Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông Empty
Bài gửiTiêu đề: Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông   Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông EmptySun Mar 30, 2014 7:28 pm

Những bí quyết trị quan tham của ông rất khác lạ, đặc biệt ông còn có khả năng tiên đoán trước nhiều hiểm họa mà đến giờ vẫn chưa thể lý giải được một cách rõ ràng.


Vua Trần Thái Tông sinh năm 1218, mất năm 1277 là vị vua đầu tiên của nhà Trần trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ông cũng là vị vua giữ ngôi báu lâu nhất với trên 30 năm ngồi ở ngai vàng và gần 20 năm làm Thái thượng hoàng.



Điềm báo minh quân từ một đêm trăng rằm



Cho đến nay, nhiều công trình nghiên cứu và các cách tiếp cận về thân thế, sự nghiệp cũng như vai trò và những quyết sách của vua Trần Thái Tông vẫn còn nhiều điều bí ẩn. Cả chính sử lẫn các tư liệu còn truyền tụng lại đều cho thấy ông là một trong những vị vua đặc biệt nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam.



Nhà nghiên cứu Trần Văn Toàn cho rằng: “Là con cháu thuộc dòng dõi nhà Trần, tuy là hậu duệ nhiều đời nhưng chúng tôi vẫn luôn tin tưởng vào những quyết sách của vua Trần Thái Tông là đúng, kể cả những lúc được xem là độc đoán. Điều đó đã chứng minh trong quá trình điều hành triều chính của mình.



Những người thuộc dòng dõi vua Trần cũng như các quan quân thời ấy cũng luôn tin, ngay từ khi vua Trần Thái Tông xuất hiện đã mang theo nhiều điềm báo lạ đó là một đấng minh quân”. Cũng theo ông Toàn, tương truyền nhiều đời lại rằng, ngày vua Trần Thái Tông được sinh hạ, trời đang mưa gió bão bùng bỗng tạnh hẳn.



Khán phòng nơi nhà vua cất tiếng khóc bỗng sáng rực lên. Khi đó những người hầu và các lính canh tưởng đó là sự lạ tiến đến gần thì ánh sáng đó càng rõ hơn và rất huyền ảo. Có người phỏng đoán đó là cầu vồng nhưng hoàn toàn không phải thế, vì ánh sáng này được kéo thành những đường vòng tròn khép kín ngay trên nóc căn phòng vua Trần Thái Tông được sinh hạ.






Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông Cs24021415



Trong sách “Đại Việt sử ký toàn thư” khẳng định: Ngày vua sinh là một ngày đặc biệt, thời tiết có nhiều biến chuyển lạ. Nhất là vào đêm trăng rằm nhưng trăng lại mọc lên sáng rõ ngay từ lúc chập chiều.



Suốt bao năm ngồi ngai vàng, đối với xã tắc, Trần Thái Tông có nhiều đóng góp khiến sử sách phải ghi nhận là một “vị vua khoan nhân đại độ, có lượng đế vương, cho nên có thể sáng nghiệp truyền dòng, lập kỷ dựng cương, chế độ nhà Trần thực là to lớn vậy. Nếu không có ông đặt nền móng thì khó mà hình thành nhiều đường lối đầy thông tuệ”.



Vua Trần Thái Tông tên thật là Trần Bồ, sau đổi tên là Trần Cảnh, niên hiệu Kiến Gia thứ 8 triều Lý. Ông là con thứ của Trần Thừa, một quan Phụ Chính Thái úy dưới triều Lý. Khi ông sinh ra, triều Lý đang ở thời kỳ suy vị, trong triều đình nhà Lý phân chia ra làm 5 phe phái, liên tục cấu xé tranh quyền đoạt vị lẫn nhau.



Thế lực của nhà Lý ngày càng suy yếu, triều đình không còn đủ sức ngăn cản được sự chia rẽ trong nội bộ. Từ sự tiên đoán về việc xuất hiện một vị minh quân mới là cậu bé Trần Bồ (tức vua Trần Thái Tông sau này) nên nhiều quan đại thần đang có khả năng thâu tóm quyền hành trong triều đình nhà Lý khi đó như Trần Thủ Độ, Trần Hảo…đã bắt đầu manh nha ý tưởng muốn thay đổi triều chính, nuôi ý định là thực hiện.



Thế nên đến khoảng giữa năm 1225, sau khi suy tính kỹ càng, Trần Thủ Độ (là chú của Trần Bồ) lấy danh nghĩa và quyền uy là Điện Tiền Chỉ huy sứ trong triều Lý đã lập công chúa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi vua sau khi vô hiệu hóa các thế lực đối địch với mình trong triều nhà Lý. Đây thực chất là bước đệm cho Trần Thủ Độ thực hiện ý định thay đổi triều chính.



Điều này nhiều người cho rằng cũng hợp với lẽ thường trong sự suy vong của các triều đại. Các hoàng tử và đấng nam nhi trong dòng tộc triều Lý đều phải bất lực đứng nhìn Trần Thủ Độ đưa Lý Chiêu Hoàng lên ngôi khi mới tròn 7 tuổi - nữ hoàng đầu tiên và là vua cuối cùng của triều Lý.



Sau khi đưa nữ nhi Lý Chiêu Hoàng lên ngôi thành công, Trần Thủ Độ tiếp tục tiến hành bước tiếp theo là sắp xếp để Lý Chiêu Hoàng và Trần Cảnh kết đôi với nhau. Cuộc hôn lễ đặc biệt này được chóng vánh tiến hành vì Trần Thủ Độ cho rằng để lâu sẽ bị nhiều quan cận thần nhà Lý phá bĩnh.



Sau một thời gian rất ngắn trước khi lên ngôi, Lý Chiêu Hoàng đã nhường ngôi cho người chồng trên danh nghĩa của mình là Trần Cảnh, lấy hiệu là Trần Thái Tông. Còn Lý Chiêu Hoàng thì nắm giữ ngôi hoàng hậu với danh xưng Chiêu Thánh hoàng hậu.



Ban cung phi cho tướng tài giữa mùa xuân

 

Dẫu đã lên nắm ngai vàng nhưng vua Trần Thái Tông khi ấy chưa đến tuổi trưởng thành, toàn bộ quân đội lại nằm dưới sự chỉ huy của chú mình là Trần Thủ Độ nên chẳng thể nào quyết định được điều gì. Ông Trần Văn Toàn cho rằng có nhiều lần những chính kiến của vua Trần Thái Tông đưa ra là rất sáng suốt và đã được hoàng hậu Chiêu Thánh tham mưu, góp ý.



Thế nhưng Trần Thủ Độ vẫn một mực gạt đi vì cho rằng, nhà vua tuổi còn nhỏ, chưa nghĩ thấu đáo. Muốn phản đối lại nhưng thấy trong tay mình chưa có thực quyền nên vua Trần Thái Tông đành phải ấm ức nghe theo. Tuy nhiên, ngay từ lúc đó, vua Trần Thái Tông đã âm thầm nghiên cứu các cách để dần chiếm lấy quyền lực vào tay mình.



Không để cho vua Trần Thái Tông kịp thời trưởng thành, sau mấy năm kết hôn mà hoàng hậu Chiêu Thánh vẫn không có con nên thái sư Trần Thủ Độ đã soạn thảo ra một bản các lời khuyên nhủ cho cung phi và hoàng hậu. Mục đích của bản khuyên nhủ này là muốn hoàng hậu Chiêu Thánh phải từ bỏ ngôi để ông đưa người khác có thể sinh con cho nhà Trần lên ngôi hoàng hậu.



Quá ngỡ ngàng trước điều này nhưng các quan cận thần đều răm rắp nghe theo Trần Thủ Độ nên Chiêu Thánh đành bất lực trước những yêu sách của Trần Thủ Độ. Dẫu rất yêu Trần Thái Tông nhưng Trần Thủ Độ đã dùng đủ các kế sách ép nên Thái Tông đã bỏ Chiêu Thánh giáng xuống làm công chúa, rồi đem chị của Chiêu Thánh là Thuận Thiên, khi đó là vợ của Trần Liễu (anh trai của vua Thái Tông) đã có thai vào lập lên làm Hoàng hậu.



Trần Liễu điên tiết kéo quân làm loạn trong triều. Trần Thái Tông đang đêm trốn lên chùa Phù Vân (Yên Tử) tỏ ý phản đối. Khi Trần Thủ Độ đem quân đến đón về, Thái Tông từ chối và nói rằng: “Trẫm còn nhỏ dại, không kham nổi việc to lớn, các quan nên chọn người khác để khỏi nhục xã tắc.



Mọi vấn đề không được tự quyết thì trẫm ngồi ngai vương có ý nghĩa gì. Muốn trẫm về thì từ đây phải để những chuyện quan trọng trong triều cho ta quyết”. Sợ triều không có vua sẽ nhiễu loạn hơn nên Trần Thủ Độ phải gật đầu chấp thuận nhiều yêu cầu của vua Trần Thái Tông.



Ông Trần Khắc Hảo, hậu duệ đời thứ 15 của vua Trần Thái Tông cho rằng: trước khi bỏ lên Yên Tử, Trần Thái Tông đã đoán định được chắc chắn Trần Thủ Độ sẽ lên tìm. Chính đó là cơ hội để vua đưa ra yêu sách trao thực quyền cho vua từ vị thái sư này. Ngay sau khi được chấp thuận, vua Trần Thái Tông đã ban chiếu sẽ trọng dụng tất cả các dũng tướng từng có công dẹp giặc không kể thân sơ hay vương tước.



Công trạng đến đâu thưởng phạt đến đó. Dẫu là bậc thân vương hoàng tộc có tội cũng phải bị luận tội và phạt như dân thường. Nghe bản chiếu này của vua Trần Thái Tông rất nhiều vị quan thanh liêm đã nhiệt tình ủng hộ. Ngay sau khi lên nắm được thực quyền, vua Trần Thái Tông liên tục thân chinh ra trận.



Bên cạnh đó rất nhiều vị tướng có tài trước kia không được trong dụng như Hảo Liệt, Trần Tín…đều được ông coi trọng. Không chỉ sáng suốt trong dùng binh, dùng tướng mà những người từng trợ giúp và tình nghĩa nhiều với mình đều được vua Trần Thái Tông quan tâm chu đáo.



Lúc này Chiêu Thánh không còn là hoàng hậu nhưng vua Trần Thái Tông vẫn một mực quý mến vì đã từng nhiều năm có nghĩa phu thê. Nghĩ Chiêu Thánh còn trẻ lại thông minh, có sắc đẹp tuyệt trần lại khéo léo trong mọi việc nên Trần Thái Tông nghĩ ngay đến việc sẽ gả chồng cho Chiêu Thánh.


Sau khi rà soát tất cả các quan quân trong triều thì ông thấy quan Ngự sử Trung tướng Lê Tần là người xứng đáng nhất. Chính Lê Tần đã là người quân sư tốt nhất trong mỗi trận đánh cũng như nhiều lần cứu giá cho vua giữa vòng vây của quân Nguyên Mông. Vào giữa mùa xuân năm 1258, sau khi triệu tập tất cả các viên quan triều đình lại, vua Trần Thái Tông chính thức tuyên bố gả Chiêu Thánh cho tướng Lê Tần.



Trong nhiều tài liệu sử sách thời Trần có chép lại rằng: Sau khi gả Chiêu Thánh cho Lê Tần, vua Trần Thái Tông còn nói: “Trẫm mà không có khanh thì đâu có ngày nay. Khanh hãy cố gắng, để cùng được trọn vẹn về sau! Trẫm ban vợ cho khanh một vị công chúa nghiêng nước nghiêng thành, có chí khí thông tuệ sẽ cùng khanh vượt qua những trắc trở để cống hiến cho xã tắc muôn dân”.



Đây được xem là quyết định bất ngờ nhất của vua Trần Thái Tông khiến nhiều quan quân trong triều không khỏi ngỡ ngàng. Ngay cả Chiêu Thánh đến ngày được (hoặc bị) ban gả mới biết. Tuy nhiên có thể hợp với duyên số và sắc tướng của Lê Tần nên sau khi lấy Lê Tần, Chiêu Thánh nhanh chóng sinh được nhiều người con hoàn toàn khỏe mạnh.



Bà cũng không còn phải vò võ tiều tụy trong cung cấm dưới sự quản lý nghiêm ngặt của tam cung như trước đây nữa. Còn Lê Tần được vua ban cho người vợ hiền vừa giỏi giang xuất chúng lại vừa xinh đẹp tuyệt trần nên ông vô cùng cảm động và đã bộc bạch rằng: “Dẫu thịt nát xương tan, thần cũng nguyện cam lòng để phò tá thiên tử, để bảo vệ xã tắc và muôn dân”.



Trị quan tham bằng phương pháp lạ



Trong suốt hơn 3 thập niên trị vì đất nước, hoàng đế Trần Thái Tông luôn một lòng nghĩ cho xã tắc, cho muôn dân. Chính vì thế nên ông được rất nhiều quan trung thần nể trọng và sẵn sàng xả thân để bảo vệ vua. Không những thế, Trần Thái Tông còn nghĩ ra nhiều cách trị quan tham rất độc đáo.



Sau khi nắm bắt được nhiều vị quan vì tham ô mà có hàng chục kho lương và châu báu nên vua Trần Thái Tông đã xa giá xuống và ngỏ ý rằng: “Trẫm đang cần nhiều ngân lượng để bổ sung thêm vào ngân khố để tiếp ứng cho các nghĩa quân mỗi lần hành quân đi đánh trận xa.



Giờ đây vị quan nào mang tài sản đến giúp cho ngân khố thì trẫm ghi nhận công lao và có thể phong thêm cho chức quan”. Các quan tham lại ham chức liền nô nức mang tất cả tài sản để cho vua mượn sung vào ngân khố. Lúc này, Trần Thái Tông mới cho người truy xét kỹ càng và chi tiết lí do có được các tài sản đó, nhiều vị quan tham không “vẽ” ra được lý do đành thú nhận đó là tài sản tham ô mà có.



Thấy vua Trần Thái Tông trị quốc công tâm và lại có sự quan tâm chu đáo nên Hoàng hậu Thuận Thiên cũng một lòng một dạ cung phụng chung tay cùng ông lo việc triều chính. Hoàng hậu Thuận Thiên còn hiến thêm cho vua Trần Thái Tông một kế sách trị quan tham hiệu quả là treo thưởng cao cho những việc làm để xem mức độ tranh giành của các quan như thế nào, người nào tranh quyết liệt nhất sẽ là người tham nhất.



Có lẽ cũng vì có phúc vận tốt nên Thuận Thiên đã nhanh chóng sinh hạ được nhiều con trai. Sau này có nhiều người đều lừng danh và là trụ cột của triều đình vừa là tướng trị quốc, an dân như Tĩnh quốc Đại vương Trần Quốc Khang, Hoàng đế Trần Thánh Tông, Thượng tướng - Thái sư Trần Quang Khải.



Không phân biệt là hoàng tử của mình hay các tướng lĩnh trưởng thành từ dân thường, hễ ai có công, Trần Thái Tông đều trọng dụng như nhau. Trước mỗi buổi thiết triều ông đều đọc câu chỉ dụ: Cùng nhau gánh vác công việc của xã tắc thì tất thảy đều được ban thưởng ngang nhau, xử phạt cũng như vậy.



Đó là các gốc của sự vững chãi Đại Việt ta”. Dù bị người ruột thịt khởi binh làm loạn nhưng vua Trần Thái Tông vẫn xử lí rất ôn hòa. Trần Thái Tông nêu quyết tâm sẽ cảm hóa được anh em và con cháu bằng lòng nhân nghĩa để tránh những thù hận sau này. Sử sách ghi lại rằng: ông đã lấy thân che gươm cứu Trần Liễu khỏi bị thái sư Trần Thủ Độ chém vì tội phản nghịch, dám làm loạn cung vua.



Có nhiều tài liệu chép rằng: dẫu hung hăng và liều lĩnh như một mãnh hổ cuồng điên nhưng toán quân của Trần Liễu đã bị Trần Thủ Độ bằng sự mưu mẹo và nhanh trí của mình khống chế nhanh chóng. Khi Trần Thủ Độ cho 2 tướng tinh nhuệ đến lấy mạng Trần Liễu thì vua Trần Thái Tông đã lao vào ứng cứu với danh nghĩa anh-em chứ không phải vua-tôi.



Điều này khiến Trần Liễu rất cảm kích. Không những thế, Trần Thái Tông còn cấp ruộng đất làm thái ấp và phong cho Trần Liễu làm An Sinh Vương. Sau này, chính Thái Tông cũng cảm phục được Trần Quốc Tuấn (con của Trần Liễu), dẹp bỏ thù riêng, không nghe lời di chúc thù hận của cha là Trần Liễu, hết lòng phò vua Thái Tông chống giặc.



Được cảm phục như thế nên Trần Quốc Tuấn không ngừng lập nên rất nhiều công trạng hiển hách cho triều đình nhà Trần. Năm 1253, để hạ bớt quan tham một cách tâm phục khẩu phục, vua Trần Thái Tông còn hạ chiếu mở cuộc thi tiến sỹ, tuyển chọn một số Nho sinh thực tài vào triều cho ứng khẩu và đọ tài với nhiều vị quan cao, chức trọng nhưng không có học vấn thực sự. Nếu các quan này thua sẽ phải chia bớt bổng lộc và chức tước cho những những Nho sỹ tài năng này.



Các hoàng tử của mình cũng được vua Trần Thái Tông huấn luyện văn võ rất nghiêm ngặt. Thế nên hầu hết họ đã trở thành những tướng tài trong lịch sử Đại Việt, có công giúp vua chống giặc Nguyên - Mông như: Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật. Trong 33 năm làm vua (1225-1258), Trần Thái Tông đã 3 lần đổi niên hiệu: Kiến Trung (1225-1231), Thiên Ứng Chính Bình (1232-1250) và Nguyên Phong (1251-1258).



Năm 1244, vua Trần Thái Tông còn ban ra Quốc Triều Hình luật gồm có 20 quyển nhưng đến nay đã bị thất lạc gần hết. Theo những người trong dòng dõi vua Trần thì bộ luật này tập trung vào việc trấn áp và luận tội quan tham, răn dân rất nghiêm ngặt. Trần Thái Tông còn là vị vua biết chăm lo cho việc học của xã tắc.



Để thay thế dần quan tham và củng cố sức mạnh triều đình, ông liên tục mở các cuộc thi tiến sỹ. Tiêu biểu như cuộc thi năm 1247. Nhiều tiến sỹ tài năng thực thụ sau này có công với nhân dân như Nguyễn Hiền, Lê Văn Hưu, Đặng Ma La. Vừa chống giặc, ông còn vừa phát triển văn hóa, kinh tế, cho đắp đê, khai khẩn ruộng, chăm lo đời sống muôn dân.



Ông thường tự mình đi về tận các làng xã thăm hỏi dân chúng và giải quyết mọi công việc ngay tại đó. Chính vì thế nên mỗi lần Trần Thái Tông vi hành đều được muôn dân nô nức đón chào, cung kính. Ông Trần Văn Bảo bộc bạch:



“Nghe các thế hệ trước trong dòng dõi hoàng tộc chúng tôi truyền kể lại rằng, cứ mỗi lần thấy vua Trần Thái Tông chuẩn bị ban bố một chiếu chỉ hay tổ chức một cuộc thi tuyển nhân tài nào đó thì rất nhiều vị quan tham nhưng không có thực tài trong triều đình lo lắng. Lo sẽ bị nhà lộ tẩy việc mua quan bán tước của mình, lo sẽ bị cạnh tranh và phế truất”.


Tiên tri trước nhiều hiểm họa



Có lẽ một trong những ông vua có khả năng tiên đoán trước nhiều hiểm họa trong các trận đánh xâm lược của kẻ địch nhất là Trần Thái Tông. Có người cho rằng đó chính là sự nhạy bén trong khả năng quân sự thông tuệ của ông. Suốt hơn 3 thập niên trị vì thì đã có hàng chục trận chiến Trần Thái Tông trực diện đối đầu với quân Nguyên-Mông.



Một trong những dũng tướng khét tướng của Nguyên-Mông khi ấy là Thành Cát Tư Hãn, Hốt Tất Liệt… Sau này dẫu lui về giữ ngôi Thái thượng hoàng thì những tiên đoán về các cuộc xâm lăng vẫn được Trần Thái Tông đoán chính xác. Trong nhiều lần tiên đoán thì tiên đoán về trận đánh lịch sử lớn nhất chống quân Nguyên- Mông năm 1252 để lại nhiều dấu ấn.



Đầu năm 1252, chúa Mông Cổ đánh tiếng muốn được làm thân với Trần Thái Tông nên hết lòng mời vua Trần Thái Tông cùng các tướng lĩnh sang cung của chúa Mông Cổ dự đại tiệc và nhận quà kết nghĩa giữa hai nước.



Nhiều tài liệu chính sử đã không kịp chép lại lần tiên đoán kỳ lạ này của Trần Thái Tông, nhưng những tư liệu từ các dòng dõi hậu duệ vua Trần mà chúng tôi thu thập được thì ngay sau khi tiếp nhận thông tin này từ chúa Mông Cổ, Trần Thái Tông đã tiến hành ngay một cuộc hội ý tuyệt mật với các tướng lĩnh chủ chốt của triều đình và ông tiên đoán rằng:



không đầy 20 ngày nữa thôi, quân Mông sẽ kéo sang chiếm đánh Đại Việt. Trận đánh này chúng muốn nuốt gọn nước ta nên phải có kế hoạch và bí mật chuẩn bị xuất binh ngay. Đúng như tiên đoán của vua Trần Thái Tông chỉ mấy ngày sau, chúa Mông Cổ cử Hốt Tất Liệt và Ngột Lương Hợp Thai đánh chiếm Đại Lý (Vân Nam, Trung Quốc) để làm bàn đạp tấn công Đại Việt.



Năm 1257, Ngột Lương Hợp Thai được lệnh đem một đạo quân 12 vạn từ Vân Nam đánh chiếm Đại Việt. Với lực lượng hùng hậu này, chúng hy vọng sẽ chiếm được nhiều thành trì quan trọng của Đại Việt. Biết thái sư Trần Thủ Độ có nhiều lần sắp đặt triều chính qua mặt mình nhưng vẫn có nhiều trăn trở lo cho đất nước, căm thù giặc nên vua Trần Thái Tông luôn xem Trần Thủ Độ là một bậc tài tuệ có thể thỉnh ý bất cứ lúc nào.



Và không thể phủ nhận được rằng, Trần Thủ Độ đã có công lớn trong việc quân sư cho triều đình nhiều trận thắng vẻ vang. Có đường lối đúng, vua Trần Thái Tông liền nhanh chóng cử Trần Quốc Tuấn phất cao ngọn cờ chống giặc Nguyên - Mông. Trần Quốc Tuấn dẫn một lực lượng lên bố trí ở vùng biên giới, chặn đường rút lui cũng như cắt đứt chi viện của chúng.



Còn đại quân gồn các binh sỹ tinh nhuệ thì do đích thân vua Trần Thái Tông trực tiếp chỉ huy lên lập phòng tuyến ở Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc, Phú Thọ bây giờ) chặn đứng và đánh tan quân địch trước khi chúng tiến vào kinh thành Thăng Long. Sau này chính ngày mất của mình cũng được vua Trần Thái Tông tiên đoán một cách chính xác.



Trong “Đại việt sử ký” có chép: “Thái Tông đến nhà ngự, hốt nhiên thấy con rết leo lên áo, lấy tay gạt xuống đất, có tiếng kêu, trông ra là cái đinh sắt, nhân thế mới xem bói, nói rằng: Đó là điềm về năm Đinh. Lại đùa bảo Mặc Lão xem cho biết tốt hay xấu, Mặc Lão nói: Thấy có một cái rương vuông, bốn bên đều có chữ Nguyệt, trên rương có một cái kim, cái lược.



Vua Thái Tông giải nghĩa rằng: Rương là gỗ vuông, bốn bên đều có chữ nguyệt là bốn tháng. Cái kim có thể đâm vào vật gì, đó là đinh vào nằm trong gỗ, chữ sơ là cái lược đồng âm chữ sơ là xa nghĩa là xa nhau.



Đương khi nói Vua đùa, có câu: Chóng đến mồng một sẽ có thay phiên. Vua xem quẻ nói rằng: “Đó là ngày mùng Một ta sẽ chết”. Quả nhiên đúng như lời suy đoán, ngày mùng Một tháng tư năm Đinh Sửu (1277), Thượng hoàng Trần Thái Tông băng hà.


Theo Hôn Nhân & Pháp Luật

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Mẹo hiểm trị quan tham của vua Trần Thái Tông
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phật Hoàng Trần Nhân Tông
» Sung huyết mũi thậm chí gây ra các nguy hiểm bất thần
» Lễ khánh thành tượng Phật Hoàng Trần Nhân Tông 1/12/2013
» Đi thăm người sảy thai
» Giải đáp: đi thăm người sảy thai có mang lại xui xẻo?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Thảo Luận-
Chuyển đến