Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Con heo độ lượng tốt phước Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Con heo độ lượng tốt phước

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Con heo độ lượng tốt phước Empty
Bài gửiTiêu đề: Con heo độ lượng tốt phước   Con heo độ lượng tốt phước EmptyTue Sep 03, 2013 5:53 pm

Con heo xếp cuối cùng trong 12 con giáp. Theo quẻ trong Chu dịch thì “Heo là tài”, chính là do heo thống nhất các con giáp khác và hoàn chỉnh số quẻ. Heo kết hợp với “Hợi” trong 12 địa chi.
Con heo xuất hiện sớm nhất cách đây vào khoảng 40 triệu năm. Heo nhà ngày nay là do heo rừng được thuần hóa cách đây khoảng 10 triệu năm. Tổ tiên ta vì tránh sự xâm hại của thú rừng nên sống ở trên cây, dưới gốc cây dựng chuồng nuôi heo rừng, khi có thú rừng xuất hiện, heo sẽ phát ra tiếng kêu, cảnh báo để người biết phòng ngừa, ngoài ra tổ tiên ta còn biết
lấy thịt heo làm nguồn thực phẩm và dùng phân heo bón cho cây trồng.
Qua đó ta thấy heo cũng là một trong những động vật kết bạn với con người sớm nhất, cho dù thế, con người cũng không thể có ấn tượng đẹp về heo. Trong thế giới tự nhiên, có lẽ không có con vật nào bị con người hiểu nhầm, khinh rẻ và nhục mạ như con heo. Con người luôn cho heo là bẩn thỉu, ngu ngốc, phàm ăn biếng nhác, tham lam háo sắc, do đó, khi mắng
chửi nhục mạ hay mỉa mai người khác thường dùng chữ “heo” như: “Ngu như heo”, “lười như heo”, “mập như heo” .... Thực ra, ẩn bên trong những lời thóa mạ đó là một nỗi oan rất lớn của heo.
Các nhà động vật học cho rằng, heo không ngu dốt mà ngược lại nó có trí tuệ cao hơn những con vật khác. Trong số những gia cầm thì heo là con vật biết sử dụng não để giải quyết vấn đề, như việc nó biết hợp sức nhau để phá đổ chuồng rào, biết dùng lưỡi để mở van lấy nước uống, tiếng heo kêu mang một nội dung phong phú, nó không những có thể nói chuyện cùng đồng loại, mà còn có thể nói chuyện cùng với người, ngựa, chó. Heo cũng có sự cảm
thụ âm nhạc hơn những con vật khác. Trong huấn luyện tạp kỹ, heo tiếp thu nhanh hơn chó, trong chiến khu heo thậm chí còn có thể đánh hơi thấy những nơi có chôn mìn, qua đó ta có thể thấy được heo là một động vật rất thông minh, chỉ tiếc là con người không chịu bỏ một ít thời gian để gần gũi nó, tìm hiểu nó và huấn luyện nó. Có lẽ vẻ bề ngoài đôn hậu của heo đã
che dậy đi trí tuệ bên trong của nó. Còn riêng bản thân nó cũng thích được thong dong nhàn nhã, không phải chịu cái nhọc nhằn của kẻ giỏi giang, cái khổ lụy của kẻ ham lợi lộc.
Tục ngữ có câu: “Trí giả nhược ngu” dùng để khen ngợi heo quả là sát đáng vô cùng.
Người ta thường cho heo là dơ bẩn biếng nhát, thật ra không hoàn toàn như thế. Tuy heo thích dùng mũi để ủi đất, thường làm dơ bẩn thân mình, nhưng heo cũng rất thích tắm gội.
Sở dĩ heo bị cho là con vật dơ bẩn, chủ yếu là do trước đây điều kiện chăn nuôi bị giới hạn, cả một đàn heo lớn bị nhốt trong một không gian nhỏ hẹp, lấy bùn làm giường, đào hố để làm chỗ chứa phân, gây nên cảnh ôi thối khó chịu. Điều đó chính là do con người lười biếng tẩy uế cho heo, chỉ tạo cho nó một môi trường sống dơ bẩn, nó đã không có một lời oán thán nào cả, ngược lại con người lại đi chỉ trích nó trước.
Người ta cho rằng trâu biết kéo cày, ngựa biết kéo xe, gà biết báo thức, chó biết canh gác, duy có heo chỉ biết ăn no nằm dài, không biết làm việc gì cả. Con người thậm chí còn dùng “Lý tưởng kiểu chuồng heo” để mỉa mai những người suốt ngày chỉ biết rong chơi không có mục đích sống. Nhưng nếu xét trên thực tế thì heo rất có ích cho con người. Trước kia, heo có thể giúp người trừ rắn, phân heo có thể làm phân bón và tạo thành nhiên liệu khí đốt các bộ
phận trong cơ thể heo có thể dùng làm thí nghiệm trong y học, quan trọng hơn cả là heo đã cống hiến toàn bộ cơ thể cho con người dùng làm thực phẩm và là nguồn thực phẩm chính cho con người trong việc cúng tế. Phương thức sống của heo chính là do con người chỉ định, nó ăn no béo tốt cũng là để cho con người có được càng nhiều thịt ngon. Như vậy, heo đã cống hiến vô tư cho con người, nhưng lại bị con người chê trách mỉa mai, quả thật không công bằng
chút nào.
Người Trung Quốc xưa thường hay khen ngợi heo. Trong sử sách ngợi ca tính nhân hậu, khoan dung, trung thành, cẩn trọng, thành thật, phóng khoáng, thông minh, công bằng chính trực của heo. Chính vì heo không hề tính toán đối với môi trường sống thấp kém mà con người dành cho nó, bình tĩnh đón nhận số phận bi đát mà con người đã sắp đặt cho nó, cống
hiến tất cả mà không một lời oán thán, những đức tính tốt đẹp ấy thật xứng đáng để nhận lấy những lời ngợi ca.
Trong dân gian có một câu chuyện truyền thuyết khá lý thú kể rằng bắc đẩu thất tinh là do 7 con heo hợp thành. “Minh Vương tạp lục” ghi lại câu chuyện của nhà thiên văn đời Đường, Tăng Nhất Hành rằng: Tăng Nhất Hành thuở trẻ nhà rất nghèo, bà lão hàng xóm họ Vương thường hay giúp đỡ ông, sau này Nhất Hành được vua trọng dụng, có lần bà lão Vương đến nhờ ông giúp đỡ vì con trai bà can tội giết người Nhất Hành nói với bà lão, bà cần bao nhiêu tiền cũng được nhưng ta không thể thay đổi pháp luật được. Bà lão Vương ra về mà lòng vô cùng đau buồn tức giận. Không lâu sau, Nhất Hành được cử đến làm việc tại Hỗn Thiên tự, ông ra lệnh cho người giấu một cái chum to trong mật thất, lại lệnh cho hai người tâm phúc cầm túi vải đứng chờ ở một gốc vườn và nói với họ, trong đêm sẽ có 7 con vật chạy vào vườn, hai ngươi phải đón bắt tất cả không để thoát con nào. Quả nhiên, đêm đến, họ thấy 7 con heo chạy vào vườn liền bắt lấy chúng và bỏ vào trong chum. Nhất Hành mừng rỡ, liền đậy kín chum lại, trên đề chữ “Lục nhất nề” và viết lời thần chú. Sáng sớm hôm sau, Hoàng đế cho người gọi Nhất Hành đến hỏi: “Thái sử trình tấu tối hôm qua không thấy sao bắc đẩu, đó là điềm gì?” Nhất Hành tâu: “Đây là điềm cảnh báo cho bệ hạ, chỉ có đại xá thiên hạ mới mong thoát khỏi họa này.” Hoàng đế đồng ý ngay. Đến buổi tối ngày hôm sau, quan phụ trách quan sát các vì sao báo cáo với Hoàng đế rằng sao bắc đẩu đã xuất hiện một sao. Sau 7 ngày, 7 ngôi sao bắc đẩu
xuất hiện đầy đủ như cũ. Từ câu chuyện này ta thấy được heo có địa vị rất cao trong thời cổ đại của Trung Quốc. Trong thần thoại về bắc đẩu thất tinh tức “Đế xa” là phương tiện thiên đế dùng để cưỡi. Nói cách khác, vật cưỡi của thiên đế là con heo, còn gọi là chư long (heo rồng).
Trong “Câu chuyện về Hán Vũ Đế” của Ban Cố ghi lại, khi vị vua đầy tài năng mưu lược Hán Vũ Đế ra đời được đặt tên là “Trệ” (heo). Lúc 7 tuổi, Hán Cảnh Đế nói: “Trệ giả, triệt dã.” nên đổi tên cho là Triệt. “Triệt” có nghĩa là thông đạt, thấu suốt, đã phản ánh quan niệm truyền thống vẫn coi heo là thần linh.
Nếu đi sâu vào phân tích ý nghĩa của chữ “Gia” sẽ thấy được địa vị cao quí của con heo trong lòng người xưa. Thông thường người ta cho rằng “Gia” là tượng hình của mái nhà mà ở dưới có nuôi heo, nghĩa gốc là chuồng heo. Nhưng Trịnh Huệ Sinh đã chỉ ra nghĩa gốc của chữ “Gia” trong “Thích Gia” là tông miếu. Trong giáp cốt văn có rất nhiều câu như: “Kỳ hựu báo vu thượng giáp gia”, “Tôn phụ canh, phụ giáp gia”, “Tử vu mẫu tân gia” .... Trong đó chữ
“báo, tân, tử” chỉ cúng tế, còn thượng giáp, phụ canh, mẫu tân đều là những đối tượng để cúng tế. Chữ “Gia” ở đây chỉ có thể lý giải là nơi thờ cúng, tức là tông miếu.
Khi cúng tế thường dùng heo làm vật tế, coi đó là con vật thượng súc, vì thế, chữ gia có bộ “thi” chính là do vậy. Cấu hình của chữ “gia” đã bộc lộ địa vị thánh thiện cao thượng của heo trong lòng người
xưa, vì những con vật không trong sạch thì không thể hiến dâng cho quỉ thần.
Con heo tai to béo đầu, không lo đói rách, thường được dân gian coi là biểu tượng của phước. Nếu có người trời sinh có đôi tai to, thường được người ta cho là phước tướng, được khen là “tai to có phước”. Ông Lưu Bị tai dài chấm vai được cho là tướng mạo đế vương.
Với đôi tai to là đẹp, là sang, là phước và những tập tục được hình thành từ đôi tai to ấy không thể tách rời tín ngưỡng Tôtem thờ heo tồn tại từ thời xa xưa.
//////////////////////////
Tai to phước tướng lòng tiêu diêu
Trong nhiều sách cổ của Trung Quốc có ghi chép về những câu chuyện tai to như trong “Hoài nam tử - Địa hình”: “Khoa phụ đam nhĩ, tại kỳ bắc phương.” Theo “Thuyết văn” giải thích:
“Đam, nghĩa là tai to xệ xuống.” Chữ “Đam” còn có thể viết là “Đam” còn gọi là “Nhiếp nhĩ” “Hoãn nhĩ”. Theo “Sơn hải kinh - Đại hoang bắc kinh”: “Hữu đam nhĩ chi quốc, nhậm tính, ngu hiệu tử, thực cốc”. “Sơn hải kinh - Hải ngoại bắc kinh”: “Nhiếp nhĩ chi quốc tại vô trường quốc đông, sứ lưỡng văn hổ, vi nhân lưỡng thủ nhiếp kỳ nhĩ, huyện (huyền) cư hải thủy trung.”
Quách Phác chú giải: những người này tai vừa to vừa dài, khi đi dùng tay giữ lấy đôi tai.
Những câu chuyện có vẻ hoang đường này thực tế đều có cơ sở tập tục của nó. Theo “Hậu Hán thư - Tây nam di truyện - Ai Lao” ghi lại: “Người Ai Lao đều xuyên mũi và tai, những người tự cho là vua đều có đôi tai dài quá vai ba tấc, thứ dân thì chỉ dài đến vai mà thôi.”
Tai to thậm chí dài đến vai không phải là do trời sinh mà là do nhân tạo, đó là một tập tục thẩm mỹ của dân tộc Mã Lai ở Malaysia. Trong sách cổ Trung Quốc có ghi chép lại cách làm cho tai to của các dân tộc thiểu số. Theo “Hậu Hán thư - Nam Man tây nam di liệt truyện -Nam Man”: “Người cao quí nhất là có đôi tai dài, nên họ đều xâu lỗ đeo vào vật nặng cho tới khi dài quá vai ba tấc.” Cách này được làm từ lúc nhỏ đã cho xỏ lỗ tai, rồi đeo vào vật nặng, theo thời gian trưởng thành mà vật đeo được tăng thêm trọng lượng, như vậy, đôi tai sẽ được càng ngày càng kéo dài thêm cho đến khi dài đến vai. Những người trong “Đam nhĩ chi quốc” được ghi trong “Sơn hải kinh - Đại hoang bắc kinh” theo Quách Phác thì họ “Chạm khắc vào tai”, thật ra đây là một cách làm cho tai to ra tương đối tàn bạo. Họ kéo căng da hai bên má, một đầu nối với vành tai, đầu kia kéo xuống dưới tai, coi như đôi tai được kéo dài ra. “Dị vật chí” của Dương Phù có ghi: “Đam nhĩ, nam phương dị, sinh tắc lũ kỳ giáp, bì liên nhĩ khuông, phân vi số chi, trạng như kẻ trường, lũy lũy hạ thụy chí kiên.”
Lão Tử, nhà triết học nổi tiếng thời xưa của Trung Quốc có tiếng là có đôi tai to, ông họ Lý tên Nhĩ tự Đam. Theo “Thuyết văn”: “Đam, nhĩ man dã.” Đoàn Ngọc Tài chú thích: “Man giả, dẫn dã. Nhĩ man giả, nhĩ như dẫn chi nhĩ đại dã” ý nói Lão Tử đã từng qua thẩm mỹ đôi tai, nên có đôi tai to đẹp và được tiếng nhờ nó. Một trong những bá chủ thời Xuân thu là Tấn Văn Công có tên là Trọng Nhĩ chính là lấy ý chỉ đôi tai to. “Trọng” ý chỉ “Đại”. Phong tục chuộng đôi
tai to thời xưa cũng thấy thể hiện qua thơ văn. Khi miêu tả tướng mạo của tiên nhân hay quí nhân thường thấy nói đến có đôi tai to. Trong “Trường ca hành” của Hán lạc phủ tướng có ca từ: “Tiên nhân cưỡi hươu bạch, tóc ngắn đôi tai dài.” “Ngụy thư - Thái Tổ kỷ” nói: “Thái Tổ tuy còn nhỏ nhưng đã biết nói, đôi mắt sáng ngời, trán rộng tai to.” Trong “Tam quốc diễn nghĩa'' có tả Lưu Bị “Đôi tai dài đến vai, hai cánh tay dài quá gối” Từ đó ta thấy quan niệm tai to là đẹp và quí phái đã có từ xưa, và lưu truyền đến ngày nay. Hiện nay ta vẫn thường nói những người có đôi tai dày và to là người có phước.
Tập tục chuộng đôi tai to được bắt nguồn từ tín ngưỡng thờ heo thời xa xưa. Từ những văn vật và sách vở cổ xưa cho thấy từ thuở xa xưa Trung Quốc đã có bộ lạc Tôtem thờ heo. Trên những đồ sứ của nền văn hóa Ha-mu-tu có hình vẽ con heo, văn hóa đồ đồng thời kỳ Thương Chu có đúc thành hình con heo. Theo nghiên cứu, tất cả đều là di vật của tín ngưỡng thờ heo. Con heo rồng được khai quật tại Hồng Sơn tỉnh Liêu Ninh vào những năm 80 của thế
kỷ 20 gần đây được giới văn hóa quan tâm và thường xuyên đề cập đến. Trung tâm của quần thể di chỉ Hồng Sơn là miếu nữ thần, ở phía trên chính diện của ngôi miếu có hình một con heo lớn nằm ngửa, hai chân trước của nó được nắn thành hình móng vuốt, đó chính là thần heo hóa thành rồng. Từ di chỉ ấy có thể thấy con heo rồng được đặt ở nơi hiểm yếu nhất của ngôi miếu nữ thần, đó chính là con vật tổ của “người Hồng Sơn”. Theo giới học thuật cũng có thuyết cho rằng nguyên hình của rồng là con heo đã được nêu trong chương “Rồng” nên không nhắc
lại ở chương này nữa. Người nguyên thủy cho rằng mình cùng loài với con vật tổ mà họ tín ngưỡng, nên thường hay làm đủ mọi cách để tạo cho mình có hình dáng bên ngoài giống với con vật tổ ấy như xâm mình và đeo mặt nạ là cách mà họ thường làm để từ đó có được khả năng và sự che chở của nó. Heo có đôi tai to là đặc trưng nổi bật của nó, con người vì thế
cũng muốn có đôi tai to để mong được giống như heo. Tập tục tai to chính là một cách làm mô phỏng theo đôi tai của con heo.
Người xưa thờ heo như là thờ thần sinh sản và thần mưa. Vì heo có khả năng sinh sản rất mạnh, một lứa có thể sinh mười mấy con, việc này khiến cho nỗi khát vọng phát triển dân số của tổ tiên ta ngưỡng mộ vô cùng. Heo còn là thần mưa, vì heo sinh ra đã biết bơi lội, trong dân gian có câu “Heo nổi Hoàng Hà trâu nổi biển” và họ tin rằng heo có khả năng dự biết
trước mưa và quan niệm này được lưu hành rất rộng rãi. Theo “Thái Bình ngự lãm” quyển 10 dẫn bài “Tương vũ thư” của Hoàng Tử Phát: “Tứ phương bắc đẩu không bóng mây, duy chỉ có mây tại vùng Hà Trung, nếu nối ba mặt lại với nhau thì hình dáng trông như con heo đang tắm.
Ba ngày sau quả có mưa to.” Trong “Thi - Tiểu nhã - Tiệm tiệm chi thạch” cũng có những ghi chép tương tự: “Hữu thi bạch đề, chưng thiệp ba hĩ. Nguyệt ly vu tất, tỉ bàng đà hĩ.” Phần đầu
nói đến con heo trong sóng nước phần sau nói đến mưa rơi tầm tã. Điều đó đã chứng tỏ quan niệm cho rằng heo có thể dự báo mưa đã có từ xưa. Theo truyền thuyết xưa thì thần sấm cũng có hình dáng như con heo. Trong “Đường quốc sử bổ” của Lý Thiệu đời Đường quyển hạ có ghi “Truyền rằng ở Lôi Châu, vào mùa xuân và mùa hạ thường hay có sấm sét, không ngày nào là không có. Mùa thu và mùa đông thần sấm nằm trốn trong đất, con người bắt lấy mà ăn, hình dáng của thần như con heo.” Trong “Thuyết phù” quyển 23 dẫn “Đầu hoang tạp lục” của Chung Thiên Lý đời Đường nói về hình dáng của thần sấm “Đầu heo mình có vẩy”, vẩy là đặc trưng
của loài sống dưới nước. Heo đã là thần sinh sản, lại là thần mưa, theo sinh sản quan nguyên thủy thì việc sinh sản và mưa hay nước có mối quan hệ hữu cơ với nhau, từ đó nảy sinh ý nghĩa cho heo là loài hoan dâm háo sắc. Trong “Tây du kí” của Ngô Thừa Ân đã xây dựng một Trư Bát Giới thể hiện đầy đủ sự sùng bái thần heo và quan niệm văn hóa về nó. Trong hồi thứ 19 có nói Trư Bát Giới nguyên là “Thiên bồng thủy thần”, được phong nguyên soái quản lý thiên
hà, tổng đốc thủy binh xưng Hiến tiết”, chỉ vì “phạm phải tội đầu thai xuống trần, tên tục gọi là Chư Cương Liệp”. Thiên bồng vốn là một trong bốn tướng của Tử Vi Bắc Cực đại đế của đạo giáo, có địa vị hiển quí. Từ nhân vật Trư Bát Giới, ta thấy thể hiện sự sùng bái thần heo thời xưa và chức năng quản lý mưa gió của nó, còn thói hay ong bướm của nó cũng phản ánh quan niệm dân gian cho rằng heo vốn là giống hoan dâm háo sắc Sự sùng bái thần heo sau này trong dân gian diễn biến thành nhiều vị thần nghề có liên quan đến heo. Dân tộc Xa lấy Mã thị nương nương là vị thần linh bảo vệ cho nghề nuôi heo.
Theo truyền thuyết, ở vùng Cảnh Ninh thôn Đại Tế, người ta nuôi heo cách nào cũng không lớn nổi, nên người theo nghề nuôi heo rất ít. Vào đời Minh, có một người đi buôn mang theo 49 con heo đến thôn Đại Tế bán, mãi đến lúc mặt trời lặn cũng không ai đến hỏi mua, người buôn heo ngao ngán lùa heo từ Bành thôn về Tây Khanh Đế thôn, dọc đường đi ngang qua Mã thị tiên cung, đột nhiên một con heo con chạy vào cánh đồng ruộng biến mất, người buôn heo nghĩ bụng, mình đã cực khổ suốt cả ngày trời không bán được con nào, giờ lại mất một con, càng
nghỉ càng cảm thấy tủi thân nên bật khóc nức nở, nông dân quanh vùng thấy thương tình nên bàn nhau cách giúp ông, một lúc sau, cả đàn heo của người buôn heo đã được nông dân nơi đó tranh nhau mua hết. Thật lạ thay, năm đó những người nuôi heo của cả thôn Đại Tế đều nuôi được những con heo béo tốt. Vì con heo con của người buôn heo bị mất ở ngay cạnh Mã thị tiên cung nên người ta cho rằng đây là do Mã thị nương nương hiển linh, nên để cảm tạ Mã
thị nương nương, họ tổ chức lễ tranh heo vào mùa thu hoạch cuối thu hàng năm để tạ thần. Ở vùng Tứ Xuyên, nhiều nơi thờ Tứ quan bồ tát làm thần bảo vệ nghề nuôi heo. Tứ quan bồ tát vốn là thần tài, có lẽ là do nghề nuôi heo ở Tứ Xuyên chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp nên nhiều gia đình khá giả là nhờ nghề này. Ở một góc độ nào đó, họ cho tài là heo, heo chính là tài. Ở vùng phía đông tỉnh Tứ Xuyên, người buôn heo thờ ba vị tổ sư là Tứ
quan bồ tát, Chu thị phu nhân và Khang thị phu nhân. Đồ cúng là nhang đèn, vàng mã và dao, rượu để cầu cho lục súc hưng vượng, làm ăn khấm khá.
Những hộ chăn nuôi ở vùng quê thường thờ Hỗn thần (thần nhà xí), Lan thần (thần chuồng trại) để cầu mong cho súc vật hưng vượng. Hỗn thần phổ biến là thờ Khuyên thần (thần chuồng trại), Khuyên thần vốn là thần nhà xí. Ở nông thôn miền nam Trung Quốc, nhà xí và chuồng heo thường là một, nên thần nhà xí cũng kiêm luôn thần chuồng trại. Thần nhà xí tức là
Tử Cô thần. Truyền thuyết kể lại rằng Thích phu nhân thời kỳ Tây Hán chết tại nhà xí, nên trở thành thần nhà xí. Hay có người kể, Tử Cô làm thiếp người ta, vì không chịu nổi sự hành hạ của người vợ cả, nên chết ở nhà xí, làm thần nhà xí. Trên thực tế, thần nhà xí cai quản không phải chuyện xí mà thường được dùng vào việc bói quẻ. Thần chuồng heo là vị thần được thờ trong nhà, có khi chỉ cần cắm một nén nhang cạnh chuồng heo để thờ cúng. Truyền thuyết kể thần chuồng heo là Khương Thái Công. Vào năm được phong thần, Khương Thái Công đã giữ
lại cho mình chức Đông nhạc thần, nhưng đến lúc phân chia gần xong chỉ còn lại chức Đông nhạc thần và thần chuồng heo thì Hoàng Phi Hổ mới kịp về đến, Khương Thái Công chỉ còn biết phân cho Hoàng Phi Hổ làm Đông nhạc thần, còn mình thì đảm nhận thần chuồng heo.
Ở vùng núi Chiết Giang, người ta hay dùng giấy vàng viết chữ “Khương Thái Công ở đây, không cấm kị gì cả” dán ở chuồng heo, để cầu mong cho đàn heo được bình an, nếu lỡ có phạm kị đi nữa cũng không sao cả.
Nghề giết mổ, nghề bán thịt cũng có thờ tổ sư. Đời Tống thờ Phàn Khoái là thần giết mổ, từ sau đời Thanh thường thờ Trương Phi. Theo “Lỗ Ban thư - Cửu lão thập bát tượng” gọi sư phụ mổ heo là Tỉnh Hầu đế. Tỉnh Hầu đế tức Trương Phi. Ở Tứ Xuyên ngày nay vẫn còn tồn tại miếu tổ sư được xây vào thời Càn Long khoảng năm 1736- 1795 với qui mô tráng lệ gọi là miếu Trương Gia hay còn gọi là Hoàn hầu cung. Nghề bán thịt ở Tây Ninh thờ Trương Phi. Vào ngày lễ tổ hàng năm, người theo nghề phải mời đoàn hát đến trước miếu Trương Phi trình diễn. Theo “Phong tục địa phương Kim Hoa - Thần đất” ở Chiết Giang có ghi: “Những hộ giết mổ thờ Trương Phi.” Còn người theo nghề giết mổ ở Nội Giang, Tân Tân tổ chức lễ hội vào ngày 23 tháng 8 âm lịch hàng năm. Ở Doanh Sơn thì tổ chức vào ngày 23 tháng 6 âm lịch hàng năm, đều thờ cúng Trương Phi. Cũng vì câu chuyện vườn đào kết nghĩa được lưu truyền rộng
rãi nên có khi người ta thờ chung Trương Phi với Lưu Bị và Quan Công, gọi là Tam Thánh điện.
Theo “Cửu hành thập lục xã” ghi lại: Đức Thắng xã đứng đầu là những hộ giết mổ và bán thịt tổ chức cúng tổ Quan Vũ ở miếu Quan Đế vào ngày 29 tháng 2 hàng năm, có lẽ là do những hộ giết mổ phải sử dụng dao và Quan Công cũng sử dụng đại đao. Thời xưa ở Bắc Kinh những hộ bán thịt heo thờ tổ là Tam Thánh thần tài, Tam thánh ở đây là Quan Công, Bình Thiên đại đế và Hỏa thần.
Nghề làm chân giò thì thờ Tôn Trạch làm tổ sư. Theo truyền thuyết, trong chiến tranh chống quân âm xâm lược, nhân dân ở Nghĩa Điểu tỉnh Chiết Giang, quê hương của nguyên soái Tôn Trạch đã gởi ra tiền tuyến món chân giò hun khói “Kim Hoa lưỡng đầu điểu” do họ làm để động viên các binh sĩ, và món giò này được các binh sĩ ưa thích, nên còn được gọi là món “thịt quê nhà”, Tôn Trạch dâng một phần thịt chân giò lên cho Hoàng thượng, sau khi thưởng
thức, Hoàng thượng rất vui mừng và đích thân cầm dao chặt hết cả khúc giò, một mùi thơm bay ra, khi chặt ngang thì thấy màu thịt đỏ như lửa, Hoàng thượng đích thân cầm bút đề hai chữ “Hỏa thoái” (giò lửa). Món chân giò hun khói vì thế mà được gọi là “Hỏa thoái”. Hồi xưa, những cửa hàng bán chân giò khi khai trương đều phải treo bức tranh vẽ hình Tôn Trạch để thờ. Nhưng theo khảo chứng qua các tài liệu lịch sử, món chân giò Kim Hoa tuy có lịch sử lâu đời từ đời Tống nhưng không có tài liệu cho thấy có liên quan đến Tôn Trạch. Vì thế không loại trừ khả năng những người làm nghề chân giò ở Kim Hoa mượn tiếng của danh tướng Tôn Trạch chống quân Kim thời đó để phô trương thanh thế của nghề mình.
Heo cũng thường được con người dùng làm vật đáp lễ. Dân tộc Mãn khi lên đồng dùng thịt heo làm vật tế chính. Theo “Cát lâm thông sử - Lễ nghĩa dân tục” (bản in năm 1928) ghi về “Lên đồng” như sau: Người Mãn có bệnh tất phải lên đồng, cũng có người không bệnh mà vẫn lên đồng. Người nhà giàu thì một tháng lên một lần, khi thì một quí một lần, đến cuối năm thì
hầu như người nào cũng có lên. Qua đó thấy được việc lên đồng rất thịnh hành trong dân gian.
Khi cúng tế dựng một thanh tre ở góc tường phía nam, trên có để một cái đấu, trong đấu để thịt heo chờ cho quạ đến ăn thịt, gọi là Thần hưởng. Khi lên đồng, bà bóng buộc chuông ở eo, lắc lư chuông vang, hai tay gõ trống, miệng tụng râm rang, người ngoài không hiểu được. Lên xong mọi người mang thịt heo về nhà ăn và phải ăn hết, nếu không sẽ bị coi là không tốt lành.
Lên đồng của dân tộc Mãn thật chất là cúng tổ tiên, cầu xin tổ tiên linh thiêng phù hộ cho được bình an. Trong các loại lễ cúng của Trung Quốc phần lớn đều phải có heo, cầu xin thần linh ban phước cầu tài cũng không thể thiếu heo. Theo “Cát lâm thông sử - Phong tục tiết thời” (bản in năm 1934) ghi lại: Ngày 23 tháng 8 là ngày sinh của Mã Vương, nông dân dùng thịt heo mang đến chùa miếu để cúng cho Mã Vương được vui thì mới có lợi cho lục súc hưng vượng. Ở đây heo được dùng làm đồ lễ cho thần linh để được thần linh phù hộ cho phát tài phát lộc.
Ở vùng Đông Bắc có tục ăn đầu heo vào ngày mùng 2 tháng 2 để cầu mong một năm bội thu, bởi vậy mới có câu ngạn ngữ “mùng 2 tháng 2, rồng ngóc đầu, trời mưa xuống, nước chảy suốt, nhà nhà cùng ăn đầu heo”. Sáng sớm ngày hôm đó phải dùng tro than vẽ vòng tròn ở trước cửa và trong sân, ở ngoài vòng tròn vẽ hình bậc thang và nối với vòng tròn, gọi là “vẽ
cót tro” với ý cầu cho một năm bội thu. Phổ biến ở vùng Đông Bắc có “Ngày lắp kho” cũng là một tục lệ ăn thịt heo để cầu bội thu. Theo “Cẩm huyện chí - Phong tục tiết thời” (bản in năm 1920) có ghi: Ngày 25 tháng giêng là “Ngày lắp kho”, lấy tro than vẽ hình cái cót trên mặt đất, chính giữa để một ít hạt cốc, gọi là “lắp kho”. Vùng Tùng Từ tỉnh Hồ Bắc có tục “Tế đầu heo” để cầu cho cây trái bội thu. Đêm 30 tết, trước khi ăn bữa cơm đoàn tụ, người Tùng Từ phải thành khẩn tổ chức lễ tế đầu heo, cúng tế cây đào, cây lê, cây hạnh ... họ trịnh trọng hiến dâng đầu
heo lên cho cây trái để mong cho cây trái sinh trưởng tốt để con người được lợi. Dân tộc Ngật Lão tỉnh Quý Châu cũng có “Lễ cúng cây” tương tự, được tổ chức vào ngày 14 tháng giêng.
Hôm đó, nhà nhà đều chuẩn bị rượu nếp, thịt heo, cơm nếp, giấy đỏ và pháo làm đồ cúng, cúng cây từ gần đến xa để cảm ơn cây ban trái ngọt và cầu xin sự ban phát càng nhiều hơn nữa.
///////////////////////////////
“Heo” trong cuộc sống của người Trung Quốc
Trong phần trên đã có nói nhiều về ảnh hưởng của heo đối với phong tục dân gian Trung Quốc, ở phần này xin sơ lược thêm vài nét.
Từ thời khoa cử đời Đường, những tiến sĩ đỗ đạt thường hẹn nhau nếu ai sau này lên hàng khanh tướng phải mời nhà thư pháp cùng khoa dùng bút đỏ ghi tên người ấy lên tháp nhạn, gọi là “Chu bút đề danh” vì chữ “trư” (heo) và chữ “chu” (son) trong tiếng Hán đồng âm, “đề” (móng) và “đề” (ghi) đồng âm, cho nên thời xưa mỗi khi có người đi thi, người nhà hay gọi cho móng heo quay để cầu chúc “Chu bút đề danh”.
Ở Thiên Tân, Hà Bắc có một loại hình trang trí vào ngày lễ tết gọi là “Cổng vòm heo” là một loại giấy bông dán cửa đi và cửa sổ vào ngày tết. Loại giấy bông này được cắt từ giấy dầu màu đen, hình cắt phần lớn là con heo mang trên lưng một chậu châu báu, với ngụ ý là chiêu tài tiến bửu.
Trong dân gian dân tộc Hán có tục lễ dắt heo bò thịnh hành ở vùng núi phía tây Quý Châu. Vào buổi chiều ngày mùng một tháng giêng âm lịch hàng năm, cho trẻ con dùng 2 sợi dây buộc một cục đá to và một cục đá nhỏ, đá to là bò, đá nhỏ là heo, trẻ con 2 tay dắt 2 sợi dây đó vào chuồng bò, chuồng heo, miệng thì gọi vang: “Con dắt bò dẫn heo về rồi, dắt bò dẫn
heo về rồi!” để cầu mong năm mới lục súc được hưng vượng.
Vùng Thiểm Tây có phong tục cưới hỏi trao mông heo. Hôm trước ngày cưới, đàng trai mang cho đàng gái 4 cân thịt heo, gọi là “Lễ treo” cùng với một cặp giò trước của con heo, nhà gái nhận “Lễ treo”, trả lại giò heo. Hôm sau ngày cưới, đôi vợ chồng mới mang theo hai phần mì sợi và một cặp giò sau về nhà mẹ vợ, để lại mì sợi, hồi lại giò sau. Tục gọi là “Giò giò
đến, giò giò đi” với hàm ý hai họ mãi mãi thân nhau.
Dân tộc Bố Lãng ở Xi-xon-ba-na tỉnh Vân Nam có tục cưới gởi tặng thịt heo xâu. Vào ngày cưới, hai họ ngoài việc giết heo đãi khách ra, họ còn xắt thịt thành từng lát nhỏ, dùng thanh tre xâu lại gởi cho bà con thân thích mang về để tỏ ý “Cốt nhục tình thâm”.
Heo cũng được đưa vào trong tác phẩm văn học, được nhiều người biết đến nhất chính là Trư Bát Giới trong “Tây du ký” đã được nói ở phần trên. Trư Bát Giới có thể nói là một nhân vật kỳ lạ, tập hợp cả thần, người, heo vào nhân vật ấy nên rất sinh động hoạt bát, được mọi người yêu thích. Trư Bát Giới vốn là Thiên Bồng nguyên soái ở thượng giới, chỉ vì lúc quá chén chọc ghẹo Hằng Nga, phạm phải luật trời nên bị đày xuống hạ giới đầu thai làm heo.
Sống trên nhân gian nó tác yêu tác quái, cưỡng đoạt gái nhà lành làm vợ ở Cao Lão trang, cho đến khi gặp được Đường Tăng và Tôn Ngộ Không đã diễn ra một màn hài “Trư Bát Giới cõng vợ”, sau bị Tôn Ngộ Không thu phục cùng nhau đi tây thiên lấy kinh, cuối cùng được chính quả,
trở thành “Tịnh Đàn sứ giả” được hưởng đồ cúng lễ của dân gian, sống một cuộc sống lý tưởng của đời heo. Trư Bát Giới tuy cũng thần thông quản đại, giỏi phép thuật, nhưng vẫn không thay đổi được hình dáng và tính nết của heo, mũi dài tai to, tham ăn háo ngủ, hay nói dối nhưng lại thẳng thắn, đã không có lòng nhẫn nại và nghị lực, hơi một chút là đòi chia tay đường ai nấy đi, nhưng lại nhận lấy cái khó, cái khổ lúc nguy cấp. Trong dân gian lưu truyền rất nhiều câu chuyện liên quan đến nó như “Trư Bát Giới dùng kế khích mỹ hầu vương”, “Trư Bát Giới ăn dưa hấu” ....
Heo còn được đưa vào những câu chuyện mang ý nghĩa đạo đức sâu sắc. Trong “Hàn thư ngoại truyện” có ghi: “Mạnh Tử lúc nhỏ, nhà hàng xóm giết heo, Mạnh Tử hỏi mẹ: Nhà hàng xóm giết heo để làm gì? Mẹ Mạnh Tử trả lời: Để cho con ăn. Liền sau đó mẹ Mạnh Tử hối hận đã nói lỡ lời nên nói tiếp: Khi ta mang thai con, ta đã dạy con từ trong bụng, ngồi phải ngay, ăn phải chính đáng, nay ta biết mà đi nói dối con tức là ta dạy con không giữ chữ tín, ta phải mua
thịt heo của nhà hàng xóm cho con ăn.” Câu chuyện ca ngợi một nguyên tắc làm người là phải giữ chữ tín. Con heo ở đây mượn tiếng của Mạnh Tử mà được lưu truyền sử xanh. Heo được đưa vào thơ ca cũng có rất nhiều. Nhà thơ Tấn Quách Phác có bài “Hào trệ
tán”: “Cương liệp tri tộc, hiệu viết hào trệ, mao như toản chùy, trung hữu kích thỉ, quyết thể kiêm tư, tự vi tẫn mẫu.” Nhà thơ dùng những từ ngữ đơn giản để khen ngợi sự đặc biệt của con heo.
Tống Mai Nghêu Thần có bài “Thi” viết: “Tư Nguyên hoạn tục hy, nhật kiến dung âm nặc, hỉ tỉ vi bạch lân, duy ưu bất phong dật, liệt tiêu trạch vũ tác, chân thanh hướng nhân xuất.
Tư Nguyên hối hà do, can đảm không hãi lật.” Phần đầu bài thơ miêu tả hành động hoang đường của Tư Nguyên xem một con heo được bôi lên lớp đất trắng là con bạch lân cao quí, đồng thời miêu tả vẻ làm dáng dị hợm của con heo đó, phần sau bài thơ miêu tả sau cơn mưa gội sạch tất cả, heo lại hiện nguyên hình và sự hối hận của Tư Nguyên. Bài thơ mang ý nghĩa mỉa mai, từ đó bộc lộ nỗi lòng của tác giả.

Những câu thành ngữ, ngạn ngữ có liên quan đến heo cũng có rất nhiều. “Sói lợn đều chạy” ví hoảng hốt trốn chạy, “Như là chó lợn” và “Không bằng chó lợn” ví người có hành vi vô liêm sỉ, “Hỏi hổ mượn heo” ví việc không thể làm được, “Heo mắc nợ chó” ví chuyện đương nhiên, “Người sợ nổi tiếng, heo sợ dỗ béo”, “Người điếc không sợ súng, heo chết không sợ bỏng”, “Heo cười quạ đen, quạ cười heo chẳng ra màu”, “Heo xổng chuồng, chuồng không xổng heo”, “Heo bò heo bò, có rồi không lo”, “Không có chó, heo gác cửa. Không có gà, ngỗng báo thức
Con heo độ lượng tốt phước Conheo-conlon

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
 
Con heo độ lượng tốt phước
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Mười cách tạo phước báu
» Kiểm Kê Ruộng Phước
» "PHÚC ĐỨC TẠI MẪU" - ĐƯỢC PHƯỚC NHỜ MẸ
» Kiểm kê ruộng phước 30/8/2018
» CÚNG DƯỜNG TIỀN CÓ PHƯỚC BÁO KHÔNG?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp :: Dịch Học, Phong Thủy-
Chuyển đến