Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Tài liệu Tham khảo Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Tài liệu Tham khảo

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

Tài liệu Tham khảo Empty
Bài gửiTiêu đề: Tài liệu Tham khảo   Tài liệu Tham khảo EmptyThu Aug 15, 2013 10:40 pm

Trang Tử là nhân vật tiêu biểu cho trường phái đạo giáo trong thời chiến quốc sau Lão Tử.
  Trang Tử tên Chu, là người nước Tống thế kỷ thứ 4 trước công nguyên, ông từng làm quan nhỏ địa phương của nước Tống. Tương truyền Trang Tử thông minh từ nhỏ, đi du ngoạn các nước, tìm tòi cổ phong, tôn sùng tự nhiên, coi thường các vương hầu. Vua nước Sở từng hậu đãi ông nhưng ông đã từ chối, suốt đời không làm quan, về ở ẩn dật giang hồ, làm giày rơm bán kiếm sống, truyền đạo, viết sách hơn 10 vạn chữ.
  Hiện còn lưu giữ đươc 33 bài viết của Trang Tử, chia làm nội thiên, ngoại thiên, tạp thiên. Nội thiên là do Trang Tử viết, ngoại thiên và tạp thiện có sự tham gia của học trò Trang Tử và học giả sau này. Thuyết Tề vật, Tiếu Dao Du và Đại Tông Sư là tập trung thể hiện tính triết học của Trang Tử.
  Trang Tử đã kế thừa và phát huy tư tưởng của Lão Tử và Đạo giáo trong triết học, hình thành hệ thống tư tưởng triết học và văn phong độc đáo của mình. Ông cho rằng “đạo” là sự tồn tại khách quan và chân thực, coi “Đạo” là cội nguồn của vũ trụ. Về chính trị, ông chủ trương lấy Vô vị để quản lý, chủ trưởng trở về hiện thực trong cuộc sống. Đề xướng nhân nghĩa và gây phiền phức làm hình phạt của con người, phê phán “nhân nghĩa” và “pháp trị” của kẻ thống trị lúc đó, ông đã phê phán gay gắt lễ, pháp, quyền, thế của xã hội thế tục, đề xuất “thánh nhân bất tử, đại tặc bất chỉ”. Ông tôn sùng tự nhiên trong cách sống, đề xướng “trời đất cùng tồn tại với con người, vạn vật cùng ta hoà một”. Và cho rằng cuộc sống cao nhất của con người là tiêu dạo tự đắc, là tự do tuyệt đối, chứ không phải hưởng thụ vật chất và danh dự giả dối. Những tư tưởng và chủ trương này của Trang Tử có ảnh hưởng sâu xa đối với người đời sau, là của cải tinh thần qúi báu trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
  Trang Tử có ảnh hưởng quan trọng trong thời kỳ Ngụy Tấn từ thế kỷ thứ 3 đến thứ 5 công nguyên, được mệnh danh là “Tam Huyền” cùng với “chu dị” và “Lão tử”, có vị thế quan trọng trong lịch sử văn học Trung Quốc. Trang Tử chính thức trở thành một trong những kinh điển đạo giáo trong đời nhà Đường <618-907>.

  Sự ảnh hưởng của Trang Tử đối với người đời sau không những thể hiện trong tư tưởng triết học độc đáo của ông mà còn biểu hiện trong văn học. Chủ trương chính trị và tư tưởng triết học của ông không phải là giáo điều khô khan, mà ngược lại đều là những mẩu chuyện ngụ ngôn sinh động, tế nhị, những chuyện ngụ ngôn này thể hiện sức tưởng tượng siêu phàm, tạo nên hình tượng độc đáo, có sức hấp dẫn vô biên.

_________________________________
Tài liệu Tham khảo Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Tài liệu Tham khảo Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Tài liệu Tham khảo   Tài liệu Tham khảo EmptyMon Oct 07, 2013 2:58 pm

HÀN PHI

Hàn Phi Tử là nhà triết học, người tập hợp các học thuyết pháp gia và là nhà tản văn nổi tiếng trong thời chiến quốc Trung Quốc <475-221>. Ông đã sáng lập ra học thuyết pháp trị, trở thành cơ sở lý luận cho sự ra đời của nhà nước chế độ tập quyền trung ương chuyên chế thống nhất đầu tiên ở Trung Quốc.

Hàn Phi Tử sinh vào thế kỷ thứ 3 trước công nguyên, là Vương tộc nước Hàn sau thời chiến quốc. Ông nói ngọng, không có sở trường hùng biện nhưng lại rất giỏi viết lách. Lúc đó, nước Hàn ngày càng suy yếu, do yêu nước ông nhiều lần gửi sớ cho vua nước Hàn, kiến nghị hiến pháp, chủ trương người thống trị cần phải lấy nước giàu binh mạnh làm nhiệm vụ trọng tâm; nhưng nhà vua không tiếp nhận kiến nghị của ông. Bởi vậy ông mới viết các bài luận văn chính trị hơn 10 vạn chữ như “nội ngoại trư thuyết” “thuyết lâm” “thuyết nan”...căn cứ theo những kinh nghiệm quản lý đất nước trong lịch sử và tình hình xã hội hiện thực, và gọi chung là sách“Hàn Phi Tử”. Những bài luận văn này của ông không được coi trọng ở nước Hàn, nhưng khi truyền đến nước Tần, một nước mạnh lúc bấy giờ thì lại được Tần Thủy Hoàng yêu chuộng. Tần Thủy Hoàng dấy binh đánh nước Hàn. Vua Hàn cử Hàn Phi Tử đi cầu hoà, Tần Thủy Hoàng liền giữ lại và chuẩn bị trọng dụng, Lý Tư làm thừa tướng nước Tần lúc đó là bạn học của Hàn Phi Tử, biết người này có tài hơn minh, bèn dèm pha nói xấu với Tần Thủy Hoàng. Tần Thủy Hoàng nghe lời và đã giam Hàn Phi Tử và cho ông uống thuốc độc.

Sách Hàn Phi Tử, tác phẩm chủ yếu của Hàn Phi Tử là cuốn sách tập trung các học thuyết luật học trước Tần. Lúc bấy giờ giới tư tưởng ở Trung Quốc lấy nho giáo và Mạc gia làm đại diện, tôn sùng “Pháp tiên vương” và “Phục cổ”, học thuyết của Hàn Phi Tử kiên quyết phản đối phục cổ, chủ trương căn cứ theo tình hình thực tế. Hàn Phi Tử công kích học thuyết nho giáo “Nhân ái”, chủ tương pháp trị, đề xuất 4 chính sách trọng thưởng, trọng phạt, trọng nông và trọng chiến. Hàn Phi Tử đề xướng quyền quân thần thụ, sau nhà Tần, các ách thống trị cực quyền chủ nghĩa chuyên chế phong kiến các triều đại ở Trung Quốc được thành lập là có ảnh hưởng sâu sắc bởi học thuyết Hàn Phi Tử.

Các bài viết của Hàn Phi Tử phân tích rất sắc bén. Chẳng hạn như khi phân tích về những điều mà nhà nước có thể diệt vong ông đã nêu ra tới 47 điều, quả là điều hiếm có. Còn hai chương có tiêu đề “Nan ngôn” “thuyết nan”, ông đã phân tích một cách cặn kẽ tâm lý con người cũng như né trách những điều gây phật ý. Hàn Phi Tử còn vận dụng rất nhiều câu chuyện Ngụ ngôn và kiến thức lịch sử phong phú để làm tư liệu luận chứng, nói lên đạo lý trìu tượng, thể hiện một cách hình tượng tư tưởng luật học và những nhận biết sâu sắc của ông đối với xã hội. Trong các bài viết của ông có rất nhiều mẩu chuyện ngụ ngôn, do nội hàm phong phú, sinh động đã trở thành những điển tích truyền miệng của mọi người, đến nay vẫn được sử dụng rộng rãi.
Tư tưởng chủ yếu của Hàn Phi là thuyết Pháp Trị. Không phải ông là người đầu tiên nêu lên học thuyết này mà trước đó Quản Trọng, Thương Ưởng, Thân Bất Hại đã khởi xướng học thuyết này. Tư tưởng của Hàn Phi Tử đối nghịch lại với tư tưởng của Nho giáo (vốn cho rằng để quản lý xã hội thì dùng Nhân trị và Đức trị), ông cho rằng cách tốt nhất để quản lý xã hội là dùng pháp luật: "Pháp luật không hùa theo người sang...Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh của kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót của kẻ thất phu".

Hàn Phi theo thuyết tính ác của thầy là Tuân Tử một cách triệt để, bảo không gì thân bằng tình cha con, vậy mà có nhiều người cha sinh con trai thì nuôi, sinh con gái thì giết đi, coi cái lợi của mình nặng hơn tình ruột thịt như vậy là con người bẩm sinh vốn đại ác. Do đó ông không bàn đến nhân nghĩa, cũng không trọng lễ như Tuân Tử, mà đề cao phương pháp dùng thế, dùng thuật, dùng luật của pháp gia để trị nước.

Ông chủ trương cho dân chúng tự do cạnh tranh trong phạm vi kinh tế để nước được mau giàu. Và ông tin rằng theo chính sách độc tài về chính trị, tự do về kinh tế, thì nhà vua chẳng cần làm gì, cứ ngồi ở trên kiểm soát kẻ dưới, là nước sẽ trị. Chủ trương "vô vi nhi trị" đó thực trái hẳn chủ trương của Lão Tử, Trang Tử; chính ra nó là một thứ cực hữu vi.

Hàn Phi thấy nước Hàn bị suy yếu, mấy lần viết thư dâng lên can vua Hàn, nhưng vua Hàn không dùng. Hàn Phi ghét những người trị nước không trau dồi làm cho pháp chế sáng rõ, mà muốn dùng cái thế của mình để chế ngự bầy tôi, không lo việc làm cho nước giàu, binh mạnh bằng cách tìm người xứng đáng, dùng người hiền; trái lại dùng những bọn tham nhũng, dâm loạn, sâu mọt, đặt chúng ở địa vị cao hơn những người có công lao và có thực tài. Phi cho rằng bọn nhà Nho dùng lời văn làm rối loạn luật pháp, bọn du hiệp dùng võ lực phạm đến điều ngăn cấm, gặp lúc yên ổn thì nhà vua dùng bọn ham danh, gặp lúc nguy cấp thì lại dùng kẻ sĩ mang giáp trụ. Như thế thành ra ngày nay người nhà vua nuôi lại không phải là những người nhà vua cần dùng, những người nhà vua cần dùng đều lại không phải những người nhà vua nuôi.

Thay “đức trị” bằng “pháp trị”

Trong bối cảnh phức tạp nhiều biến động lúc bấy giờ, các học thuyết như Lão gia, Nho gia… đã không giúp được xã hội thoát khỏi tình trạng rối loạn và suy sụp vì tính không tưởng và không có khả năng đáp ứng yêu cầu thời cuộc. Đạo đức và tình thương không đủ sức mạnh để lập lại trật tự xã hội.

Với tác phẩm Hàn Phi Tử, Hàn Phi đã chính thức khai sinh học thuyết pháp trị của phương Đông, đồng thời đưa ra lời giải cho bài toán lịch sử hóc búa. Hàn Phi đã kết hợp các yếu tố “thuật”, “thế”, “pháp” của Thân Bất Hại, Thận Đáo, Thương Ưởng, hoàn thiện tư tưởng pháp trị của các bậc tiền bối đã khai sinh ra nó là Quản Trọng và Tử Sản để xây dựng thành học thuyết chính trị độc lập.

Nội dung cốt lõi của học thuyết pháp trị là đề cao pháp luật với tư cách là công cụ quan trọng nhất, hữu hiệu nhất trong việc bình ổn xã hội. “Cái làm cho trị an là pháp luật, cái gây ra loạn là sự riêng tư. Pháp luật đã thiết lập rồi thì không ai có thể làm điều riêng tư được nữa”.

Hàn Phi khẳng định, việc trị nước, quản dân không thể dựa theo lễ nghi truyền thống mà phải được thực hiện trên cơ sở những đạo luật cụ thể và chặt chẽ. Bởi lẽ, “…pháp luật không hùa theo người sang… Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu…”. 

Pháp trị là học thuyết duy nhất có sự kế thừa, hàm chứa những yếu tố của những học thuyết khác nhiều nhất, nhờ đó tạo ra một phương thức giải quyết vững chắc, toàn vẹn và thực tế nhất trong vấn đề trị quốc: Lễ nghĩa, danh phận của Nho gia được cụ thể hoá trong pháp luật; Vô vi của Lão gia được chuyển hoá thành quan hệ biện chứng vô vi- hữu vi; Kiêm ái của Mặc gia tuy là nội dung yếm thế nhất của học thuyết pháp trị, nhưng Hàn Phi vẫn coi đây là mục đích cuối cùng của pháp luật.

Nhờ học thuyết pháp trị, Tần Thuỷ Hoàng đã chấm dứt cục diện bách gia phân tranh thời tiên Tần, thống nhất Trung Quốc và xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền đầu tiên tại Trung Quốc.

Mặc dù vậy, cần phải thấy rằng, pháp luật mà Hàn Phi đề cao là thứ pháp luật hà khắc, tàn bạo, khác xa với pháp luật ngày nay; con người phải vì pháp luật, chứ pháp luật không vì con người; mặt khác, pháp luật dù ở vị trí thượng tôn, trên muôn dân, nhưng lại dưới một người (nhà vua). Đó là hạn chế của học thuyết Pháp trị.

Bài học cho kẻ làm vua

Xuyên suốt 40 quyển của bộ Hàn Phi Tử, bên cạnh việc chứng minh hiệu lực tối ưu của pháp luật trong việc trị nước bằng những câu chuyện sinh động, Hàn Phi còn đưa ra rất nhiều lời khuyên có giá trị cho bậc quân vương.

Để giữ yên ngai vàng, Hàn Phi khuyên nhà vua phải biết giữ mình. “Nhà vua chớ để lộ cho người ta biết mình muốn gì, vì nếu nhà vua để lộ cho người ta biết mình muốn gì thì bọn bầy tôi thế nào cũng tô vẽ. Nhà vua chớ để lộ ý của mình, vì nếu nhà vua để lộ ý của mình thì bọn bầy tôi thế nào cũng biểu lộ cái khác với bản tính của họ”.

Làm được như vậy thì: “Nhà vua không giỏi mà làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự khôn ngoan. Bầy tôi phải vất vả mà nhà vua hưởng sự thành công.”

Để dựng nước và giữ nước, bậc làm vua phải biết sử dụng thứ công cụ “vạn năng” là pháp luật. “Phải dựa vào cái khiến cho những người nhát có thể chinh phục được con hổ và cái làm cho vị vua tầm thường có thể gìn giữ nước. Đó chính là pháp luật. Lo cái kế trung cho vị vua chúa, kế đức với thiên hạ thì cái lợi không gì lâu dài hơn pháp luật”.

Nhà vua cũng phải biết cách dùng người, dụng nhân như dụng mộc, tập hợp quanh mình bầy tôi giỏi để có thể trị quốc an dân. “Kẻ làm vua chúa nếu có thể bỏ được cái điều mà người giỏi cũng không làm được để giữ lấy cái mà người vụng làm vạn điều không sai một thì sức người dùng được hết mà công danh được xác lập”.

Một trong những bài học quan trọng nhất đối với bậc quân vương là phải hiểu được lòng dân. Hàn Phi chỉ rõ:“phàm việc nước thì điều phải lo trước tiên là thống nhất lòng dân, nếu không nước tắc loạn”. Hiểu rõ bản tính của dân, từ đó có cách cai trị thích hợp để nước thịnh dân an, đó là cái gốc của nghiệp vương vậy.

Làm vua không đã khó, trở thành vị vua giỏi còn khó hơn nhiều. Hàn Phi đúc kết rằng, phần nhiều những kẻ lập quốc dùng dân, có thể ngăn chặn ảnh hưởng của bên ngoài, khống chế cái riêng tư của bề tôi, “làm vương” được, xét đến cùng, đều tự nhờ cậy vào sức mình là chính.

Học giả Nguyễn Hiến Lê đã đánh giá tác phẩm “Hàn Phi Tử” của Hàn Phi còn cao hơn cả “Quân vương” của NiccoloMachiavelli cả về tư tưởng lẫn bút pháp. Hai cuốn sách của hai bậc thầy tư tưởng vĩ đại, một của phương Đông và một của phương Tây, tuy nội dung khác nhau, nhưng đều để lại cho hậu thế những bài học về “phép làm vua” và “thuật trị nước” mang giá trị đương đại sâu sắc.




Tài liệu Tham khảo 1004450_145863098949210_248220116_n

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Tài liệu Tham khảo
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Đạo Phật Cốt Ở Thực Hành
» Địa chỉ khám phụ khoa huyện Củ Chi bạn có thể tham khảo
» Bật mí hai địa chỉ đình chỉ thai tại Nha Trang chị em có thể tham khảo
» Tìm hiểu: phòng khám phụ khoa ở Kon Tum bạn có thể tham khảo
» Giới thiệu bệnh viện da liễu thẩm mỹ nốt ruồi tphcm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến