra khi nghe sự rộng lớn của biển Đông.
     Ở đời có hai loại kiêu ngạo: một là người học rộng tài cao nhưng không có đạo đức, họ là những người không coi ông trời ra cái thá gì cả huống gì là tha nhân; hai là những người kiến thức hẹp hòi, tức là trình độ không đến đâu, nhưng vẫn luôn khoe khoang cái hiểu biết tài giỏi của mình, những người này thường làm khổ anh chị vì cái kiêu ngạo “không đúng chỗ” của mình.
     Thiên Chúa không thiên vị ai cả, nhưng con người ta cứ lấy cái tài năng của mình ra để đối xử thiên vị với tha nhân, bắt người khác phải phục vụ mình vì mình tài giỏi, có công lao to lớn, đó chính là họ muốn bằng Thiên Chúa vậy.
Hãy coi gương con nhái muốn to bằng con bò mà sống khiêm nhường với mọi người hơn nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 15, 2014 7:49 pm

17.CHỈ CỦA UYÊN SỒ
Ở phương nam có một loại chim tên là Uyên Sồ, cùng loại với phượng hoàng, nó biết cố định bay từ biển nam hải di dời đến biển bắc hải. Trên đường bay, không phải cây ngô đồng thì nó không hạ cánh để nghỉ, không phải quả cây tre thì nó không ăn, không phải nguồn nước ngọt lịm thì không uống.
Có một con chim cú phát hiện một con chuột chết đã rữa nát, khi nó đang muốn ăn thì thấy con chim Uyên Sồ bay qua đó, vì sợ chim Uyên Sồ giành giựt thức ăn nên nó lập tức ngẫng đầu lên, dùng hết lực kêu lên một tiếng “xịa”, cảnh cáo con chim Uyên Sồ phải rời khỏi đó. Uyên Sồ vẫn thản nhiên cảm thấy không hiểu gì cả, mà con cú mèo rõ ràng là không ngờ con Uyên Sồ không thèm ăn con chuột thối ấy.
(Trang tử: Thu Thủy)
 
Suy tư 17:
      Kẻ tiểu nhân thì đem lòng dạ của mình ra để đoán lòng dạ của người khác, nên họ suốt đời không tìm được sự chân thành trong cách sống, như con chim cú tham ăn cứ tưởng chim Uyển Sồ lại giành giựt thức ăn của mình.
     Có một vài người Ki-tô hữu cứ lấy lòng đạo đức của mình ra để đo lòng đạo đức của người khác, nên họ luôn cảm thấy người khác là tội lỗi, không xứng đáng là người con của Chúa, và thế là quỷ kiêu ngạo từ từ xâm lấn làm cho lòng đạo đức của họ trở thành pháo đài công kích người khác.
     Con chim Uyên Sồ bay cố định và bay cao, không thèm nghỉ ngơi nếu không gặp cây ngô đồng quen thuộc, không thèm ăn nếu không gặp quả cây trúc tử. Người Ki-tô hữu đạo đức thì tâm hồn bay rất cao lên tới Thiên Chúa, họ không đem ai ra so sánh với họ, nhưng họ chỉ bắt chước gương của Chúa Giê-su; họ không suy nghĩ như người khác là chỉ có bản thân mình mà thôi, nhưng là vì Chúa Giê-su và vì mọi người mà làm việc bác ái và phục vụ tha nhân.
     Kẻ tiểu nhân không bằng quân tử, người quân tử không bằng người Ki-tô hữu, mà người Ki-tô hữu biết thực hành Lời Chúa thì trở nên giống Chúa Giê-su.
Đó là bí quyết nên thánh vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyThu Jan 16, 2014 11:58 am

18.NGÂY RA NHƯ TƯỢNG GỖ
 
Chu Tuyên vương rất thích đá gà, và vì để có loại gà đá ưu tú nhất, nên ông đã đặc biệt mời một người chuyên về gà đá đến nuôi gà cho ông ta. Kế Tinh Tử thì phụ trách bồi dưỡng và huấn luyện gà đá ở trong cung.
Mười ngày sau Tuyên vương hỏi:“Gà có thể đá được chứ ?”
Kế Tinh Tử đáp:“Chưa được, dáng dấp của nó còn kiêu ngạo tự cao tự đại.”
Qua mười ngày sau nữa, Tuyên vương lại hỏi:“Gà có thể đá được chưa ?”
Kế Tinh Tử nói: “Chưa được, ở bên hể có động tĩnh thì nó có phản ứng.”
Lại qua thêm mười ngày nữa, Tuyên Vương lại hỏi:“Gà có thể đá được chứ ?”
Kế Tinh Tử nói:“Chưa được, khí thế của nó còn mạnh, nhãn thần còn hung dữ,”
Mười ngày sau, Tuyên vương lại vội hỏi, Kế Tinh Tử trả lời:“Cũng gần được rồi, thật ra nếu có gà khác kêu, nó cũng sẽ không động, tinh thần của nó ngưng đọng trầm ổn, thì giống như một con gà gỗ, những con gà khác nhìn thấy dáng nó như thế, thì nhất định không dám nghênh chiến, quay đầu mà chạy.”
(Trang tử: Đạt sinh)
Suy tư 16:
     Phàm làm việc gì thì nên bình tĩnh, bình tĩnh đem lại hành động thận trọng, thận trọng thì tránh được những điều đáng tiếc xảy ra.

-Đừng thấy nhiều người nghe mình rồi cho là thời cơ đến, bởi vì quần chúng thì hay thay đổi, có khi tham gia cho vui, xong việc thì quên mất, không mấy mặn nồng, cho nên phải bình tĩnh.

-Đừng thấy có nhiều lời khen ngợi rồi cho rằng cơ hội đã đến, nhưng hãy thận trọng vì lời khen suông của mọi người, bởi vì lời khen không thể làm gì được cả, ai khen cũng được, cho nên cái thận trọng là để bảo vệ mình.

-Khi chuyện không đáng xảy ra mà đã xảy ra thì đừng lấy làm tiếc, hoặc hối hận, bởi vì mình không bình tĩnh và thận trọng nên mới như thế.
Nuôi gà đá không phải một sáng một chiều mà có thể đá được, và càng không thể trở thành gà đá vô địch, nhưng cần phải có thời gian huấn luyện, huấn luyện và theo dõi tính cách của con gà mới có thể cho ra trường đấu...
Có một vài người Ki-tô hữu thấy mọi người khen mình là đạo đức thánh thiện, là tài giỏi năng nổ, nên có lúc tự mình đi quá quyền hạn của một giáo dân trong giáo xứ; có một vài cha phó được các bạn trẻ khen ngợi tài xốc vác, nhanh nhẹn, nên cứ tưởng mình giỏi hơn cha sở già, thế là vượt quyền của cha sở và đi sai giáo luật.

Con gà mạnh chưa chắc đá giỏi, nhưng phải bình tĩnh; con gà có nhiều đòn độc chưa chắc đã vô địch, nhưng nó phải có sự thận trọng...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyFri Jan 17, 2014 6:22 pm

17.CÁI VUI CỦA CÁ
     Trang tử có một người bạn thân tên là Huệ Thi, hai người nói chuyện rất là hợp nhau và thường cùng nhau đi du ngoạn, nói chuyện thế sự. Ngày nọ, hai người đi đến hồ nước, đứng trên cầu, Trang tử nói:“Cá thong dong bơi lội , thật là vui vẻ a !”
     Huệ Thi nói:“Anh không phải là cá, sao biết được là cá vui vẻ chứ ?”
     Trang tử đáp:“Anh không phải là tôi, làm sao biết tôi không biết cá vui vẻ ?”
     Huệ Thi nói:“Tôi không phải là anh nên đương nhiên là không biết, nhưng anh cũng không phải là cá, cho nên cũng không biết cá vui vẻ hay không vui vẻ.”
     Trang tử nói:“Nhưng, anh vừa mới bắt đầu thì liền hỏi tôi: “làm sao biết được cá không vui vẻ ?” Chính câu này bày tỏ anh biết là cá đang vui vẻ.”
(Trang tử: Thu thủy)
Suy tư 20:
      Lý luận là để làm sáng tỏ thêm vấn đề, nhưng không thể hiểu thấu tâm trạng của người lý luận, bởi vì có khi họ lý luận một đường mà lại làm một nẻo; lý luận không có nghĩa là cãi chày cãi cối, nhưng là để hiểu và thông cảm nhau hơn.
     Những vấn để lớn trong Giáo Hội như đức tin, tín lý và luân lý, thì từ ngàn xưa đã có những vị thánh, những bậc thầy vĩ đại đã thắc mắc, đã lý luận, đã chịu bắt bớ tù đày và chết vì lập trường chân chính của Giáo Hội, việc của chúng ta –người Ki-tô hữu- bây giờ là lấy tất cả niềm tin và yêu thương để thực hành những điều mà Thiên Chúa dạy qua Giáo Hội.
     Con cá vui vẻ hay không vui vẻ thì chỉ nó biết, nhưng người Ki-tô hữu thì khi nhìn con cá tung tăng bơi lội trong nước, nhìn bầu trời xanh xanh, nhìn mặt trời chói lọi, nhìn trăng sao đẹp dịu vợi trong màn đêm.v.v... thì trong lòng cảm tạ Thiên Chúa, và biết lý luận rằng: có một Thiên Chúa toàn năng vĩ đại tạo dựng nên vũ trụ vạn vật đẹp và hùng vĩ này...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyFri Jan 24, 2014 11:27 am

20.GÕ CHẬU MÀ HÁT
Vợ của Trang tử chết, hôm ngày lễ tang ông ta không khóc, chỉ ngồi xổm trên đất, gõ một cái chậu mà xướng ca.
Bạn của ông ta là Huệ Thi đến viếng, nhìn thấy tình cảnh như thế thì không thể tha thứ, trách móc ông ta là quá vô tình. Trang tử nói:“Không phải như thế đâu, khi bà ta mới chết tôi làm sao không buồn thương chứ ? Sau đó tôi suy nghĩ thật kỷ, vạn vật trong thiên nhiên đều là từ trong cái vô hình sinh ra sự sống, sau đó tuổi thọ kết thúc thì lại biến thành hư vô, như thế biến hóa từ sống qua chết giống như bốn mùa vậy. Bây giờ bà ta an nghỉ yên lặng, mà nếu tôi tỉ tỉ tê tê khóc lóc náo động, thì không phải là tôi hoàn toàn không hiểu đạo lý của cuộc đời sao ?”
(Trang tử: Chí lạc)
Suy tư 19:
    Cha mẹ, vợ con chết, đương nhiên là buồn thương và khóc; bạn bè người thân thương chết, đương nhiên là buồn và khóc, đó là chuyện thường tình của con người, và chính Chúa Giê-su cũng đã thổn thức trong lòng[2] khi ông La-da-rô chết đã chôn được bốn ngày.
     Đạo lý cuộc đời là thuận theo lẽ tự nhiên: người thân qua đời là phải khóc, và dù tuy không khóc nhưng trong lòng vẫn thổn thức, chứ không thể nói khóc là làm ồn ào động tĩnh đến người chết, bởi vì con người đã chết rồi thì những tiếng động ồn ào, những lời cãi lý, những lời chửi mắng.v.v..sẽ không làm cho thân xác sống lại, và cũng chẳng ảnh hưởng gì đến thân xác đã chết ấy.
     Đạo lý của Giáo Hội Công Giáo là người chết rồi nhưng linh hồn thì không chết, linh hồn sẽ nhờ những lời cầu nguyện của các tín hữu còn sống để được Thiên Chúa tha tội, để nhờ việc dâng thánh lễ, cầu nguyện hy sinh của giáo hữu mà linh hồn người thân được mau hưởng nhan thánh Thiên Chúa trên thiên đàng, thân xác sẽ trở về với bụi đất đợi chờ ngày kết hợp với linh hồn trong ngày Chúa quang lâm.
     Vì sợ người ta cười là không hiểu đạo lý cuộc đời nên Trang tử không khóc khi vợ chết, đó không phải là thái độ của người quân tử, bởi vì để làm một người quân tử thì không sợ người khác cười khi mình làm đúng, mà khóc vợ chết là không đúng hay sao ?

_________________________________
Tri Âm Quán
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySat Jan 25, 2014 12:48 pm

20.NGƯỜI GÙ BẮT (DÍNH)[3] VE
Khổng tử đi qua một rừng cây, nhìn thấy trong rừng có một người lưng bị gù đang bắt ve sầu, tốc độ nhanh giống như dùng tay mà nhặt, Khổng tử rất bái phục, bèn đi đến thỉnh giáo anh ta bắt ve có bí quyết gì không.
Người lưng gù ấy nói:“Khi mới bắt đầu, tôi chồng trên cần câu hai viên thịt băm, luyện năm sáu tháng thì viên thịt băm không rơi xuống, tiếp theo luyện thêm ba viên thịt băm, năm viên thịt băm, kỷ thuật càng ngày càng thuần thục. Thực ra khi mới bắt đầu bắt ve, tôi im lặng đứng như cái cọc gỗ, trên tay cầm cái cần câu giống như cành cây khô vậy, khi đối diện với sự luân chuyển rộng lớn của trời đất, thì tôi chỉ bỏ tâm ở nơi cánh của con ve sầu. Chuyên tâm, thế là bắt ve rất nhanh.”
(Trang tử: Đạt sinh)
Suy tư 20:
      Có nhiều giáo dân khi đi xưng tội thì đa phần cáo lỗi:“Con có không chuyên tâm khi dâng lễ, đọc kinh, cầu nguyện...”
Chuyên tâm là nổ lực tập trung tâm hồn về một điểm mà mình nhắm tới.

-Điểm nhắm đến khi dâng lễ là Thiên Chúa, là Chúa Giê-su hiện diện trong bí tích Thánh Thể trên bàn thờ, chứ không phải là công việc làm ăn ở công ty.

-Điểm nhắm đến khi cầu nguyện là Thiên Chúa và những vinh quang của Ngài, chứ không phải nghĩ đến giờ này người yêu đang làm gì, có nhớ đến mình không...

-Điểm nhắm đến khi đọc kinh là Thiên Chúa và những lời tán tụng quy hướng về Ngài, chứ không phải là những chuyện làm ăn buôn bán bên ngoài chợ...
Chuyên tâm khi dâng thánh lễ, chuyên tâm khi cầu nguyện, chuyên tâm khi đọc kinh là việc làm khó, bởi vì ít có ai chuyên tâm được như thế khi mà gia đình không có gạo ăn, khi mà công việc làm ăn thua lỗ, khi mà người này chửi người kia giận hờn.v.v...
     Thiên Chúa biết rõ tâm hồn và cuộc sống của chúng ta, Ngài chỉ yêu cầu chúng ta cố gắng chuyên tâm khi đến với Ngài, cố gắng và cố gắng, đó là điều làm đẹp lòng Thiên Chúa hơn cả.

_________________________________
Những câu chuyện ngụ ngôn  Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptySun Jan 26, 2014 1:59 pm

21.NGOÀI NẶNG TRONG CHUYẾT
Khi Nhan Uyên ở trong cốc sâu thẳm, gặp một người có kỹ thuật chèo thuyền rất cao chở qua sông. Người chèo thuyền nói với ông ta:“Học điều khiển thuyền nhỏ, nếu biết bơi thì học được nhanh, còn nếu như biết lặn xuống nước thì không học cũng biết.”
Khổng tử nghe mấy câu nói này, bèn nói:“Người biết bơi thì hiểu tính của nước, nên khi rơi xuống nước thì không kinh hoàng, nên học rất nhanh. Còn đối với người biết lặn thì biển sâu cũng giống như trên đất, nếu thuyền lật thì chẳng nhằm nhò gì với họ, tự nhiên có thể bơi thuyền cách khoan thai. Nhưng, nếu đem vàng đi đánh bạc, mà trong tâm người chèo thuyền cứ nghĩ đến chuyện thua tiền, thì không thể có cách biểu hiện tốt như thế. Cho nên có thể nói, người coi trọng những việc bên ngoài, thì nội tâm ắt phải chậm chạp.”
(Trang tử: Đạt sinh)
Suy tư 21:
      Cha Vincent Lebbe đã dạy các đệ tử của ngài:“Tu sĩ nào coi trọng dáng vẻ bên ngoài như áo quần, ăn uống.v.v...thì bên trong nội tâm không có gì cả...”
     Các nhà tu đức học của Giáo Hội Công Giáo cũng nói như thế.
     Có một vài người dâng mình làm tôi tớ Chúa, nhưng luôn thích coi trọng những việc bên ngoài không có ích gì cho đời sống tu đức của họ:

-Lợi dụng đi giúp xứ, khi xong việc thì chưa muốn về nhà dòng, la cà hết nói chuyện người này đến người nọ. Họ ít tham gia giờ kinh với cộng đoàn.

-Lợi dụng đi học, rồi đi đến tối mới về với lý do là phải vào thư viện, phải học nhóm.v.v...họ ít tham gia các việc tập thể của nhà dòng như: làm vệ sinh nhà ở, chơi thể thao, đọc kinh chung...
Lại có một vài linh mục, tu sĩ quá chú trọng đến việc ăn mặc: thức ăn phải ngon, phải đầy đủ dinh dưỡng, và cằn nhằn khi nhà bếp nấu quá mặn hoặc quá nhạt. Áo quần thì phải mỗi ngày mỗi là (ủi), phải mặc những loại vải đắt tiền, phải chải chuốt thật bảnh chọe khi ra ngoài.v.v...

Ôi, thức ăn ngon sẽ thành phân và bị thải ra ngoài, áo quần đẹp rồi thì cũng sẽ bị rách nát, hai thứ này không thể đem đến trước tòa Thiên Chúa được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyMon Jan 27, 2014 11:02 am

22.BỎ NGỌC CÕNG CON
Có một người tên là Lâm Hồi, từ Giả Quốc phiêu bạt ra ngoài, khi rời khỏi nhà, ông ta đem theo ngọc bích giá trị hơn ngàn vàng, tay ẳm con nhỏ vội vội vàng vàng lên đường, nhưng nào ngờ khi trên đường đi thì gặp tình huống khẩn cấp, ông ta đành bỏ ngọc để ẳm con mà chạy.
Người đi đường hỏi ông ta:“Nói theo tiền tài thì con nhỏ không đáng đồng tiền; nói theo kiểu rườm rà thì em bé thật rườm rà. Vậy thì tại sao lại vứt ngọc bích trị giá cả ngàn vàng, mà ẳm em bé mà chạy ?” Lâm Hồi nói: “Tôi và ngọc bích là vì lợi ích mà kết hợp, với em bé thì lại là liên quan đến bẩm tính trời ban.”
Cho nên có thể nói, nếu vì lợi ích mà kết hợp quan hệ, thì khi gặp hoạn nạn sẽ vứt bỏ ngay.
(Trang tử: Sơn mộc)
Suy tư 22:
     Vì lợi ích mà liên kết với con người thì có những thứ sau: tiền tài, danh vọng và xác thịt, chúng nó chỉ đem lại hạnh phúc tạm bợ và đau khổ lâu dài cho con người mà thôi. Bởi vì người ta thường thấy tiền tài đem lại đau khổ cho con người khi tan gia bại sản; danh vọng đem lại bất an cho con người khi quyền cao chức trọng không còn; xác thịt trói cột con người trong những đam mê nhục dục, khiến cho con người bỏ bê những lý tưởng cao cả của mình.

-Kết bạn vì lợi ích cho mục tiêu: khi mục tiêu đã đạt thì tình bạn sẽ tan rã.

-Tình yêu vì lý do lợi dụng: khi gặp hoạn nạn thì tình yêu sẽ bay mất.

-Phục vụ để lợi dụng cho lợi ích cá nhân: khi bị lợi ích không còn thì trở mặt.
Người Ki-tô hữu có hai thứ quý giá để ẳm khi còn sống ở trần gian này, đó là: thế gian và đức tin. Nhưng khi cấp bách, bức thiết thì họ sẵn sàng vứt bỏ những gì là của thế gian như tiền tài, danh vọng, chức quyền, để chỉ giữ lại đức tin mà thôi, bởi vì “thế gian chỉ vì lợi ích mà kiếm tìm, nhưng đức tin là thiên tính Chúa ban cho họ.”
     Bỏ ngọc cõng con là ở đó, ai hiểu được thì hiểu !

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyTue Jan 28, 2014 12:25 pm

23.NƯỚC LỖ NHIỀU NHO SĨ
Trang tử đi gặp Lỗ Ai công, Ai công rất đắc ý, nói:“Nước Lỗ chúng tôi có rất nhiều người đi học, trên phố có thể bất kỳ lúc nào cũng nhìn thấy nho sĩ mặc áo nhà nho.”
Trang tử nói:“Tôi nghe nói các nhà nho đội mão tròn thì hiểu được thiên thời; nho sĩ mang giày vuông thì hiểu được địa hình; nho sĩ mà dùng dây ngũ sắc để buộc ngọc quyết, khi gặp chuyện thì có thể quyết đoán. Nhưng, người mang những thứ trang sức ấy vị tất hiểu được những điều đó, nếu ngài cảm thấy lời của tôi là đúng, thì tại sao không ra lệnh: “Nếu quốc dân ai không hiểu những đạo thuật ấy mà mặc áo nhà nho, thì phải xử chết.”
Ai công hạ lệnh chỉ mới năm hôm, thì nước Lỗ từ trên xuống dưới chỉ có một người dám mặc áo nho sĩ mà thôi.
(Trang tử: Điền tử phương)
Suy tư 23:
      Một quốc gia mà có nhiều nho sĩ thì là một đất nước hiền hòa, công bằng; một đất nước hiền hòa công bằng là vì ai cũng có học hành biết lễ nghĩa.
     Thời nay, các cử nhân nhan nhãn đầy đường như lá mùa thu rụng, nhưng cử nhân dởm thì nhiều hơn cử nhân thật, bởi vì có những cử nhân viết sai lỗi chính tả hơn các em cấp hai, có những cử nhân viết luận án thì “loan chi ba chao” (lộn xộn không thứ tự); thời nay có rất nhiều tiến sĩ, nhưng tiến sĩ giấy nhiều hơn tiến sĩ thật, bởi vì tiến sĩ giấy không nặn ra được một đề tài để bảo vệ luận án, chỉ lấy của người khác sửa vài chữ rồi đề tên mình vào, rồi chạy chọt, thế là có một mãnh giấy học vị tiến sĩ như ai...
     Nếu các nhà giáo dục nghe lời của Trang tử mà ra thông cáo:“Nếu ai có bằng cử nhân hay tiến sĩ mà không có một đề án thiết thực, cụ thể do mình suy ra, thì bị chém đầu.” Bảo đảm là sẽ có những vị tiến sĩ giỏi giang, là nhân tài quý báu của đất nước.
     Đất nước có nhiều nho sĩ thì không nên mừng rỡ khoe khoang, nhưng nếu đất nước có nhiều người hiền, có tâm huyết vì tiền đồ đất nước thì nên vui mừng hớn hở, bởi vì đó chính là tài sản của quốc gia.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyTue Jan 28, 2014 6:35 pm

24.LIỆT NGỰ KHẤU BẮN CUNG
Liệt Ngự Khâu biểu diễn bắn cung cho Bá Hôn Vô Nhân coi. Anh ta kéo căng dây cung, trên cánh tay để một ly nước, bắn liên tiếp mũi tên này đến mũi tên kia, toàn thân bình tĩnh giống như một hình người nộm.
Bá Hôn Vô Nhân không những không khen ngợi anh ta, mà còn nói:“Cách bắn này của ông không phải vô tâm mà tự nhiên. Ta sẽ đi cùng ông đi lên núi cao kia, đứng trước vực thẳm trăm trượng ông dám bắn không ?”
Bá Hôn Vô Nhân đi đến vực thẳm, lưng hướng về phía vực thẳm mà bước lui, để hai phần ba bàn chân trên không, sau đó mời Liệt Ngự Khâu làm theo tư thế đứng của ông ta mà bắn cung. Liệt Ngự Khâu vẫn có thể bắn thành công sao ? Độ cao như thế làm anh ta sợ rơi xuống vực, chảy mồ hôi lạnh toát...
(Trang tử: Điền tử phương)
Suy tư 24:
      Khi hai chân đứng vững vàng trên núi thì có thể xạ tiễn bách phát bách trúng, nhưng khi một chân co lên một chân còn lại hai phần ba bàn chân đứng bên vách núi của vực thẳm thì chưa chắc đã bắn trúng, vì tư thế đứng không ổn định và vì tâm lý sợ rơi xuống vực thẳm.
     Có một vài giáo dân khi nhà ở gần bên nhà thờ thì sớm tối đều đi lễ đọc kinh vì thuận tiện, nhưng khi ở xa nhà thờ thì không muốn đến nhà thờ, không phải vì giao thông không thuận tiện, mà cũng không phải vì bận công việc nhưng vì làm biếng, họ đi lễ nhà thờ là vì để được khen; có một vài người Ki-tô hữu khi no ấm đầy đủ vật chất thì thích ra tay làm việc thiện bố thí, nhưng khi kinh tế gia đình không còn dồi dào nữa thì một xu họ cũng không bố thí, bởi vì họ chỉ bố thí những đồng bạc dư thừa mà thôi...
     Ở gần bên nhà thờ, chỉ bố thí khi giàu có thì giống như Liệt Ngự Khâu đứng vững vàng trên đất bắn cung, siêng năng đi lễ đọc kinh, vui vẻ bố thí giúp người những của dư thừa. Nhưng Thiên Chúa chỉ muốn chúng ta kiên định đức tin và đức ái ngay cả khi cuộc sống có nhiều gian nan vất vả, bởi vì chỉ có gian nan thử thách mới làm cho đức tin được sáng chói, chỉ có sự nghèo khó mới chứng minh được lòng yêu người thật.
     Và đó chính là người Ki-tô hữu chân thật vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyWed Jan 29, 2014 6:15 pm

25.THỢ ĐÁ GỌT BÙN
Quốc đô của nước Sở là Sính có một thợ nề, anh ta cùng với người thợ đá góp sức với nhau. Ông người Sính này khi xử lý bùn, vì không cẩn thận nên bùn giọt trên mũi từng giọt, anh ta bèn nói với thợ đá giúp gọt sạch nó.
Anh thợ đá cầm cái rìu múa may mạnh như gió, “xòa” một tiếng, vết bùn bay mất tiêu, cái mũi hoàn toàn vô sự. Trong toàn bộ quá trình, người đất Sính rất bình tĩnh, sắc mặt như không có gì xảy ra.
Sau khi người đất Sính chết, câu chuyện của họ truyền đến tai Tống nguyên quân, ông ta sai người đi tìm người thợ đá đến, nói:“Ông cũng đến giúp tôi gọt xem sao !”
Người thợ đá trả lời:“Không làm được, trước đây tôi có thể gọt, nhưng hôm nay bạn đối thủ của tôi đã chết rồi.”
(Trang tử: Từ vô quỷ)
 
Suy tư 25:
     Có những tuyệt kỷ công phu khi nổi hứng lên mới thi triển được, có những tuyệt chiêu khi ở trong trạng thái tự nhiên thì mới phát huy công lực, có những biệt tài mà khi gặp bạn tri kỷ mới thi triển được...
Thợ đẽo đá và thợ nề là hai công việc khác nhau hoàn toàn, nhưng họ vẫn trở thành một cặp bạn bè tương xứng vì biết tin tưởng nhau, vì tin tưởng vào tài nghệ của bạn mình, anh thợ đá thi triển tuyệt chiêu gọt bùn cách tài tình vì có người bạn rất bình tĩnh và tin tưởng anh ta.
     Cộng đoàn sẽ không phát triển được nếu các thành viên không tin tưởng nhau; cộng đoàn cũng sẽ không bao giờ có đoàn kết, nếu người có trách nhiệm mà trình độ hiểu biết và kinh nghiệm quá nông cạn, bởi vì như thế họ chỉ a dua theo khi làm việc chung mà không có một sáng kiến giúp cộng đoàn phát triển...

     Khi bạn tri kỷ không còn nữa thì người ta không hề muốn thi triển tuyệt kỷ công phu của mình. Cũng vậy, khi không còn tinh thần nữa thì người ta cũng không muốn làm việc gì khác ngoài việc làm tốt bổn phận của mình mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  EmptyThu Jan 30, 2014 12:38 pm

26.HOÀNG ĐẾ GẶP TIỂU ĐỒNG
Hoàng đế muốn đi đến núi Cụ Từ để gặp Đại Ngỗi, để mời ông ta giảng giải về đạo lớn của trời đất, đội xe rầm rộ xuất phát, đi đến bên ngoài đồng của Tương Thành thì đội xe bị lạc đường. Có một em bé chăn ngựa từ xa chậm chậm đi đến, hoàng đế bèn hỏi đường đi, nói:“Em bé có biết núi Cụ Từ không ?”
Mục đồng đáp:“Biết.”
Hoàng đế lại hỏi::Vậy thì em biết Đại Ngỗi ở đâu không ?”
Em bé chăn ngựa cũng nói biết. Hoàng đế rất kinh ngạc, nói:“Kỳ thật, em bé chăn ngựa nhỏ như thế mà biết núi Cụ Từ, lại còn biết nơi ở của Đại Ngỗi là thánh nhân hiểu được đạo lý của trời đất, xin hỏi em, phải làm như thế nào để cai trị thiên hạ ?”
Tiểu đồng nói:“Cai trị thiên hạ có cái gì hả ? Chẳng qua là như thế này, không cần phải đặc biết tìm việc để làm. Giống như chăn ngựa vậy, cứ để ngựa trưởng thành theo tính tự nhiên của chúng nó, chỉ cần thiết loại trừ những gì làm hại ngựa là được rồi !”
Hoàng đế nghe xong gọi em bé chăn ngựa là sư phụ trời gởi đến, bái ba lạy, rồi cáo từ trở về hoàng cung.
(Trang tử: Từ vô quỷ)
Suy tư 26:
      Cái đạo lý to lớn của trời đất trong việc cai trị thiên hạ mà một em bé chăn ngựa cũng hiểu thấu, vậy mà một vị hoàng đế lại không hiểu, cái đạo lý ấy là: cứ để mọi việc thuận theo lẽ tự nhiên của trời đất. Làm hoàng đế thì chỉ nên canh chừng diệt trừ loại bỏ những gì làm hại cái tự nhiên của con người là được rồi, mà cái làm hại sự phát triển tự nhiên hài hòa của xã hội con người là: trộm cắp, gian dâm, cáo gian, vu khống, lừa bịp.v.v...
     Chúa Giê-su đến trần gian không phải để bãi bỏ lề luật nhưng là để kiện toàn[4], Ngài vẫn tuân giữ lề luật nhưng làm cho lề luật được hoàn hảo hơn, xuất phát bởi lòng yêu mến lề luật cách tự nhiên, chứ không phải vì sợ lỗi luật mà sống cách gượng ép và cuối cùng là lén lút lỗi luật...
    Đừng tìm lẽ trời đất ở đâu xa xôi mà lạc đường, bởi vì lẽ trời đất ở ngay trong lòng của mình, khi lòng trí thuận theo lương tâm mà hành động thì đó là lẽ trời đất, mà lẽ trời đất đối với người Ki-tô hữu không phải là đạo sao, đạo chính là Thiên Chúa vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Những câu chuyện ngụ ngôn    Những câu chuyện ngụ ngôn  Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Những câu chuyện ngụ ngôn
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
 Similar topics
-
» TÊ ĐẦU NGÓN TAY G Y RA NHỮNG BIẾN CHỨNG GÌ?
» Những mẩu chuyện cực ngắn cực hay
» Bí ẩn những đứa trẻ nhớ chuyện kiếp trước
» Những câu chuyện về lòng khoan dung
» Những chuyến xe Thiện Nguyện 2-2-2016 đến Trường Tiểu Học Đèo Gia.

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Thảo Luận-
Chuyển đến