Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi

Go down 
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi EmptyMon Aug 05, 2013 1:53 pm

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Vpuwej

Học mà không suy tư tất sẽ sai lầm, suy tư mà không học tất sẽ bế tắc.
Nếu làm một cuộc điều tra trong bạn trẻ về loại sách mà họ thích đọc thì kết quả sẽ cho thấy họ thích đọc loại sách nào? 

Đang trong thời buổi thực dụng, ai cũng muốn ''khai quyển hữu ích'', chúng ta càng nên đặt ra câu hỏi: Đâu là ích lợi của sách?

Đọc sách là phương thức tốt nhất để tiếp thu tri thức, nhưng ''Tận tín thư bất như vô thư” (Tin hết ở sách thà không có sách còn hơn), mặt khác, nếu đọc sách mà nói lướt qua là biết hết, hoặc đọc ngấu nghiến không chịu suy nghĩ, tiếp thu phiến diện, đại lược, biết một mà chẳng biết hai, nhiều khi nhầm lẫn, như thế thật là tai hại. 

Đó không phải là lỗi của sách.
Đồ ăn thức uống phải qua quá trình tiêu hóa rồi cơ thể mới hấp thu, tri thức cũng như vậy: Kiến thức là kết quả của quá trình phân loại, chỉnh lý, qui nạp. 

Những thao tác trên là do công sức của cá nhân quyết định, có người hiểu rõ được vấn đề là do dụng tâm suy nghĩ, dùng
kinh nghiệm để tra cứu, hiệu quả tự nhiên lớn. 

Còn như chỉnh lý khảo sát sơ sài, kiến thức thu vào ngưng kết ở não, như thế càng đọc càng gây tai hại.

Phương pháp đọc sách là: ''Bác học, thẩm vấn, thận tư, minh biện, đốc hành" (Học rộng, hỏi kỹ, thận trọng suy nghĩ, biện luận sáng suốt, thực hành cần mẫn). 

Đây là một châm ngôn toàn mỹ, bạn hãy theo đúng trình tự đó và không được bỏ qua một bước nào.

“Hoài nghi và thắc mắc đó là bước khởi đầu của tư duy”.




(Vi Chính)

 flower 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Tất hữu sự yên, nhi vật chính, tâm vật vong, vật trợ trường dã   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi EmptyMon Aug 05, 2013 1:55 pm

Tất hữu sự yên, nhi vật chính,
tâm vật vong, vật trợ trường dã
                                                                                           Công Tôn Sửu thượng 


Nhất định phải ra sức bồi dưỡng nó, nhưng chớ có kỳ vọng vào kết quả của nó, trong lòng không quên nó nhưng cũng không thể làm trái lại quy luật tự nhiên để giúp nó mau lớn.


Nước Tống có một nông dân, anh ta luôn lo lắng về sự chậm phát triển của những cây mạ non trong ruộng của mình. Thế là, anh ta tự cho mình là thông minh nên đã ra đồng kéo từng cây mạ non lên để nó chóng lớn. Khi làm xong, anh ta thở phào và chạy một mạch về nhà khoe với mọi người trong nhà: ''Hôm nay thật mệt chết được nhưng tôi đã làm được một việc rất thông minh. 

Ngày mai mình ra đồng mà xem, ruộng lúa nhà mình sẽ cao lớn hơn của người ta''. Con của anh ta vừa nghe xong, vội vàng chạy ra ngoài đồng chỉ nhìn thấy những cây mạ non vừa mới gieo đã chết khô cả rồi.

Đây là câu chuyện ''kéo mạ mau lớn'', khiến cho Mạnh Tử vô cùng buồn mà than thở.

Trong trời đất này không có ít người muốn giúp cho cây mạ non được chóng lớn, những người này cho rằng đây là con đường ít tốn công sức, không cần phí công cố gắng, cũng giống như người lười làm ruộng mà không nhổ cỏ vậy; nhưng những người kéo mạ mau lớn này, không những phí công vô ích, còn làm tổn hại đến đám mạ non của mình.


Sự nghiệp giáo dục cũng giống như trồng trọt, chăn nuôi vậy. Việc chăn nuôi nhất định cần phải có thời gian, không phải ai cũng có thể nuôi cho vật trưởng thành. 

Trồng một cây mạ nhỏ cũng cần phải có thời gian, để nó có thể hấp thụ dưỡng chất và ánh sáng mặt trời, có lúc phải chiến đấu với phong ba bão táp, cũng chính là nhân tố bền vững kiên cố không thể thiếu đối với sinh mệnh nhỏ bé của nó. 

Trong khoảng thời gian này, các loại cỏ dại xâm phạm vào cánh đồng, chỉ có thể giúp cho nó có được thời gian để tôi luyện. 

Thế nhưng, hiện nay con người luôn ở trong tâm trạng hấp tấp muốn mau chóng có được thành công và tiến gần đến với
thắng lợi, hôm nay gieo trồng, ngày mai lại muốn thu hoạch. Để đạt được mục tiêu như vậy, bất chấp tất cả làm như việc ''kéo mạ non chóng lớn” vậy. 

Rất nhiều phụ huynh lo sợ chỉ muốn con cái mình mau chóng có được tương lai tốt đẹp, cho nên bắt con mình chăm chăm vào việc
học để thành tài, khiến cho tuổi thơ của con trẻ ngày ngày trôi qua với “cơn ác mộng học tập".


Sau khi hủy bỏ việc thi cử, bọn trẻ hoàn toàn không lấy lại được thời kỳ xán lạn từng có của tuổi thanh xuân.

Ngược lại, trong thời kỳ ''kéo mạ mau lớn'' này của họ, trở thành vật hy sinh trong hoàn cảnh toàn bộ những tư tưởng giáo dục không phát triển. 

Ngay đến cả những môn học đầy hứng thú và ý vị như ''hội họa'', ''thể dục'', cũng cần phải có một nền tảng ban đầu vững vàng.

Danh ngôn phương Tây Zullah: 

''Một người vốn đã rất tốt, lại còn muốn tốt hơn, đó chính là một sai lầm”.


 flower 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Thiên hạ mạc đại vu thu mao chi mạc, nhi Thái Sơn vi tiểu   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi EmptyMon Aug 05, 2013 1:59 pm

Thiên hạ mạc đại vu thu mao chi mạc,
nhi Thái Sơn vi tiểu


Không biết bắt đầu từ khi nào, thế giới này đã dần tích lũy rất nhiều những kinh nghiệm và những giá trị phán đoán tạo nên những cặp phàm trù nhận thức về thế giới: Lớn tựa Thái Sơn, nhỏ tựa chóp lông mao; thọ tựa Bành Tổ, đoản tựa Anh Nhi; đẹp tựa Tây Thi, xấu tựa Đông Thi; ... những phạm trù nhận thức này như l + 1 = 2, luôn chỉ ra một đáp án chuẩn.

Do vậy, nếu có người đưa ra phán đoán ngược lại thì mọi người hoàn toàn không hiểu, thậm chí bài xích là hết sức sai lầm.

Thật ra, khả năng ẩn chứa của thế giới là vô hạn, hoàn toàn không chỉ có một kiểu mẫu chuẩn. Chúng ta nói đầu mút lông mao rất nhỏ, là vì chúng ta lấy nó để so sánh với núi Thái Sơn; nếu ta đem nó so sánh với vi khuẩn, ta sẽ cho là nó lớn. Chúng ta nói núi Thái Sơn to lớn, là vì chúng ta đem so sánh nó với chóp lông mao, nếu so sánh nó với trời đất, ta sẽ cho là nó nhỏ. 

Bất kỳ một vật nào nói một cách tuyệt đối đều không có gì là lớn nhỏ, chỉ có nói một cách tương đối thì mới có lớn nhỏ, vả lại lớn cũng là nhỏ vậy. 

Những thứ khác như: thọ - yểu, dài - ngắn, xấu - đẹp, sang - hèn cũng đều không phải vậy.

Trang Tử nói: ''Thiên hạ không có gì to hơn chóp lông mao, không có gì nhỏ hơn núi Thái Sơn'', không phải cố ý muốn làm trái lại với thói quen của người đời, mà đưa ra một hướng nghĩ khác không giống cho vũ trụ, nhân sinh, gợi mở cho người đời lối tư duy dần
cương hóa. 

Cuối cùng, trong phút chốc có biết bao điều biến đổi quanh mình, trong thế giới không thể lường trước được, nếu chỉ tiếp nhận một phạm trù cố định, thì sẽ đồng nghĩa với việc gạt bỏ đi những khả năng khác. Mà con người trong thế kỷ XXI này điều quan trọng nhất
chính là luôn tìm kiếm những điều mới lạ.


Triết lý phương Tây
Con người bất luận có bao nhiêu tư tưởng, thì cũng chỉ là hữu hạn trước thế giới vô hạn. Đường chân trời cản trở tầm nhìn của chúng ta, nên những cái gọi là bất hủ thì cũng có nghĩa trong một, hai thế kỷ mà thôi.


 Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Vpbdxa

flower

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi EmptyMon Aug 05, 2013 2:13 pm

Cổ chi học giả vị kỷ, kim chi học giả vị nhân




Người xưa học là do tự mình muốn có tri thức, đức hạnh, người nay học là do muốn người khác đem lại cho mình công danh lợi lộc.
Người xưa thường nói: ''Trong sách có ngàn hộc lúa, trong sách có nhà vàng, trong sách có người đẹp như ngọc'', để nói về cái thú đọc sách, ngụ ý rằng trong sách bao gồm tất cả sự giàu có và lạc thú ở đời. 


Đó là một lối nói ví von chứ không phải đọc sách để tìm kiếm
giàu sang và lạc thú.


Người xưa lại nói: “Vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” (Mọi thứ đều thấp kém, chỉ có đọc sách là thanh cao). 

Do đó, có không ít người suốt đời dành hết tâm lực đọc sách để tìm cái cao danh. ''Thập niên hàn song vô nhân vấn, nhất cử thành danh thiên hạ tri'' (Mười năm đọc sách trong cảnh nghèo không ai nói tới, chỉ một phút thành danh thiên hạ đều biết), chuyện đó ngày nay vẫn còn tiếp diễn. 

Ngày xưa các nhà nho mong được thành danh là tạm gác việc đọc sách để ra gánh vác việc đời. Nhưng nếu như chẳng qua chỉ là ''Danh lạc Tôn Sơn" (ý nói thi rớt chẳng được bổ dụng), thì làm sao an ủi được nỗi lòng đau đớn vì chẳng được dự vào hàng ''Nho lâm ngoại sử''? 

Nhiều vị ký thác tâm tình vào sơn thủy, bốn phương phiêu lãng, tìm thú vui trong sách vở, tự mình cầu lấy sự học vấn. 

Như thế, trong bước đường cùng lại tìm được nguồn vui sống, mất đi cái cơ hội được kinh bang tế thế nhưng lại đạt được cái nội tâm tự thích tự tại.


Mục đích học vấn vì người hay vì mình tùy tâm niệm mỗi người nhưng căn bản là lấy cái học làm gốc để có thể làm việc và xử sự tốt, như thế đã là thành công rồi.

“Con người có thể bán đi sinh lực mình nhưng không thể bán đi linh hồn”.


Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Vpegmc

(Hiến Vấn)

flower 
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, ngô chỉ dã. Thí như bình địa, tuy phúc nhất quĩ tiến, ngô vãng dã.   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi EmptyMon Aug 05, 2013 2:15 pm

Thí như vi sơn, vị thành nhất quĩ, ngô chỉ dã.
Thí như bình địa, tuy phúc nhất quĩ tiến, ngô vãng dã.




Việc học giống như đắp gò, chỉ thiếu một sọt nữa mà không thành là do tự ta dừng lại vậy; giống như lấp vũng lầy, tuy mới đổ một sọt mà cứ thế đổ tiếp là do tự ta tiếp tục vậy.

Thủa nhỏ đi học, chỉ một bài thi bị điểm kém đã rất hối hận ăn năn, tự hứa từ nay sẽ cố gắng học tập để thầy khỏi thất vọng, người học trò đó đương nhiên sẽ học tập tiến bộ. 

Xấu hổ vì bị điểm kém nên không ngừng khắc phục tính lười biếng đọc sách, học hành, ngày lại ngày đều cố gắng, khi trưởng thành học trò đó sẽ có được tinh thần tự học.

"Kẻ thù lớn nhất của chúng ta là chính mình''. Thuyết phục người khác là việc dễ dàng, thuyết phục chính mình là việc vạn nan, bởi vì ta thường tìm cả vạn lý do để tự biện hộ. 

Chúng ta thường thỏa hiệp với tính lười biếng, trì trệ của mình nên chần chừ, do dự để bắt đầu một sự cố gắng mới, do vậy mà nửa đường thất bại, công việc bất thành.


Học tập, công việc thành bại là do tự chính mình, điều quan trọng là ta luôn giữ được sự chuyên tâm và luôn luôn cố gắng.
“Tính trơ lì phá hủy những tài năng thiên phú”.


(Tử Hãn)
(cóp nhặt để chia sẻ thấy hay thì quý vị nhấn like page nhà cái cho rực rỡ nhỉ)

Very Happy 
 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi   Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Học nhi bất tư tắc võng, tư nhi bất học tắc đãi
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» ***Khổng Tử***
» vòng bạch huyết waldayer là gì
» Phụ nữ nên đặt vòng hay cấy que tránh thai?
» GIẢI TRỪ VONG NHẬP
» Mổ đẻ xong bao lâu nên đặt vòng tránh thai

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Kiến Thức Tổng Hợp-
Chuyển đến