Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 CỔ HỌC TINH HOA

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyTue Feb 18, 2014 12:54 pm

205. TỰ XÉT LẠI MÌNH
 
Người quân tử sở dĩ khác người là vì lúc nào cũng để tâm đến việc “Nhân”, để tâm đến việc “Lễ”.
 
Đã là người có nhân thì yêu người, đã là người có lễ thì kính người. Mà theo lẽ thường, yêu người thì người tất yêu lại, kính người thì người tất kính lại. Người quân tử ăn ở như vậy, mà gián hoặc còn có kẻ đem thói ngang ngược đối đãi lại, thì tất nhiên tự xét ngay mình lại, chắc mình cón bất nhân, chắc mình còn vô lễ, thì họ mới xử với mình như thế, chớ tự dưng thì có khi nào họ lại ngang ngược với mình được.
 
Người quân tử xét lại thật mình có nhân, thật mình có lễ, mà người ta đối đãi với mình vẫn ngang ngược như trước thì tất xét lại mình ta tuy nhân tuy lễ thật, nhưng ta chưa được hết lòng chăng.
 
Nếu người quân tử xét rằng thật đã hết lòng mà thói người ngang ngược vẫn như trước thì bấy giờ người quân tử nói:
Hạng này thật là hạng càn dỡ. Người mà đến như vậy thì khác gì loài vật. Đối với loài vật thì ta còn so kể làm chi!
 
Mạnh Tử
 
LỜI BÀN:
 Ai cũng đều là người cả. Nhưng người quân tử chỉ khác người vì cái tâm không tàn ác, không bỉ bạc. Tâm đã như thế thì thường yêu người, quý người. Yêu quý người, mà người yêu quý lại, là lý chí thường. Song ở đời có nhiều việc bất ngờ, đã không đem điều phải ăn ở lại việc phải, lại còn giở lối cuờng bạo vô lý. Thế mà người quân tử xử với bọn ngu ngoan ấy vẫn ân cần tự xét mình đến ba lần thật là vẫn sẵn lòng thuơng xót, biết cách chu toàn không có ý gì tự cho mình là phải mà tuyệt bỏ người đời cả.
 

Cái học trách kỷ, trong làm cho mình hay thêm, ngoài làm cho người dễ theo điều phải, thật là hay lắm vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyWed Feb 19, 2014 10:56 am

206. KHÔNG NÊN CÂU NỆ
 
Trời không thể làm cho hoa mùa nọ nở vào mùa kia, cho nên thánh nhân không trái thời.
 
Đất không có thể làm cho khí hậu xứ kia đổi thành xứ nọ, cho nên thánh nhân không trái tục.
 
Thánh nhân không thể làm cho tay biết đi chân biết cầm, cho nên thánh nhân không làm cho trái cái tài riêng.
 
Thánh nhân lại không có thể làm cho cá biết bay, chim biết bơi dưới nước, cho nên thánh nhân cũng không dùng cái tài riêng của người.
 
Vì vậy, lúc nên động, lúc nên tĩnh, lúc nên tối, lúc nên sáng, ta không nên câu nệ một đường nào thì mới là hợp đạo.
 
Quan Doãn Tử
 
LỜI BÀN

Hết thảy động vật, thực vật cả đến người ta, mỗi loài mỗi giống thường có đặc tính riêng của loài ấy, giống ấy, cách trí dù có tinh xảo cũng không thể bắt cho cả mọi loài, mọi giống cùng y như nhau cả. Suy như thế, thì bất cứ về mặt gì tính tình, phong tục cho đến cả tôn giáo, học thuật, ta không nên câu nệ chấp nhất một đường nào mà chỉ biết cái phải của ta, không rõ cái phải của người. Ta phải có lượng rộng lòng được cả một cái, bao quát được cả mọi việc, thì ngõ hầu mới là người thông hiểu và sáng suốt vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyThu Feb 20, 2014 5:08 pm

207. TRI KỶ
 
Thạch Phủ người nước Tề thời Xuân Thu, có tiếng là người giỏi. Anh ta phải tội oan, bị giam trói. Án Tử đi chơi, gặp ở đường, tháo một con ngựa đang đóng xe ra bán, để chuộc tội cho anh ta, rồi đưa lên xe đem ra về.
 
Về đến nhà, Án Tử chẳng hỏi han gì đến, vào ngay nhà trong rồi ở mãi không ra.
 
Thạch Phủ tức giận bỏ đi và nói rằng từ rày không bước đến nhà Án Tử nữa.
 
Án Tử nghe tiếng, ngạc nhiên, sửa khăn áo chạy ra, tạ rằng:
Tuy tôi chẳng ra gì, song cũng vừa gỡ được tội cho ông, sao ông lại vội cự tuyệt tôi thế.
 
Thạch Phủ nói: - Không phải. Tôi nghe người quân tử gặp phải kẻ bất tri kỉ thì phải cực thân gặp được người tri kỷ thì được hả dạ. Tôi đã phải giam trói oan là tôi gặp phải kẻ bất tri kỷ. Tôi nay gặp được ông đã biết tôi mà chuộc cho tôi khỏi tội oan, thì ông là tri kỷ của tôi. Nếu tôi lại gặp phải người tri kỷ mà vô lễ thì thà rằng tôi cứ ngồi trong chỗ giam trói còn hơn.
 
Án Tử nghe ra bèn kính trọng Thạch Phủ, rồi sau tôn Thạch Phủ làm thượng khách.
 
Sử ký
 
LỜI BÀN

Xem chuyện này ta trọng Thạch Phủ là người tinh đời và lại có tài, có khí ngang nhiên nói thẳng băng mà không mất lòng ân nhân, lại còn nhân đó làm cho ân nhân biết giá trị của mình nữa. Ông vừa biết mình vừa biết người và giỏi cả khoa ngôn ngữ. Còn như Án Tử là người biết người mà lại có đức, có lượng. Bán ngựa để chuộc tội cho Thạch Phủ, thế là biết được anh hùng trong lúc còn trần ai và thương người như thể thương thân vậy. Phải Thạch Phủ nặng lời oán trách, mà ông xử lại kính trọng bội phần, thật là ái tài như mạnh (yêu quí người hiền tài như yêu quí mạng mình). Đáng phục lắm thay! Án Tử làm tướng nước Tề, suốt đời tận tụy quên cả bản thân; nhất là với việc bồi thực nhân tài để cho có người giúp dân giúp nước, ông lại càng hết lòng lắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyFri Feb 21, 2014 12:18 pm

208. TRỒNG KHÓ, NHỔ DỄ
 
Điền Nhu được vua nước Ngụy tin dùng.
 
Huệ Tử bảo Điền Nhu:
Ngươi phải khéo ăn ở với cận thần nhà vua mới được. Này xem như cây dương, trồng ngang cũng mọc, trồng ngược cũng mọc, bẻ cành mà trồng cũng mọc. Giả sử mười người trồng cây dương, một người nhổ lên thì không cây dương nào sống được. Thế cho nên nhiều đến mười người trồng giống thứ cây dễ mọc cũng không lại được với một người nhổ là tại làm sao?
- Là tại trồng thì khó mà nhổ thì dễ. Nay ngươi muốn được vua tin dùng lâu dài, nhưng có nhiều người muốn bỏ ngươi thì ngươi nguy mất.
 
Bách Tử Toàn Thư
 
GIẢI NGHĨA
Huệ Tử: tức là Huệ Thi, là một nhà đàm luận biện bác giỏi thời Chiến Quốc
 
LỜI BÀN

Được vua tin dùng thế là vua đã có lòng yêu, mà vua đã có lòng yêu thì lại còn lo chi không giữ được địa vị vững chắc. Thế mà vị tất. Vua yêu, tuy vua là chủ nữa, nhưng cũng chỉ là một người, còn bao nhiêu người bên cạnh vua, nếu ai ai cũng ghét mình cả, thì mình không thể sao đứng lại được. Nên cái lẽ trồng khó, nhổ dễ của Huệ Tử nói với Điền Nhu là rất phải. Bài này có ý lo xa trừ bỏ cái hại dèm pha.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySat Feb 22, 2014 2:00 pm

209. NGƯỜI KIẾM CỦI ĐƯỢC CON HƯƠU
 
Người nước Trịnh kiếm củi ngoài đồng, thấy con hươu lạc, đón đánh chết được ngay. Anh ta sợ người ngoài trông thấy, vội giấu xác con hươu vào trong cái hào cạn, lấy lá chuối phủ lên. Trong bụng mừng rỡ không biết thế nào mà kể.
 
Chợt một cái, anh ta lú ngay chỗ giấu hươu, bèn cho ngay là chuyện chiêm bao. Lúc gánh củi về, anh ta đi đường thẫn thờ thở than và cứ một mình lẩm bẩm kể câu chuyện ấy.
 
Có một người đi cạnh, nghe thấy cứ theo lời kể mà tìm được hươu, đưa về bảo vợ rằng:
Lúc nãy anh kiếm củi mộng bắt được hươu mà không biết ở chỗ nào, bây giờ ta tìm được thế thì hẳn là kẻ mộng thật.
 
Vợ nói:
Hay chính anh mộng thấy người kiếm củi bắt được hươu. Chớ làm gì có người kiếm củi thật. Bây giờ anh ta bắt được hươu thật, thế là mộng anh thật chăng.
 
Chồng bảo:
- Đây ta cứ biết được hươu là được hươu, cần gì phải biết rằng ta mộng hay hắn mộng nữa.
 
Anh kiếm củi về nhà, trong bụng tấm tức băn khoăn về việc mất hươu. Đêm hôm ấy nằm mộng thấy chỗ mình giấu hươu và cả người đến lấy hươu ấy. Sáng ra, cứ theo như mộng rồi tìm ra được, mới đem lên quan sĩ sư kiện để đòi lại hươu.
 
Quan xử rằng:
- Mày trước thật là bắt được hươu lại hoảng lên cho là mộng, sau mày mộng tìm thấy hươu lại hoảng lên cho là thật. Còn thằng kia thật là lấy hươu mà tranh nhau với mày thì vợ nó lại tưởng là mộng được hươu của người ta chớ không ai bắt được hươu thật, Bây giờ rõ ràng là con hươu đây, thời chia đôi cho mỗi bên nửa.
 
Cái án ấy tâu nên vua nước Trịnh.
 
Vua nói rằng:
Hừ! Quan án cũng lấy mộng mà xử kiện con hươu ư! Rồi cho đòi thủ tướng đến hỏi.
 
Thủ tướng tâu rằng:
- Mộng cùng chẳng mộng, tôi không thể phân biện được. Muốn phân biện mộng hay giác thì chỉ có ông Hoàng Đế, ông Khổng Tử mà thôi. Bây giờ không có hai bực ấy, thì ai phân biện ra được?
Thôi, xin cứ y như lời xử đoán của quan sĩ sư là xong.
 
Liệt Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Trịnh: nước nhỏ thời Xuân Thu, ở vào huyện Tân Trịnh, một phần đất phủ Khai Phong tỉnh Hà Nam ngày nay
 
Sĩ sư: chức quan tra xét việc ngục tụng
 
Hoàng Đế: một bậc thánh đế thời cổ, thay vua Thần Nông cai trị nước Tàu
 
Khổng Tử: người nước Lỗ về thời Xuân Thu, tên là Khưu tự là Trọng Ni, ông tổ nho học
 
LỜI BÀN
Đánh chết được con hươu thật lại đem giấu cẩn thận, vì quên mất chỗ giấu mà cho là mộng. Thế là thực mà hóa ra mộng. Nghe lỏm rồi tranh lấy hươu của người đem về tận nhà khoe với vợ. Thế là mộng hóa ra thực! Ôi! Như thế thì chẳng ra sự mộng và sự thực không có gì để phân biệt tách bạch hẳn ra ư. Hay ở đời có lắm cái như thực mà là mộng cả, lại có lắm cái tưởng mộng mà thực cả. Tác giả chính có ý muốn bày tỏ sự mộng, sự thực ở đời là như thế. Nhà Phật còn có cả cuộc đời là một giấc mộng nữa là những việc vụn vặt hàng ngày.
 
Còn câu cuối bài, tác giả có ý bác Hoàng Đế và ông Khổng Tử cứ như muốn giáo hóa người đời, cho ở đời cái gì cũng là thực cả.
 

Tự xưa đến nay, ở đâu mà chẳng là thật, việc gì mà chẳng là chiêm bao, chẳng qua như chuyện được hươu mất hươu, tìm thấy hươu, kiện nhau hươu. Nghĩ cho cùng, tưởng cũng buồn cười.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySun Feb 23, 2014 3:45 pm

210. HỎI THĂM DÂN
 
Vua nước Tề sai sứ đem thư sang hỏi thăm bà Uy Hậu nước Triệu.
 
Sang đến nơi, bà Uy Hậu chưa xem thư đã hỏi sứ giả rằng:
- Năm nay không mất mùa chứ? Dân bình yên chứ? Vua cũng mạnh khỏe chứ?
 
Sứ giả nghe hỏi không bằng lòng, nói rằng:
Tôi vâng mệnh vua nước tôi sang sứ bên này, thái hậu không hỏi đến vua tôi, lại hỏi thăm mùa màng với dân sự trước, thế chẳng ra tôn trọng kẻ hèn hơn người sang ư?
 
Uy Hậu bảo:
Không phải. Nếu không có mùa màng thì lấy đâu có dân, không có dân thì lấy đâu có vua. Cho nên ta hỏi mùa màng và nhân dân trước. Ai lại bỏ gốc mà hỏi ngọn bao giờ!
 
Nói xong, Thái hậu lại hỏi luôn rằng:
- Chung Li Tử là xử sĩ bên ấy vẫn được bình yên đấy chứ? Người ấy có lương ăn cũng thế, không có lương ăn cũng thế, có áo mặc cũng thế, không có áo mặc cũng thế, ấy là người giúp vua mà nuôi dân đấy, sao đến bây giờ chưa triệu ra làm quan? Cả Nghiệp Dương Tử bên ấy vẫn bình yên đấy chứ? Người ấy thương xót kẻ quan quả chu tuất, kẻ có độc, chuẩn tế kẻ khốn cùng, giúp đỡ kẻ túng bấn, thế là người ta giúp vua để sinh tức cho dân, sao đến bây giờ còn chưa triệu ra làm quan? Người con gái Bắc cung tên là Anh Nhi Tử vẫn bình yên đấy chứ? Người ấy bỏ cả đồ trang sức đến già không lấy chồng để nuôi cha mẹ. Ấy là người ta làm gương cho dân bắt chước ăn ở với cha mẹ cho có hiếu, sao đến bây giờ vẫn chưa cho người ấy vào chầu? Nếu hai người xử sĩ ấy không được làm quan, người con gái ấy không được vào chầu, thì làm vua nước Tề sao trị vạn dân được! À mà thằng Tử Trọng ở Ô Lăng vẫn còn đấy chứ? Người ấy trên không làm tôi vua, dưới không trị việc nhà, giữa không kết giao với ai. Thế là người ấy dạy dân làm điều vô dụng, sao đến bây giờ vẫn còn chưa giết đi?
 
Thái hậu hỏi mấy câu chuyện xong rồi mới xem đến thư.
 
GIẢI NGHĨA
 
Tề: tên nước lớn trong bảy nước thời Chiến Quốc, ở vào địa phận tỉnh Sơn Đông bây giờ
 
Uy Hậu: mẹ của Uy Vương, bấy giờ bà có dự triều chính
 
Triệu: tên một nước lớn thời Chiến Quốc, ở vào phía nam tỉnh Trực Lệ, phía bắc Tỉnh Sơn Tây bây giờ
 
Xử sĩ: người hiền tài ẩn cư một chỗ
 
Quan quả: quan: người góa vợ, quả:người góa chồng
 
Chẩn tế: cứu giúp kẻ đói khổ
 
LỜI BÀN
 

Nước lấy dân làm gốc. Dân không đủ ăn thì nước nguy cho nên dân sinh là việc trọng. Dân không an cư thì nước loạn, cho nên trị an là việc cần. Bà Uy Hậu hỏi hai việc này trước, rồi hỏi thăm vua sau là có ý quí dân lắm. Rồi bà hỏi đến hai người xử sĩ, một người hiến nữ, là mong cho dân có được nhân tài để lãnh đạo. Bà hỏi đến một tên tiểu nhân là ngại cho dân lỡ phải quân gian ác cổ hoặc làm càn, thủy chung câu nào bà hỏi cũng chú trọng về dân, còn vua thì hỏi qua, thật là một tay thấu hiểu việc trị nước, ám hợp với cái ý tưởng của ông Mạnh là: “Dân vi quý, xã tắc thí chi, quân vi khanh” vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyMon Feb 24, 2014 3:52 pm

211. DÂN QUÍ NHẤT
 
Nước mà trông cậy để vững bền được là nhờ ở ba thứ: Một là dân; hai là xã tắc; ba là vua.
 
Đem ba điều ấy so sánh với nhau, dân tuy không có thế đáng tôn, nhưng có hình đáng sợ, đáng trọng, thật là dân quí nhất.
 
Xã tắc là thổ thần và cốc thần tí hộ cho dân được yên, được sống nhưng cũng vì dân mới đặt ra, thì chẳng chúng ta bì với dân được. Vậy xã tắc còn là đáng quý thứ hai.
 
Vua chúa tuy kể cả thần, kể cả dân nhưng kỳ thực cũng phải nhờ lòng dân có yêu mến, xã tắc có yên ổn thì vua mới lâu dài được. Thế thì vua ví với dân, với xã tắc, vua không trọng lắm, nghĩa là đáng quý thứ ba.
 
Mạnh Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Xã tắc: xã: nơi thờ thổ thần tức là thần giữ đất; tắc: nơi thờ cốc thần, tức là thần cho được mùa.
 
Tí hộ: che chỡ, đỡ đần cho được bình yên
 
LỜI BÀN

Nước có quân chủ, thì còn ai trọng bằng vua chúa. Tục chuộng Thần quyền, thì còn ai sợ bằng thần thánh. Một đàn dân ngu, tha hồ mà giày xéo, bóc lột! Nhưng biết đâu dân chính là gốc của nước, có dân mới có xã tắc, có dân mới có vua, nên đem so dân với vua thì dân là quý nhất, không thể khinh thường được. Ông Mạnh sinh vào thời cổ, quân chủ áp chế, mà thực đã hiểu rõ cái lẽ tối tân của đời bân giờ là đời dân chủ. Dù có quân chủ chăng nữa nhưng cũng là tượng trưng cho toàn dân, mà phải thực hành trọng dân quyền thì mới hợp trào lưu tiến hóa vậy. Còn dân, cố nhiên là dân vi quý, nhưng dân trí không mở mang thì dân chủ cũng nguy hại lắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyTue Feb 25, 2014 11:30 pm

 
212. NHUỘM TƠ
 
Mặc Tử thấy người ta nhuộm tơ, ngẫm nghĩ than rằng: Nhuộm vào màu xanh thì hóa xanh, nhuộm vào màu vàng thì hóa vàng. Nhúng vào màu nào thì biến ra màu ấy. Năm lần nhuộm, hóa ra năm sắc, cho nên nhuộm phải cẩn thận.
 
Không những tơ nhuộm như vậy. Người ta tiêm nhiễm nhau cũng thế, bạn với người hay thì hóa hay, bạn với kẻ dở thì hóa dở. Vinh hay nhục quan hệ ở những người bạn mình hay giao du.
 
Mặc Tử.
 
GIẢI NGHĨA:
-Mặc Tử: người nước Lỗ thời Chiến quốc, họ Mặc tên Địch, làm quan đại phu nước Tống, xướng ra học thuyết “ Kiêm ái”
 
LỜI BÀN:

Bài này ý tưởng không có gì là cao lạ, chẳng qua cũng chỉ nói đến sự giao du làm cho người ta chóng giống tính những người mình hằng đi lại với nhau. Nào “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng” (hoặc: gần son thì đỏ), nào: “Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài”, nào: “ Mày bảo tao biết mày chơi với ai, tao sẽ bảo mày là hạng người thế nào”. “Vợ bắt tựa chồng, người ăn người ở giống tông chúa nhà”. “Ở nhà hàng mắm thì thối, ở nhà hàng hương thì thơm”, có biết bao nhiêu câu do cái khôn ngoan của loài người đều công nhận một chân lý ấy cả. Sự chơi bời ở đời, gần người hay thì được hay, gần kẻ dở hóa dở cần là như thế, thánh hiền còn phải nghĩ đến, huống chi là ta, lúc muốn kết bạn bè với ai, chẳng nên cẩn thận mà kén chọn trước ru? Nói tóm, bài này khuyên người ta “ chọn bạn mà chơi”.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyWed Feb 26, 2014 5:01 pm

213. KÉO LÊ ĐUÔI MÀ ĐI
 
Trang Tử đang câu cá ở trên sông Bộc.
 
Vua Sở sai hai quan đại phu đến ngỏ ý rằng, ý vua muốn đem việc nước lại phiền.
 
Trang Tử không nhìn hai quan đại phu, cứ cầm cần câu cá mà nói rằng: Ta nghe nước Sở có con thần qui chết đã ba nghìn năm mà vua còn quý, lấy khăn bọc cất vào hòm để trên miếu đường. Như con thần qui ấy chết mà để xương lại cho người ta quý hơn hay là sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường quý hơn?
 
Hai quan đại phu nói:
Thà rằng sống mà kéo lê đuôi đi ở giữa đường còn hơn.
 
Trang Tử nói:
Vậy xin mời hai ngài cứ về. Ta đây cũng sắp kéo lê đuôi mà đi ở giữa đường.
 
Trang Tử
 
GIẢI NGHĨA:
 
-Bộc: một ngành của con sông chảy qua địa phận tỉnh Hà Nam.
 
-Thần qui: con rùa thiêng. Rùa sở dĩ cho là con vật thiêng là vì xưa người ta dùng để bói.
 
-Miếu đường: nơi thờ phụng tổ tiên của nhà vua
 
LỜI BÀN:

Hiền như Trang Tử đã đi câu trên sông Bộc là muốn an nhà không còn để thân bó buộc vào trong vòng danh lợi nữa. Sở Vương không hay còn cho người cầu đến. Trang Tử hỏi chuyện con thần qui mà tức là để tỏ ý kiến rằng từ chối. Ôi! Bây giờ nhân đời Chiến quốc, người ta đã có câu: “ Chiến quốc chi sĩ tiện” nghĩa là kẻ sĩ đời Chiến quốc hèn hạ, và đáng khinh bỉ, cho nên Trang Tử không chịu ra cũng có lẽ vậy. Lúc đời đang sôi nổi, đắm đuối về danh lợi, xâu xé tranh cướp nhau, xác người tuy còn, lòng người đã chết, thì ra đua với đời chỉ ô uế đến thân. Có đâu cao thượng bằng cầm câu trên sông Bộc làm lão ngư ông sống gần tạo hóa, xa đời ô trọc lại chả nhẹ nhàng cái thân ư!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyThu Feb 27, 2014 10:26 am

214. PHẢI BIẾT PHÒNG XA
 
Ông Biển Thước đến yết kiến Hoàn Hầu nước Tề, đứng ngắm một lát, tâu rằng:
Vua có bệnh ở trong bì phu, không chữa sợ sau nặng.
 
Hoàn Hầu bảo:
Ta vô bệnh.
 
Biển thước đi ra.
Hoàn Hầu nói:
Thầy thuốc này lý tài lắm! Muốn chữa người khỏe để lấy công.
 
Mười hôm sau, Biển Thước vào yết kiến Hoàn Hầu lại nói: Vua có bệnh ở gan ruột, không chữa mau sau khó lòng.
 
Hoàn Hầu không trả lời, còn lấy làm không bằng lòng.
Biển Thước đi ra.
 
Cách mười hôm nữa, Biển Thước lại vào yết kiến Hoàn Hầu, vừa trông thấy, lùi chạy ra ngay.
 
Hoàn Hầu cho người gọi lại hỏi, vì cớ gì mà ra ngay như vậy. Biển Thước tâu:
Bệnh ở bì phu còn châm trích được, bệnh ở gan ruột còn thuốc thang được, bệnh đã vào xương tủy, thì không tài nào chữa được nữa. Bây giờ bệnh nhà vua đã vào đến xương tủy cho nên tôi không dám nói mà phải ra ngay.
Năm hôm sau, Hoàn Hầu phát bệnh, cho tìm Biển Thước, thì Biển Thước đã sang nước Tần rồi. Quả nhiên bệnh Hoàn Hầu không thầy nào chữa được nữa Hoàn Hầu mất.
 
Thanh Lê Tử
 
GIẢI NGHĨA:
-Biển Thước: Thầy thuốc hay có tiếng đời Xuân Thu.
 
-Lý tài: lập cách kiếm tiền
 
-Châm trích: châm: kim lể, trích: lửa đốt
 
LỜI BÀN:
Theo y học phương đông thì đối với bệnh nhân: vọng, văn, vấn, thiết là bốn việc cần. Biển Thước là bậc danh y vọng ( trông) mà biết bệnh nhẹ rồi nặng có chi là lạ.
 
Phàm bệnh gì cũng vậy, lúc mới phát ra, biết mà chữa ngay còn dễ, chớ để lâu ngày, thì rất khó hơn hoặc có khi nguy, không sao chữa được nữa.

Suy rộng ý bài này ra, ta lại có thể lấy việc bệnh tật mà so với việc thân, việc nhà, việc nước, đại khái đều như thế cả. Nghĩa là bất kỳ việc gì, nếu đã gọi là hư hỏng, thì phải sớm biết lo xa ngay đi, hoặc còn chữa chạy được, chớ để lâu ngày quá, đợi khi nước đến chân thì dù có muốn cũng không sao kịp được nữa, vì trễ quá rồi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyFri Feb 28, 2014 1:05 pm

215. MỘT CÂU ĐOÁN ĐÚNG 

Ông Tư Sản nước Trịnh sang nước Trần, có việc minh ước. Khi về, ông tâu mọi việc với vua xong, ông đem chuyện nước Trần nói với các quan rằng:
Nước Trần thế nào rồi cũng mất, chẳng nên giao hiếu với nước ấy làm gì. Nay họ chứa nhiều lương thực, họ sửa sang thành quách, họ chỉ cứ cậy hai điều ấy đủ làm yên nước mà chẳng thương gì đến nhân dân. Vua thì không có chí gì là độc lập, thái tử thì hèn yếu, các nhà đại gia thì xa xỉ dâm dật, các quan thì kiêu ngạo, tham tàn, chính quyền thì chia xé, không ai chịu trách nhiệm. Như thế mà ở chen vào giữa các nước lớn, thì tài nào mà còn được. Bất quá mười năm nữa, nước Trần thế nào cũng mất.

Sau quả nhiên nước Trần mất thật. 

Tả Truyện 

GIẢI NGHĨA:
-Trịnh: (xem bài số 89) 

-Trần: tên một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào một phần đất phủ Khai Phong (Hà Nam) và Bạc Châu (An Huy) ngày nay.

LỜI BÀN:
 Một nước mà vua chẳng ra vua, ươn hèn ngu muội, quan chẳng ra quan, tham tàn kiêu xa, để đến nỗi dân khốn cùng, tài khánh kiệt, quân đội liệt nhược, chính sự mục nát, mà chỉ cậy vào cái kho lương đầy, cái thành đắp cao cùng những tờ minh ước của các lân lang thì tài nào nước không mất.

Một nước như Trần đây, thật là tự mình làm cho mình diệt vong trước, rồi nước ngoài mới đến xâm lăng mà diệt đi sau vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySat Mar 01, 2014 3:27 pm

216. CÙNG, ĐẠT BỞI SỐ
 
Bắc Cung Tử hỏi Tây Môn Tử rằng:
 Tôi với bác cùng một thời mà người ta quý bác cùng một họ mà người ta kính bác, cùng làm quan mà bác sang hơn tôi, cùng làm ruộng mà bác giàu hơn tôi, cùng đi buôn mà bác lắm lời hơn tôi. Tôi mặc, phải mặc áo cộc, ăn phải ăn gạo hẩm, ở thì một túp nhà tranh, đi thì đi chân không. Bác thì mặc những gầm vóc, ăn những thịt, cá, ở thì gác tía lầu hồng, đi thì đi xe xe ngựa ngựa. Ở nhà, thì coi bác ra lạt lẽo có bụng khinh tôi, trong triều thì coi ra bộ hơn hớn có dáng vẻ khinh tôi. Bác với tôi chẳng hỏi han đến nhau, chẳng chơi bời với nhau đã mấy năm nay rồi, vậy thì bác tự cho là bác tài đức hơn tôi chăng?
 
Tây Môn Tử đáp:
Tôi cũng không rõ thật tôi hơn được bác không. Nhưng bác làm việc gì cũng vấp váp, tôi làm việc gì cũng thanh thản. Đó có phải là cái trưng nghiệm tài đức hơn kém nhau chăng? Bác lại nói điều gì cũng bằng tôi, chằng đáng thẹn lằm ư!
 
Bắc Cung Tử không biết nói sao nữa, ngậm ngùi ra về. Giữa đường gặp Đông Quách tiên sinh, tiên sinh hỏi:
 Anh này đi đâu về? Coi mặt sao buồn thế?
 
Bắc Cung Tử thuật lại câu chuyện kia.
Tiên sinh bảo:
Được, để ta gỡ khỏi xấu hổ cho.
 
Rồi tiên sinh cùng đi với Bắc Môn Tử đến nhà Tây Môn Tử, hỏi rằng: Sao anh nói nhục Bắc Cung Tử tệ thế? Anh nói gì, kể lại tôi nghe.
 
Tây Môn Tử đáp:
Hắn nói kể về họ hàng, đi làm quan, đi buôn làm ruộng thì hắn cũng bằng như tôi mà sao giàu, nghèo sang hèn thì lại khác hẳn tôi. Tôi bảo rằng : tôi cũng không chắc tôi tài đức hơn gì hắn, nhưng cứ so cái việc của hắn làm hay vấp váp, cái việc của tôi làm được thanh thản, thì tức là cái trưng nghiệm hơn kém nhau mà hắn lại cứ nói việc gì cũng như tôi chẳng là xấu hổ lắm ru?
 
Đông Quách tiên sinh nói:
Anh nói hơn với kém chẳng qua chỉ nói hơn kém bề ngoài, chớ ta mà nói hơn với kém thì lại khác. Bắc Cung Tử hơn anh về cái đức mà kém anh về cái số phận, còn anh thì số phận hơn Bắc Cung Tử nhưng đức lại kém. Anh gặp may mà đạt không phải anh có khôn gì. Bắc Cung Tử bị rủi mà cùng cũng không phải có dại gì. Sự may rủi đó đều bởi trời cả không phải bới người. Vậy mà anh dám hợm mình về số phận của anh, còn Bắc Cung Tử thì lại tủi về tài đức của mình, hai anh đều là không biết cái lẽ tự nhiên cả.
 
Tây Môn Tử nghe nói, chịu là phải bảo rằng:
Thôi, xin lỗi tiên sinh, từ rày tôi không dám nói vậy nữa. Bắc Cung Tử cũng tỉnh ngộ ra. Khi về nhà, mặc cái áo vải cộc mà coi ấm áo như áo lông cừu, ăn cơm gạo hẩm mà coi ngon như gạo tám thơm, ở nhà tranh mà coi rộng như nhà ba tần, đi dép cỏ mà coi sung sướng như ngồi xe ngựa. Trọn đời lúc nào cũng vui sướng trong lòng, không biết cái vinh cái nhục là gì nữa.
 
Liệt Tử
 
GIẢI NGHĨA:
Thanh thản thông suốt bằng phẳng, không có gì trở ngại.
 
Trưng nghiệm: việc có chứng cứ rõ ràng thật.
 
Đạt: làm nên vẻ vang sung sướng.
 
Cùng: không làm nên gì, khốn khó nghèo khổ.
 
Tỉnh ngộ: đương mê muội mà hiểu rõ, rồi tự biết đã lầm.
 
LỜI BÀN:

Bắc Cung Tử hỏi Tây Môn Tử là có ý không phục Tây Môn Tử. Nghĩ đáng giận thật: cái gì mình cũng bằng người ta mà sao lại kém người ta? Còn Tây Môn Tử đáp Bắc Cung Tử thế là lên mặt hơn người ta, tất là có cớ làm sao chứ? Thành ra một người cậy cậy tài đức hơn mà bực mình, một người cậy vận mệnh hơn người mà lên mặt. Ấy ở đời tài đức và mệnh vận thường vẫn không đi đôi với nhau: có tài đức mà phải kém người không tài đức mà được số hơn người. Ai giải cho ta cái lẽ ấy? Đông Quách Tiên sinh, mà tức là tác giả cho rằng: Chẳng qua là do ở số phận mà số phận là do ở trời định, người ta không thể sao cãi được. Thực hợp với câu cổ ngữ “May hơn khôn” của ta đó. Vậy ở đời hơn kém nhau là tại số phận cả. Nếu ta đã biết thế, thì ta hơn người ta cũng chẳng nên khinh người vì ta hơn là hơn về cái may, chớ vị tất đã hơn về cái tài đức. Còn ta cảnh ngộ mà kém người, ta cũng chẳng nên phàn nàn, vì phàn nàn vô ích mà tâm ta lại phải cái cảnh ngoài là cho lụy mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySat Mar 01, 2014 3:31 pm

217. THƯ VIẾT RĂN CON
 
“... Việc làm của người quân tử: tĩnh để tu tỉnh lấy thân, kiệm để bồi dưỡng lấy đức. Nếu không đạm bạc thì không thể nào nào sáng được cái chí. Nếu không ninh tĩnh thì không thể nào đi đến được xa.
 
Lấy lý mà nói: muốn học cần phải tĩnh, có tài cần phải học. Không học, thì không rộng được tài, không tĩnh thì không thành được học. Lười biếng khinh mạn thì chẳng thể biết được tường. Hiểm hóc táo bạo thì chẳng thể sửa được tính.
 
Một năm một tuổi, mỗi tuổi mỗi kém, rồi thành ra con người khô héo, dài thở vắn than trong chỗ xó nhà, bấy giờ mới hối còn sao kịp nữa...”
 
Gia Cát Lượng
 
GIẢI NGHĨA:
Gia Cát Lượng: người đời Tam Quốc, tự là Khổng Minh, trước ẩn ở Nam Dương, sau giúp Lưu Huyền Đức làm tướng trị nước Thục. Ông là người trí mưu trung nghĩa có tiếng ở nước Tàu.
 
LỜI BÀN:

Có những thói xấu như nông nổi, nóng nảy, thô thiển, khinh bạc, người thường còn hại vừa, người thông minh hại mới càng nặng. Hại nặng nghĩa là thiệt đời tài hoa như không. Cho nên Khổng Minh dạy con phải theo gương quân tử ngay từ thưở còn ít tuổi cho thành thói quen. Quân Tử dùng cách gì để tu thân, để dưỡng sức, để có tài năng, để thành học nghiệp, để rộng được trí thức, để gánh vác được công việc trọng đại ở đời. Ông nói tóm tắt mà rất phân minh. Câu “ Một năm một tuổi...” lại càng thống thiết. Ý ông lại còn mong cho con làm thế nào để cho tư tưởng cùng ăn nhịp với thời đại mà một ngày một tiến bộ mãi lên, chớ đừng để tư tưởng cứ cùng theo tuổi lão đại mà cằn cỗi dần thì ươn hèn lắm. Nói tóm: ông chú ý mong con sao cho thành người đừng để sau hỗi mà lỡ hóa ra con người sống thừa ở đời vậy

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySun Mar 02, 2014 3:51 pm

218. VIẾT THƯ KHUYÊN BẠN
 
 “…Hồn nhiên, không thiện, không ác là tính trời bẩm sinh.
 
Thích thiện ghét ác là tính người muốn thế.
 
Bỏ thiện, theo ác là tập nhiễm thói xấu một ngày một dở.
 
Đổi ác, làm thiện là công phu tu tỉnh một ngày một hay.
 
 Hay, dở tự mình xét lấy mình, chớ tự mình dối mình.
 
Đó là con đường tắt thánh hiền dạy ta mà tức là cái sổ ghi công, chép tội trong chốn u minh vậy.
 
Ta nên cố sức. Ta nên hết sức…”
 
Trần Kế Nho
 
GIẢI NGHĨA
Trần Kế Nho: người đời nhà Minh tức là Trần Mị Công tài cao, học rộng trước thuật rất nhiều. Ông ẩn cư dạy học, mấy lần vua triệu ra làm quan cũng không chịu ra.
 
LỜI BÀN


Cứ theo như ý tác giả thì người ta sinh vốn không thiện, không ác ai cũng muốn thích thiện ghét ác. Tuy nhiên, cái trò tập giữ tính thành bỏ thiện theo ác hay đổi ác ra thiện, cái tính nó bắt vào rồi thành quen đi, không sửa đổi được. Cho nên tác giả khuyên ta phải gắng công tu tỉnh cho mỗi ngày một hay, mà muốn tu tỉnh, không gì bằng tự mình phải rất nghiêm với mình để hàng ngày tự trị cho trở nên con người ra người.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyMon Mar 03, 2014 4:26 pm

219. THƯ VIẾT CHO BẠN
 
Trong thiên hạ có hai cái khó: lên trời khó, mà cầu cậy nhờ vả người càng khó hơn.
 
Trong thiên hạ có hai cái đắng: hoàng liên đắng, mà nghèo kiết khốn cùng càng đắng hơn.
 
Nhân gian có hai cái mỏng: giá mùa xuân mỏng mà thói đời càng mỏng hơn.
 
Nhân gian có hai cái hiểm: núi sông hiểm mà lòng người càng hiểm hơn.
 
Biết được cái khó, chịu được cái đắng, quen được cái mỏng, dò được cái hiểm mới có thể ở đời được.
 
Tiền Hạc Than
 
LỜI BÀN

Biết được cái khó, là người có chí tự lập không làm phiền ai; chịu được cái đắng, là người có tâm kiên nhẫm, cố làm nên việc; quen được cái mỏng là người có bụng đại độ bao dung được đời; dò được cái hiểm là người có trí tinh khôn thấu được nhân tình thế thái. Ở đời mà có được bốn điều ấy, thì giao thiệp với ai mà chẳng được, làm công việc gì mà chẳng nên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyTue Mar 04, 2014 6:31 pm

220. THAM THÌ CHẾT
 
Ngu Thúc có viên ngọc. Ngu Công nghe tiếng muốn lấy, sai người đến cầu.
 
Ngu Thúc trước không chịu cho. Sau hối lại nói rằng:
Tục ngữ có câu: “Kẻ thường dân vốn không có tội chỉ vì có ngọc bích mà thành có tội”. ta giữ làm gì hòn ngọc này? Thật là mua tai vạ vào mình.
 
Rồi liền đem ngọc dâng cho Ngu Công.
 
Ngu Công đã lấy được ngọc, nghe Ngu Thúc còn thanh gươm báu, muốn lấy nốt, lại cho người đến cầu thanh gươm ấy.
 
Ngu Thúc giận quá, nói:
Ngu Công trưng cầu hết cái này, lại đến cái khác. Thật là người vô yêm! Đã là vô yêm, thì tất có ngày hại cả đến thân ta nữa.
 
Nói rồi đem quân đi đánh Ngu Công.
 
Ngu Công thua chạy ra đất Cung Trì.
 
Tả truyện
 
GIẢI NGHĨA
 
Câu tục ngữ: “Kẻ thường dân…” chính chữ Hán là: “Thất phu vô tội, hoài bích kỳ tội”.
 
Ngọc bích: thứ ngọc quý, hình tròn có lỗ
 

Vô yêm: muốn lấy cho nhiều, không biết thế nào là vừa là chán.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyWed Mar 05, 2014 4:17 pm

221. THAM VÌ BỊ HẠI
 
Vua nước Thục có tính tham lam.
 
Vua Huệ Vương nước Tần muốn đánh, nhưng ngặt vì khe núi hiểm trở, khó đem quân đi lắm.
 
Huệ Vương bèn sai lấy đá tạc hình con trâu đem để gần địa giới nước Thục, mỗi ngày bỏ vàng vào chỗ sau đuôi trâu và bảo người nói phao lên rằng: “Trâu vãi ra vàng”.
 
Tiếng đồn ấy đến tai vua Thục. Vua Thục liền sai xẻ núi, lấy khe và cho năm người lực sĩ vào rừng kéo con trâu về.
 
Huệ Vương sẵn lối đi, đem quân tiến đến cướp được nước Thục.
 
Vua Thục vừa mất nước, vừa hại cả mình để làm trò cười cho thiên hạ. Thế chẳng tại vì tham chút lợi nhỏ mà mất cái lợi to ư?
 
Lưu Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Thục: tên nước thời Chiến Quốc, sau nhà Tần diệt mất, tức là Tứ Xuyên ngày nay.
 
Tần: nước mạnh thời Chiến Quốc, ở vào Tân Châu (Cam Túc) và Thiểm Tây ngày nay.
 
LỜI BÀN

Tạc hình trâu đá, bỏ vàng vào chỗ sau đuôi trâu để bảo rằng trâu đá vãi ra vàng, cái mưu của Tần Vương rất là sâu. Tin rằng trâu đã vãi ra vàng, thật cái trí của Thục Vương rất là khờ, lại sai người đánh đường để lấy trộm trâu đá, cái bụng của Thục Vương quả là tham. Đã khờ, đã tham mà lại gặp nhiều sâu xa hiểm hóc bày mưu để đánh lừa, thì chẳng mất nước, chẳng hại mình sao được. Than ôi! “Điều tham thực nhi vong, nhân tham tài nhi tử” cái lẽ xưa nay bao giờ cũng thế.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyThu Mar 06, 2014 1:43 pm

222. PHÂN TÍCH KHÔNG RÕ
 
 Nay có kẻ vào vườn người ta hái trộm đào, mận thì ai nghe cũng chê cười, quan bắt được tất trừng phạt. Tại sao vậy?
– Tại người ấy làm điều bất nghĩa, lấy của người để làm lợi cho mình.
 
Kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà vịt, chó lợn so với kẻ vào vườn nhà người ta hái trộm đào mận thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? – Tại lấy của người càng nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.
 
Kẻ vào chuồng người ta bắt trộm trâu, dê, ngựa so với kẻ vào nhà người ta bắt trộm gà vit, chó lợn thì lại là bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? – Tại lấy của người càng nhiều thì bất nhân càng to, tội càng nặng.
 
Kẻ giết người lương thiện, ăn cướp của cải đồ đạc của người ta, so với kẻ vào chuồng trộm trâu bò, dê ngựa thì lại là kẻ bất nghĩa hơn nữa. Tại sao vậy? – Tại giết người lấy của, bất nhân to lắm, tội càng nặng lắm.
 
Giết người là một điều bất nghĩa, tất phải chịu một tử tội. Cứ cái lẽ ấy mà nói rộng ra: giết mười người tất phải chịu mười tử tội, giết trăm người tất phải chịu trăm tử tội…
 
Nay, những kẻ làm điều bất nghĩa nhỏ mọn, tầm thường như nói trên thì biết chê cười. Đến như những việc bất nghĩa thậm tệ như cướp nước người, tàn sát sinh linh hàng ức vạn…thường khi thiên hạ không biết chê cười lại còn hùa theo và khen ngợi cho là “nghĩa” và ca tụng ghi chép công đức; như thế thì có gọi được là biết phân biệt “nghĩa” với “bất nghĩa” hay không?
 
Kẻ nào mà lúc thấy đen ít bảo là đen, lúc thấy đen nhiều lại bảo là trắng, thì ta cho kẻ ấy là người không biết đen với trắng.
 
Kẻ nào nếm đắng ít cho là đắng, lúc nếm đắng nhiều cho là ngọt, thì ta cho kẻ ấy là người không biết phân biệt đắng và ngọt.
 
Thiên hạ bây giờ phân biệt phải trái hay lầm lẫn lắm!
 
Mặc Tử
 
LỜI BÀN

Tác giả vốn là một nhà kiêm ái nên cốt ý muốn công kích sự tranh đoạt mà khuyến khích người ta không nên hại lẫn nhau, vì đã có ý hại nhau tất chiếm đoạt của nhau, đều là có bụng tổn nhiều để cầu lợi cho mình cả. Cho nên, muốn viện lẽ gì để buộc tội ác cho người ta mà mua tiếng hay cho mình thì cũng là bất nghĩa đáng chê cả. Thế mà ngán thay thiên hạ đã không biết chê thì chớ, lại còn theo, còn khen, thực là có khác nào như nối giáo cho giặc để tâng bốc thúc đẩy những kẻ làm điều bất nghĩa lên không. Kẻ làm điều bất nghĩa thường vẫn sợ dư luận của thiên hạ lầm lẫn đến thế, thì điều bất nghĩa ở đời càng mạnh, thật là ác hại càng tăng, biết bao giờ nhân tâm biến đổi mà ai nấy cùng được hưởng cuộc Hòa bình? Kể từ đời Mặc Tử đến giờ xa cách bao nhiêu thế kỉ mà nhân loại đã nuốt lẫn nhau, kẻ khỏe hiếp kẻ yếu, kẻ khôn lừa kẻ ngu, kẻ lớn nạt kẻ nhỏ, số nhiều lấn số ít, xâu xé nhau, tranh cướp nhau, tàn hại nhau, thực là đắm đuối trong các điều bất nghĩa đáng thương, đáng than thở lắm thay!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyFri Mar 07, 2014 9:59 am

223. KHÔNG YÊU NHAU MỚI LOẠN
 
Thánh nhân trị thiên hạ tất phải biết loạn từ đâu mà ra trị thiên hạ thì mới được, không biết loạn từ đâu thì không trị nổi được thiên hạ. Ví như thầy thuốc chữa bệnh cho người ta, tất phải biết bệnh căn từ  đâu khởi ra  mới chữa được, chớ không biết thì chữa không nổi được bệnh. Người trị loạn có khác gì thế?
 
Loạn từ đâu mà sinh ra? Sinh ra bởi không yêu nhau.
 
Con không hiếu với cha, tôi không trung với vua thế là loạn đấy. Con chỉ yêu thân con, không yêu đến cha, cho nên làm thiệt cha để lợi mình; em chỉ yêu thân em, không yêu đến anh, cho nên làm thiệt anh để lợi mình; bầy tôi chỉ biết yêu thân mình mà không biết yêu vua cho nên làm thiệt vua để lợi mình. Thế là loạn đấy.
 
Tuy đến cả cha mà cũng không thương con, anh mà cũng không thương em, vua mà cũng không thương bầy tôi, thế cũng là loạn. Cha chỉ yêu thân cha, không yêu đến con, cho nên làm thiệt con để mình được lợi; anh chỉ yêu thân anh không yêu đến em cho nên làm thiệt em để mình anh được lợi; vua chỉ yêu thân vua, không yêu bầy tôi, cho nên làm thiệt bầy tôi để mình được lợi.
 
Tại sao mà sinh ra những điều ấy? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả thôi không? Đến cả quân trộm quân giặc cũng vậy. Thằng trộm chỉ biết yêu nhà mình, không biết yêu nhà khác, cho nên ăn trộm nhà khác để lợi nhà mình; thằng giặc chỉ biết yêu thân mình mà chẳng yêu thân người khác, cho nên sát hại thân người khác để lợi thân mình. Tại sao mà sinh ra thế? Có phải chỉ tại không yêu nhau cả mà thôi không?
 
Cho đến các quan khuynh loát nhau, các nước chư hầu đánh lẫn nhau, cũng chỉ tại các quan chỉ biết yêu nhà mình, không yêu nhà khác cho nên hại nhà khác để lợi cho nhà mình, các nước chỉ biết yêu nước mình không yêu nước khác cho nên đánh nước khác để lợi cho nước mình.
 
Ấy thiên hạ sinh ra loạn là bởi như thế cả.
 
Nếu biết yêu nhau thì còn ai nỡ hại ai, mà thiên hạ làm gì chẳng bình trị.
 
 Mặc Tử
 
LỜI BÀN
Đại ý của bài rút lại một câu là: loạn mà sinh ra là chỉ do cái lòng không yêu nhau hết cả. Cầu lợi cho mình tức là muốn hại người, mà hại người tất ghét người; ghét người tất người ghét lại mà thành ra không ai được bình yên, ai cũng chỉ lo toan tranh cướp lấy lẫn của nhau mà thôi. Vậy muốn cho khỏi loạn tất phải làm sao cho thiên hạ biết yêu nhau. Mà có yêu nhau thì mới thương nhau; đã yêu thương nhau thì mầm loạn tắt. Đó chính là cái cốt yêu của Mặc Tử, là cái ý kiêm ái, yêu cả loài người không phân biệt thân sơ.
 

Ý Mặc Tử đây cũng giống như ý của Mạnh Tử nói: “Ở đời, ai nấy đều con cái biết thân yêu cha mẹ kẻ dưới biết tôn trọng người trên, thì tự khắc thiên hạ bình trị”, nhưng có phần thống thiết hơn, vì nói đế cả vua trên, cả cha mẹ cũng không thương yêu tôi con cho nên sinh loạn. Cái thuyết ấy kể thật xác đáng; ở cái đời ai ai cũng chỉ tự tư, tự lợi, có nói thế mới mong người tỉnh lại được ít nhiều chăng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyMon Mar 10, 2014 5:59 pm

224.CŨNG LÀ ĂN TRỘM
 
Họ Quốc ở nước Tề rất giàu. Họ hướng ở nước Tống rất nghèo. Hướng bèn sang nước Tề hỏi Quốc cách làm giàu.
 
Quốc bảo:
Ta chỉ khéo ăn trộm thôi. Thoạt đầu ta ăn trộm một năm thì đủ dùng, hai năm thì thừa ăn, ba năm thì giàu có, tự đó trở đi tài sản ta có đến cả làng, cả tỉnh.
 
Hướng nghe nói, mừng lắm, nhưng khốn chỉ hiểu câu chuyện ăn trộm, chớ không hiểu cái lối ăn trộm ra làm sao.
 
Lúc về, bèn trèo tường, khoét ngạch, phàm cái gì mắt trông thấy, tay cầm được là cũng lấy tất.
Hướng đi ăn trộm chưa được bao lâu, bị bắt quả tang, thành phải tội, cả bao nhiêu của cải lúc trước khó nhọc kiếm ra cũng đều bị tịch thu hết.
 
Bấy giờ Hướng cho Quốc là đánh lừa mình, đến tận nơi trách.
 
Quốc hỏi:
Anh ăn trộm thế nào chứ?
 
Hướng bèn thuật lại cung cách ăn trộm cho Quốc nghe.
 
Quốc nói:
Chết thật! Cái lối của anh ăn trộm sai lầm đến như thế kia ư! Này để tôi bảo rõ cho mà biết. Trời có thời tiết, đất có hoa lợi. Ta ăn trộm thời của trời, lợi của đất, sự thuận hòa của mưa gió, những sản vật của non sông, để ta cấy lúa trồng cây, xây tường, làm nhà, trên cạn thì ta ăn trộm giống chim muông, dười nước thì ta ăn trộm loài tôm cá. Những cái ấy không có cái gì là không phải của ăn trộm cả. Này lúa mạ, đất cát, cây cối, chim muông, cá, ba ba đều là của trời sinh ra cả há có phải của ta đâu. Song ta ăn trộm của trời, nên không có tai vạ gì.
 
Còn như vàng ngọc, châu báu, thóc lúa, của cải đều là người ta làm kiếm ra mới có, há có phải là của trời đâu. Nên anh ăn trộm những của ấy mà phải tội là phải lắm, anh cón trách gì ai nữa.
 
Hướng nghe nói càng nghi hoặc cho là Quốc lại nói dối mình lần nữa, bèn qua nhà Đông Quách tiên sinh đem câu chuyện lại hỏi. Đông Quách tiên sinh nói:
 
Chính cả cái thân anh cũng là của ăn trộm nữa, nghĩa là trộm cái khí âm, khí dương mà hòa hợp lại thành cái đời, mới có cái xác anh, huống chi ngoại vật, cái gì mà chẳng là của ăn trộm hay sao. Người ta mà cái gì cũng nhận là của mình có, đều là lầm cả.
 
Liệt Tử
 
GIẢI NGHĨA:
- Đông Quách tiên sinh: một nhà ẩn sĩ đời Xuân Thu.
- Ngoại vật: các vật ngoài cái thân ta.
 
LỜI BÀN:
tác giả làm bài này cốt bày tỏ cái ý rằng: Cách làm giàu không phải ở sự bon chen cướp nhỏ nhen những cái của người ta làm ra, nhưng ở sự biết lợi dụng những vật của trời đất sinh ra. Chiếm của của riêng của người đã kiếm được, mà làm giàu cho mình, thế là không chính đáng, thế tức là ăn cắp, ăn trộm, ăn cướp có pháp luật trừng trị, có công lý bắt phải bồi thường lại. Chớ lấy của chung của trời đất, biết lợi dụng những sản vật, thiên nhiên, tuy không phải của mình mà lấy thì khác gì ăn trộm, nhưng trộm cái kho vô tận của tạo hóa, chẳng những không ai buộc được tội, mà người ta lại còn phải phục, phải chịu là tài giỏi khéo lấy nữa. Muôn vật ở đời không phải là của riêng của một ai, hay một loài nào, nhưng của công của cả mọi người, ai khôn thì biết lợi dụng, ai hèn thì chiu bó tay.
 

Còn cái ý tác giả cho chính thân mình cũng không phải là của mình lại cao hơn một bậc nữa. Quả vậy cái xác thịt của mình, đến cả cái tâm hồn của mình, nào có phải tự mình làm nên đâu hay chẳng qua cũng chỉ là tứ đại ( địa, thủy, hỏa, phong) hợp lại rồi tan đi mà thế thường vẫn cho là "Ngã".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyTue Mar 11, 2014 5:25 pm

225. LO TRỜI ĐỔ
 
Nước Kỷ có kẻ lo trời đổ, đất long thì thân mình không biết nương tựa vào đâu. Anh ta lo quá đến nỗi bỏ cả ăn, cả ngủ.
 
Lại có người thấy anh ta lo thế, mà lo cho anh ta, mới giảng giải cho biết rằng: Trời chỉ là không khí chứa đầy lại mà thôi. Không chỗ nào là không có khí, anh co, duỗi, hít, thở suốt ngày ở trong vòng trời, thì việc gì lo trời đổ.
 
Anh ta nói:
Trời mà quả là không khí, thì còn mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao chẳng có lúc sa xuống ư?
 
Người kia lại giảng:
Mặt trời, mặt trăng, các ngôi sao cũng là thứ hoặc phát quang hoặc thụ quang ở tầng không khí, giá có xuống nữa, thì chẳng qua cũng là khí thôi có hại chi đến người.
 
Anh ta lại nói:
Thế còn đất long lở thì sao?
 
Người kia lại giảng:
Đất là một khối rất to, đâu đâu cũng có đất cả. Ta đi đứng suốt ngày ở trên mặt đất thì lo gì đất lở mà không có đất.
 
Anh lo nghe hiểu ra, mừng lắm. Anh đến giảng cũng lấy làm thích và mừng lắm.
 
Liệt Tử
 
GIẢI NGHĨA:
Kỷ: nước nhỏ thời Xuân Thu, xưa phải nước Sở diệt mất, tức là huyện Kỷ, tỉnh Hà Nam ngày nay.
 
LỜI BÀN:
Liệt Tử đặt ra chuyện này tuy về mặt thiên văn không hợp với khoa học bây giờ, nhưng cái gì muốn dạy người phải đạt lý đừng có nghĩ quẩn lo quanh rất là như vậy.
 
Này ngay chính cái thân mình cũng chẳng phải của mình có, mà lo cho cái thân ấy còn thường khi không được, thế mà đi lo trời đổ đất long, thì anh người nước Kỷ cũng lo xa quá thật!
 
Hiền triết xưa đã ví trời đất như một cái nhà trọ lớn, người ta chỉ là khách qua chơi đến trọ một thời. Nếu người khách ấy không biết hưởng thụ cái thú tự nhiên cùng tiêu dùng cái thời giờ " sống", đinh đoạt cái tài sản "chết" mà cứ băn khoăn phiền bực, ăn chẳng ngon nằm chẳng yên, lo đứng, lo ngồi, lo đêm, lo ngày, lo rằng cái nhà trọ kia lỡ ra hư hỏng nát dột, thì chẳng đáng bật cười lắm sao!
 
Ở đời, cố nhiên có thân là có khổ, ai mà chẳng lo. Nhưng đem cái thân trăm năm lo những việc nghìn đời, chả biết chi là hỷ hoan, chỉ những là rầu rĩ thế chả là tự chuốc lấy khổ ư?

Tôi nói câu này anh nhớ lấy: " Ở đời chuốc khổ biết bao người".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyWed Mar 12, 2014 11:46 am

226. DÙNG RƯỢU SAY ĐỂ KHIẾN CHỒNG
 
Công tử nước Tần tên là Trùng Nhĩ gặp trong nước có nạn, phải chạy ra nước ngoài. Công tử đi hết nước này sang nước khác.
 
Khi sang đến Tề, vua Hoàn Công đem con gái là Khương Thi gả cho và tám mươi con ngựa hay. Công tử được vậy, lấy làm yên thân muốn suốt đời ở nước Tề.
 
Các quan tòng vong, biết nước Tề không thế tin cậy được, toan đi sang nước khác, mới họp nhau âm mưu ở chỗ vườn dâu.
 
Có một người đàn bà hài dâu nghe lỏm, biết chuyện, đến mách với Khương Thị.
Khương Thị sợ việc tiết lộ, giết ngay người ấy rồi bảo công tử rằng: Công tử có chí tứ phương, đứa nghe lỏm mưu ấy, thiếp đã giết đi rồi.
 
Công tử nói:
Ta thật không có chí đi đâu cả.
 
Khương Thị bảo:
Phải đi mới được! Say một người yêu mà cứ mê mệt, thích một cảnh vui mà cứ yên nhàn, thực là làm bại hoại hết cả công danh sự nghiệp một đời.
 
Công tử vẫn không muốn đi.
Khương Thị bèn cùng với Tử Phạm lập kế một hôm cho công tử uống rượu thật say, rồi bỏ lên xe, bắt kéo đi. Công tử tỉnh rượu, biết là mình lìa xa nước Tề, giận quá, cầm giáo đuổi Tử Phạm muốn giết. Nhưng ít lâu công tử tỉnh ngộ, biết hối lại ngay.
 
Nhờ có thế mà sau công tử về làm vua ở nước Tần và bá cả chư hầu.
 
Tả Truyện
 
GIẢI NGHĨA:
 
Công tử: tiếng gọi con vua chư hầu, hay con quan to.
 
Tấn: tên nước lớn thời Xuân Thu, ở vào vùng tỉnh Sơn Tây, và một ít đất tỉnh Trục Lệ ngày nay.
 
Tòng vong: người theo vua chạy trốn, lúc có quốc nạn.
 
 
LỜI BÀN:

Trùng Nhĩ gặp nạn nước mà đem thân ra đi, thật là có chí đáng trọng. Song đi đến Tề, được vợ đẹp ngựa nhiều, mà để cho sự vui chơi nồng nàn nó làm nguội lạnh cả chí khí thật lại là đáng tiếc mà cũng đáng khinh. Quả thật " Phong lưu là cạm ở đời, hồng nhan đánh bỏ con người tài hoa" . Người khôn mà lỡ mê thì cái dại to lắm. Trùng nhĩ lúc này, tưởng đã gần như ông" lạc bất tư Thục" (--- Đời Tam Quốc nước Thục mất, vua là Lưu Thiện bị bắt sang ở Lạc Dương, vua Tấn hậu đãi Lưu Thiện, mỗi khi có yến ẩm. Lưu Thiện vui cười như không. Vua Tấn hỏi: có nhớ nước Thục không? Lưu Thiện nói: " Thử gian lạc bất tư thục đã" nghĩa là ở đâu vui lắm, chẳng nhớ đến nước Thục nữa. ---) May thay cho Trùng Nhĩ gặp được bọn tòng vong biết lo xa tính sâu mà nhất là được bà vợ là người có kiến thức cao xa, có gan dạ quả quyết, biết rõ cái thói thường, "Nhi nữ tình trường, anh hung khí đoản( --- nghĩa là cái tình quyến luyến vợ con càng nồng nàn đầm ấm bao nhiên thì cái khí phách anh hùng càng cùn mằn kém cỏi đi bất nhiêu---) mà bà cố đẩy mãi cái bánh xe đã chệt bệt xuống đống bùn phải lăm quay cho kỳ được mới nghe. Nên ta khen cái chí Trung Nhĩ phục quốc bao nhiêu thì lại phải quý cái công lao Tử Phạm, phải trọng cái kiến thức, cái mưu trí của Khương Thị bấy nhiêu. Sao mà đời cổ có những thần, thiếp giỏi giang như thế!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyThu Mar 13, 2014 9:59 am

227. TƯỚI DƯA CHO NGƯỜI
 
Tống Tựu làm quan Roãn một huyện gần biên thùy nước Lương, chỗ giáp giới với nước Sở.
 
Người đình trưởng ở biên thùy nước Lương cùng người đình trưởng ở biên thùy nước Sở, hai người cùng trồng dưa. Người bên nước Lương chăm làm và tưới luôn nên dưa tốt. Người bên nước Sở biếng làm và tưới ít nên dưa xấu.
 
Quan Roãn ở huyện biên thùy nước Sở, thấy bên Lương tốt, bên mình xấu, lấy làm tức giận lắm.
 
Người đình trưởng nước Sở thấy dưa bên Lương tốt hơn dưa mình, cũng sinh ra ghen ghét, đêm đêm cứ lẻn sang cào vò dưa của bên Lương, đến nỗi dưa bên ấy phải héo chết mất một ít.
 
Sau người đình trưởng nước Lương biết mới nói với người trưởng trong huyện, ý cũng muốn lẻn sang cào vò dưa bên Sở.
 
Người trưởng lại đem việc ấy nói với Tống Tựu Tống Tựu bảo:
Ôi! Sao lại thế! Thế chỉ là gây thù oán chuốc tai vạ thôi. Này ta bảo ngươi, chớ sang cào dưa của người ta, cứ đêm đêm lẻn sang tưới dưa cho người ta mà đừng để cho người ta biết.
 
Người đình trưởng cứ theo thế mà làm. Sau dưa bên nước Sở mỗi ngày một tốt. Người đình trưởng nước Sở lấy làm lạ, xét mãi ra mới biết người đình trưởng nước Lương làm giúp.
Quan Roãn nước Sở biết rõ việc ấy, lấy làm vui lòng, tâu lên vua Sở.
 
Vua Sở biết chuyện, buồn và có ý thẹn, nghĩ rằng:
Ngoài cái tội đi cào dưa của người ta, chắc còn có nhiều việc khác đáng tội với người ta nữa.
 
Vua bèn lấy nhiều của đưa sang tạ tội với vua Lương và xin giao hiếu. Vua Lương cũng tin lòng. Thành hai nước giao hoan với nhau được lâu. Cổ ngữ có câu: " Chuyển bại nhi vi công, nhân họa nhi vi phúc", nghĩa là xoay cái bại mà làm nên công, nhân cái họa mà gây phúc. Lão Tử có nói: " Báo oàn dĩ đức" nghĩa là đem đức để báo oán. Hai câu ấy tức như chuyện này.
 
Ôi! Người ta đã làm không phải, sao ta còn bắt chước người ta!
 
Giả Tử Tân Thư.
 
GIẢI NGHĨA:
 
- Quan Roãn: quan cai trị địa hạt tức như quan châu huyện gần đây.
 
- Lương: một nước mạnh đời chiến quốc tức là nước Ngụy ở vào phĩa bắc Hà Nam, phía tây nam Sơn Tây ngày nay.
 
Biên thùy: chỗ đất chia giới hạn hai nước giáp nhau.
 
- Sở: một nước mạnh đời Chiến quốc ở vào Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tô, Chiết Giang, và phía nam tỉnh Hà Nam ngày nay.
 

Đình trưởng: người chủ coi cái quán hành khách quan lại ở trọ. Đời cổ đường dài mười dặm đặt một cái đình để cho hành khách ở đây, nên người coi cái đình ấy gọi là đình trưởng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptyFri Mar 14, 2014 9:22 am

228. CÁCH BIẾT LÒNG NGƯỜI
 
Lòng người ta nham hiểm hơn núi sông, khó biết hơn là biết trời. Trời thì hằng năm có xuân hạ thu đông, hàng này còn có buổi sáng, buổi tối, ta do đấy mà biết được.
 
Đến như người ta thì có kẻ ngoài rõ như cẩn hậu mà trong thật kiêu căng, có kẻ trông rõ thật tài giỏi mà ngoài coi ra ngu độn, có kẻ rõ như vững vàng thư thái mà trong cuống rỗi nóng nảy. Tâm tính bên trong, diện mạo bên ngoài trái nhau khó lường như thế.
 
Cho nên quân tử dùng người cho ở xa để xem lòng trung, cho ở gần để xem lòng kính, sai làm nhiều việc để xem cái tài, hỏi lúc vội vàng để xem cái trí, hẹn cho ngặt ngày để xem có tín, ủy cho tiền của để xem có nhân, giao cho việc nguy biến để xem có tiết, cho đánh chén say sưa để xem cử chỉ, cho ở chỗ phiền tạp để xem thần sắc. Xem người đại khái như vậy, thì họa mới có thể biết được người.
 
Trang Tử
 
LỜI BÀN:

Khéo thật! Người ta chỉ cách nhau một làn da, mà ai đã chắc biết được ai! Sông còn dò, núi còn đo được, vì nó biểu hiện ra bên ngoài,chớ lòng người ẩn phục bên trong, lấy gì mà cân nhắc, lấy gì mà lường xét. Cho nên ta chỉ trông thấy bề ngoài, thì ta chớ vội đã tin bên trong. Trong, ngoài thường khi trái hẳn nhau. Ta phải để tâm nhận cho kỹ, ta phải biết cách xem cho tường. Đoạn dưới bàn này, tác giả chính bảo cho ta cái cách ấy, là cái cách biết được người thế nào là trung, tín, là tài, trí, nhân tiết.v.v.. Cái cách ấy kể cũng không khó, chỉ cốt phải đưa người ta hẳn vào việc làm hay khiến người ta làm trái lại sự thực để dò biết sự thực.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 EmptySat Mar 15, 2014 10:25 am

229. CÁCH LÀM CHO KHỎI TỨC GIẬN
 
Người ta ở đời, đối với loài người mà gặp phải kẻ xử với mình một cách ngang ngược, thì nên coi như đi trong bụi rậm, áo vướng phải gai, chỉ nên thong thả đứng lại, gỡ dần ra mà thôi. Cái gai góc kia có biết gì mà đáng giận?
 
Xử được như thế, thì tâm mình không phiền não mà bao nhiêu nỗi oán hận cũng tiêu tan được ngay. Cổ nhân có câu nói:
Ta nên coi những sự ngang ngược phạm đến ta như chiếc thuyền không lỡ đâm phải ta, như cơn gió dữ tạt phải ta, ta nghĩ cho cùng, có gì mà đáng giận.
 
Ba câu tự phản của ông Mạnh Tử thật là cái phép để giữ thân, cái phương để nuôi tính vậy.
 
Vì nếu ta chỉ một mực thấy cái trái của người, thì ngay như anh em, vợ con, bè bạn, tôi tớ cho đến con gà, con chó trong nhà, thật cũng có nhiều lúc đáng làm cho ta bực.
 
Nếu ta việc gì cũng biết tự phản thì sự tức giận mười phần giảm ngay năm phần. Thật chẳng khác nào như người đang phải bệnh nóng sốt mà uống thuốc thanh lương vậy.
 
 
Bảo Huấn
 
GIẢI NGHĨA:
- Ba câu tự phản: ba câu tự hỏi mình, xét lại mình đã thật là nhân hậu chưa, đã thật là lễ độ chưa, đã thật là khôn ngoan chưa.

- Thanh lương: mát lạnh, tức là giải nhiệt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 9 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CỔ HỌC TINH HOA
Về Đầu Trang 
Trang 9 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10  Next
 Similar topics
-
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» Tình trạng giãn tĩnh mạch chân - Đa khoa Hoàn Cầu
» Đi sâu Bioflavoniud khắc tinh suy giãn tĩnh mạch chân
» Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng xuất tinh sớm
» Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến