Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 11, 12, 13  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyThu Feb 13, 2014 10:41 am

22.-  Thế Độ Là Gì, Và Trong Trường Hợp Nào ?  
Thế độ là tiếp, đưa người thế tục vào với ánh sáng của đạo mầu giải thoát, tức là người được nhận cho sống đời xuất gia và phát nguyện một đời theo thầy học đạo. 
Thế độ còn có nghĩa là thay đổi lối sống của người trần để dấn thân vào cửa chùa, thực hành Phật giáo theo đời sống của người xuất gia và xã bỏ tất cả những cái vinh hoa phú quý của đời sống thế tục. Một người phát tâm xuất gia như thế phải cần nương tựa vào một vị thầy có uy tín, đạo đức để học hỏi giáo lý giải thoát. Thầy nhận cho người ấy xuất gia gọi là thầy thế độ. Người đệ tử coi vị thầy mà mình nương tựa như là người hướng dẫn gương mẫu, sáng suốt để nhờ đó phát triển trí tuệ. Từ lúc xuất gia trở đi, có điều gì thắc mắc cần hỏi, người đệ tử đều tham khảo nơi thầy hướng dẫn, nhất là việc tu hành và việc học hỏi ở lúc ban đầu. 
Như vậy, giữa thầy Bổn-Sư và thầy Thế-độ có giống nhau ? Có nhiều trường hợp người tu lúc đầu chưa biết gì về đời sống tu hành và cần nhờ một thầy hướng dẫn. Sau khi đã vào tu ở chùa người ấy lại chọn một thầy khác, do đó thầy Bổn-Sư chưa hẳn là người đã chỉ dẫn cho các kinh nghiệm tu tập lúc mới nhập môn. Nói một cách khác, chữ Thế-độ có tính cách giai đoạn và ngắn hạn mà người tu cần y chỉ để học hỏi nơi một thầy đạo hạnh xứng đáng. Tác phong đạo đức của một người tu hành có được một phần lớn đều nhờ nơi thầy Thế-độ mà thành tựu. 

Ở đời dù chúng ta làm bất cứ một công việc gì, lúc ban đầu rất quan trọng, vì nó đánh dấu cho cả một tương lai rạng rỡ hay khó khăn. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySat Feb 15, 2014 10:25 am

23.-  Pháp  Hiệu Là Gì ?  Ai Có Pháp Hiệu ?  
Người Phật tử tại gia khi quy y chỉ nhận được Pháp-danh, trong khi đó người tăng sĩ, ngoài Pháp-danh lúc thọ 10 giới, còn có Pháp-hiệu khi thọ 250 giới. 
Pháp-hiệu là tên do thầy truyền pháp đặt cho theo một câu thi kệ có ý nghĩa nào đó trong Phật Pháp hoặc một bài thơ do Bổn-Sư sáng tác. Như vậy, Pháp-hiệu không quan trọng bằng Pháp-danh ? Người tăng sĩ đã có Pháp-danh hoặc Pháp-tự được chọn làm tên gọi hằng ngày trong đời tu học, còn Pháp-hiệu chỉ là tên dùng trong phạm vi của chùa và có liên hệ giữa thầy trò với nhau. Pháp-hiệu thường ít được dùng tới, nhưng tới lúc người mang tên hiệu qua đời phải viết đầy đủ lên bài vị để cho người sau dễ nhận ra tông môn. 
Pháp-hiệu cũng khác với Bút-hiệu, vì Bút-hiệu có thể có tới 3 hoặc 5, nhưng Pháp-hiệu chỉ có một thôi. Pháp-hiệu do thầy chọn đặt cho, chứ không phải đương sự tự chọn lựa. 
Người xuất gia vì thế có đủ 3 tên là Pháp-danh, Pháp-tự và Pháp-hiệu, cũng như trong tăng đoàn đều lấy theo dòng họ Thích của đức Phật Thích-Ca để chứng tỏ là dòng Thích tử (con Phật). Tên đạo, đầu tròn, áo vuông là 3 yếu tố quan trọng tạo nên hình ảnh nhà tu đạo hạnh đáng làm nhà mô phạm cho người đời noi theo. Ngoài ra, người tăng sĩ còn tâm niệm tới 3 mối liên hệ mà họ đang được thừa hưởng là ở nhà Như-Lai (chùa), ăn cơm Đàn-việt (người tín đồ đem của tới cúng) và mặc áo Như-Lai (chiếc áo nhà tu là pháp y). 

Người tu có Pháp-hiệu cũng có nghĩa là đã tu hành trong nhiều năm kinh nghiệm và đã tới lúc có thể tự ra đảm đang công việc Phật sự một mình được. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySun Feb 16, 2014 11:41 am

24.-PHÁP DANH LÀ GÌ?

Pháp-danh là tên dùng theo thứ tự của dòng kệ truyền pháp mà người tín đồ Phật giáo lúc thọ 5 giới và quy y Tam-Bảo được thầy đặt cho. 
Người xuất gia và Phật tử tại gia đều có Pháp-danh cả. Pháp-danh của một người lấy ra từ một chữ của bài kệ do Tổ lưu truyền lại, theo tông phái mà thành hình. Ví dụ : Dòng Lâm-Tế do Thiền-sư Minh-Hải truyền xuống có câu : 
Ứng chơn như thị đồng 
Chúc thánh thọ thiên cữu ... 
Mỗi đời truyền pháp lấy một chữ nơi bài kệ ấy. Chẳng hạn thầy có Pháp-danh chữ Thánh như Thánh Tâm thì cho Pháp-danh xuống đệ tử là Thọ như Thọ Trường, Thọ Xuân ... Có một vài trường hợp người thọ giới mang Pháp-danh chữ Thị, mặc dù người ấy là đàn ông. Chữ Thị theo thứ tự của bài kệ trên, chứ không phải Thị là đàn bà. Thầy có Pháp-danh chữ Như, bắt buộc cho xuống các đệ tử phải là chữ Thị. Lúc cho Pháp-danh, hẳn thầy truyền giới đã giảng giải rõ ý nghĩa nầy. 
Từ khi người Phật tử nhận lãnh Pháp-danh, được xem như có đủ tư cách là một Phật tử đã quy y Phật Pháp Tăng và luôn luôn hướng tâm niệm thiện về 3 ngôi báu ấy để mong làm điều lành tránh điều dữ. 

Cái tên của một người rất quan trọng, và Pháp-danh lại càng cần thiết hơn cho người Phật tử đã chọn Phật giáo như lý tưởng để tôn thờ, vì nó được gắn liền với đời sống tinh thần của chúng ta. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyTue Feb 18, 2014 11:26 am

25 Pháp Sư Có Phải Là Thầy Phù Thủy Có Đủ Pháp Thuật Trừ Tà Yếm Quỉ Không ?  
Chữ Pháp-sư có nghĩa là thầy tinh thông về Phật Pháp hay là vị giảng sư của Phật giáo có khả năng diễn giảng giáo lý đạo Phật cho quần chúng. 
Danh từ Pháp-sư đã bị nhiều người hiểu lầm là thầy pháp có thuật trừ ma, luyện chú giỏi hay là ông thầy chuyên việc cứu nhân độ thế. Pháp-sư nói cho đúng nghĩa theo tinh thần Phật giáo là vị Thượng-Tọa có nhiều kinh nghiệm trong đạo. Người đã thọ giới Tỳ- kheo (250 giới) và tinh chuyên giới hạnh, đã trải qua 10 năm theo học tại các khóa an-cư kiết-hạ. Vị ấy đã là tôn chứng cho các đại giới-đàn Tỳ-kheo và Bồ-Tát giới hoặc là vị giảng sư lưu động của Phật giáo được đề cử đến thuyết pháp ở các nơi để cho quần chúng thấm nhuần giáo lý đạo Phật được gọi là Pháp-sư. 
Khi phân biệt như thế, chúng ta đừng đồng hóa Pháp-sư trong Phật giáo với thầy pháp bên đạo phù thủy. Mặc dù ngày nay không còn những hình thức của các thầy pháp phù thủy nữa, vẫn có người còn lạm dụng danh từ hay đúng ra vì không phân biệt nổi chỗ khác nhau chăng ? 
Người Phật tử Trung-Hoa và Nhật-Bản xử dụng danh từ Pháp-sư dùng trong giới Phật giáo để tôn kính các vị Thượng-Tọa chuyên việc diễn giảng. 
Trong Phật giáo, bất cứ một sự tướng nào, chúng ta cũng nên tìm hiểu cho tường tận để khỏi bị nhầm lẫn và hiểu sát nghĩa. Còn một điểm sai lầm tai hại nữa là có những tăng sĩ hành nghề thầy cúng chuyên môn, cũng được gọi bằng Pháp-sư. Danh từ trong Phật giáo không thể bị lạm dụng đến như vậy. 

Người Phật tử nên nghiêm chỉnh trong việc dùng cách xưng hô cho đúng trong khi gặp các vị lãnh đạo tinh thần để tránh những lỗi lầm tai hại. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyWed Feb 19, 2014 9:38 am

26.-PHÁP TỰ LÀ GÌ ? VÀ NHỮNG AI CÓ PHÁP TỰ?

Pháp-tự là tên chữ theo đúng dòng kệ truyền pháp được thầy đặt cho khi người tăng sĩ Sa-di-giới. Mỗi tăng sĩ đều có 3 tên riêng biệt là Pháp-danh, Pháp-hiệu và Pháp-tự. 
Trong 3 tên ấy, có thể chọn tên nào để gọi cũng được, nhưng thông thường Pháp-danh được chọn để gọi tên hơn, vì ở giai đoạn đầu Pháp-danh gắn liền với đời sống tu học khi người mới vào chùa tu và mang nhiều nét đặc biệt, nhất là đã quen dùng nên khó sửa đổi. Tuy nhiên, tên gọi là do người ấy quyết định, vì thế cũng có đôi lúc Pháp-hiệu được dùng làm tên gọi từ khi thầy Tỳ-kheo thọ 250 giới về sau. Pháp-hiệu cũng được dùng nhưng ít phổ thông hơn. Trong trường hợp người tăng sĩ qua đời, bắt buộc phải viết tên gồm Pháp-danh, tự, hiệu lên bài vị để thờ. 
Đã có Pháp-danh và Pháp-hiệu, còn Pháp-tự không cần có được không ? 
Người xuất gia mỗi một giai đoạn trong đời tu học là để đánh dấu một bước tiến lên, vì đã trải qua nhiều thử thách để đạt tới được, do đó tên mới cũng làm cho người được mang tên thay đổi về lối sống và cách suy nghĩ. Tâm lý học cho chúng ta thấy rằng, khi mặc quần áo mới ta tự nhiên có cảm tưởng như có sự thay đổi toàn diện. Như vậy, cái tên gọi rất là quan trọng, nên thầy Tỳ-kheo được mang thêm tên Pháp-hiệu lúc thọ giới cũng là việc dễ hiểu. 
Pháp-tự phải giống với tánh tình và tư cách của người ấy mà thầy Bổn-Sư cần phải theo dõi người đệ tử qua nhiều năm tháng ở tự viện mới hiểu rõ được mà chọn để đặt cho. 

Người tăng sĩ nhận Pháp-tự cũng có nghĩa là để đánh dấu giai đoạn trưởng thành trong đời tu học và có thể lãnh trọng trách hoằng pháp lợi sanh. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyThu Feb 20, 2014 11:09 am

27.- Ai Thực Hành Phép Tam Đề Trong Phật Giáo ?  
Tại các tự viện, chư Tăng theo đúng qui tắc của một thiền môn, trước khi ăn cơm phải làm phép tam-đề và ngũ-quán. 
Ngoài việc giải thích ra, để quý độc giả có thể hiểu thêm về chiều rộng của vấn đề, ở đây xin được bàn tới thái độ thọ nhận của cúng một cách nghiêm túc của người tăng sĩ trong lúc ăn uống để nhiếp tâm cầu nguyện cho mọi việc phước lành đến với người và chính người thọ nhận của cúng cũng được lợi lạc. 
Tam-đề là ba muổng hay ba miếng cơm làm phép trước khi thọ thực. Chư Tăng trước khi vào bàn ăn phải bưng chén cơm hay bình bát đưa lên ngang trước trán vừa tầm với chân mày trong tư thế bắt ấn Cam-lồ (3 ngón tay giơ thẳng lên, chỉ ngón đeo nhẫn cung lại giáp với ngón tay cái). Tất cả đều đồng thanh đọc bài "cúng dường thanh tịnh ..." Nghi thức nầy chỉ trong vòng 10 đến 15 phút, sau đó bửa ăn bắt đầu. Trước khi ăn chư Tăng phải làm phép. Ý nghĩa của 3 miếng cơm đầu tiên như sau : 
- Muổng thứ nhứt : Nguyện đoạn nhứt thiết ác. Tức là người thọ cơm tự hứa với mình đoạn trừ tất cả điều ác dù nhỏ hay lớn. Điều ác ở đây cũng có nghĩa là lòng tham lam như muốn ăn ngon, ăn nhiều và ăn quá phần ăn của mình. 
- Muổng thứ hai : Nuyện tu nhứt thiết thiện. Phát khởi lòng từ bi tu tập tất cả những pháp lành, nghĩa là không từ nan bất cứ một việc thiện nhỏ nào. Người tu hành hễ có cơ hội làm được việc lợi ích là cứ hăng hái bắt tay vào việc không chút do dự. 
- Muổng thứ ba : Thệ độ nhứt thiết chúng sanh. Tất cả mọi loài đang còn bị đói khổ, thiếu thốn, ngay cả miếng ăn thức mặc, nên hành giả phải phát tâm vì tất cả những chúng sanh nào còn đang gặp phải khó khăn trong đời sống về vật chất, và nhất tâm cầu nguyện cho tất cả được ấm no đầy đủ. 

Khi phát ra những lời nguyện rộng lớn như thế xong, sau đó mới bắt đầu bửa ăn trong tinh thần cầu nguyện, rất yên lặng và trang nghiêm (nên nhớ : 3 muổng cơm tượng trưng, mỗi muổng chỉ vài ba hột thôi, chứ không phải là một muổng đầy). Nghi thức nầy vẫn áp dụng cho Phật tử tu tại gia về thọ giới Bát-Quan-Trai tại chùa trong 24 giờ. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyFri Feb 21, 2014 10:45 am

28.-Ngũ quán diễn ra lúc nào?

Ngũ quán là năm điều quán tưởng trước khi vào bửa ăn của chư Tăng Ni trong các tự viện. 
Năm phép quán tưởng nầy để người tu hành luôn nhớ nghĩ tới những việc làm lợi ích giữa mình và người khác. Năm phép quán ấy như sau : 
- Phép quán thứ nhứt : Nghĩ tới công ơn khó nhọc của người sản xuất ra hạt lúa cho đến khi thành hình nên gạo và do công người nấu nước để thành cơm. Như vậy khi thành được chén cơm đây phải trải qua bao nhiêu mồ hôi nước mắt của nhiều người kết tụ lại mới có được. 
- Phép quán thứ hai : Khi đã nghĩ tới công khó của người rồi, phải xét kỹ lại tài đức của mình đã tròn đủ chưa để xứng đáng thọ nhận được hạt cơm nầy. 
Nếu tự xét thấy chưa đủ tư cách và đạo hạnh để người tin tưởng thì phải biết tự hỗ thẹn khi nhận lãnh hột cơm của người tín đồ đem tới dâng cúng. 
- Phép quán thứ ba : Cần phải ngăn chận lòng tham lam quá độ dấy lên. 
- Phép quán thứ tư : Tự xem hột cơm đang ăn như là một phương thuốc hay cứu chửa cơn bịnh đói cho cơ thể mà thôi. 
- Phép quán thứ năm : Muốn làm việc đạo để đem lại lợi lạc cho nhiều người nên mới thọ nhận cơm nầy. 
Như thế, trong bửa ăn của người tăng sĩ rất thanh tịnh trong sự nhiếp tâm cầu nguyện. Người hiến cúng đặt trọn tin tưởng vào để cầu phước, kẻ nhận của cúng không cảm thấy hỗ thẹn khi thọ lãnh của tín đồ một cách phí phạm. 
(Nguyên văn của 5 phép quán tưởng ấy như sau : Nhất kế công đa thiểu, lượng bỉ lai xứ, nhị thốn kỷ đức hạnh, toàn khuyết ứng cúng, tam phòng tâm ly quá, tham đẳng vi tôn, tứ chánh sự lương dược, vị liệu hình khô, ngũ vị thành đạo nghiệp ưng thọ thử thực) 

Vì làm việc đạo mà thọ nhận của người cúng, giới tăng sĩ xuất gia có bổn phận ban bố pháp cho mọi người để biết mà tu, như vậy, cả hai bên mới được lợi ích, thiết thực. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySat Feb 22, 2014 11:26 am

29.- Tam Tụ Tịnh Giới Hình Tướng Ra Sao ?  
Trong bộ đại tạng luật có nói về tam-tụ-tịnh-giới. Ngoài ra, trong các bộ luật của Tiểu-thừa không thấy nói tới phần nầy. Vậy tam-tụ-tịnh-giới là gì ? 
Tam-tụ-tịnh-giới là sự kết hợp giữa ba phần giới luật căn bản để xây dựng xã hội. Hình tướng của ba phần giới luật căn bản nầy gồm : 
- Nhiếp luật nghi giới. 
- Nhiếp thiện pháp giới 
- Nhiêu ích chúng sanh giới (hữu tình) 
Thường thường vị tăng sĩ khi thọ giới Tỳ-kheo là thọ luôn giới Bồ-Tát để việc cứu độ chúng sanh được tự tại, không bị bất cứ một cản trở nào làm lui sụt ý chí muốn làm việc lợi ích cả. Do đó, phần giới luật của Bồ-Tát có 2 phần là Tỳ-kheo giới và Bồ-Tát giới, và bao hàm ở khía cạnh : 
- Nghiêm chỉnh giữ gìn các giới đã thọ 
- Làm việc thiện lợi ích khắp cho mọi người 
- Phụng sự cho mọi loài hữu tình và coi tất cả như là anh em trong tình đồng đạo. 
Cả ba phần trên đều bổ túc cho nhau để người thực hành có thể hoàn thành được sứ mạng tự cứu lấy mình và cảm hóa được người chung quanh tìm về với đạo giải thoát. Nói về giới luật có rất nhiều, nhưng chỉ đề cập tới 3 phần cơ bản của giới Tỳ-kheo Bồ- Tát, vì đây là phần giới luật qui định rõ phạm vi tu tập của người xuất gia. 

Nhờ y cứ vào ba phần giới đây mà thầy Tỳ-kheo rộng đường ra tay cứu giúp tất cả mọi chúng sanh dù ở bất cứ nơi đâu, để hoàn thành sứ mạng độ sanh cao cả của người đệ tử xuất gia. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySun Feb 23, 2014 11:10 am

30.- Bố Tát Giới Và Bồ Tát Có Khác Nhau Không ?  
Trong Phật giáo có nhiều danh từ cần phân biệt để khỏi có sự lẫn lộn với nhau.  Danh từ Bồ-Tát-Giới và Bồ-Tát hoàn toàn khác nhau. 
Bồ-Tát-Giới là giới luật cho người phát tâm Đại-thừa gồm có 10 giới trọng và 48 giới khinh (nhẹ), có thể áp dụng chung cho cả người xuất gia và Phật tử tại gia. Kinh Phạm-Võng của Đại-thừa, phẩm Bồ-Tát Tâm Địa Giới có nói rõ về phần giới tướng nầy. 
Giới Bồ-Tát khai mở phương tiện độ đời, giúp đỡ chúng sanh rất rộng rãi về nhiều phương diện. Phật giáo quan niệm rằng nếu thuyết phục được một vị lãnh đạo quốc gia thọ Bồ-Tát-Giới là một công đức vô lượng. Vì mọi chữ ký và sắc lệnh của nhà vua ban hành rất quan trọng đối với quốc dân như việc ân xá các tội phạm, việc giảm miễn sưu thuế cho dân chúng đều là những công việc có tính cách từ bi cao thượng cũng như giọt nước cam lồ với nhành dương liệu của Bồ-Tát Quán-Thế-Âm rưới tắt mọi hận thù, si mê cho tất cả mọi người. Do đó, vào ngày mồng một và rằm mỗi tháng tại các ngôi chùa lớn có nghi thức lễ thù ân chúc tán, xưng tán và cầu nguyện cho vị Bồ-Tát nhân vương có đủ sáng suốt, cũng như lòng quảng đại để trị dân hầu đem lại thái bình cho trăm họ. 
Còn Bồ-Tát là quả vị thứ 3 trong 4 bậc Thánh là Thanh-văn, Duyên- giác, Bồ-Tát và Phật. 
Sách Tam Tổ Thực Lục còn ghi rõ vào năm 1304 vua Anh-Tông mời chư Tăng vào cung để cho các quan thọ giới và chính vua cũng đã phát tâm thọ Bồ-Tát-Giới. 

Chỉ có hạnh Bồ-Tát hay giới Bồ-Tát thì người Phật tử mới rộng phương tiện cứu giúp tất cả mọi loài theo như tinh thần từ bi của Phật giáo. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyMon Feb 24, 2014 10:57 am

31:-250 GIỚI CỦA THÀY TỲ KHEO HAY CỤ TÚC GIỚI LÀ GÌ?

Cụ-túc-giới (điều cấm đầy đủ) là giới luật của thầy Tỳ-kheo gồm có 250 điều để ngăn ngừa những lỗi lầm do hành vi, động tác, lời nói, cách đi, đứng, nằm, ngồi (4 oai nghi) gây ra. Trong 250 giới cụ túc chia ra 8 phần : 
1.- Đức hạnh không trong sạch gồm có 4 pháp ba-la-di có nghĩa là tội nặng như sâu bọ đục khoét cây cối không còn phương pháp cứu chửa được nữa. 
2.- Việc tiếp xúc giữa nam nữ trong 13 pháp tăng-tàng, nếu phạm một trong số 13 giới đây còn có cách dự cứu được, nhưng phải nhờ y cứ trong pháp tăng già mà làm phép xả tội nên gọi là tăng-tàng. 
3.- Lòng dục dấy động thuộc về 2 pháp bất-định, vì tội không có hình tướng nên gọi là bất-định. 
4.- Chứa của cải sanh tâm tham đắm có 30 pháp xả-đọa. Nếu thầy Tỳ- kheo mắc vào tội nầy cần phải đem xả cho người khác và tội đọa phải đối trước chúng tăng mà tỏ bày sám hối. 
5.- Về tư cách bê bối gồm 90 pháp ba-la-dật-đề như nói dối, chê bai, nói lưỡi đòn xóc nhọn hai đầu và hành vi lem luốt có thể do đó bị đọa lạc trong đường dữ do từ cửa miệng độc địa mà ra. 
6.- Ăn năn lỗi trước đã phạm có 4 pháp hối quá. Người phạm tội tới trước chúng Tăng tỏ bày sửa đổi về việc thọ nhận ăn uống đã làm tăng lòng tham lam không đúng cách để mất lòng tin của tín đồ. 
7.- Các oai nghi trong các sinh hoạt hằng ngày trong 100 pháp chúng học, tức là 100 điều cần phải học hỏi gồm có 10 việc như : Đắp y, vào làng, đứng ngồi, ăn uống, giữ gìn bình bát, đại tiểu tiện, thuyết pháp, xây tháp đắp tường, đi đường, trèo cây. 
8.- Việc rầy rà tranh cải qua 7 pháp diệt-tránh (cần phải trừ diệt). Đó là lời nói rầy rà, tìm lỗi rầy rà, phạm tội rầy rà và việc không gọn gàng. 
Tội gồm có thô và tế, ta có thể chia ra làm 2 : Các điều thuộc phần 1, 2, 3 về tội thô nên là trọng tội. Các điều còn lại thuộc tế tội chỉ các oai nghi chửng chạc của thầy Tỳ-kheo trong phần khinh tội. 

Trong 250 giới Tỳ-kheo cũng có những giới cấm không cần thiết và không hợp thời nữa, nhưng vẫn còn duy trì, cũng chỉ vì trọng tôn ý của các bậc khai sáng chế ra giới cấm chăng ? 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyTue Feb 25, 2014 6:21 pm

32.- Giới Cụ Túc Của Tỳ Kheo Tăng Gồm 250 Điều Khoản Có Thể Tóm Tắt Như Lược Đồ Dưới Đây : 

1.- 4 pháp ba-la-di : Thầy Tỳ-kheo đức hạnh không trong sạch. 
2.- 13 pháp tăng-tàng : Việc tiếp xúc, đụng chạm giữa nam nữ. 
3.- 2 pháp bất-định : Móng tâm và làm việc dâm dục. 
4.- 30 pháp xả-đọa : Của cải chứa quá nhiều sanh tâm tham đắm và nhiễm trước vật chất, không chuyên tâm vào việc tu tập. 
5.- 90 pháp ba-dật-đề : Nói dối, chê bai, nói lưỡi đòn xóc nhọn 2 đầu và tư cách bê tha, giải đải không hợp với hạnh người xuất gia. 
6.- 4 pháp hối-quá : Việc thọ nhận ăn uống từ người cúng không đúng cách làm tăng trưởng lòng tham để mất lòng tín kính của người tín chủ. 
7.- 100 pháp chúng-học : Tư cách của người tăng sĩ qua công việc sinh hoạt hằng ngày nằm trong 4 oai nghi như đi, đứng, nằm, ngồi phải cho đàng hoàng chững chạc. 
8.- 7 pháp diệt-tránh : Trừ diệt những điều phiền toái rầy rà vô ích để chuyên tâm tu tập. 
Trên đây là 250 giới, nếu thầy Tỳ-kheo biết ứng dụng những điều răn cấm vào đời sống tu tập hàng ngày sẽ tạo được cho mình một khuôn mậu đúng và đem lại cho người điều lợi lành không nhỏ vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyWed Feb 26, 2014 9:36 am

33.- Sám Hối Ăn Năn, Hối Quá, Phục Thiện Khác Hay Giống Nhau ?  

Sám hối tiếng Phạn gọi là Samma, có nghĩa là tự mình thú tội và hứa sửa đổi những lỗi lầm đã phạm, không còn tái phạm nữa. 
Việc sám hối có nhiều hình thức như tự mình đối trước tượng Phật và phát nguyện chừa bỏ điều quấy đã lỡ phạm phải hoặc ở trước mặt chư tăng tự nêu lỗi lầm ra để nhờ có sự chứng minh nầy mà xin sửa đổi điều sai trái, xấu ác. Chữ sám hối có rất nhiều nghĩa như kinh sám, tức là kinh dùng để tụng trong việc sám hối như Hồng-Danh Bảo-Sám. Bái sám là lễ lạy để xin chừa sữa lỗi lầm, sám pháp tức cách thức sám hối. 
Sám hối còn ở sự thành tâm mới trừ diệt được tội lỗi. Ngoài ra, chúng ta còn phải phát nguyện chừa bỏ những thói hư tật xấu đã bám sâu vào trong tâm thức lâu ngày. 
Ăn năn nghĩa là biết cải đổi học hỏi để tiến bộ, nhưng trong ý nghĩa nầy có thể là những lỗi nhỏ đã phạm và mong được người khác tha thứ. 
Hối quá là lấy làm tiếc một việc không đáng xẩy ra mà đã lỡ phạm như do lời nói vụng về khiến kẻ khác giận, làm hư hỏng đồ đạc của kẻ khác, sau đó ta tự cảm thấy lương tâm cắn rứt khó chịu nên muốn được người bỏ qua. 
Còn phục thiện là làm lại việc lành hay điều hay đẹp mà ta đã lỡ cơ hội đánh mất nó, để chuộc lại và bù vào chỗ thiếu trống trước kia vì lỡ vô ý thức gây ra. 
Những danh từ sám hối, ăn năn, phục thiện về hình tướng cũng như tội trạng không giống nhau. Chữ sám hối có một nghĩa bao hàm sâu xa các tội lỗi trong quá khứ, hiện tại, có phương hại tới đời sống nội tâm rất lớn lao nên phải gấp rút chừa bỏ. Trong khi đó, chữ ăn-năn và hối-quá ở trong phạm vi thu hẹp, hàm cái nghĩa việc phạm vào những lỗi nhỏ, có thể sửa đổi được. Phục thiện được xem như một việc lỗi nhẹ thôi, không có tính cách liên tục kéo dài, khi nào ta nảy ra được ý định biết được việc làm quấy, tội ấy liền tiêu diệt. 
Từ thấp đến cao, từ việc nhỏ đến việc lớn mà danh từ có khác nhau, nhưng tất cả đều có nghĩa là sửa đổi điều sai trái để cầu tiến bộ vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyThu Feb 27, 2014 11:19 am

34.- Hồi Tâm Là Gì ? Danh Từ Nầy Được Dùng Trong Phạm Vi Nào ?  

Hồi tâm (conversion) là nghĩ lại và nhận chân ra được những sự việc đã diễn ra nơi ý thức ta, thuộc về phạm vi tinh thần trong tôn giáo. 
Danh từ hồi tâm không giống với động từ "to remember", vì nó có một phạm vi rộng hơn nhiều trong khía cạnh tâm thức của đạo giáo. Có mấy danh từ ta cũng cần phân biệt giữa : hồi tưởng, quán tưởng, suy tư với hồi tâm. Hồi tưởng là tiếng thường dùng để nhớ lại những sự việc đã qua, hồi tưởng lại thời thơ ấu, hồi tưởng cuộc chiến tranh Việt Pháp .. Trong khi đó quán tưởng và suy tư (meditation) có một ý nghĩa sâu sắc hơn thuộc lãnh vực đạo giáo trong lúc ta tập trung tư tưởng để thiền định vậy. Nói một cách khác, khi nào chúng ta dùng thì giờ để chú tâm vào một vấn đề gì đều được gọi là suy nghĩ mà không thể gọi được là meditation có tính cách quán tưởng nầy. Chữ hồi tâm còn có nghĩa là cải đổi nhân cách và hoàn toàn theo một lối sống mới tiến bộ hơn để được thích hợp với mỗi giai đoạn trong cuộc đời. Vì thế, hồi tâm có thể ở bất cứ nơi đâu và lúc nào cũng làm được cốt để hoàn thiện nhân cách của mình đối với tôn giáo đang theo. Do đó, danh từ hồi tâm không những chỉ đúng trong phạm vi Phật giáo mà còn có tính cách phổ thông chung cho các tôn giáo khác để chỉ trạng thái vắng lặng của tâm thức, khi ta nghĩ tới những việc làm vừa qua. Tuy nhiên, ở đây không như phản tỉnh, vì chỉ thấy xấu hỗ lương tâm rồi thôi ; trong khi đó, hồi tâm ngoài việc nghĩ tới điều lầm lẫn trong quá khứ ra, còn phải cố gắng tích cực nhiều hơn nữa để làm đẹp cho cuộc sống, nhất là cuộc sống về nội tâm cho được phong phú và sáng suốt hơn. 
Tóm lại, ngoài phạm vi tôn giáo ra, chúng ta ít thấy danh từ "hồi tâm" được xử dụng, vì có chăng cũng chỉ là phản tỉnh, ăn năn và tạ lỗi ... mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyFri Feb 28, 2014 10:14 am

35.- Vu Lan Với Giá Trị Lịch Sử Của Nó Và Cách Thực Hành Ra Sao ?  

Vu-Lan nói cho đủ là Vu-Lan-Bồn. Người Trung-Hoa dịch là Cứu-Đảo- Huyền, tức có ý nói cứu thoát tội lỗi bị treo ngược đối với người đã chết. 
Lễ Vu-Lan trong Phật giáo gắn liền với rằm tháng 7 hay rằm trung ngươn hoặc còn gọi là ngày Xá tội vong nhân vào giữa tháng 7 Âm lịch của mỗi năm. 
Khi đức Phật Thích-Ca còn tại thế, ngài Mục-Kiền-Liên tôn giả có mẹ là bà Thanh-Đề chết và bị đọa vào loài quỷ đói đã phải chịu nhiều cực hình rất khổ sở, đau đớn. Biết được nghiệp báo của mẹ phải đền trả, ngài Mục-Kiền-Liên bèn vận dụng thần thông đến đó để cứu nguy mẹ, nhưng chỉ có một mình Ngài nên đành bất lực. Tôn giả bèn trở lại bạch Phật để tìm phương pháp cứu thoát mẹ ra khỏi chốn u đồ. Phật dạy rằng sức của một người không thể nào cứu nổi, dù có vận dụng sức thần thông cũng khó mà làm được việc trọng đại kia. Do đó, cần phải nhờ vào sức chú nguyện của chư Tăng thì may ra những oan hồn bị đọa mới có thể thoát kiếp khổ được. Sau đó Phật chỉ dạy phương pháp thực hành bằng cách vào ngày rằm tháng 7 mỗi năm, người con hiếu thảo muốn đến đáp phần nào công ơn cha mẹ hiện tại và bảy đời quá khứ, nên thành tâm sắm đủ những thức ăn ngon lạ, thơm sạch, các thứ trái cây đủ năm màu đựng trong bình bát có sự chú nguyện của chư tăng để nhờ oai đức của các vị thiền đức mà các tội đồ được siêu sanh vào cảnh giới an vui. 
Nhờ thực hiện đúng như lời Phật dạy, ngài Mục-Kiền-Liên đã cứu được mẹ ra khỏi cảnh đói khát trong kiếp ngạ quỉ. 
Ngày nay những ai muốn đền ơn cha mẹ đã hy sinh cho ta mà chưa có dịp báo đáp thì nên thực hành lễ Vu-Lan vào rằm tháng 7 theo như lời đức Phật đã chỉ dạy để cầu nguyện cho cha mẹ hiện tiền được tăng phước tăng thọ, cha mẹ bảy đời siêu sanh Tịnh-độ là một phương pháp báo hiếu hữu hiệu nhứt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySat Mar 01, 2014 1:12 pm

36  Bỉ Ngạn Là Gì ? Đáo Bỉ Ngạn Là Đi Tới Đâu ?  

Bỉ ngạn là bờ bên kia. Con người trần thế sống trong cõi đời nầy bị dòng sanh tử chi phối nên phải chìm đắm trôi lăn trong 3 nẻo (tức 3 cõi : Dục, sắc và cõi vô sắc), 6 đường (địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, thiên, nhơn, A-tu-la) như đang chơi vơi bên bờ vực thẳm và chờ con thuyền giải thoát đưa qua bên kia bờ an lạc. 
Đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức là bờ bến an vui giải thoát, không còn bị các dục vọng, phiền não chi phối nữa. Nhờ sự tu hành mà chúng sanh gạn lọc được những điều bất thiện như tham, sân, si và khi đạt đến một trình độ cao thì những mê chấp đều xa lìa, tâm được thanh tịnh an ổn. Đó là sự giải thoát, tức là đã đến được bờ giác ngộ. 
Lễ Bỉ-ngạn người Nhật gọi là O HIGAN vào tháng 3 của mỗi năm và kéo dài trong một tuần lễ từ 13 đến 20. Vào dịp nầy, người tín đồ Phật giáo đến cúng viếng mồ mã tổ tiên ở ngay trong phạm vi của chùa. Thường thường con cháu thuê chùa viết các bài vị bằng cây thông mỏng nhẹ và dài độ 2m gọi là tô-ba (tháp bà) để cắm lên ngôi mộ người quá vảng gọi là tưởng niệm báo ân. 
Lễ nầy không rõ có phải người Việt-Nam chọn vào dịp lễ Thanh-Minh trong tháng 3 chăng ? Theo thiển nghĩ, tiết Thanh-Minh để cho con cháu đi tảo mộ ông bà, cũng như cúng bái tưởng niệm người chết, cũng là một hình thức đượm tính chất Phật giáo. Trong truyện Kiều, Nguyễn-Du có tả tiết Thanh-Minh như sau : 
Thanh-Minh trong tiết tháng ba, 
Lễ là tảo mộ, hội là đạp thanh. 
Gần xa nô nức yến oanh, 
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. 
Dập dìu tài tử giai nhân, 
Ngựa xe như nước áo quần như nem. 
Ngổn ngang gò đống kéo lên, 
Thoi vàng gió rắc, tro tiền giấy bay ... 
Lễ Bỉ-ngạn ở Việt-Nam chưa được phổ thông, vì chỉ có một số ít người biết tới. Trong Phật giáo những ngày lễ đã trở thành tục lệ trong dân gian như lễ Bỉ-ngạn cần phải được phổ cập sâu rộng để duy trì được nếp cũ, vì đó là nét đẹp thuần túy của Đông-phương, nên người Phật tử không thể lơ là.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptySun Mar 02, 2014 10:41 am

37.-  Tam-Bảo Là Gì ? 

Người Phật tử khi quy y được thầy giảng giải kỹ cho biết Tam-Bảo là gì rồi, để cho dễ nhớ ở đây tôi xin nhắc lại danh từ nầy. 
Tam-Bảo là 3 ngôi báu mà chúng ta không thể nào tìm ra được trong đời sống vật chất, song chỉ có thể tìm thấy được trong phạm vi của Phật giáo. Ba ngôi báu ấy là Phật, Pháp, Tăng. Phật Pháp Tăng sao gọi là Tam-Bảo ? Vì Phật rất khó gặp, Pháp khó tìm, Tăng khó hành, và cả ba đều hiếm thấy trong đời sống chúng ta nên gọi là "bảo" vậy. Bảo có nghĩ là của báu hay vật quý giá khó tìm. Nơi nào có chùa thờ Phật, kinh điển được lưu truyền, tức là giáo pháp của Phật được lưu hành rộng rãi và đoàn thể tăng già an trú để tu học được gọi là Tam-Bảo. Người tăng sĩ đại diện cho chư Phật và các vị tổ sư để truyền bá giáo pháp của đức Phật cũng như hướng dẫn tín đồ tu học. Người Phật tử tại gia đặt trọn tin tưởng vào các thầy lãnh đạo tinh thần, nhất là khi đã quy y với thầy ấy và quyết chí tu học để lánh dữ làm lành. Người Phật tử đã quy y là bắt đầu bước sang một giai đoạn mới trong đời sống tinh thần. Nó đánh dấu một thời điểm tinh thần rất quan trọng khó quên trong việc tu học ngay khi đã chánh thức quy y Tam-Bảo. Từ đây trở đi người tín đồ mới đủ tư cách nhận mình là một Phật tử chân chánh. Ngoài ra, chư tăng thay Phật để duy trì chánh pháp phải là những người hành trì giới luật nghiêm chỉnh và có tác phong đạo đức đàng hoàng để xứng đáng là nhà lãnh đạo tinh thần cho tín đồ Phật tử. Trong đời sống phức tạp và đa diện ngày nay, một số trường hợp người tu hành lợi dụng danh nghĩa tăng sĩ để lừa dối lòng tin tưởng của người Phật giáo đồ, chúng ta nên mạnh dạn ly khai khỏi họ và tố cáo ra trước công luận những hạng người sâu dân mọt nước ấy, cũng như phải tìm cách khai trừ họ ra khỏi hàng ngũ tăng sĩ. 
Tam-Bảo hàm ý nghĩa quý báu, trong sạch mầu nhiệm làm điểm tựa cho hàng tín đồ tin theo, nếu chư Tăng thiếu giới đức thanh tịnh trang nghiêm thì không xứng đáng ở trong 3 ngôi báu vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyMon Mar 03, 2014 12:19 pm

38.-GIỚI NHƯ CON THUYỀN CÓ LÁI LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Từ việc nhỏ cho tới việc lớn chúng ta muốn thành công cần phải có sự ràng buộc hoặc sự giới hạn nào đó từ những điều lệ, bản nội quy, hiến chương v.v... là thước đo của những người ở trong việc điều hành một tổ chức. 
Trong kinh Phạm-Võng Bồ-Tát-Giới nói rằng giới là chiếc bè nổi đưa người vượt qua biển khổ. Biển khổ tức là dòng sanh tử luân hồi mà chúng sanh đang vướng mắc ở trong đó. Người tu theo Phật giáo mhờ biết được những giới cấm Phật dạy mà được thoát ra ba cõi, cũng như con thuyền có lái, con ngựa có dây cương ; giới cũng có công năng ràng buộc chặc chẽ như vậy. Một nhà tu không giữ giới thì còn gì để gọi được là có giá trị đạo đức ! Nói một cách khác, giới có công năng hướng dẫn chúng ta đúng theo đường ngay lẽ chánh để tu tập. Người nào biết áp dụng giới luật đúng mức ở trong bất cứ một tổ chức nào sẽ tạo cho mình có một phẩm cách đúng đắn đàng hoàng và cũng làm cho tổ chức phát triển và uy tín. Như vậy, người học Phật, việc giữ gìn giới luật lại càng quan trọng hơn. Giới có nhiều cấp bậc khác nhau từ thấp đến cao. Tùy theo phạm vi lãnh thọ của các chúng đệ tử Phật khác nhau mà có phân ra 5 giới, 10 giới, 48 giới, 250 giới v.v... 
Có người lý luận cho rằng tôi có đi tu đâu mà phải giữ giới cho mất tự do ? 
Điều lý luận như trên có phần không được chính xác, vì giữ giới là do chính ta phát nguyện lúc quy y Tam-Bảo và thọ các giới cấm, chứ không có ai bắt buộc, nhưng chỉ có lương tâm của chúng ta mới là quan tòa phán đoán đúng nhất. 

Ta tự khép mình vào trong khuôn khổ của bất cứ một hình thức sinh hoạt nào cũng có nghĩa là ta biết tuân theo giới luật vậy. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyTue Mar 04, 2014 12:44 pm

39.-NHÀN CƯ VI BẤT THIỆN LÀ GÌ?

Câu tục ngữ của Việt-Nam mà những người thường đọc sách nhiều hay áp dụng là "nhàn cư vi bất thiện ..." Như vậy đứng về mặt giới luật mà nói câu ấy có tác dụng ra sao ? 
Nhàn cư vi bất thiện có nghĩa là người không có công việc gì làm hay ưa nghĩ bậy để giết chết thì giờ. Nếu chúng ta dùng thì giờ thừa vào việc giải trí lành mạnh cũng tạm chấp nhận được, nhưng phần nhiều những người không làm gì cả suốt quanh năm dễ đâm ra chán nản, bực bội. Có khi họ ngồi nghĩ ra kế hoạch, mưu mẹo tính toán làm mưa hại kẻ khác. Đó là chưa nói tới một số trường hợp, vì nhàn nhã mà người ta chuyên la cà nơi các quán rượu và tối ngày cứ say sưa đánh chén. Lúc về nhà họ đánh đập vợ con, gây gổ cải vả với hàng xóm làm xáo trộn sự yên tỉnh của người láng giềng. Trong số 100 người nhàn hạ, có tới 90 người làm việc bất chánh rồi. Người nào có công việc làm cũng bị bó buộc bởi một số điều kiện, luật lệ qui định sẵn, như mỗi ngày phải đến sở đúng giờ, phải làm việc chuyên cần, làm việc cho tới nơi tới chốn không bỏ dỡ dang ... đều là những quy ước tối thiểu của người tác viên cộng sự. 
Ở đời những ai còn khả năng làm việc mà không chịu lăn xã hy sinh lại chỉ lo trốn lánh việc nặng tìm việc nhẹ hay muốn hưởng nhàn đều là những phần tử bị xã hội ruồng bỏ lên án gắt gao. 

Những người ở không bất hợp pháp là con sâu đục mòn xã hội, cũng như những người tu hành không biết giữ giới đều là những kẻ đáng được đề phòng hơn cả. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyWed Mar 05, 2014 1:34 pm

40.-BỒ TÁT SỢ GÂY NHÂN CHÚNG SANH SỢ QUẢ BÁO LÀ THẾ NÀO?

Chúng sanh là những kẻ còn phàm phu, tâm trí luôn luôn quay cuồng trong lạc thú ở đời, còn Bồ-Tát là những bậc tu hành đã giác ngộ nên sáng suốt, có thể biết được tâm niệm của kẻ khác. 
Bồ-Tát biết nhìn sâu rộng hơn trong nhiều lãnh vực, nhất là con đường sanh tử, nên không tạo ra cuộc đời xấu ác trong vòng lục đạo (thiên, nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ và súc-sanh). Do đó, các Ngài không bao giờ tái sanh làm người trở lại, trừ phi do một nguyện lực, các vị Bồ-Tát có thể trở lại nhân gian, nhưng mẫu người mà họ muốn phải có một cái quyền tối thiểu nói cho mọi người nghe và tin tưởng. Trong khi đó chúng sanh vốn biết mang thân xác hiện tại là khổ mà vẫn tạo sự ân ái dục tình, thì không biết đến kiếp nào mới dứt được quả báo khổ đau! 
Hai trạng thái trái ngược nầy cốt để khuyên răn người đời như là một điều giới cấm, không nên làm việc gì thái quá. Một ví dụ khác cho dễ hiểu hơn, tên trộm vốn biết thân phận của mình sẽ ra sao lở khi chủ nhân bắt được, nhưng vẫn cứ thèm thuồng món đồ phi nghĩa ! Một khi cái nhân chính là lòng tham lam không chừa mà chỉ lo sợ rằng mình sẽ vào tù là điều khó mong thoát được. Cũng như trong những cuộc chiến tranh đều là mầm mống của diệt chủng, thế nhưng các nước ôm mộng bá chủ hoàn cầu vẫn hăm he muốn chiếm đoạt các nước nhỏ láng giềng là điều không thể tránh gây ra đại họa cho mọi người. 

Biết ngăn ngừa để chận đứng những hành vi bất thiện trong mỗi người là chúng ta đã tạo được một hạt nhân tốt rồi. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyThu Mar 06, 2014 12:48 pm

CHƯƠNG 4
SINH HOẠT
1.- Cầu An Có Phải Là Một Hình Thức Mê Tín ?  
Sống trong đời không một ai trong chúng ta tự thỏa mãn cả, từ người giàu có cho đến kẻ nghèo khó đều mang tâm trạng hồi hợp lo sợ, bất an. 
Ngoài phạm vi hiểu biết của con người, nhưng chúng ta tin tưởng vào tha lực tức sự huyền bí nào đó và như vậy, khi gặp sự đau khổ, nguy nan ... mọi người đem lòng cầu cho tai qua nạn khỏi. Việc làm nầy phải chăng là một hình thức mê tín, dị đoan ? Cầu an theo một nghĩa bi quan tức là phó mặc mọi việc rủi may cho các đấng linh thiêng định đoạt, với người mang tâm địa như thế, việc cầu an hoàn toàn nằm trong khía cạnh mê tín, vì trông mong vào sự cứu rỗi hoàn toàn, trong khi đó vẫn làm việc bất chánh một cách mù quáng. Nếu chúng ta cầu an cho người đi xa đi đến nơi về đến chốn trong sự yên ổn, và cầu cho người bịnh chóng được lành, cầu cho cảnh gia đình sum họp, đoàn viên ... Tại chùa, chúng ta cầu cho dân tộc thái bình, nhân dân an cư lạc nghiệp ... đều là điều mong ước có hàm ý tích cực như lời trông mong và hiệp lực đẩy mạnh cho lời nguyện của ta thành sự thật. Cũng cần nói thêm trong việc cầu an, có người nghĩ rằng cầu cho mau giàu có, cầu để thắng kẻ thù ... những cách cầu an như thế chứng tỏ ra người cầu đã mang một tâm trạng bất an rồi. Cầu an ngoài việc tin tưởng vào tha lực ra, chúng ta cần phải nổ lực nhiều hơn mới mong hoàn thành được lời mong ước. 

Một người Phật tử khi đã hiểu được lý nhân quả rồi thì việc cầu an mới thật lợi ích và đúng nghĩa. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyFri Mar 07, 2014 10:34 am

2.-Ý NGHĨA CỦA VIỆC CẦU SIÊU TRONG PHẬT GIÁO RA SAO?

Cầu siêu là do sự góp lời cầu nguyện của nhiều người để nhờ đó linh hồn của người chết được siêu thoát và sanh vào một cảnh giới lành. 
Cầu siêu có nghĩa là mong cho vượt lên và thoát khỏi. Vượt ở đây là lên được một nơi cao hơn, vì Phật giáo quan niệm có 6 cõi khác nhau để con người đi đầu thai. Đó là : Thiên, Nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ (quỉ đói), súc-sanh. Việc cầu siêu tốt nhất là vào lúc người chết sắp tắt hơi thở, vì giữa thân xác và thần thức lúc đó sắp tách rời nhau, nếu mọi người đọc kinh nhắc cho người ấy biết con đường thiện nên theo, thần thức theo đó mà thoát kiếp đi đầu thai trong kiếp khác dễ dàng. Thần thức chưa đi đầu thai ngay, do đó chúng ta hay tổ chức cúng tuần 7 ngày, 14 ngày, 21 ngày, 35 ngày, 49 ngày, và 100 ngày để mong cho người qua đời được nhẹ nghiệp đi đầu thai. Ngoài ra, tại các chùa còn có tổ chức lễ cầu siêu tập thể vào ngày rằm tháng 7 của mỗi năm trong dịp lễ Vu-Lan hay cũng còn gọi là ngày xá tội vong nhân rất trọng thể. 
Mọi việc khóc kể, thương tiếc người vừa mới mất là một cách níu kéo thần thức người ấy trở lại với người thân thật hết sức tai hại, cho nên Phật giáo khuyên người Phật tử khi có người nhà chết không nên khóc than là như vậy. Đây không phải là một việc bất hiếu, bất nghĩa mà là có ảnh hưởng tới động lực tinh thần rất lớn. 

Cầu siêu còn là một hình thức trợ lực giữa hai thế giới sống - chết qua một mối dây vô hình, nhưng lại là việc làm thật thiết thực cho người Phật tử lúc lâm chung. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyMon Mar 10, 2014 4:21 pm

3.-VIỆC DÂNG SỚ ĐIỆP LÚC CẦU SIÊU CÓ TÁC DỤNG GÌ? 

Lá sớ, tờ điệp ghi đầy đủ tên tuổi năm sinh, mất như là lời thưa thỉnh để bạch Phật cầu cho người đã chết được nhẹ nghiệp sớm đi thọ sinh ở kiếp khác. 
Tuy nhiên, sớ không phải để cầu siêu thuần túy, đôi khi sớ còn dùng cho việc cầu an nữa. Về hình thức của lá sớ được chia ra làm 7 phần : 
1.- Lời bạch Phật, 2.- Địa điểm tổ chức lễ, 3.- Tên, tuổi, năm sinh, năm mất, 4.- Danh hiệu đức Phật A-Di-Đà cầu tiếp độ hương linh vãng sanh về cảnh giới Cực-Lạc, 5.- Lời chí thành cầu nguyện của người cầu xin, 6.- Năm, tháng, ngày làm lễ, 7.- Ấn dấu chứng thực. 
Lúc dâng sớ thường là vị sư trụ trì của một ngôi chùa đọc, trong khi đó chủ nhà quỳ ở phía sau và đội bì sớ nhiếp tâm cầu nguyện, chờ cho đến khi nào thầy đọc xong mới hạ bì sớ xuống. Sớ bằng giấy màu vàng, xếp thành 6 mảnh tượng trưng cho lục đạo : Thiên, nhân, A-tu-la, địa-ngục, ngạ-quỉ, súc-sanh, có hàm ý rằng con người không thoát ra được khỏi 6 đường ấy. Còn điệp không đọc trước bàn thờ Phật mà chỉ đọc trước bàn vong. Trên là điệp cũng có ghi rõ tên tuổi của người chết và ngày giờ hẳn hoi. Sớ gồm cả cầu an và cầu siêu, trong khi đó điệp chỉ có trong dịp lễ cầu siêu mà thôi. Điệp thường thì màu trắng. Có người cho rằng việc cầu khẩn như thế là quá đáng, vì nó có tính chất mơ hồ. Thật ra, việc cầu siêu còn tùy thuộc vào quan niệm và ý hướng của người cầu xin, còn bản chất của sớ, điệp vốn không là gì cả để ta phê phán hết. 

Người Đông-phương chọn chữ hiếu đứng đầu trong muôn hạnh, cho nên cha mẹ hoặc người thân lúc chết được con cháu tổ chức cầu siêu là một việc cần được duy trì. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyTue Mar 11, 2014 3:02 pm

4.- Ý Nghĩa Của Việc Phóng Sanh Và Vật Được Thả Là Gì ?  
Phóng sanh là giải phóng những con vật bị nhốt và sắp bị đem giết chết để lấy thịt. 
Phóng sanh thường được tổ chức vào các dịp lễ vía quan trọng trong năm như ngày Phật-Đản, lễ Vu-Lan, ngày vía đức Quán-Thế-Âm v.v... Những loài vật thường được cứu sống như chim, cá, rùa, ba ba ... Vì loài động vật cũng biết ham sống sợ chết như loài người, không thể vô cớ làm cho chúng mất tự do, mất mạng sống. 
Do lòng từ bi thúc đẩy, ta có thể bỏ tiền mua những con vật sắp bị giết oan để thả cho chúng tự do, nhờ đó tạo được phước như thêm tuổi thọ, cũng như gặp nhiều may mắn ở đời. Người ưa phóng sanh thường được thiên thần ủng hộ trong mọi trường hợp. Muốn phóng sanh phải nhờ tăng sĩ chú nguyện cho những con vật được thả mới được nhiều lợi ích hơn là mình tự đem thả. Cũng có nhiều trường hợp việc thả loài động vật không do nghi thức Phật giáo mà diễn ra vào dịp lễ Quốc-Khánh, ngày Cách-Mạng ... 
Ý nghĩa của việc giải phóng loài vật cũng giống như việc phóng thích những tội phạm bị giam trong lao ngục lâu ngày và có cơ hội tốt để họ tìm thấy lại được sự tự do. Mặt khác, phóng sanh còn nói lên một khía cạnh tinh thần của lòng từ bi bao la không phân biệt giữa người và vật. 

Phóng sanh để làm tăng trưởng lòng thương muôn loài vạn vật, vì tự nghĩ chúng cũng khao khát sống đời tự tại như người. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyWed Mar 12, 2014 11:50 am

5.-NÓI QUA Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÓNG ĐĂNG VÀ SỰ LỢI ÍCH CỦA NÓ?

Phóng đăng là thả đèn cho trôi trên hồ hoặc trên sông để cầu nguyện cho những người chết oan trên sóng nước được siêu thoát. 
Việc thả đèn cần đòi hỏi cơ hội thuận tiện. Những cây đèn được thả trôi trên mặt nước phần nhiều cần bảo đảm nước khỏi lọt vô. Đèn dùng vào việc nầy thường hình hoa sen để khi gặp gió đèn không bị tắt, vì thế thả đèn ban đêm thì rất thích hợp. Đèn thả trước sau thứ tự theo dòng nước chảy, để người xem như có cảm tưởng rằng đó là những con thuyền nhỏ đang chở những linh hồn lạc lõng về bến an lạc. 
Vào năm 1979 khoảng hạ tuần tháng 7, tại Geneve, có một hội nghị thượng đỉnh của các nước để giải quyết vấn đề tỵ nạn của người Đông dương. Các đoàn thể tôn giáo các nước Việt - Miên - Lào đã tổ chức một cuộc tuyệt thực suốt trong ba ngày tại ngay cổng chính của trụ sở Liên-Hiệp-Quốc để đưa thỉnh nguyện thư nhờ can thiệp giúp đỡ các đồng bào tỵ nạn. Vào đêm cuối cùng cuộc tuyệt thực có một người đàn bà Nhật tổ chức lễ thả đèn trên hồ "Le Man" để cầu nguyện cho những người vượt biên thiếu may mắn bị chết đắm trong lòng đại dương. Việc làm nầy đã gây được tiếng vang rất lớn và tầm ảnh hưởng quốc tế rất có lợi cho người tỵ nạn. 

Xem một cuộc thả đèn trên sông hồ ta thường hay liên tưởng tới những oan hồn đã chết mà còn vất vưởng chưa đi đầu thai được nên phải cần có sự trợ niệm của chúng ta. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 EmptyThu Mar 13, 2014 10:13 am

6.- Nói Rõ Ý Nghĩa Của Việc Rước Vong, Vong Và Linh Theo Phật Giáo Khác Hay Giống Nhau ?  
Theo Phật giáo, người chết được quan niệm như là một sự thay đổi, cũng như kép lớp trong vở tuồng trên sân khấu của trường đời. 
Chết không phải là chấm dứt mà chỉ tiếp tục đóng một vai trò khác của kiếp người. Do đó, sau khi tắt thở con người còn lại phần thần thức ; riêng phần thân xác bị tan rã và hoàn nguyên trở về bốn trạng thái cũ là đất, nước, gió, lửa của bốn đại tạo thành cơ thể. 
Rước vong là tiếp dẫn bằng lời kinh tiếng kệ để đưa vong của người chết trở lại nhà hay chùa để an trí. Sau khi chôn cất hay thiêu xác người chết xong, thân nhân của người ấy mời chư Tăng trở lại nhà với bài vị và di ảnh để thiết lập bàn thờ qua một nghi thức ngắn gọn. Chữ vong ( ) có nghĩa là quên hay mất như trong nghĩa của chữ vong hồn, linh hồn, oan hồn. Trong khi đó, chữ linh mang tính cách trừu tượng hơn để ám chỉ trường hợp người nào bị chết oan ức như bị ép ngặt, bị tra tấn cho đến chết hay tự tử đều gọi là linh cả. Chữ linh có hàm ý là linh thiêng. Đối với người chết lớn tuổi gọi là hương linh, còn người chết nhỏ tuổi gọi là vong linh. Chữ vong linh theo nghĩa sau nầy gồm chung lại thành một nghĩa, có ý nói rằng thần thức của kẻ chết oan chưa được toại nguyện, vì còn đang nuối tiếc như vợ con, gia đình, bè bạn, của cải nên phải được cúng cấp để vong hoặc linh khỏi về phá phách con cháu. 

Việc thờ cúng do đó, theo Phật giáo rất quan trong để tưởng niệm người chết cũng như lúc còn sống, vì chết chưa phải là đoạn tuyệt mà còn kiếp tái sanh. 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO   KIẾN THỨC  CĂN BẢN PHẬT GIÁO - Page 5 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
KIẾN THỨC CĂN BẢN PHẬT GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 5 trong tổng số 13 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6 ... 11, 12, 13  Next
 Similar topics
-
» THÔNG ĐIỆP CỦA ĐỨC PHÁP CHỦ GIÁO HỘI PHẬT GIÁO VIỆT NAM
» Truyện Phật Giáo (hay) Sưu Tầm
» Nam Tông Phật Giáo
» Giáo dục thế hệ trẻ sống theo lời Phật dạy
» Phật Giáo Có Đường Lối Riêng

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Căn Bản Phật Pháp-
Chuyển đến