Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty
Bài gửiTiêu đề: TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM   TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM EmptySat Jul 27, 2013 7:14 pm

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM

Ngày trước, có một học trò tài năng xuất chúng. Gặp năm có kỳ thi lớn, anh ta hẹn với
một người bạn đồng song thân thiết cùng vào kinh ứng thi.
Đêm trước hôm đi, anh học trò mơ ba giấc mơ liền.

Tỉnh dậy anh nói với vợ:
- Đêm qua tôi mơ ba giấc mơ kỳ quái, không biết là lành hay dữ?
- Chàng mơ gì? Nói ra xem nào để thiếp đoán cho - Vợ anh ta nói.
- Giấc mơ đầu, tôi mơ thấy trong phòng mọc lên một cây rau cải.


Người vợ ngạc nhiên kêu lên:
- Ái chà, ở trong phòng không có đất, không có nước, rau cải mọc ở đó có phải là sẽ
chết khô không? Đây chắc chắn là điềm báo trước anh lành ít dữ nhiều.
Anh học trò sợ toát mồ hôi, toàn thân lạnh ngắt.

Vợ lại hỏi:
- Còn giấc mơ thứ hai?
Anh ta đỏ mặt nói:
- Giấc mơ thứ hai, tôi mơ thấy khiêng kiệu hoa cô vợ mới cưới lại là em nàng.
- Trời ơi, thiên hạ lấy em vợ đều do chị chết rồi em mới kế giá, xem ra có lẽ thiếp
không sống được lâu nữa. Chàng mau mau kể giấc mơ thứ ba xem sao.


Anh học trò càng sợ hơn, răng đánh vào nhau cầm cập, toàn thân run rẩy, đứng im
một lúc mới ngập ngừng nói tiếp:
- Giấc mơ thứ ba, tôi mơ thấy có hai cái quan tài đặt trong sân nhà mình, quan tài nọ
chồng lên quan tài kia.


- Trời ơi, giấc mơ thứ nhất ứng với anh chết, giấc thứ hai ứng với tôi chết. Giấc thứ
ba mơ thấy hai cái quan tài đặt ở sân nhà mình thì một cái của anh, một cái của tôi.

Thấy vợ đoán giấc mơ như thế, anh học trò toàn thân tê liệt rã rời.
Lát sau, bạn anh ta là Tạ Tiên đến.
Thấy bạn gặp ba cơn ác mộng, liền nói:


Tiểu đệ đã đọc qua sách đoán mộng, thấu hiểu thuật đoán mộng, đệ sẽ đoán thử xem.
- Giấc mơ đầu, tôi mơ thấy trong phòng mọc lên một cây rau cải.
- Tốt quá? Rau cải mọc trong phòng là cao hơn tất cả, ứng với điềm huynh đi thi sẽ
đứng trên mọi người, độc chiếm bảng vàng.
Anh học trò nghe thế, bán tín bán nghi hỏi:

- Trong phòng không có nước, rau cải không chết khô à?
Trong phòng không có nước nhưng có nước trời rồi. Có nước trời tưới nhuần là ứng
với việc thành sự tại thiên. Đây là điềm báo trước anh vào kinh ứng thi còn được trời phù hộ đấy.


Anh học trò nghe thế phút chốc lấy lại được chút tinh thần, nói tiếp:
- Giấc mơ thứ hai, tôi mơ thấy khiêng kiệu hoa cưới em vợ.
- Tốt quá, tốt quá. Mơ thấy lấy em vợ là thân càng thêm thân. Chẳng lẽ anh không
nghe câu ''Động phòng hoa chúc dạ, kim bảng đề danh thời'' sao. Mơ thấy động phòng hoa chúc, là điềm báo anh đề tên bảng vàng, lần này vào kinh ứng thi, chắc chắn huynh chiếm bảng vàng.


Anh học trò nghe thế vùng ngay dậy mặc quần áo.
Tạ Tiên nghe kể về giấc mơ thứ ba càng luôn miệng khen:
- Tốt quá, tốt quá. Quan tài chồng lên quan tài là ''quan càng thêm quan''. A, lần này
huynh ứng thi, không những đỗ cao mà còn thăng quan, mau mau vào kinh dự thi với đệ thôi.


Câu nói này khiến cho anh học trò thấy thân thể nhẹ nhõm, tinh thần sảng khoái, lập tức cùng Tạ Tiên lên đường vào kinh ứng thi.
Qua kì thi, quả nhiên anh học trò đỗ cao. Nhìn lên trên bảng vàng, anh ta không ngớt
cảm tạ Tạ Tiên.


- Nếu không phải hiền đệ đoán mộng giỏi thì ngu huynh đã bị bà vợ ngốc làm lỡ mất
tiền đồ.
Tạ Tiền cười nói:
- Đệ nào đã đọc qua sách đoán mộng với lại thông hiểu thuật đoán mộng bao giờ đâu.
Tôi thấy huynh vì mộng mị mà sinh bệnh ngờ ngờ vực vực, đây là bệnh trong tâm. Tục ngữ nói ''bệnh tâm phải cần thuốc tâm''. Cho nên đệ mới cố ý khiên cưỡng phụ họa theo, nói với huynh những lời tốt lành, nhằm khích lệ tinh thần cho huynh chứ làm gì có điềm báo trước linh nghiệm huống hồ mơ mộng điên đảo, mộng ảo hư cảnh, làm sao lại liên quan đến việc đời được?




TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM HanCo


(sưu tầm học hỏi)
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Admin
Admin
Admin
Admin


Tổng số bài gửi : 294
Reputation : 1
Join date : 27/07/2013

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty
Bài gửiTiêu đề: Bài học vô giá của một hoàng đế   TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM EmptySat Aug 03, 2013 12:31 pm

Bài học vô giá của một hoàng đế

Nhìn chung trong lịch sử, việc có được hay đánh mất những người hiền tài có quan hệ mật thiết đối với sự an nguy của quốc gia.

Thời đại của vua Đường Huyền Tông là một ví dụ điển hình của nguyên tắc “Có được người tài đức thì đất nước bình an, đánh mất người tài đức thì thiên hạ loạn lạc”.
Đường Huyền Tông Lý Long Cơ, khi còn nhỏ có chí lớn, từng lời nói từng việc làm đều rất có chủ kiến sáng suốt. Nhờ đó, ông được vua cha tin tưởng và lập làm Thái tử. Sau khi lên ngôi vua, ông liền diệt trừ bè đảng của Thái Bình công chúa chuyên quyền bạo ngược, còn xử lại các nghi án để giải oan cho người vô tội. Ông đổi niên hiệu thành Khai Nguyên, chứng tỏ rõ ý muốn tự mình chăm lo việc nước, quyết tâm phục hưng sự nghiệp vĩ đại của nhà Đường.

Ông thấy tác phong và uy tín của quan lại thời ấy rất hỗn loạn, triều chính thì hủ bại, liền tỏ ý muốn chọn người hiền tài làm Tể tướng. Mọi người đều nói ông “Có con mắt sắc sảo biết chọn người hiền đức”. Các vị Tể tướng tài giỏi nổi tiếng như Diêu Sùng, Tống Cảnh, Trương Cửu Linh, Hàn Hưu đều là do ông tự mình tuyển chọn và bổ nhiệm cả.
Diêu Sùng làm việc quyết đoán, bởi tâu trình 10 điều kiến nghị rất có ích cho đất nước nên được coi trọng, được phong làm Tể tướng. Trong số 10 điều kiến nghị ấy có: Tạo điều kiện để mọi người được tự do ngôn luận và phát biểu ý kiến xây dựng, ban thưởng xứng đáng cho các vị đại thần chính trực, và chớ lấy quyền hành mà mưu lợi cá nhân. Đường Huyền Tông đều nghe theo những lời đề nghị của Diêu Sùng.



Sau Diêu Sùng đến Tống Cảnh. Tống Cảnh cũng rất coi trọng việc tuyển chọn và bổ nhiệm nhân tài. Mặc dù ông nắm giữ quyền cao chức trọng trong triều đình, nhưng không bao giờ vì tình riêng mà làm trái pháp luật. Trái lại, đối với thân thích của mình Tống Cảnh còn đặt yêu cầu tiêu chuẩn về tài đức nghiêm khắc hơn nữa. Một lần, một người chú họ của ông tham gia kỳ thi tuyển người làm quan cho Bộ Lại. Ông chú này nói với quan chủ khảo rằng mình với Tống Cảnh là quan hệ thế nào thế nào. Chuyện này đến tai Tống Cảnh, chẳng những Tống Cảnh không nói tốt cho người chú họ mà còn bảo Bộ lại không được để cho ông ta làm quan.

Đường Huyền Tông không chỉ biết chọn lựa mà còn biết kính trọng người tài đức.Diêu Sùng, Tống Cảnh một lòng lo cho đất nước, mỗi lần gặp, Đường Huyền Tông đều đứng dậy tiếp đón, lúc họ rời đi thì vua cũng đích thân tiễn biệt.
Trương Cửu Linh được người ta gọi là “Tể tướng áo vải”, cũng chính là nhờ tài đức xuất chúng của bản thân mà được Đường Huyền Tông trọng dụng. Trương Cửu Linh sau khi làm Tể tướng cũng giống như Đường Huyền Tông, trọng người tài đức chứ không quan tâm đến xuất thân và gia thế. Ông luôn luôn chủ trương cần phải công bằng trong việc tuyển chọn người tài, chú trọng vào Đức hạnh. Đồng thời, đối với những lỗi lầm của Đường Huyền Tông, ông cũng kịp thời chỉ ra và khuyên can, chứ không vì ơn đề bạt mà giấu diếm sự thật.



Đầu thời Đường Huyền Tông, do ông giỏi việc nhìn người và trọng dụng hiền tài, hết lòng trọng đãi họ, cho nên xung quanh nhà vua lúc ấy tụ tập rất nhiều người đức độ tài giỏi. Lúc ấy tình hình chính trị rất sáng sủa, xã hội yên ổn, kinh tế phồn vinh hơn bao giờ hết. Triều đại nhà Đường tiến vào thời kỳ cực thịnh, người đời sau gọi là “Khai Nguyên thịnh thế”. Trong sử sách có ghi chép lại: vào những năm Khai Nguyên ấy“Đất nước giàu có, giá cả hàng hóa rất phải chăng. Trên đường cái có rất nhiều cửa tiệm phục vụ rượu thịt cho người đi đường. Bưu điện có nhiều con lừa chở thư, đi hàng ngàn dặm mà không cần lính đưa thư”. Nhà thơ Đỗ Phủ trong tác phẩm “Ức tích” có viết: “Nhớ ngày thịnh vượng thời Khai Nguyên ấy, một thị trấn nhỏ cũng có đến hàng vạn gia đình. Gạo lúa trĩu hạt còn bắp ngô trắng nõn, kho lương thực của công hay của tư đều tràn đầy hàng hóa”.

Thế nhưng, nửa sau thời Đường Huyền Tông, nhà vua đã bắt đầu thay đổi. Huyền Tông càng ngày càng kiêu ngạo, ưa nghe lời a dua xu nịnh, ham thích hưởng lạc. Do đó tâm trí vua không còn sáng suốt nữa, lại tin tưởng mù quáng và trọng dụng bọn gian thần Lý Lâm Phủ, Dương Quốc Trung. Cuối cùng dẫn tới “loạn An Sử”, thời đại thịnh thế huy hoàng thuở trước đã không còn nữa.

Lý Lâm Phủ rất rành suy đoán tâm ý của Đường Huyền Tông, giỏi xu nịnh khiến Đường Huyền Tông càng ngày càng mê muội. Huyền Tông càng ngày càng tín nhiệm Lý Lâm Phủ. Gian thần này tìm cơ hội vu cáo hãm hại nhóm các đại thần trung nghĩa Trương Cửu Linh, khiến Đường Huyền Tông bãi chức họ và đưa Lý Lâm Phủ lên thế chỗ.
Lý Lâm Phủ lên cầm quyền, đố kỵ người tài đức, kết bè kết đảng, bài trừ những người trái ý, hãm hại người tốt. Ngoài miệng thì lời ngon tiếng ngọt, nhưng trong lòng thì nham hiểm ác độc.Câu thành ngữ “Khẩu Phật tâm xà” cũng là từ đây mà sinh ra.Ông ta bịt miệng dư luận, có lần còn đe dọa các quan rằng: “Các ngươi bình thường chắc cũng đã từng thấy con ngựa dùng để tế lễ rồi chứ? Chỉ cần ngoan ngoãn theo lệnh làm việc, thì có thể được ăn bổng lộc của quan tam phẩm, đãi ngộ cao. Còn nếu mà hí vang, thì lập tức sẽ bị trừ khử, đến lúc đó có hối hận cũng không kịp”.



Sau khi Lý Lâm Phủ bệnh chết thì Dương Quốc Trung lên cầm quyền, chính trị xã hội càng thêm đen tối rối ren. Đường Huyền Tông cưng chiều Quý phi Dương Ngọc Hoàn, bỏ bê việc triều chính, cuộc sống vô cùng xa xỉ suy đồi. Dương Quốc Trung là anh của Dương Quý Phi, quyền thế không ai so bằng, đã là Tể tướng lại còn kiêm thêm hơn 40 chức vụ khác nữa. Cả nhà họ Dương lên như diều gặp gió.

Dương Quốc Trung 1 tay che trời, triều chính hỗn loạn. Có một lần lúc trời mưa to ầm ầm, Huyền Tông hỏi các quan về tình hình thiên tai, Dương Quốc Trung lại tìm một cây mạ giống to khỏe đưa cho Huyền Tông ngó xem, bảo rằng trời mưa to nhưng không có ảnh hưởng gì đến thu hoạch mùa màng. Ở dưới có viên quan báo cáo tình hình thiên tai, thỉnh cầu nhà vua cứu trợ. Dương Quốc Trung nổi khùng cách chức người ấy, ra lệnh phải trừng trị nặng tay. Từ đó về sau không ai còn dám nói lời chân thực nữa. Hắn kéo bè kết đảng, tham ô ăn hối lộ, không việc xấu nào không làm.
Khi các mâu thuẫn trong xã hội trở nên ngày càng gay gắt, thì nhóm quân phiệt An Lộc Sơn và Sử Tư Minh nổi dậy chống lại nhà Đường. Do quân đội nhà Đường có quá nhiều tướng lĩnh ngang ngược tàn ác, cho nên không có chút nhuệ khí nào, không đánh mà chạy. Quân phản loạn rất nhanh chóng chiếm được một vùng đất rộng lớn, trực tiếp uy hiếp Đồng Quan – một “cửa lớn phía Đông” của kinh thành. Trong triều không ai dám đương đầu với quân địch, Huyền Tông đành phải triệu mời vị tướng già đã về hưu là Ca Thư Hàn, tạm thời cầm 20 vạn quân chắp vá ô hợp ra tiền tuyến để trấn giữ Đồng Quan.

Ca Thư Hàn dâng sớ lên nhà vua nói: “An Lộc Sơn không được lòng dân, chỉ cần chúng ta giữ vững thành trì, thì nội bộ của chúng sẽ phát sinh mâu thuẫn đấu đá lẫn nhau. Đợi đến khi chúng đã suy yếu, chúng ta mới xuất quân đánh dẹp, nhất định có thể chiến thắng.Bây giờ mà xuất binh chắc chắn sẽ rơi vào ổ phục kích của chúng”. Lúc đó tại Hà Bắc xa xôi, Quách Tử Nghi và Lý Quang Bật cũng dâng thư gấp cho vua, nói: “Đồng Quan là nơi hiểm yếu, đủ để cố thủ vững vàng, không thể xuất kích. Đợi quân cứu viện tới, chỉ cần một trận là có thể thắng được”. Nhưng, Dương Quốc Trung đố kỵ quyền cao chức trọng của Ca Thư Hàn, sợ ông sau này sẽ thành chướng ngại bất lợi đối với mình, bèn nhiều lần xúi giục Đường Huyền Tông sai Ca Thư Hàn xuất quân ra đánh. Đường Huyền Tông tin lời Dương Quốc Trung, liên tiếp hạ chiếu ra lệnh Ca Thư Hàn phải xuất binh. Ca Thư Hàn đành phải ra khỏi cửa đón đầu địch, quả nhiên trúng phải mai phục, quân Đường thua to. Ca Thư Hàn bị bắt, bởi quyết không chịu đầu hàng nên bị An Lộc Sơn giết hại. Đồng Quan thất thủ.



Đường Huyền Tông kinh hoảng chạy trốn qua Tứ Xuyên. Trên đường đi tướng sỹ quân cấm vệ nổi loạn, yêu cầu Đường Huyền Tông phải hành quyết Dương Quốc Trung và Dương Ngọc Hoàn ngay lập tức, rồi tạ tội với đất nước. Đường Huyền Tông không còn cách nào khác, đành phải giết 2 anh em họ Dương. Lúc ấy triều Đường đã suy sụp, chiến loạn liên miên, dân chúng lầm than cơ cực.

Nhìn chung trong lịch sử, việc có được hay đánh mất những người hiền tài có quan hệ mật thiết đối với sự an nguy của quốc gia. Bất kể là trong thời cuộc nào, chỉ cần kẻ cầm quyền kiêu căng cậy tài, thất Đức làm bừa, gần kẻ tiểu nhân xa người quân tử, thì phải diệt vong. Bởi vì không có Đức là mối họa lớn nhất của con người. Lấy lịch sử mà soi xét, có thể thấy chỉ những ai luôn trau dồi tâm tính đạo đức mới có thể bảo trì được tâm hồn tỉnh giác và trong sáng, mới có thể phân biệt đúng sai, đi theo cái thiện lánh xa điều ác. Không để cho người xấu có đất hoành hành thì đất nước mới được hòa bình thịnh vượng, nhân dân hạnh phúc.


TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Vphbwn

flower
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty
Bài gửiTiêu đề: BẾ NUỴ MUA MƯỜI GÁNH THUỐC CAO DÁN   TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM EmptyMon Aug 05, 2013 2:18 pm

BẾ NUỴ MUA MƯỜI GÁNH THUỐC CAO DÁN


Cuối đời Minh đầu đời Thanh, ở Bích phong, Lan Khê, Triết Giang có một người rất
thông minh, tên gọi Bế Nuỵ (năm 1609- 1676). Một buổi tối, hàng xóm của Bế Nuỵ là Tiểu Sơn bỗng đau đầu dữ dội, buộc nửa đêm phải đến hiệu thuốc ở đường Nữ phụ, Lan Khê mua thuốc đau đầu. 

Ông chủ bị đánh thức lại nghe nói chỉ mua có một lá cao dán đầu, chê lãi ít nên không
thèm bán mà cứ tiếp tục ngủ.


Sáng hôm sau, Bế Nuỵ biết được chuyện này liền cùng Tiểu Sơn gọi thêm mấy người
hàng xóm gánh mười đôi sọt đi đến hiệu thuốc, gọi mua mười gánh thuốc cao dán.


Ông chủ tươi cười nói với Bế Nuỵ:
- Ông anh ơi, mua nhiều thuốc đau đầu thế làm gì để đấy?
Với lại, hiệu tôi một lúc lấy đâu ra nhiều thuốc như vậy. 

Bế Nuỵ nói :
- Tối qua anh hàng xóm Tiểu Sơn của tôi đau đầu, đang đêm phải chạy đến đây mua
cao dán, ông chê ít lãi không bán. Bây giờ chúng tôi mua mười gánh, món này có thể tính là hời rồi, ông lại nói không lấy đâu ra được bằng ấy hàng.


Trời ơi, ông mở hiệu ra để làm gì vậy? 
Hôm nay phải cho ông hiểu ra đạo lý mới được.


Ông chủ hiệu tự biết mình đuối lý đành phải xin lỗi đáp lễ, lại còn mở một cửa sổ nhỏ
để tiện cho người bệnh ban đêm đến mua thuốc.


TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Vpbqcx

(cóp nhặt kim cổ)

flower 
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty
Bài gửiTiêu đề: CHU TIÊU DÙNG BỨC TRANH PHỤ TỬ KHUYÊN CHA   TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM EmptyMon Aug 05, 2013 2:21 pm

CHU TIÊU DÙNG BỨC TRANH PHỤ TỬ KHUYÊN CHA


Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương phát hiện ra những sai lầm của Lý Thiện Trường, một vị có công thần, nên Chu Nguyên Chương định giết ông ta.
Nghe thấy tin này, Thái tử Chu Tiêu rất phẫn nộ, Thái Tử rất có kinh nghiệm trợ giúp cha mình trong việc triều chính, muốn thuyết phục cha đừng nên làm như thế. 

Nhưng nếu ông không nghe, ông sẽ quở mắng thì làm thế nào? Chợt nghĩ đến những lời dạy bảo của mẫu hậu, nếu gặp bất cứ việc gì nên có ý kiến rỡ ràng chứ đừng úp úp mở mở, do đó thái tử quyết tâm khuyên can cha mình. 


Bất ngờ Chu Tiêu nhìn thấy một bức tranh treo trên tường có tên ''Phục tử''. Đó là vật kỷ niệm của vua cha. Khi trông thấy hoàng hậu vừa đi xe vừa cõng Chu Tiêu trên lưng, ông liền mời một họa sĩ đã dày công vẽ lên bức tranh này. 

Giờ đây mẫu thân đã qua đời, mỗi lần nhìn lên bức tranh đó như là nhìn thấy vợ mình vậy. Một khi việc khuyên ngăn không được thì bức vẽ này có thể giúp anh được phần nào. 

Thế là, Chu Tiêu lẳng lặng giấu bức tranh vào túi áo.
- Nghe Nói phụ hoàng muốn xử tội Lý Thiện Trường có phải không ạ? 

Chu Tiêu nhìn vào cha mình thận trọng hỏi.
- Nếu mà giết được lão, ta mới hả giận!
Chu Nguyên Chương cười như không để ý tới con trai mình đứng đó.


- Phụ hoàng giết một công thần như vậy sẽ làm tổn thương đến sức sống của đất nước, càng không có lợi cho sự yên ổn trong lòng dân. Hơn nữa tội của Lý Thiện Trường đâu có nghiêm trọng lắm. 

Lời nói của Chu Tiêu thật ngắn gọn, lý do đầy đủ chính đáng.
Chu Nguyên Chương nhận thấy rằng về mặt chính trị đứa con mình còn ngờ nghệch lắm, nến phải lấy những ví dụ rõ ràng dễ hiểu để giáo dục. 

Ngày hôm sau, ông ta mang đến một cành táo đầy gai, rồi tiện tay vứt xuống đất và nói với con:
- Con hãy cầm lấy cây gậy đó đưa cho cha.
Chu Tiêu cúi xuống nhặt, những chiếc gai nhọn đã đâm vào tay, rớm máu. Thái tử liền vứt cây gậy đó xuống. 


Chu Nguyên Chương liền ngẩng đầu cười phá lên, ông nói.
- Chiếc gậy đó có rất nhiều gai, nếu con cầm được nó thì gai sẽ đâm vào tay, cuối cùng con cũng phải vứt nó đi. 

Nếu như con cắt hết gai trên chiếc gậy đó thì cầm sẽ dễ dàng
hơn đúng không? Bây giờ con phải hiểu rằng sở dĩ ta muốn giết Lý Thiện Trường cũng chính là vì con. 

Ta muốn việc an dân trị quốc sau này hoàn toàn là do con điều hành!
Lúc này Chu Tiêu mới thực sự hiểu ra ý đồ của cha, Suy
nghĩ một lát, Chu Tiêu nói:


- Con nghe nói trên có vị vua anh minh như vua Nghiêu và Thuấn thì ở dưới cũng có thần dân như vậy. 

Nếu làm vua trị vì đất nước mà quang minh chính đại thì dân chúng sẽ nề nếp trật tự, nếu không sẽ có nhiều gai mọc lên hơn nữa.


Chu Nguyên Chương đùng đùng nổi giận, ông liền cầm ghế phang vào người Chu Tiêu.


Chu Tiêu biết rằng lời nói của mình đã xúc phạm đến cha, anh nhanh chóng né sang một bên, đồng thời lôi bức tranh cất trong túi ra, ném xuống trước mặt vua cha...


Chu Nguyên Chương liền nhặt lên xem. Cảnh tượng hoàng hậu cùng với ông đang chuyển trận Nam Bắc lập tức hiện ra trước mắt, lòng ông chua xót, ông không còn trách móc đứa con trai của mình nữa.

TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Vpbqtn

(sưu tầm và chỉnh sửa)

flower 
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM   TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM Empty

Về Đầu Trang Go down
 
TẠ TIÊN ĐOÁN MỘNG LINH NGHIỆM
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Văn khấn lễ động thổ
» KHOA CÚNG TỔ TIÊN VÀ CHƯ HƯƠNG LINH
» Chi Phí Xét Nghiệm Bệnh Xã Hội Ở Hải Phòng Tốn Bao Nhiêu Tiền
» [Tìm hiểu] Giá xét nghiệm bệnh lậu bao nhiêu tiền?
» Vấn đề linh hồn và nghiệp báo

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến