Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Thanh Dạ Văn Chung Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Thanh Dạ Văn Chung

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 10:58 am

Thanh Dạ Văn Chung 1604396_228429940692525_1602776900_n
Thanh Dạ
Văn Chung
 
Có nơm vì cá. 
Muốn đặng cá, 
phải quên nơm. 
Có dò vì thỏ, 
muốn đặng thỏ, 
phải quên dò. 
Có lời vì ý. 
Muốn đặng ý, 
phải quên lời. 
Ta làm sao gặp người biết quên 
lời, hầu cùng nhau đàm luận. 
 
 TRANG TỬ 


Tựa 
 
………………………………………………………………………………... 
Con ác lận ngày dà qua mất, 
Bóng hoàng hôn mặt đất xủ-màn…. 
…………...…………………………………………………………………… 
Cái khoản đời chật vật về những nỗi ăn, mặc đã qua… 
Đây là tới cái khoản “ đêm thâm canh vắng”, khoản thế sự phồn-hoa 
“khôn sống bống chết” đã bặt hơi im tiếng… ta bỗng nghe cái tiềng “ 
thanh-ngân” u minh mà lãnh-lót, làm rung-động cả cái thời-gian âm-thầm lặng-lẽ… Ta bấy giờ, tâm thần trí não bị kích-động một cách rất mạnh-bạo, bất giác lại phải ngậm-ngùi thổn thức… Ta mới nhận-chân đặng cái “Có của một lẽ vô cùng” ẩn núp trong đáy lòng… nó không còn giống những cảm-giác hẹp-hòi thấp-thối của ta lúc sống trong cảnh ban ngày. “ Thanh 
Dạ Văn Chung”, ai là người có trải qua cái tâm cảm ấy, mới rõ cái thần lực uyển chuyển của nó là thế nào! 
*


* *



“Sự làm ăn, để nuôi sống xác-thịt, mưu-đồ sự an-thân về phần vật chất, cùng phải biết cho nó có ngàn: và làm người, cũng phải có lúc thư thái, cũng phải có chỗ thảnh thơi mà di-dưởng lánh-tình, để hưởng cái thú thanh cao siêu-việt của tinh-thần… 
Sự công lợi chẳng qua là một phần phụ-thuộc trong nhân-sự ở đời, không nên để cho nó vượt qua cái địa vị của nó. Nó không đặng có quyền làm mất cái “Thi-Vị” của cuộc đời, làm cho nhụt cái cảm-giác về Lý-Tưởng của ta, - đem những cái sự nghiệp thô-bỉ mà phô-trương là sự tiêu-biểu của sự phú-cường – Trong cái vòng khuôn hoạt-động của ta mà ta phải chịu để cho sự 
“phá-hoại-vô-cùng” với sự “chế-lao vô cùng” nó mượn những tên to tát để xâm-lấn hết cả, thì ta cũng hèn thật. Cái đó nó làm cho tắt cả lương tâm ta đi nữa… đến không biết tu-sĩ là gì nữa, đến không còn biết lòng ham-muốn Tự-Do là gì nữa”. 
“Thanh-Dạ Văn-Chung” là tiếng nói trong thâm-tâm của một người cố vượt thoát ra khỏi cái làn không-khí nặng-nề của các quần đoàn, của các 


học-phái, tôn giáo, luân-lý để tìm cái lẽ thật của sự đời một cách không thiên-lệch.
 Thanh Dạ Văn Chung 1010112_228411427361043_911126507_n

I

 
Thương người khác thể thương ta… 
…Vâng! 
Thế nhưng khó làm sao… Quả ta thương ta thật chăng? Quả hết thảy cái người của ta đây đều đáng yêu tất cả hay chăng? Quả không hề có một khi nào ta tự-khi ta, ta đuổi xua, ta đàn áp những sự mơ-tưởng, lăng quằng của ta sao? Trong những khoản đêm tham canh vắng, khi lòng ta đột khởi những cảm-giác điên-rồ, hèn-hạ mà chính ta vừa thấy dạng nó, đã hổ-thẹn, vội xua đuổi ngay như ta lánh kẻ cùi phung lở lói, quả không hề có những lúc ấy hay sao? Ta quả thương ta chăng? Cái người của ta đây quả đáng yêu đáng quý lắm chăng? Thế mà lại bảo : Thương người khác thể thương ta… Hay là ta 
bảo hết thảy những đều nhơ bợn đê hèn kia, không phải của ta… 
Muốn thương người… trước hết ta phải biết thương ta, làm làm sao cho cái người của ta đây đáng cho ta yêu… Vậy, bước đường đầu không thể khởi nơi sự thương người… mà chính phải khởi nơi sự thương mình… Thương mình, trước phải biết mình… Mà biết mình, không phải kẻ vô-tâm ám-muội là làm đặng. Chữ Biết phải đứng trước chữ Thương… 




II



Thanh Dạ Văn Chung 1982329_228424327359753_189839886_n



Ta có gì mà cho đời… Cho đời cái con người mù-lòa ngu-xuẩn của ta đây chăng? Không khéo lại đóng vai anh mù đi trong con đường tối… Đừng vô tình mà đam thuật cứu-nhân mà hại nhân… 
Có vật ta cho là khổ, người lại cho đó là vui. 
Có vật ta cho là sang, người lại cho là hèn. 
Có vật ta cho là trọng, người lại cho đó là vinh. 
Đem một việc mà ta cho là sướng buộc người phải cho là sướng là ngu. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 2:04 pm

 Cái sướng của kẻ ngu, người trí lấy làm bực mình. Cái sướng của người
trí, kẻ ngu cũng lấy làm bực mình vậy.
Hiến than cho đời...
Ừ! Được. Nhưng phải cho cái than hèn này cho ai trước?
Bốn phương tám hướng... tiếng kêu gọi vang-vầy... Chỗ này bảo: cho
đây! chỗ kia bảo: cho đây...
Cho đâu? Đâu đâu cũng là người... Tự tôi chưa biết sao là thật sướng...
thì lấy gì mà chỉ chỗ sướng cho người... Tự tôi còn không rõ công-bình là
gì, thì lấy gì mà bảo là công-bình cho kẻ khác... Tự mình ham muốn Công
-Bình là hết công-bình, còn mong đem lại cho người cái Công-Bình gì nữa...
Tôi dối mình gạt đời hay sao? Không thể! Nói đến Công-Bình là hàm có cái nghĩa, lợi cho bên này mà cũng lợi cho bên kia... Muốn vừa lợi đây vừa lợi đó, là ngu... Làm sao nói đến lợi mà không có hại... làm sao nói đến vinh mà không có nhục, làm sao muốn có phải mà không quấy, làm sao muốn có nên mà không có hư... Nên hư, tốt xấu, sang hèn, lợi hại như bóng với hình..
“ Thiên hạ đều biết tốt mà cho là tốt, là mở đường cho xấu rồi; biết phải
mà cho là phải là mở đường cho quấy rồi. Bởi cớ nên, có và không sanh
nhau, khó và dễ thành nhau, dài và ngắn chiếu nhau, cao và thấp đối nhau,
âm và thinh hòa nhau, trước và sau theo nhau.”
Cái lợi cho cá, nó không phải lợi cho chim. Bao giờ cái luật “bất-bình-đẳng tự-nhiên” không còn nữa, thì sẽ nói lợi mà không có hại...
Biết vậy, thì cái lợi cho thân này, vị tất có lợi cho thân khác... Cho người
cái lợi của thân này và lại tin-tưởng đặng rằng người cũng sẽ thích như ta
thích, là mê loạn vô ngần...
Nhưng, rồi nếu phải hiến, phải dâng... thì phải dâng hiến cho ai đây?
Các tay thủ-lảnh bảo: “Hiến cho ta đây!” Chỗ khác lại bảo: “Đừng có tin
cậy nơi cá-nhân. Hãy hiến thân ngươi cho một Lý-Tưởng hay một Chủ Nghĩa còn hơn !” Lý-Tưởng và Chủ-Nghĩa thì lại vô-số mà lại mâu-thuẫn
mãi với nhau, bởi một trăm đầu óc có một trăm tư-tưởng khác nhau, một
trăm sự nhu-cầu hay quyền-lợi khác nhau, tất nhiên có một trăm lý-tưởng
hay chủ-nghĩa khác nhau. Nào là Quốc-gia, nào là Xã-hội, nào là Đảng-phái
chánh-trị hay tôn-giáo, ai ai cũng tặng mình là Thần-Thánh mà dèm-pha kẻ
khác để nâng cao giá trị mình... Một hội con buôn... Ai ai cũng nói : “Ta đây là Chân Lý! Kẻ khác đều lầm lạc cả. Ngoài ta, không còn có con đường
nào là con đường giải thoát”...
Đứng giữa những tiếng kêu gào khắp hưởng... giờ ta cứ trù-trì nơi ngả ba
đường cái ấy mãi sao... Nghe ai? Ai phải? Ai quấy? Ta chỉ là một người
chí  ngu mới nghe theo lời của chúng. Ta chỉ là người chí si mới để ý đến cái trò-hề của chúng.
Khép chặt giác quan... Ta hãy tầm con đường của ta... ta hãy tầm ra cái
người thật của ta...để ta sống cái sống đầy-đủ của ta.
Nhân danh một lý-tưởng nào mà người cấm ta không cho ta sống theo
bản-tánh của ta.
Ta nhất định không mang đầu ai mà tư-tưởng, không mang quả tim ai mà
cảm-động...
Nầy các anh, các anh là một bầy nịnh-hót, như một bầy bán phấn buôn
hương, bởi các anh là kẻ đã bán cái người của các anh cho một thế-lực nào, một đảng-phái hay một tôn-giáo nào rồi... Không đâu ! Tại các anh không khéo mạo-nhận cái tiếng nói của Nhân-đạo, nên người ta mới thấy rõ chân-tướng các anh... Các anh bảo tôi phải ghét kẻ đồng loại của tôi, các anh buộc tôi phải ngăn trở sự tự-do của họ. Thấy người ta sang mà ghét, là tại mình còn ham cái sang ấy. Thấy người sướng mà ghét, là tại mình còn ham cái sướng ấy. Đừng có thấy người ta nói ghét điều xấu mà cho là họ ưa điều phải... Mà cái chi là Phải? Mà cái chi là Quấy? Phải hơn cái Quấy, Quấy hơn cái Phải, Sướng hơn cái Khổ, thì Phải Quấy, Vinh Nhục, Sướng khổ mà làm gì. Ghét người không Công-Bình, chính mình đã bất công rồi đó, bởi cái mà mình cho là hại cho bên nầy, mình sao lại quên nó đã lợi cho bên kia.
Bênh bên này mà phụ bên kia, cướp đây mà cho đó, sao lại có thiên-lệch như thế? Thôi đi!
Các anh cứ đeo đuổi theo cuộc tranh đấu bất tận của các anh.
Các anh cứ mà xây đầu óc, hòa máu mủ với tên bay đạn lạc, những tên lính
đáng thương hại vì bị nhồi sọ mà nghe lời đường mật của các anh.
Không ! Tôi tự quyết lánh xa cuộc tàn-khốc ghê-ghớm mà các anh đã
nhận chìm biết bao nhiêu kẻ thật-thà ngây-dại, ta quyết không chịu đem tấm
thân này mà hiến cho ai bất kỳ, một cách dễ-dàng cẩu thả đâu. Ta quyết
không làm một vật dùng cho ai, không làm một khí giới cho ai. Các anh hứa
hẹn sự giải thoát, nhưng rồi đến khi chúng tôitheo các anh, thì các anh buộc
chúng tôi phải phục-tùng, nhắm mắt mà phục tùng...
Ta quyết không bao giờ để các anh giết ta một cách hèn hạ đâu. Ta quyết
không mang cặp kiến màu của thành-kiến nào cả, ta quyết xem với cặp mắt

ta, nghe với lỗ tai ta, suy với đầu óc ta, cảm với quả tim ta...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 2:13 pm

III
Thèm muốn...
“ Muốn sống yên-vui, đừng bao giờ làm tôi tớ cho dục-vọng.”
Nhưng mà ta sống, không dục vọng có được chăng. Hẳn là không. Tình
-dục là sự sống.
Vậy thì muốn sống theo cái sống của ta, cái sống đầy dục vọng, thì phải
sống như thế nào?
Trước hết ta cần phải biết phân-biệt trong các dục-vọng, thứ nào nên giữ,
thứ nào nên loại.
Sống, ta có nhiều thứ nhu-cầu... có nhiều thứ dục-tình.
Có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên và cần-yếu” như sự đói, khát. Người trí
không ngăn-cản mà lại làm cho thỏa-thích những nhu-cầu ấy. nhờ vậy ta có
thể diệt được sự đau-đớn và điều kinh-động trong thân thể : điều kiện thứ
nhất của sự tráng-kiện, của sự hạnh-phúc đơn-sơ và đầu-tiên của con người.
Nhưng mà những nhu-cầu ấy gì là khó-khăn, trái lại rất dễ mà thỏa-thích.
Miếng cơm bát nước không phải là điều khó kiếm.
Cũng có một thứ nhu-cầu “tự-nhiên” nhưng “không cần-yếu” tức như sự
thèm muốn thay đổi bữa ăn cho ngon miệng.
Nếu không có chi ngăn-cản, người trí không hẹp gì mà không tự cho thỏa
-thích lối nhu-cầu ấy. Nhưng nếu, vì nó mà ta phải nhọc nhằn lo bận, vì nó mà ta mất cả tự do, thì ta hẳn loại nó ra, nhất định không chịu bao giờ làm tôi mọi.
Ngoài hai lối nhu-cầu đã nói, còn có một thứ “không tự-nhiên mà cũng
không cần-yếu”, tức như sự ham mê danh-vọng, bạc-tiền. Đối với lối ham
muốn ấy, hẳn ta phải giết nó ngay nơi lòng... tận diệt nó, bởi nó là quân
nghịch rất nguy-hiểm cho đời sống tư-do của mình. Sự thèm muốn của nó,
không đáy , mà cũng không bờ. Phải để cho nó chết đói mất, vừa theo ý nó
là nuôi dưỡng nó cho lớn thêm ra. Ai sa vào lưới nó, là những kẻ đáng
thương hại nhất trong đời.
Sống ở đời, nếu ta biết phân biệt ba lẽ ấy, muốn cái đáng muốn, bỏ qua
cái không đáng muốn... thì còn có gì mà phải khổ.
Chỉ vì lòng ta không sáng, dục-vọng còn hỗn-độn như buổi sơ-khai, mà
đời ta thành ra một chiếc thuyền không lái, đang ở mù-khơi giữa làn sóng

bạc...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 5:09 pm

IV
Sự khuyết-điểm và trụy-lạc của cá nhân của hiện-đại phải chăng do nơi
hai nguyên-nhân sau nầy.
Một là, cá-nhân hiện-đại không còn cá-tánh nữa. Con người ngày càng
thấy mất lần cái bản tánh tự-nhiên của mình. Người ta bảo tại chế-độ, tại
hoàn-cảnh làm cho con người không thể giữ bản-tánh đặng... Không, người
ta hiểu lầm đấy. Bản tánh con người không có cái gì sửa đổi đặng cả. Hoàn
cảnh có thể giúp cho nó phát-triển thêm lên cho mau lẹ hoặc ngăn trở con
đường phát triển của nó, hoặc giết chết nó, nghĩa là chôn vùi nó không cho
nó xuất đầu lộ diện đặng...
chớ không hề bao giờ sửa đổi, chỉ huy nó. Sức sống ngấm ngầm kia, bị dồn ép, cũng có ngày gặp cơ-hội là phát triển ngay ra. Kìa như hoa hường thì vẫn là hoa hường, nó bao giờ cũng không mất cái đặc-tánh nó. Hoàn cảnh có thể làm cho nó tốt đẹp hơn, hay xấu xa hơn, nhưng hường bao giờ
cũng hường... Con người cũng một thế. Lấy một thí dụ vụng-về nầy mà nói thì dễ hiểu hơn. Chiếu theo khoa hình-thể học thì người có bốn hạng. Hạng cân-cốt mà bắt sống trong hoàn-cảnh của hạng nảo-cân, là hư-hỏng mất, nhưng hư-hỏng là không làm nên trò-trống gì, chớ không phải chết mất bản
-tánh của họ.Hoàn-cảnh thuận cho hạng nảo-cân không thể bao giờ thuận cho hạng cân-cốt... Hoàn-cảnh không bao giờ bắt hạng “nảo-cân” thành hạng “cân-cốt”, cũng không thể bắt hạng “hô-hấp” thành hạng “tiêu hóa”.
Bắt hạng “nảo-cân” sống cái sống của hạng “cân-cốt” là một cái tội ác
cũng như bắt hoa hường phải ăn phân theo hoa huệ vậy.
Sức sống thật của cá-nhân bị xã-hội đàn-áp, đến phải thu-hình mà ẩn-núp
vào tận đáy lòng...
Vì thế mà cá-tánh con người bây giờ càng ngày càng lu-lờ bởi thiên về xã
hội hơn về cá-nhân... Xã-hội đã nuốt mất cá-nhân, như xưa kia, bộ lạc đã
nuốt mất cá-nhân...Ta phải có gan nhìn-nhận sự thật ấy. Ta suy-nghĩ, ta
cảm-giác, ta hành-động toàn là mô-phỏng theo phần đông... Ta giống kẻ
khác hơn là giống ta... Tùy theo hoàn-cảnh chung quanh ta, tùy theo địa-vị
ta, tùy theo phe-đảng hay nghiệp-đoản ta... ta hòng là người của hoàn cảnh.
Cái bản-tánh ta cùng với bản-tánh một người chỉ do một khuôn-khổ mà đúc
nên. Xã hội cung cấp cho ta đủ nọi điều nhu-yếu: từ bữa ăn, giấc ngủ
, manh quần, tấm áo... thảy đều sẵn cả cho ta dùng. Hơn nữa, cái người tinh-thần ta cũng hằng ngày được xã-hội cung-cấp sẵn-sẵn những tư tưởng sẵn, những lý-tưởng sẵn như họ cung cấp cho ta những món ăn vật-chất. Mà lại còn được giá rẻ là khác... Cứ 5, 10 xu đưa ra là có sẵn các tờ báo-
chí họ tư-tưởng thế cho rồi, họ nhồi sọ cho rồi... Ta có cần suy-nghĩ lọc-lừa chi cho nhọc... Ta có mướn người chuyên-môn suy-nghĩ phán-đoán thế cho, cũng như áo có người dệt sẵn, cứ mua mà dùng... Ấy là mạt đời tinh
-thần và cá-nhân, khởi đời vật chất và quần-đoàn.
Muốn bảo toàn lấy cá-tánh, trước hết, cần phải tự-giác...Tự-giác là nhân
sự cảm-xúc ngoại-giới mà hiểu biết theo mình, chớ không chịu hiểu theo kẻ
khác... Muốn tự-giác cần phải có can-đảm chống-chọi lại với sự lôi-cuốn vô
-tâm theo quần-chúng, theo trào-lưu, theo thời-thượng... Những kẻ có nhân
-cách cao siêu về cá-nhân thường là kẻ không chịu để cho thời-lưu lôi cuống một cách vô-tâm như một con vật hoàn-toàn bị ngoại-giới sai-sứ...
như một đoàn trừu kêu vì nghe tiếng kêu của các con dẫn đạo...
Ta cần phải tịnh-suy...
Muốn tịnh-suy thì làm thế nào mà tịnh-suy cho đặng. Cuộc sống còn của
hiện-đại như ngọn sóng bủa, dồn-dập lớp trước đến lớp sau không bao giờ
ngớt... Bây giờ phải ở đâu, để mà tịnh-suy? Ở đâu là nơi thanh-tịnh để tịnh
-suy?
Buổi nào là giờ nhàn-rỗi để tịnh-suy, để đi sâu vào cái đời sống thật của
ta? Không lẽ ta đi tịnh-suy nơi chốn cộng-đường, ở nơi hội-quán, ở giữa thư-viện hay ở ngoài sân “xẹt”? Đời sống của người “văn minh” buổi nầy, nếu không ở nơi các chỗ nói trên, thì là ở đâu? Đàn ông cũng vậy mà đàn bà cũng vậy.
Đàn bà thì có những chỗ “giết thời giờ” riêng của họ. Người ta hay nói
đến cuộc đời sống hối-hả, rộn-rực và nông-nỗi cảu thời-đại nầy, nó chính là
nguyên-nhân của sự sa-súc về tinh-thần, kém cỏi về trí-huệ...
Cá-nhân của hiện-đạiđã mất cả bản tánh của cá-nhân... Xã-hội đã nuốt
mất cá-nhân. Người ta bây giờ phần đông chỉ là ống truyền-thanh của một
lý-thuyết nào, của một đảng-phái nào, của một tôn-giáo nào, của một nghiệp-đoàn nào... Ấy là thế-kỷ của quần-đoàn... Cá-nhân chỉ còn là bộ

máy vô-hồn, quay cuồng theo hoàn-cảnh...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 5:20 pm

V
các con ! Hãy sống tự-do, chớ bận mắc vào đâu cả, càng đừng bận mắc lấy ta nữa, như ta đây.
Ta chịu thà thấy các con đi trên con đường riêng các con,dẫu con đường
ấy hãy còn diệu-vợi, hơn là thấy các con y-phục kẻ khác, dẩu y-phục ấy là
của ta...
Ta bứt đoạn những ràng buộc của ta, ta đập phá những giây xiềng tỏa của ta, để ta đi... đi vào cõi sáng-lạng rực-rỡ.
Một mình.Đơn-sơ như đứa trẻ, ta trử nơi ta tất cả tro-tàn của những đều Mê
-loạn của ta.
Trần trụi, ta chứa nơi ta tất cả tài sản của ta.

Dốt nát, ta mang nơi ta tất cả sự Khôn- Ngoan của ta.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 5:23 pm

VI
Đừng đòi Tự-Do, nếu ngươi tự thấy không đủ sức sống Tự-Do. Muốn
Tự-Do, cần phải có nhiều đức tính mà những kẻ nô-lệ không bao giờ có
đặng.Tự-Do ! Ấy là tiếng kêu gào của nhơn-loại.
Thế mà con người cũng vẫn cứ sống tôi mọi mãi, tôi mọi lấy thành-kiến
mình, tôi mọi lấy tình dục mình, tôi mọi lấy lý-thuyết mình, tôi mọi lấy
mình.

Có ích gì đi lo giải-thoát lấy cái ách nầy để chui vào cái ách kia?ư Giải-thoát lấy cái ách của quốc-gia chủ-nghĩa không phải chui vào cái ách của xã-hội chủ-nghĩa. Lấy sự nô-lệ nầy thay vào sự nô-lệ kia, lấy giáo lý nầy thay vào giáo lý kia, lấy tôn-giáo nầy thay vào tôn-giáo kia, đâu phải đó là Tấn-Hóa...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyWed Mar 12, 2014 6:20 pm

VII
Kìa như con sóc thì nhảy, con rắn thì bò. Gặp việc nguy thì con nai
giương cổ chạy dài, còn rùa thì rút đầu yên lặng...
Cá ở dưới nước thì sống, người ở dưới nước thì chết...
Con vật như thế người có khác chi.
Đừng có trách người sao không như ta.
Một cái xã-hội mà được hoàn-toàn, không phải lối xã-hội của đám quân
-nhơn. Kìa, các anh ngó thấy một toán quân lính đi ngay kia chăng? Một lối
y-phục, một lối đi đứng, một lối người máy, hoạt động dưới quyền chỉ-huy
của một anh thợ máy... Cá-nhân của họ đã mất... Người ta quên mất mấy
anh ấy là tên gì rồi, người ta chỉ cho các anh một con số đóng trên một bộ
áo mẩu, mà ai cũng như ai. Rồi thì các anh chỉ nhớ cái số hiệu các anh
là đủ, để khi người ta cần dùng, sai khiến cho dễ...
Sống như thế, sanh ra làm con người cũng không hơn gì làm một con vật
ta, mà lắm khi nó lại có lợi cho ta là khác. Nếu anh biết trước rằng làm ân
cho người bạn anh, anh sẽ bị hại, anh có làm chăng?
Đến vì người mà mình hi-sinh đi nữa, thì cũng phải biết cho sự hi-sinh ấy
cũng không thoát ra khỏi được cái vòng ích-kỷ... Nếu anh hi-sinh mà lòng
anh không tự thấy khoái-trá vì anh thấy anh được hơn người về nhân-phẩm, thì sự hi-sinh ấy mới thật là không ích kỷ.
Tình chồng vợ, nghĩa kim-bằng... cho đến cha con, anh em... cũng đều là
biểu-hiện của sự ích kỷ. Những tình-cảm ấy giúp cho cá-nhân được phát
-triển thêm lên, giúp cho cá-nhân được sung-sướng thêm lên, không phải là vì có lợi cho mình ư ?
Bất kỳ cái chi làm cho cái người của ta được cao trọng thêm lên, về nhân
-cách, về hạnh-phúc, về trí-huệ, về tài năng, đều gọi là lợi cả.
Lợi cho mình là ích-kỷ.
Ích là thêm, kỷ là mình. Những đều chi làm cho con người tinh-thần ta trụy
-lạc, kém cỏi, sa-sút không phải là ích-kỷ. Kẻ vì cái lợi về sự ăn, mặc, ở
mà phải làm những điều ô-tiện, nhân-phẩm ta vì đó mà giảm bớt đi, trí huệ
ta vì đó mà lu-lờ đi... không phải là ích-kỷ.
Kẻ ngu, tưởng mình là một vật độc-lập trong hoàn-vũ, nên chỉ lo mưu cái
lợi cho mình mà quên đến cái lợi cho người. Vì lẽ ấy họ mới dám vì lợi cho
họ mà hại người.
Người trí, biết mình có quan-hệ mật-thiết với vạn-vật, nên lo mưu cái lợi
cho mình vì lợi-ích cho đời... vì họ biết cái hư-hỏng của họ sẽ làm hư-hỏng
cho chung quanh họ, họ không chịu làm “ con chiên ghẻ” trong xã-hội.
Một việc làm mà ta phải mất tự-do, giảm chí-khí, không phải là một việc
làm ích-kỷ, cái ích-kỷ theo cái hiểu của người trí...
Xưa kia, ông cha ta còn thô-sơ không hiểu đến cái lý-thuyết gì cao xa cả,
cũng không cần biết đến luân-lý, tôn-giáo gì cả, chỉ biết vì những sự nhu-cầu cần-thiết và cần-cấp của mỗi cá-nhân mà liên-hiệp nhau thôi.
Sống giữa những sự khủng- khiếp, nào là thú giữ, phong sương bão tố,
những lực-lượng ghê ghớm của tự-nhiên mà họ không thể hiểu biết nguyên
-do là gì cả, họ cảm thấy cái người của họ, riêng ra không thể nào phấn
-đấu nỗi...
Thế là họ kết-liên nhau, vì lợi ích của từng cá-nhân. Nhờ sự hợp tác
ấy, họ được nhiều sự lợi-ích, mà họ không thể có đặng, khi họ đứng rời nhau ra từng người. Họ không còn sợ thú dữ nữa, họ đã không trốn, họ lại còn vây lại ác thú và sát hại nó, lấy da nó làm áo mặc, lấy thịt nó làm món ăn. Cái bụng ích-kỷ của mỗi cá-nhân đều quy vào một tôn-chỉ cuối cùng, là mưu đồ sự ích-lợi chung cho mỗi người và cũng là cho hết thảy mọi người.
Xã-hội chủ-nghĩa phải chăng nầy sanh nơi sự ích-kỷ, xã-hội luân-lý phải
chăng căn cứ vào sự ích-lợi của cá-nhân.
Thế mà, vì đã phải trải qua một thời gian rất lâu, con đường tiến-hóa của
xã-hội chủ-nghĩa phải bị sự lạc lối lầm đường... Một nhóm cá-nhân thông
minh hơn, tài trí hơn lợi dụng cái công phu chung của mọi người mà bóc-
lột, thâu-trữ riêng... Sự nô-lệ bấy giờ mới nảy sanh ra với những kết quả đau-đớn nhuốc-nhơ của nó mạnh hiếp yếu, khôn hiếp dại, con người trở lại dã-man như xưa, sống tuân theo cái luật “đào-thải tự-nhiên”
, “khôn sống bống chết”, sanh tồn cạnh tranh, “ ưu thắng liệt bại”... Thế là những công trình kiến-thiết xã-hội vì lợi chung cho mình và cho người, đã tiêu tan như giá rữa.
Thờ cá-nhân như thế, đâu phải là ích-kỷ. Người ta đã nhân-danh nó mà
làm cho mất cái nghĩa hay ho hoằng đại của nó.
Những hành động nào làm cho cá-nhân giảm giá-trị, kém tinh-thần, mất
tự-do không phải là hành-động của người thờ chủ-nghĩa cá-nhân.
Người thờ chủ-nghĩa cá-nhân lấy sự phát-triển hoàn-toàn và đầy đủ của
cá-nhân về trí-huệ, về nhân-cách làm căn-bổn cho hành vi mình.
Trong một giàng máy, nếu họ là giây thiều thì họ làm lầm sao cho cái địa
-vị giây thiều của họ đặng hoàn toàn ; nếu họ là con ốc, thì họ làm sao cho
địa-vị con ốc của họ đặng hoàn-toàn... Họ lo cho họ hoàn toàn, để cho có lợi cho cái giàng máy to-tát kia mà họ là một bộ-phận hết sức quan-hệ.
Vậy thì vì sự lợi ích cho nhau, cho cá-nhân và cho xã-hội, mà hợp-tác với
nhau có hay hơn không? Tranh-đấu có bằng hợp-tác hay chăng ? Tranh đấu thì bao giờ cũng giảm sức, còn phải lo sợ sự thua-sút. Nhân-cách con người trong khi tranh-đấu cũng phải còn sợ giảm mất nhiều, đê-tiện nhiều, ô-nhục nhiều,
... Trái lại, hòa-hão, con người nhờ đó mà súc-tích đặng nhiều sức-lực của tinh-thần, di-dưỡng đặng tính-tình và nhân cách.Cá-nhân chủ-nghĩa của sự phấn-đấu và chiến-tranh và chủ-nghĩa cá-nhân của sự hơp-tác hòa-bình, cái nào quý ?
Ta muốn sống, sống một cách phong-phú, sống một cách hoằng-đại tự-do
hơn... ta phải nghe theo tiếng nói của chủ-nghĩa nào ? Cố nhiên, cái nào làm cho ta thêm nhân-phẩm, thêm trí-huệ, thêm sự yên vui, hạnh-phúc là ta nghe.
*
* *
Muốn Hòa-Bình không phải khó ? Chỉ vì tại ta không quyết tâm ao-ước,
nhứt là tại ta sống một cách hết sức thờ-ơ và vô-tâm, không biết rằng tại ta
gây nên cơ sự não-nề nầy, mà chỉ biết đổ-trút bao nhiêu tội ác của ta làm,
một cách vô-tâm hay hữu-ý, trên đầu của xã-hội. Ta không hay rằng xã-
hội là cái tên, chỉ có cá-nhân là thực-sự.
Bây giờ không cần phải cãi, tại cá-nhân hay xã-hội gây ra sự tồi-tệ trụy-lạc mà làm gì, chỉ nên biết hiện thời xã-hội đang cần có những cá-nhân hữu-
tâm và nhiệt-thành ra sửa đổi lại cái chế-độ hư-hỏng đã qua... Văn-Hóa
đang cần cá- nhân, nhân-loại đang cần cá-nhân hoàn-toàn, để mưu lại những nền tự-do mới.
Thế-giới đang cần những cá- nhân siêu-đẳng, những cá-nhân có nhân-cách hoàn-toàn, những cá-nhân không để cho hoàn-cảnh un-đúc, không để cho
thời-lưu lôi cuốn, những cá-nhân có can-đảm suy nghĩ phán-đoán lấy mình,
những cá-nhân đứng giữa cơn giông-tố bão-bùng, rền rỉ những tiếng la-thét
của quần-đoàn, của một đoàn trừu mất đường, lạc lối... mà vẫn không băn
-loạn, vững-vàng giữ đặng sự tỉnh-mỉnh phi-thường của tâm-trí...
Sống, làm một tay thủ-lĩnh bách-dịch để cho cả thảy con người khủng
khiếp, phục-tùng hoặc bất bình bực-tức : hoặc sống, làm một tên tôi mọi lòn
cúi, bợ-đỡ hèn-hạ nô-lệ cho thế-lực, bất kỳ là thế-lực nào... đến ai xem đến
cũng phải khinh, ngờ... Sống như thế đâu phải là sống.
Cá-nhân biết tự-trọng, không bao giờ chịu sống theo chủ-nghĩa của sự phục

-tùng, nô-lệ, cũng không bao giờ chịu sống theo chủ-nghĩa của sự đàn-áp bóc-lột...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyThu Mar 13, 2014 10:52 am

XIV
NGƯỜI theo chủ nghĩa cá-nhân không thể là một nhà quốc-sĩ...
Những kẻ nhân-danh quốc-gia, mà xúi dục đồng-bào họ vào cuộc chiến-
tranh, phải là kẻ thật yêu đồng-bào họ chăng ?
Những kẻ tán-trợ quốc-gia chủ-nghĩa là những người tội-nhơn của chiến-
tranh.
Vì nhà lãnh-sự bị đánh một cây quạt, mà nhân-danh thể thống quốc-gia
người ta đam hi-sinh mấy vạn sanh linh... Vấn-đề danh-dự... hay là vấn-
đề công-lợi của một nhóm người lợi dụng ? Thế mà người ta lại đam thoa lên trên cái tội ác ấy một nước sơn “Quốc gia danh-dự” để che đậy cái dã-
tâm họ, ghi cái tội ác ấy vào lịch-sử và đam nó mà nhồi-sọ đám trẻ-thơ...
Người ta còn nhân-danh biết bao nhiêu cái tên to-tát hơn nữa, nào là
Nhân-Đạo, Hòa-Bình, Từ-Bi, Bác-Ái... để đam đám tôi-tớ của họ kia làm
bia cho tên đạn.
Thương quốc-gia mình, là một lẽ thường, không nói mà làm chi. Cái nầy
không, ta còn tôn-thần-thánh nó, đặt nó lên trên hết các quốc-gia khác.
Đối với người Nhựt thì Nhựt-quốc là xứ văn-minh hơn hết, anh hung hơn
hết...
Đối với người Pháp, thì Pháp-quốc là văn-minh hơn hết, anh hùng hơn
hết...
Mỗi quốc-gia đều nói như thế, thì tránh sao khỏi nạn chiến-tranh.
Đừng nói chi xa, trong một nước Việt-Nam đây mà người Bắc thì cho là
mình thông-minh, anh hung hơn người Nam, người Nam thì cho là mình
thông-minh, anh hùng hơn người Bắc. Trong các công-đoàn, thì anh thợ mộc cho nghề mình là khó làm hơn nghề thợ dệt, anh thợ in cho nghề mình khó làm hơn nghề thợ mã... Trái trở lại, ai cũng tưởng cái nghề của mình là hơn cái nghề của người khác, và bênh-vực nhau có khi lại đến phải đâm chém nhau...
Thì con của ta bao giờ cũng ngộ hơn con của người lân cận...
Cái lòng vị-kỷ kia làm cho ta chỉ thấy có ta là tâm-trung-điểm của vạn-vật mà thôi. Cái gì của ta là hay, cái gì của ta là đẹp. Hễ có thờ một tôn-giáo
nào, thì tôn-giáo của ta là hoàn-toàn, ngoài ra thảy đều là dở cả. Hễ có thờ
một đảng-phái nào, thì đảng-phái của ta theo là hoàn-toàn, ngoài ra thảy đều lầm-lạc cả.
Ta quên rằng : nước nào hay xứ nào cũng đều có hạng người ngu-si lố-bịch.
Nhắm mắt mà khen đùa, mà tôn trọng thần-thánh, những tội-ác của quốc
-
gia ta làm, thật là tỏ ra mình là một ngưởi dua-nịnh, nô-lệ.
Người có nhân-phẩm phải để trên hết mọi sự cái biểu-hiện của Chân-Lý và Nhân-Đạo, phải có can-đảm ly-gián với tất cả những ai vấy-đạp cái lý-tưởng cao trọng ấy, dầu người ấy là đồng bào của mình, dầu người ấy là anh em cật ruột, hay là cha mẹ của mình cũng mặc.
Hãy có gan đạp-đổ các “vị bụt” ấy ! Hãy có gan phá-tan các đền thờ chùa
miếu của các vị thần ấy, dầu là “vị thần Quốc-gia”, hay “vị thần” nào bất kỳ...
Ta phải đoạn-tuyệt hẳn cái lối tư-tưởng theo quần-đoàn, lối hành-động theo quần-đoàn.
Trước khi nhớ mình là người An nam hay người Tàu, hay người Nhựt...
trước khi nhớ mình là người thợ dệt, hay thợ máy... nhà văn-sĩ hay nhà lao
-nông, ta phải nhớ trước hết “ta là người”, ta có một đầu-óc của ta, ta phải có một sự phán-đoán riêng của ta và đừng để cho kẻ khác dìu-dắc, chỉ huy ta theo con đường trái với lẽ Phải của ta.
Chiến-tranh ! Người ta giết nhau như một bầy điên. Người ta ngây máu, cho tới khi đến phiên mình bị đập chết... vì lợi-quyền của một đám tư-bản, của một đám người cầm quyền dẫn đạo...
Xem đó thì đủ biết, hằng ngày, ta tang-tụng con ta, ta tôn-thần-thánh nước
ta, ta bênh-vực phe đảng ta... ta chính là kẻ tội nhơn của chiến-tranh vậy.
Đừng có tạo thêm các “vị bụt” mới mà làm gì ! Các “vị bụt” cũ kia, đã làm cho ta mất cả nhân-cách của con người rồi, đã làm cho ta mất cả tự-do sinh
-hoạt theo bản tánh ta rồi, còn tạo thêm cái mới mà làm chi nữa.
Bụt nào cũng như bụt nấy, đều buộc ta phải lấy máu thịt, mà cúng tế, buộc
phải đam cả nhân-cách của cá-nhân ta mà dâng hiến...
Bênh-vực cái lý tưởng của ta, cho nó là hay mà của người là dở, là cái thông-bệnh của loài người. Nhưng đến nước bênh-vực nó mà phải giết
người, giết những ai không tư-tưởng theo ta, giết những ai không hành động theo ta... thì thật là dã-man thái-thậm. Đó là hành-vi của kẻ thờ chủ-
nghĩa cường-quyền.
Trên hết, cái mạng sống của người là quý.
Đừng làm con người của một đảng phái riêng biệt nào, cũng đừng làm
con người của một tờ báo chí hay của khuynh-hướng riêng biệt nào.
Người theo chủ-nghĩa cá-nhân phải hết sức phản-đối những lối mê-muội
lạc-lầm ấy. Đứng trước một dân-tộc dã-man hoặc chưa được văn-minh rộng-rãi, đừng vội khinh khi những phong-tục,tập-quán của họ, vội đem cái đều mà mình cho là cao-thượng để buộc họ sống một cái đời sống trái với bản-tánh và trình-độ của họ.
Yêu đời như thế, thà đừng yêu còn hơn...
Yêu đời như thế, là lối yêu đời dối-giả của người chinh-phục, nhân-danh

Nhơn-đạo để bóc-lột của người.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyThu Mar 13, 2014 12:53 pm

XV
 
NGƯỜI thợ tên Khánh, làm một cái giá chuông xinh-đẹp hoàn-toàn đến đỗi thần kinh quỷ phục. Lỗ-hầu đến xem và hỏi Khánh dùng thuật-pháp
nào mà đặng như vậy ? Khánh tâu : Tôi là một tên thợ, tôi có thuật-pháp
nào đâu! Tuy vậy mà có. Thuật-pháp ấy như vầy :
khi tôi lãnh làm giá chuông đó, tôi tập chăm-chỉ, thâu lại hết cả sức tự-trị của tôi, tôi không trông khéo, không sợ vụng nữa. Tập được như vậy trong bảy ngày, tôi quên mất tới bệ-hạ, tới triều-thần, hết thảy kỹ-năng của tôi đều chú về cái giá chuông. Bấy giờ, tôi biết rằng đến lúc khởi công vậy. Tôi vào rừng xem hình trạng của cây cối, hình-trạng nào hoàn-toàn hơn hết. Khi tôi thấu rành cái ý-tưởng đó rồi, chừng ấy tôi mới để tay vào việc.
Nhờ hiệp lại làm một cái thiên-tánh của tôi với cái thiên-tánh của cây mà cái giá chuông này mới có đủ tư-chất làm cho người đều khen nó.
 
TRANG TỬ
*
* *
Diệt cả tình-dục của tư-tâm, -( nào là ham khen, sợ chê, ham khéo, sợ
vụng,v.,v...) –để biểu-lộ cái thiên-tánh của mình đặng đam hòa với thiên-
tánh của Lẽ-Trời ở trong mọi sự vật, -đó là cái hành-vi hoàn-toàn, rất thuận
với thiên-lý. Trời là thế nào...
“Lẽ Trời không phải ngũ-quan là thính giác đặng, chỉ có Tâm cảm đặng
và Trí suy đặng mà thôi. Lẽ Trời đối với hữu-hình Vũ-trụ cũng như cái hồn
đối với xác-thịt, mà không hiển-lộ ra, mà vẫn dịch-sử không ngừng...”... Trời đã là thế, thì hình như không thể suy-trắc đặng. Nhưng ta, có thể lấy cái chỗ hiển-hiện của lẽ ấy nơi vạn-vật chung quanh ta đây mà suy, may có thấy đặng vài cái bản-tánh của nó, như thế ta có thể lý-hội đặng nó vậy.
*
* *
Lẽ Trời, ta chỉ thấy đặng hai bản-tính, một là tính Cảm-Sinh, hai là tính
Dịch-hóa. Cảm-Sinh, tức là hai món cảm hợp nhau mà sanh ra sự vật. Ý-
tưởng hoặc những vật hữu-hình hay vô-hình, vật gì sanh ra cũng đều do hai cái mà sanh ra cả. Tính ấy làm cho trong Vũ-trụ, cái nọ ràng buộc lấy cái kia, mới không tuyệt-diệt, mới vững-vàng được, mới sinh-hóa bất cùng đặng, nghĩa là mới có đặng thời-gian và không-gian. Dịch-hóa là gì ?
Dịch, -là không yên một chỗ, không nhứt định một bản-sắc, không câu chấp một cách thức nào
. Hóa, là vì “dịch”, nên biến-thiên luôn-luôn. Dịch-hóa là do nơi Cảm-sinh mà có. Ví có Cảm-Sinh, cái nọ dan-díu với cái kia, -cho nên phải dịch-hóa dể mà Cảm-Sinh không dừng vậy.
Hai bản-tánh ấy, tương-đương không bao giờ rời nhau đặng. Vạn-sự Vạn-
vật có cảm nhau, có thay đổi luôn mới đứng vững được giữa Vũ-trụ. Các
loài, nếu cứ theo hai cái tính ấy mà sinh-hoạt thì vô-sự.
Con người, cũng một thế. Nếu biết lấy Tâm mà “cảm”, lấy Trí mà “dich”
thì không bao giờ phải hư-hỏng khổ-sở.
Đời người, đã là hình-ảnh của Tâm và Trí, muốn ở cái đời người cho hợp
lẽ Trời, thì nhất diện phải dưỡng Tâm, nhất diện phải dưỡng Trí.
Kẻ nào, chỉ có Tâm hay cảm, nhưng không có Trí để biết, cho hợp thời
thuận cảnh, thì hành-vi đã là không lợi cho người, mà lại còn lắm đều nguy-
hại, kể không xiết.
Đừng làm theo cái gương anh nông-phu “nhớm gốc lúa”, của vua nước Lỗ
nuôi chim... Cái di-hại cho đời có phải do nơi có Tâm mà không có Trí hay
chăng ?
Trái lại, có người biết nghĩa-vụ nầy là phải, rõ phận sự kia là đúng, vẫn có
trí-lược làm nổi, nhưng mà lãnh-đạm hững-hờ, họ không làm, ai có làm, họ
cũng mặc, ấy là chỉ vì có biết mà không có cảm. Tâm họ không từng hàm-
dưỡng bao giờ, không đủ ái-tình, không đủ nghị-lực. Có Trí mà không có
Tâm, có Tâm mà không có Trí, cũng không làm gì đặng cả.
Cứ lấy đó mà suy xét ra mãi, thời ta sẽ thấy rõ ràng, giữa vũ-trụ nầy, có “dịch-hóa mới có cảm-sinh mầu-nhiệm”, mà con người có trí-thức mới làm
được việc phải, tức là những đều lợi-ích cho nhân-sanh.
Cái sở-đắc, do Tâm và Trí hỗn-hợp nhau mà đúc nên. Được như thế, mới
thật là con người hoàn-toàn ; hành-vi như vậy, mới thậy là hành-vi tận thiện,
đồng với Lý Trời.
Một nhà học-giả kia có nói : “Trong loài người, chỉ có cái thần-diệu công-phu đó là quý-nhất, mà người ta có biết được cái thần-diệu đó, thì mới là con người hoàn-toàn, tôi xin mượn tên của Trang-Châu đặt, gọi con người ấy là “Chân-Nhân”.
“Thế nào là Chân-Nhân ? Là người đã dưỡng làm theo cái bản-năng thiện
của mình do cẩn-thủ đến tự-nhiên, để biết thuận theo những mối cảm của
mình đối với người và vật. Muốn thuận theo như vậy, thì chân-nhân trước đã lấy trí-lự mà suy biết những mối liên lạc của bản-thân với sự vật là những mối gì, mối cảm-tình nào là quan-hệ hơn và sự thay tình-cảnh của những cảm-tình ấy ra thế nào, sau mới lực-hành cái sở-tri ấy. Thí-dụ như bản-thân thật có cảm-tình liên-lạc với người đồng-chủng, thì chân-nhân không phải nhắm mắt theo liều tập-quán, hoặc phong trào, hoặc sách-vở. Chân-Nhân đã từng xét biết rằng hỡi lẽ cảm-sinh của vũ-trụ với người thật có mật-thiết quan-hệ với người đồng-chủng khác, cho nên chân-nhân thương-yêu binh-vực người đồng-chủng cho thuận Lẽ Trời, thương-yêu binh-vực một cách có ý-thức, không phải bông-lông. Mối tình với đồng- chủng đó, bởi tính dịch-hóa của lẽ Trời, tùy thời tùy cảnh, thay đổi ra thế nào, hoặc tăng lên, hoặc giảm xuống, hoặc nên động, nên tịnh, thì chân-
nhân cũng theo đó cơ-biến hành quyền. Nói thô ra, thì lẽ Trời cũng như chiều gió, mà chân-nhân cũng như ngọn cỏ ; chiều gió khi nam khi bắc, khi mạnh khi êm, khi nóng khi lạnh bất thường thì sự cư-xử của chân-nhân cũng khi nam khi bắc, khi mạnh khi êm, khi nóng khi lạnh, không sai tí nào, nhưng tự làm không sai được là nhờ công-phu trí-não một phần to.
Đó là mới đem kể một mối cảm sinh của cá-nhân đối với đồng-chủng, còn
biết bao nhiêu mối cảm-sinh khác lẽ Trời xây-vần cho mình, mình đối với
thân mình, với nhà, với nước, với thiên-hạ, với cổ-nhân, với hậu-thế, với
cảnh sắc thiên-nhiên, với công-trình nhân tạo... đối với thân ngoại chi vũ-
trụ, mình phải cư-xử cho trúng-tiết, cho bất-du-củ. Biết được bấy nhiêu đều
nghĩa-vụ, mà biết cho ra trò biết đã khó ; làm hết bấy nhiêu mà làm được
thuận dòng đúng hướng, lại khó biết dường nào ! Một mình gánh-vác hết
thảy những thiên-chức ấy, khi nào cũng hợp Tâm và Trí mà thi-vi, lâu ngày
không phải miễn-cưỡng nữa, cái Tâm cảm làm sao, cái Trí xui làm sao, tự-
nhiên làm ra hợp lẽ. Đến bực đó, tựa hồ trrong tâm-thân có cái tia sáng thần-linh nó đưa đường chỉ néo sang-suốt khỏe-khoắn, không có gì trở-ngại dơ-bẩn được nữa. Cái thần-quang đó, tức là hạo-khí, là tuệ-giác hoặc là tinh-thần vậy.
Cũng do Vũ-trụ Cảm-tình, cho nên Chân-Nhân nhất-diện tu-thân dưỡng
tính cho mình đã đành,nhất-diện lại hết sức hô-hào cổ-vũ cho thiên-hạ được như mình, -nghĩa là cầu cho thiên-hạ sinh-hoạt một cách hợp lẽ Trời
. Hoặc cải-chính cái đã có rồi cho hợp thời, hoặc trừ-khử cái đã hỏng-nát đi cho đúng phép, hoặc trước-thơ lập-ngôn để truyền-bá tư-tưởng, hoặc kiến-
pháp lập công, để cho thiên-hạ noi theo, cúc-cung tận-tụy cho lẽ Trời, đến khi tắt nghỉ về Tạo-Hóa mới thôi.
*
* *
Trở lại sống hòa làm một cùng lẽ Trời, -chẳng phải làm cho ta mất cái quan-
niệm thiên-hình vạn-trạng của Vũ-trụ. Trái lại, ta kiêm được vừa cái quan-
niệm duy-nhứt, vừa cái quan-niệm thiên-hình của vạn-vật. Kẻ đã giải-thoát rồi, chẳng những thấy Vạn-vật là Một cùng mình mà thôi, họ lại thấy đặng cái chỗ yếu-lý vì sao vạn-vật khác nhau, -nghĩa là cái chỗ phân-biệt của mỗi người mỗi vật, một cách rất thâm-viển.
Thấy đặng, vừa cái chỗ thiên-hình, vừa cái lẽ duy-nhứt hai lẽ cực-đoan của Chân-lý, mà tinh-thần ta đặng minh-mẫn trung-lập giữa hai quan-niệm ấy luôn-luôn, ấy là cái triệu-chứng rằng sự giải-thoát của ta càn rồi vậy. Làm được hai cử-chỉ và hành-động ấy cũng như hai bản-năng riêng của ta: Lý và Tình.
Lý, để xem-xét, quan-sát về mặt hình-thể phân-biệt của mọi vật (Thuộc về
quan-niệm thiên-hình vạn-trạng, thường chuyên về sự phân-tích).
Tình, để bao quát và qui hợp Vạn-vật làm một về mình. (Thuộc về quan-
niệm Duy-nhứt của Vạn-vật, thường hay chuyên về sự tổng-quát).
Hai bản-năng ấy dung-hòa, bồi-bổ nhau, làm thành cái hành-động hoàn-toàn.
Nếu thiếu một tư-chất ấy hoặc hai tư-chất ấy lại công-phẫn nhau nơi lòng, đó là ta tạo cái hành-động bất túc, bất toàn vậy. Người mẹ kia, thương con rất nồng-nàn, có thể dám thí-thân vì con ; nhưng nếu lòng thương ấy chỉ có muốn đam về cho mình mà thôi, đến nước, ép-buộc nó giống theo sự thương của mình, và quên-lững (hoặc không biết ), đến cái “thiên-tính tự-do”, tức là không biết kính cái “đặc-tính tự-nhiên” của mỗi đứa con, thì trong hành-vi ấy ta chỉ vì thấy đặng có một mặt Duy-Nhứt mà không thấy đặng về mặt sai-biệt thiên-hình của Vạn-vật.
Nếu ta muốn đạt-suốt cái lý của mọi vật, tức phải làm cho Trực-Giác hiển-lộ ra ; mà muốn cho Trực-Giác hiển-lộ ra, thì tưởng cho không có phương-pháp nào hay hơn là kiêm được Lý và Tình nơi lòng, một cách điều-hòa đầy
-đủ.
*
* *
Lý và Tình, Tâm và Trí phân ra mà nói, chỉ là dụng phương-pháp phân-
tích để suy-luận. Lúc hỗn-độn nó vẫn là Một, đến lúc bị phá ra, thành Tâm
và Trí ; đến lúc hiệp nhứt lại nó là Chân-tính. Chân-tính là một “vật không
thể phân-tách”, như “nước” là do “dưỡng-khí” và “khinh-khí” hợp thành.
“Dưỡng-khí”, là “dưỡng-khí”, mà “khinh-khí” là “khinh-khí” lúc chưa hợp
thành “nước”. Lúc hóa-chuyển ra “nước”rồi, thì “khinh-khí” không còn là
“khinh-khí” nữa mà “dưỡng-khí” cũng không còn là “dưỡng-khí” nữa.
Chỉ có “nước” mà thôi. Chân-Tính như “nước”, Tâm và Trí như “dưỡng-
khí” và “khinh-khí” vậy. Cho nên, Chân-Nhân tức là người đã sống trong cái sống viên-mãn của Chân-Tính rồi. không còn có thấy có Tâm, cũng không còn thấy có Trí nữa. Hành-động thi-vi ra, trong đã có hàm Tâm và Trí một cách rất đầy-đủ.
Cho nên Trang-Tử có nói : “Tri vong thị phi, Tâm chi thích giả ; Thỉ hồ
thích nhi vị thường bất thích, hội chi thích giả”. Chân-Nhân, giải-thoát rồi,
đứng ngoài Tâm và Trí, hành-vi vẫn tự-nhiên, không miễn-cưỡng, không do
-dự gì cả! Chân-Nhân còn hàm dưỡng Tâm và Trí như đã nói trước kia mới
chỉ là chân-nhân vừa mới nhận-chân cái “Một” của Tâm và Trí, nhưng chưa
hóa-chuyển Tâm-Trí đặng...
Cho nên chỉ có kẻ chưa sống đặng trong Chân-Tính mới còn thấy có Tâm, có Trí phân-biệt nhau, và lo lấy Tâm làm chủ Trí, hoặc lo dưỡng Trí để tu Tâm, hoặc bày ra những quan-niệm rất phiền phức về Tâm-Trí làm cho con người càng rối lòng không biết làm sao mà thoát-ly cho đặng.
Sống đặng trong Chân-Tính, mới có thể gọi là sống một cách hoàn-toàn đầy

-đủ...Bấy giờ Tâm và Trí đều được hóa-chuyển rồi, ta chỉ thấy có cái “Sống” mà thôi vậy...

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung EmptyFri Mar 14, 2014 8:37 am

XVI
 
TA phải lấy cái chi làm cái mẫu của Tận-Thiện ?
Muốn hiểu cái chỗ toàn-thiện của Vạn-vật trong những loại đơn-sơ như kim
-thạch, thảo-mộc thú-cầm... ta cần phải có những kẻ lịch-duyệt chuyên-môn thay, nghĩa là kẻ hiểu biết đặng cái chỗ Toàn-thiện của Vàng, có thể không rõ được cái chỗ Toàn-thiện của ngọc-bích, hoặc cái chỗ Toàn-thiện của con người... Những kẻ chuyên môn về mọi đều ấy thật là rất ít. Trái lại, về phần con người thì lại hiếm kẻ tự xưng là lịch-lãm chuyên-môn.
Họ cho rằng cái chỗ toàn-thiện của con người, dễ nhìn biết lắm. Ta lấy chi làm bằng-cớ để minh-chứng lẽ ấy ?
Đối với những loài đơn-sơ trong Vạn-Vật, ta còn không thể hiểu được cái chỗ toàn-thiên thay, huống chi trong những chỗ toàn-thiện của người, nghĩa là trong những chỗ phiền-phức và siêu-việt của tinh-thần thiên biến vạn-hóa thì ta làm thế nào hiểu thấu cho được.
Loài người trong thế-gian không khác nào loài hoa trong vườn-huê.
Tuy gọi là hoa, nhưng cũng có nhiều thứ, chỗ toàn-thiện của giống nầy không phải chỗ toàn-thiện của giống kia. Loài người cũng một thế.
Kẻ theo cơ-đốc-giáo thì lấy đức Jesus làm cái mẫu cho sự Tận-Thiện Tận-
mỹ. Quan-niệm ấy không do nơi sự thật của sự vật, -mà lại do nơi Tôn-Giáo
bày ra mà thôi.
Ta có thể tưởng-tượng một đấng Toàn-thiện mà đấng ấy không một mảy
giống với cái Toàn-thiện của đức Jesus, cũng như ta có thể thấy đặng cái chỗ toàn-thiện của hoa lan nó không giống với cái chỗ Toàn-thiện của hoa hường chút nào vậy...
Con người, phần nhiều, vì không hiểu cái lý ấy, nên hay dụng-tâm hạn định cho vầy là Nhân, kia là Nghĩa, vầy là Hiếu, kia là Đề. Chỗ mà ta cho là Nhân, là Nghĩa, người ta sẽ cho là còn dã-man hay quái-dị cũng không
chừng... Ấy là đều ta nên chú-ý, chớ quá dụng tư-tâm mà hạn định cái chỗ
toàn-thiện toàn-mỹ của con người.
 
XVII
KHÔNG phải ai ai cũng đều thấy đặng cái đẹp, cái toàn-mỹ của Vũ-Trụ vạn-vật.
Tại sao con người khó thấy đặng sự Hoàn-Toàn của Tạo-Hóa ? Phải
chăng tại con người phần-đông ai ai cũng mắc phải cái bệnh “lo đời” mà ít
có ai biết “lo cho mình”, lo cho mình đến chỗ thật biết thật hiểu ?
Kìa trước một cảnh vật tốt tươi, sườn núi xanh om cây cỏ, nhà họa-sỹ chép miệng khen : “ Chà ! cảnh đẹp là thế nào, thật là một bức tranh tuyệt mỹ của thiên-nhiên”. Nhà tư-tưởng khen : “Cảnh tịch-mịch thanh-u, ước chi ta đặng ở chỗ nầy để trầm tư một tưởng”. Nhà buôn bán cũng khen : “ Cỏ mọc xanh
-um, đồng rộng mênh mông, ước chi ta mua bò nuôi đây, ít năm lợi vô không biết đâu mà kể”.
Cảnh có một, mà chỗ thấy của mỗi người mỗi khác. Phải chăng cảnh vật
kia là thể ví như cái đài-gương, mỗi người xem vào đều thấy cái bóng mình
trong đấy.
Thế thì hoàn-cảnh chung quanh ta, không có cái giá thật của nó, mà nó có
cái giá-trị hoàn-toàn hay bất toàn, cũng tại nơi cái người của ta toàn hay
chưa toàn mà thôi ! Muốn có cái phán-đoán chánh-đáng, trước hết cần phải
lo cho cái người của ta chánh đáng đã.
Tại sao nhân loại lại có kẻ thì xem đời là bề khổ là một trường tranh-đấu, bồng-bộc sự danh, lợi, thị, phi, sôi-nổi sự bất-công bất-nghĩa ?...
Phải chăng là tại nơi ta chưa giải-quyết đặng vấn-đề tranh-đấu danh-lợi mới có biến-sanh những sự phán-đoán như thế ?
Còn sao cũng lại có kẻ không thấy đời là khổ, đầy dẫy sự bất công bất
chánh, hèn hạ xấu xa, trái lại họ cho rằng vạn-vật nhân-loại tranh nhau là vì
hễ còn sống trong cái sống-tư, còn “lo-tư riêng”, thì sự giết hại lẫn nhau là
một lẽ tự-nhiên không sao tránh khỏi, còn những việc quấy, phải, nhục, vinh
là những đều vọng ảo mê-lầm? Bởi họ đã giải-quyết đặng nơi họ những sự
mâu-thuẫn vì tranh chấp của lòng, nên mới có đặng cái tâm-lý thản-nhiên
điềm-mặc như thế.
Còn thấy đời loạn khổ, nên mong đi trị-loạn diệt-khổ là tự mình hãy còn
loạn khổ, thì làm thế nào trị loạn diệt khổ cho đặng.
Đã vậy còn trở lại trách-móc kẻ không đi phổ-độ cứu khổ cho quần-sinh như mình kia, là ích kỷ, mê-muội, nghĩ cũng đáng thương.
Phải chăng chỉ có kẻ tự-kiêu mới thấy người là kiêu-thái. Kẻ thật thường
tưởng ai cũng thật, người gian thường tưởng ai cũng gian. Thật vậy kẻ kiêu
-thái là kẻ không chịu ai trên mình, nên thường hay nghi cho kẻ khác muốn
lấn mình. Bất kỳ ai làm gì, nói gì, họ cũng nghi là muốn phạm đến danh-giá
họ, như anh mất búa trong bài ngụ-ngôn của Huệ-Tử. Bởi họ không muốn
thấy ai hơn họ, nên họ thích kẻ khiêm-tốn nhu-mì, thường lại ưa tán-dương
cái đức-tánh ấy. Kẻ ưa người khiêm-tốn ghét kẻ kiêu-xấc, phải chăng kẻ ấy
là người kiêu-xấc hơn ai ? Ôi! Mình còn là người mù mong-mỏi lo đi trị bệnh cho người mù...Nhân-loại ngày nay hãy còn rất đông những con người vô-
tâm như thế.
Còn thấy đời là khổ, là tự mình còn khổ...
Còn thấy đời là bất-toàn, là tự mình còn bất-toàn...
Cũng một việc xảy ra, mà nay thấy khổ mai thấy không. Đó là tại sự phán
đoán của mình.
Cũng một việc xảy ra, mà nay thấy dở mai thấy hay, tại đâu? Cũng là tại
sự phán đoán của mình cả.
Cổ-nhân có câu : “Tạo-vật không khác nào một cái gương soi: cái mặt lừa
mà ngắm vào, thì đừng trông trong đấy hiện ra cái hình của người tiên-nữ”.
Thế thì lo cho mình đừng có cái mặt lừa, hay lo cho cái gương đừng phản-
hiện cái mặt lừa. Lo cho đời là chánh đáng hay lo cho mình là chánh đáng.
Kẻ còn thấy sự đời rời-rạt, còn phân biệt phải, quấy, tốt, xấu, sang, hèn là
kẻ còn sống trong cảnh “bị phá”, chưa đạt đến cái “Sống-Một”... Phải biết
xem trùm vạn-vật, lấy toàn thể sự vật mà xem, mới trông thấy đặng cái đẹp
của Vũ-Trụ vạn-vật.
Trong một bức tranh, nếu lấy riêng ra từng nét mực mà luận, thì có nét
thanh, có nét thô, có màu tươi, có màu sậm... Rồi thì mỗi người lại tùy theo
sở-thích mà định-phân tốt xấu, dở hay, bấy giờ mới có nảy sanh ra sự tranh
giành hơn kém. Kẻ cho màu xanh là đẹp, người cho màu đỏ là xinh, rồi ấu-
đả nhau, giết hại nhau... ai cũng muốn giư phần phải cho mình, ai cũng
muốn tự giữ lấy độc-quyền chân-lý.
 
Trái lại, nếu ta đứng xa mà xem trùm, ta bấy giờ không còn thấy nét nào
thô, nét nào tinh, mầu nào xấu, mầu nào tốt nữa cả, mà cả thảy sự tinh-thô,
xấu tốt đều công-cộng làm thành một bức tranh tuyệt-mỹ... “Nhìn xem
muôn vật, hãy đứng chỗ cho thật cao, cho thật xa, đặng xem trùm lấy... Ta
sẽ thấy thảy-thảy như hòa làm một cùng nhau, đừng cho còn thấy chỗ rời-
rạt... vụng-vặt. Bấy giờ ta mới thấy đặng cái khéo, cái hay của tạo- hóa”.
 
XVIII
HÃY làm cho kẻ khác những đều ta muốn cho kẻ khác làm cho ta. Chớ
làm cho kẻ khác những đều ta không muốn cho kẻ khác làm cho ta.
Chưa chắc ! Cái đều ta muốn kẻ khác làm cho ta, chưa chắc là đều kẻ khác cũng muốn cho ta làm cho họ.
Cái đều ta không muốn kẻ khác làm cho ta, chưa ắc là đều kẻ khác cũng
không muốn cho ta làm cho họ.
Lấy ta làm cái mực để lo lòng người, là lầm.
 
XIX
CHIẾC đò qua sông , bị phải chiếc thuyền không, trôi đụng. Dầu người
có hẹp lòng đến đâu, cũng không giận. Nếu có người trên thuyền, thị đà thấy chủ đò giận-giũi, phùng trợn. La-lối một lần mà bên thuyền chẳng ai nghe,
tất la lối đến hai lần. Hai lần mà cũng chẳng ai nghe, tất la-lối đến ba lần,
rồi buông lời chửi mắng.
Trước không giận mà nay lại giận.
Trước không mà nay có.
Tại sao ?
Tại ta tưởng có người cố-tâm làm hại ta, nên ta giận.
Đi đường nếu ta gặp phải người say đạp ta, ta không giận. Trái lại, nếu
người ấy tỉnh mà ta biết họ cố ý làm cho ta đau ta sẽ nỗi cơn giận-giữ liền.
Tại sao trước không giận mà sau lại giận ? Tại ta tưởng họ cố-tâm làm hại ta, nên ta giận.
Nhưng xét kỷ ra, ở đời ai là người thật hữu-tâm trong các hành-vi mình, ai là người tự-do trong các hành-vi mình? Những kẻ làm hại ta, luôn luôn là
kẻ vô-tâm ám-muội cả...U-ơ về Lợi Hại, mờ-mệt về Phải Quấy, con người
phần đông hành động như trong cơn mê-mộng...
Nếu gặp phải ai đụng chạm đến ta, thì hãy nghĩ ngay cho họ như “chiếc
thuyền không” hay “người say rượu” là hay.
Nói cho lột lý mà nghe, nếu bảo con người là một vật ăn-chiệu rất mật-thiết với Vũ-Trụ Vạn-vật, thì mỗi hành-vi của ta hằng ngày không có hành-vi nào là hành-vi của ta cả.
Thế thì ta cũng là “chiếc thuyền không” mà người cũng là “chiếc đò không”, thảy đều vô-tâm hành-động dưới quyền chỉ-huy của một lẽ xa-xăm huyền-
bí đâu đâu... như tinh-tú hằng hà bao-la vạn-tượng...
 
XX
ANH thầy thuốc gian-xảo dầu gặp thân-chủ không bệnh cũng thêu-dệt
cho đặng rằng có bệnh, mà bệnh nguy kịch lắm kia. Nhưng không sao cả !
Bao giờ hễ có chứng quỉ thì có thuốc tiên. Anh nhờ cái mánh-khóe ấy mà
đời sống anh rất dẽ chịu hả-hê.
Cũng thói lợi-dụng cái “Sợ” của người mà tôn-giáo ngày một bành-trướng
thêm ra. “Nhác” trước, rồi “đổ” sau, nhờ cái mánh-khóe ấy tôn-giáo ngày
nay mới có thế-lực to-lớn như ta đã thấy. Cái lòng “lo sợ” của con người về
những lẽ huyền-bí là cái di-truyền của ông cha ta lúc còn bán-khai, sống
trong cảnh ngu-dại, hãi-hùng giữa những lực-lượng ghớm ghê của tạo-hóa
mà ta không hiểu cái lý do là sao cả!
Nay con người đến buổi văn-minh cực-điểm rồi, cớ sao chưa chịu giải thoát lấy cái “di-truyền-tính” ấy, cam chịu sống trong cái tâm-lý ươn-hèn nô-lệ mãi như thế ?
Ta thử tưởng-tượng con người bán khai cổ-lổ, gặp cục đá cũng lượm về
thờ, bất kỳ là cái chi mà họ thấy lạ và nghi sợ có hại cho họ tức thời họ đam
về tôn-thần-thánh, với con người văn-minh hiện-thời, ngày tối quì lạy một
cái lẽ Huyền-bí mà họ không hiểu là gì cả, hai hạng người ấy, có khác nhau
về mặt hiểu biết chăng ? Không thể gọi đó là Văn-Minh Tấn-Bộ đặng!
 
XXI
 
CON người sở dĩ cao siêu hơn vạn-vật, là nhờ trừ mình ra, không ai giải thoát cho mình đặng cả.
Ta đâu phải anh em gì của ngươi, đừng bao giờ ỷ lại vào ta mà làm chi.
Kìa như lửa có bao giờ sợ rơm chăng?
Bão tố có biết thương hại gì đến cây cối chăng?
Hễ mạnh thì sống mà yếu thì chết. Người ta ỷ mạnh mà hiếp ngươi, là tại
ngươi yếu nên mới bị hiếp.
Người ta sở dĩ cao trọng hơn ngươi, là tại ngươi cứ mãi quì mọp trước
mặt họ. Ngươi hãy đứng thẳng lên thử nào !
 
Người ta lợi-dụng bóc-lột ngươi, là tại ngươi ngu-dại để cho họ lợi-dụng
bóc-lột.
Đừng có đổ thừa ai cả mà phải biết rằng muôn sự không hay đến cho ta,
đều tại ta cả. Nếu ta không ngu mà để cho người lợi-dụng thì hạng người lợi dụng lấy gì mà có.
 
Nếu ta là đấng Tạo-Hóa, ta không bao giờ chịu để cho con người quì-lụy
trước mặt ta, ta sẽ bảo họ đứng thẳng lên cả, ngó ngay vào mặt ta. Không có cái lý gì bắt buộc chúng phải tự hạ trước mặt ta cả, bởi chính ta tạo chúng ra như thế. Không lẽ ta đây là đấng Hoàn-toàn lại sanh ra những giống hèn-hạ nô-lệ như thế đặng.
Con người sao sợ ông Trời của mình tạo ra ?
Vậy chớ không phải quan-niệm về Thượng-Đế sở dĩ có, là nhờ con người
tạo ra sao?
 
XXII
TẠI sao người ta phần đông hay “ lo cho đời ” mà ít ai để ý “ lo cho mình ”?
Lo sửa đời dạy người phải chăng là một phương pháp khiến người ta để
cho ta “yên”.
Dạy người cho biết Lễ, Nghĩa chẳng qua để họ đừng giựt bát cơm ta. “Nghĩa dả lợi giả” có gì đâu là cao thượng?
 
Trong khoản ta lo cho đời để cho ta yên, đành là ta chưa yên, nhưng giá ta
đã hóa chuyển đặng tâm-tánh xã-hội chung quanh ta cho họ yên cả đặng rồi, ta có chắc ta sẽ được yên chăng vậy?
 
Xưa kia, có một ông thầy tu, từ bỏ cả sự sản, chỉ giữ lại cho mình có hai
chân mà thôi. Ngày kia cùng một ông vua ngồi dưới cội cây cách xa đền
vua vài ba trăm thước, bàn luận đạo đức. Bỗng cái đền nguy nga tráng lệ kia phát cháy một cách dữ dội. Ông vua vẫn điềm mặc tự nhiên, bình tĩnh đàm luận như thường, chỉ có ông thầy tu thì tâm trí rối loạn, cặp mắt ngó chừng mãi chỗ lửa cháy. Vì sao ? Vì hồi sớm ông có phơi cái chăn của ông gần đấy.
Nào phải tại hoàn cảnh làm cho ta rối loạn đâu.
Ông vua kia, sống trong chỗ giàu sang, dẫy đầy của cải nhưng tấm lòng ông, ông đã lo cho nó “yên” rồi, không cho nó bận mắc vào đâu cả. Vì thế, ông vẫn thản nhiên, ngoại cuộc đảo điên không làm cho lòng ông xao xiếng nỗi.
Còn ông thầy tu, vì đã sợ cái ngoài, nó không để cho ông “yên” nên ông đã lo dứt bỏ nó, thế sao vì có một cái chăn mà nó không để cho ông yên ? Cũng tại ông chỉ “lo cái ngoài” mà quên “lo cái trong” của ông trước
*
* *
Tại mình định cho nó có một cái giá, mà ngoại vật mới làm chủ mình
đặng. Hễ bao giờ mình ham muốn một vật gì, tức khắc nó làm chủ mình rồi
vậy.
“Bất quí nan đắc chi hóa, sử dân bất vi đạo”. Không quí của khó đặng, đó
là làm cho dân không trộm cướp.
 
Sự đời không khác nào cuộc chơi con trẻ. Có đứa nọ có một món chơi lạ,
đem khoe với mấy đứa kia. Mấy đứa kia trầm trồ khen ngợi, van lơn nó cho
chơi chung. Bấy giờ nó sẽ làm bộ nầy kia, ôm ẵm vật ấy như một vật quí vô
giá. Nếu mấy đứa kia cứ mãi nài-nỉ khẩn-cầu, nó lại sẽ càng ra dáng điệu
kiêu-xấc khinh-thị đám kia.
 
Giá mấy đứa kia đừng cho vật ấy là quí nữa, bỏ lảng ra tìm vật khác mà chơi, thì đứa nhỏ nọ sẽ đi kiếm lại mấy đứa kia năn-nỉ thỉnh-cầu là khác, mà
vật ấy đối với nó bây giờ không còn giá trị gì nữa cả.
Định cho vật nầy là quí, vật kia là khinh, đó là ta đã gieo vào xã-hội cái mầm loạn-ly tranh đấu rồi vậy.
 
Ta chớ bao giờ vô-tâm để cho bọn khôn-xão kia họ định giá sự vật để lợi-
dụng lòng háo ky nông-nổi của ta.
 
XXIII
CỘNG-SẢN chủ-nghĩa là cái phản-động cố-nhiên của Tư-Bản chủ-nghĩa.
Kẻ có tiền-bạc của cải họ đã hết sức tàn-nhẫn vô-đạo, lẽ cố-nhiên những
người bị đau-khổ dưới cái ách khốn-nạn ấy phải tầm con đường giải-thoát
của họ.
Thế là một chế-độ mới sẽ thay thế vào chế độ cũ. Dầu ta có muốn hay
không muốn, ta cũng phải buộc mình tuân theo.
Có khác nào một đoàn chiên con, chúng là bị lôi-cuống theo sự “không
thâu-trử” cũng như hiện thời chúng ta bị lôi-cuống theo sự “phải thâu-trử” ...
Chế-độ Tư-Bản, buộc ta phải “lo tư riêng” còn chế độ Cộng-Sản, buộc ta
phải “không lo tư riêng”...
Bao giờ ta hãy còn bị “bắt buộc” thì ta chỉ là một tên tôi mọi mãi cho chế-độ mà thôi Làm phải mà vì bị bắt buộc phải làm, với làm quấy vì bị bắt buộc phải làm, người có đầu-óc tự-do và biết trọng nhân-cách không bao giờ chịu làm.
 
KẾT LUẬN
Hãy trở nên cái người của ngươi... và chỉ có thế thôi. Hãy mọc như cây
bông kia, tầm lấy chỗ sang-sủa mà phát-triển đời sống mình, đừng bao giờ
núp theo bóng ai, cũng đừng để cho bóng ai áng cái ánh sáng mặt trời của

mình.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Thanh Dạ Văn Chung Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Thanh Dạ Văn Chung   Thanh Dạ Văn Chung Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Thanh Dạ Văn Chung
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Bệnh lậu là gì: Nguyên nhân, triệu chứng, biến chứng.
» Hội chứng ống cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
» Hội chứng buồng chứng đa nang - Đa khoa Hoàn Cầu
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» CLB cây cảnh Tân Thành

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến