Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 CỔ HỌC TINH HOA

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptySun Mar 16, 2014 1:11 pm

230. TIỄN MỘT LỜI NÓI
 
Đức Khổng Tử ở nước Lỗ vào kinh đô nhà Chu, hỏi lễ ông Lão Đam, hỏi nhạc ông Trành Hoằng, xem xét cả giao xã, minh đường cùng triều đình, tôn miếu.
 
Khi trở về, ông Lão Đam đưa chân có nói rằng:
Ta nghe người giàu sang tiễn người thì dùng của cải, người nhân hậu tiễn người thì dùng lời nói. Ta tuy không được giàu sang nhưng mang tiếng là người nhân hậu, vậy xin tiễn người một lời nói vậy.
Này, phàm kẻ sĩ đời này, những người thông minh, sâu sắc, xét nét mà có khi thiệt mạng đều là kẻ hay chê bai, nghị luận tâm sự người ta cả; những người biện bác rộng rãi xa xôi mà có khi khổ thân đều là kẻ hay bới móc phơi bày tội lỗi người ta cả.
 
Đức Khổng Tử nói:
Vâng, xin kính theo lời người dạy.
Khi Đức Khổng Tử về đến nước Lỗ, đạo của ngài mỗi ngày một tôn, học trò của ngài mỗi ngày một đông.
 
Gia Ngữ
 
GIẢI NGHĨA
Lỗ: tên một nước nhỏ, có tự đời nhà Chu sau phải nước Sở diệt mất, ở vào phủ Duyên Châu và Bĩ tức tỉnh Sơn Đông ngày nay.
 
Chu: tên chỗ kinh đô thiên tử nhà Chu đóng
 
Lão Đam: tức là Lão Tử, họ Lý tên Nhi tự là Bá Dương, tổ Đạo gia.
 
Tranh Hoằng: người đời nhà Chu, làm chức đại phu, sau có tội bị giết.
 
Giao: nơi vua tế trời về ngày đông chí, cho nên tế giao tức là tế trời.
 
Xã: nơi vua tế đất về ngày hạ chí, cho nên tế xã gọi là tế đất
 
Minh đường: nhà của vua, đời cổ làm ra nhà ấy để bày tỏ công việc chính giáo, cùng làm những điền lễ lớn.
 
LỜI BÀN

Bài này làm ra có ý phơi bày cái học thuyết Khổng, Lão không giống nhau có nhiều điểm lại như phản đối hẳn. Đây là lời Lão Đam như có ý khuyên bảo Khổng Tử là người lúc bấy giờ hay đi chu du các nước định bày cái lẽ trái phải của vua các nước chư hầu, nếu cứ rằng nay đây mai đó như thế mãi thì có khi nguy đến tính mệnh. Câu cuối bài nói vì Lão Đam khuyên bảo như thế mà đạo Khổng Tử được đông hơn là vì Khổng Thị biết nghe lời Lão Thị, tự đó về chỉ chuyên có một mặt dạy học trò mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyMon Mar 17, 2014 10:04 am

231. QUÝ LỜI NÓI PHẢI
 
 Vua nước Tấn đi chơi thuyền. Các quan đi hầu đông đủ cả.
 
Vua hỏi: Loan Doanh ta đã cấm cố một nơi, con là Loan Phường trốn chạy ra ngoại quốc. Có ai biết Loan Phường bây giở ở đâu không?
 
Các quan yên lặng, không ai nói gì cả.
 
Người lái thuyền tên là Thanh Quyên buông tay chèo đứng dậy thưa rằng:
Nhà vua hỏi Loan Phường làm gì?
 
Vua nói:
-Từ khi ta đánh được họ Loan đến nay, nghe họ Loan người già chưa chết hết, người trẻ đã lớn lên. Ta lo họ phục thù, cho nên ta mới hỏi.
 
Thanh Quyên:
-Nếu nhà vua khéo sửa sang chính sách nước Tấn, trong được lòng quan, ngoài được lòng dân, thì dù cho còn con họ nhà Loan mà làm gì được nhà vua. Nhưng nếu nhà vua không sửa sang chính sách nước Tấn, trong mất lòng quan, ngoài mất lòng dân thì ngay cả những người ngồi trong thuyền này ai cũng là con nhà họ Loan cả.
 
Vua khen: -Ngươi nói phải lắm.
 
Rồi sáng hôm sau cho đòi Thanh Quyên đến, ban cho một vạn mẫu ruộng.
 
Thanh Quyên từ không nhận.
 
Vua nói:
-Lấy một vạn mẫu ruộng ấy đổi lấy một lời nói kia, kể ra nhà người còn thiệt mà quả nhân còn lợi nhiều, nhà ngươi cứ lấy.
 
Ấy người đời cổ quý lời nói phải như thế đấy.
 
Thi Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Tấn: tên một nước thời Xuân Thu, ở vào vùng Sơn Tây ngày nay.
 
Loan Doanh: người nước Tấn, thời Xuân Thu, làm quan hạ khanh sau phải tội giết cả họ.
 
Cầm cố: giam cầm riêng một nơi rất là nghiêm ngặt.
 
Thi Tử: người nước Lỗ đời nhà Chu, thầy học Thương Ưởng, có làm sách hai mươi thiên.
 
LỜI BÀN

Sợ người phục thù mà muốn giết chết hết cả họ người ta, thế là tàn nhẫn mà đã chắc trừ hẳn được hết mối oán thù chưa, hay lại chỉ gây cho mối oán thù ngày càng to lên. Kẻ có quyền thế chỉ có thể giết chết người, chớ có bao giờ giết chết được lòng người. Cho nên lo sợ như vua Tấn đây chỉ là biết lo sợ người ngoài muốn làm hại mình mà thôi. Sao cho bằng phòng bị như Thanh Quyên, mới là biết tự làm cho mình khỏe hơn. Sợ người nhưng người chẳng nể mình thì sợ sao cho được, chớ làm cho mình khỏe, dù cho người ngoài đáng sợ cũng không cần sợ. Khi mình là người có đức và có sức thì ai cũng là bạn mình cả, dù có cừu địch, cừu địch cũng không làm gì nổi. Chớ nếu mình tàn ác thì đến cả những người ở ngay bên mình cũng thành ra cừu địch mà hại mình được cả. Thanh Quyên bày tỏ cái ý ấy rất phải mà vua Tấn biết nghe cũng là đáng khen lắm vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyTue Mar 18, 2014 11:44 am

232. TƯ TƯỞNG LÃO TỬ
 
1.Cái đẹp mà đến thiên hạ đua nhau cho là đẹp là cái đẹp rất xấu. Cái hay mà đến thiên hạ mượn tiếng để làm hay là cái hay rất dở.
 
2.Để thân lại sau mà thân được ở trước, gác thân ra ngoài mà thân vẫn còn mãi. Thế chẳng phải là bởi mình không có lòng riêng cho nên mới được thỏa lòng riêng ư?
 
3.Tuy là cương cường nhưng giữ tính mềm dẻo. Tuy là sáng sủa, nhưng giữ cách ngu tối. Tuy là vinh hiển nhưng giữ lối tầm thường.
 
4. Học cho rộng trí không thì ngày một hay. Tìm lẽ huyền bí, lâu hóa vẩn vơ, thì một ngày một dở.
 
5.Trộn lẫn cái hay của mình với đời để làm thân thiết; cùng chịu cái dở của đời với mình mà vẫn trong sạch.
 
6. Có ba điều quý báu: một là từ, hai là kiệm, ba là chẳng dám phạm vào việc bất tường của thiên hạ.
 
7. Ta mà lo phiền, sợ hãi vì ta có thân ta, đến khi ta đã không có thân ta, thì ta còn có lo phiền,
 
Lão Tử
 
LỜI BÀN
Ba câu trên là nói ngược lại cái thói đời. Câu 1 cái ngược ấy là dở, câu 2 và 3 cái ngược ấy lợi cho mình, câu 4 nói cách học hành, câu 5 nói cách xử thế, câu 6 nói các đức tính nên có, câu 7 nói sự lụy thân. Những câu vặt này tuy mỗi câu nói môt việc nhưng tựu trung câu nào cũng hàm xúc một cái tư tưởng vô danh, vô vi là cái tôn chỉ của Đạo Lão.
 

Đạo của Lão Tử cốt ở vô vi. Muốn cho thành được vô vi, thì người ta trước hết phải vô dục, vô cầu, vô tranh, vô danh như những câu nói trong bài này. Khi đã được như thế, thì mỗi cảnh có một cái thú cho mình, cái sướng cho người, loài người ở với nhau được hòa bình mà không mấy khi xảy ra sự tàn hại lẫn nhau nữa, Quý thật! Đến đem cái đức mà báo oán, thì còn oán nào mà chẳng tan!

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 19, 2014 8:57 am

233. LÀM NHÀ CỎ CŨNG ĐỦ
 
Vua nước Trịnh sang nước Sở. Tử Sản theo đi tướng lễ, chỉ cho làm nhà cỏ để ở, không lập đàn gì cả. Các quan theo hầu thấy vậy nói:
Các quan đời trước theo tiên quan đi sang các nước lân bang đều lập đàn hết cả, nay ông chỉ cho làm nhà cỏ thì chẳng là không hợp lễ ư?
 
Tử Sản bảo: -Vua nước lớn đến nước nhỏ thì lập đàn, vua nước nhỏ đế nước lớn thì làm nhà cỏ cũng đủ, lập đàn mà làm gì!
Ta nghe vua nước lớn đến nước nhỏ có năm điều hay cho nước nhỏ: 1) có tội thì khoan cho; 2) có lỗi thì thứ cho; 3) có tai nạn thì cứu cho; 4) chính sách hay thì thưởng cho; 5) có điều dở thì dạy cho. Nước nhỏ không phải cái gì là khổ sở mà yêu nước lớn như một nhà cho nên mới lập đàn để biểu dương công của nước lớn và bảo con cháu sau chăm việc tu đức không được hững hờ.
 
Còn như nước nhỏ đến nước lớn có năm điều xấu là nước nhỏ: 1) có tội phải đi giải quyết; 2) có điều kém phải xin nài; 3) có mệnh lệnh của nước lớn phải tuân theo; 4) có việc chức công phải cung phụng; 5) có việc triều hội phải theo đòi. Nếu chẳng phải năm việc ấy, thì lại là việc đem tiền của để mừng hay viếng nước lớn. Phàm những việc ấy đều là tai vạ cho người nhỏ cả. Lập đàn làm gì, chỉ tổ bêu những tai vạ mà làm nhục cho con cháu.
 
Tả Truyện
 
GIẢI NGHĨA
Trịnh: tên một nước nhỏ thời Xuân Thu ở vào huyện Tân Trịnh tỉnh Hà Nam ngày nay.
 
LỜI BÀN

 Câu Tử Sản nói rất phải. Khi người lớn đã hạ cố sang đến nước nhỏ, thường thường là lợi cho nước nhỏ, nước nhỏ trọng vọng lập đàn lên để tiếp là có nghĩa. Còn khi nứơc nhỏ đã bất đắc dĩ phải sang nước lớn thì thường thường lại là tai hại cho nước nhỏ, nước nhỏ nên khiêm nhường chỉ làm cái nhà cỏ cho xong việc là đủ. Khi đã gọi là khuất thân lụy người thì còn vinh hiển nỗi gì mà dềnh dang ra những sự trang hoàng, để ngại tai chướng mắt cho người đời mà để lại tiếng xấu cho con cháu sau này nữa.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 19, 2014 9:01 am

234. THẾ NÀO LÀ ĐẠI TRƯỢNG PHU
 
Cảnh Xuân hỏi thầy Mạnh Tử:
Công Tôn Diễn và Chương Nghi nổi một cơn giận đi du thuyết, thì các nước chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạ không có chiến tranh. Hai người như thế chẳng là bậc trượng phu ư?
 
Thầy Mạnh Tử nói:
Hai người ấy gọi là đại trượng phu thế nào được! A dua, xiểm nịnh, lựa ý chiều lòng các vua chư hầu để được quyền, được thế, cách cục hai người ấy y như đàn bà lẻ mọn, thừa thuận phục tùng. Đại trượng phu đâu có thế? Bực đại trượng phu tâm địa chí công như ở các nhà rất rộng cho thiên hạ, cử động mực thước thận trọng như đúng cái ngôi chính vị trong thiên hạ, công việc làm quang minh chính đại như đi trên con đường cái trong thiên hạ. Đắc chí thì đem cái khôn ngoan học thức, thi thố cho thiên hạ được nhờ; bất đắc chí thì một mình vui vẻ giữ vững cái hay của mình. Sự giàu có quan sang chẳng làm siêu đảng được cái tâm, sự nghèo khó vi tiện chẳng làm biến đổi được cái tiết, sự uy hiếp hay vũ lực chẳng làm tỏa nhục được cái chí…thế mới gọi là đại trượng phu.
 
Mạnh Tử
 
GIẢI NGHĨA
 
Công Tôn Diễn, Chương Nghi: hai nhà du thuyết giỏi có tiếng thời Chiến Quốc
 
Du thuyết: ngôn luận biện bác một cách khôn khéo, hung hồn làm cho người ta phải nghe.
 

Đại trượng phu: tài trai, anh hùng hào kiệt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 19, 2014 9:03 am

235. THIÊN HẠ SĨ
 
Lỗ Trọng Liên có khí tiết lạ lùng, có lòng trung nghĩa phẫn kích, không phải hạng sánh sĩ sánh kịp được.
 
Kìa như con diều, con két bay cao lên tầng mây; con hổ, con báo gầm thét trong rừng núi, mạnh mẽ, dữ tợn có ai dám lại gần. Song một mai bị người ta trói buộc, nuôi vào trong chuồng thì có khác gì giống gà, giống chó. Mà diều, két, hổ, báo sở dĩ để cho người ta đánh bẫy được, có phải chỉ do cái lòng thèm muốn mà thôi không?
 
Như Lỗ Trọng Liêm thì thực không có ham muốn gì, cho nên bay cao, gầm dữ mà vẫn ngang tăng một đời. Người ta khen Lỗ Trọng Liêm là thiên hạ sĩ rất là phải.
 
Tiềm Thất Tử
 
GIẢI NGHĨA
Lỗ Trọng Liêm: người nước Tề về thời Chiến Quốc là một bực nghĩa sĩ xưa nay ai cũng biết tiếng.
 
Khí tiết: chí khí và tiết tháo
 
Trung nghĩa: trung là hết lòng, nghĩa là ở phải.
 
Phẫn kích: phẫn là căm giận, kích là hăng hái.
 

Sách sĩ: người có mưu kế.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 19, 2014 9:12 am

236. DỰ NHƯỢNG BÁO THÙ
 
Dự Nhượng trước thờ Phạm Trung Hàng, Trung Hàng đãi không tử tế.
 
Dự Nhượng bỏ đi theo Trí Bá, được Trí Bá tin dùng lắm. Nhưng sau Trí Bá bị bọn Tam Tấn đánh thua, giết chết và chiếm mất đất. Trong bọn Tam Tấm có Triệu Tương Tử oán Trí Bá nhiều nhất, bắt lấy đầu Trí Bá sơn đi làm đồ đi tiểu.
 
Dự Nhượng lúc đó đã trốn trong rừng nghe chuyện làm vậy, than rằng: Tài trai nên vị người tri kỷ mà bỏ thân, con gái nên vị người yêu thương mà làm dáng. Ta đây quyết phải báo thù cho Trí Bá mới nghe.
 
Bèn đổi tên họ, ăn mặc giả làm bọn tù, vào cung trát chuồng tiêu, muốn thừa cơ để đâm chết Triệu Tương Tử.
 
Tương Tử một hôm ra nhà tiêu, bỗng dưng động tâm bắt người trát nhà tiêu ra hỏi, thì biết ngay là Dự Nhượng.
 
Dự Nhượng rút dao găm trong mình ra nói rằng: Ừ, ta là Dự Nhượng, ta muốn báo thù cho Trí Bá đây.
 
Đầy tớ Triệu Tương Tử hăm hăm chực giết Dự Nhượng. Tương Tử ngăn lại, nói rằng:
Hắn là nghĩa sĩ đó. Thôi ta tránh đi thôi, Trí Bá chết không có con cháu, hắn là bầy tôi báo thù cho chủ, thực là hiền nhân của thiên hạ. Thôi ta tha cho hắn.
 
Dự Nhượng được tha, lại cạo râu và lông mày cho đổi nét mặt, sơn mình giả làm thằng hủi đi ăn xin. Vợ trông thấy cũng không nhận ra, nói rằng: Người này, tiếng nói thì giống chồng ta, nhưng mặt mày thật không phải chồng ta.
 
Dự Nhượng lại nuốt than hồng cho đổi cả tiếng nói đi.
 
Được ít lâu, Triệu Tương Tử đi chơi, Dự Nhượng núp chực đợi dưới cầu. Nhưng lúc Tương Tử đi gần đến đầu cầu, con ngựa thốt nhiên kinh hãi lồng lên. Tương Tử nói rằng:
Chắc lại có Dự Nhượng ở đây.
 
Rồi sai người tìm dưới gầm cầu, quả bắt được Dự Nhượng thật. Tương Tử gọi Dự Nhượng đến trước mặt trách rằng:
Ngươi trước thờ Phạm Trung Hàng. Phạm Trung Hàng bị Trí Bá giết, sao ngươi không báo thù lại thờ Trí Bá. Nay Trí Bá bị ta giết, sao mà ngươi chăm báo thù thế?
 
Dự Nhượng nói:
Trước tôi có thờ Phạm Trung Hàng thật, nhưng Phạm Trung Hàng đãi tôi như bọn tầm thường, nên tôi lại lấy cách tầm thường mà ở lại. Sau tôi thờ Trí Bá, Trí Bá đãi tôi vào bậc quốc sĩ, nên tôi lại lấy cách quốc sĩ mà ở lại.
 
Triệu Tương Tử chép miệng than rằng:
Ngươi thờ Trí Bá cũng đã nên danh tiếng rồi đó, mà ta tha cho ngươi bận trước cũng đã đủ rồi. Nhưng bận này ngươi phải liệu cái thân ngươi, không tha nữa đâu.
 
Dự Nhượng nói: Tôi nghe:
Minh chúa không che lấp sự có nghĩa của người ta, trung thần không tiếc cái chết để cho nên danh tiếng. Trước ông đã khoan tha cho tôi một lần, thiên hạ ai cũng biết ông là người đại lượng rồi. Còn như việc hôm nay, tôi đành xin chịu chết, nhưng tôi xin mạn phép ông, ông cho tôi được đâm vào cái áo ông mặc, thì tôi dù chết cũng không oán giận gì nữa.
 
Triệu Tương Tử cho là người có nghĩa, cởi áo sai đầy tớ đưa cho Dự Nhượng. Dự Nhượng rút gươm, nhảy lên ba lần hò hét đâm vào áo và nói rằng:
Thế này là ta báo được ơn Trí Bá rồi đây.
 
Nói đoạn đâm cổ chết.
 
Chiến Quốc Sách
 
GIẢI NGHĨA:
Dự Nhượng: người nước Tấn đời Chiến Quốc có tiếng là một người nghĩa sĩ.
 
LỜI BÀN:

Ta đọc bài này, thực như đi xem một tấn bi kịch có thể khiến cho ta nhỏ nước mắt cảm cái khí khái của một người nghĩa sĩ. Dự Nhượng muốn báo thù cho Trí Bá, tuy khốn khổ thân hai lần mà không thành công, song cũng đủ tỏ được cái nghĩa vua tôi, đã đem lòng thờ ai, chịu ơn người ta, thì không sao rời bỏ được người ta, dù đến phải thí thân cũng không quản ngại. Than ôi! Nếu Triệu Tương Tử lần trước tâm không động, lần sau ngựa không lồng, thì biết đâu tấn kịch lại không xoay đi thế khác. Nhưng ta đáng khen Dự Nhượng bao nhiêu, ta lại phải phục Triệu Tương Tử bấy nhiêu. Dự Nhượng chỉ mưu sự để giết mình, thế mà lần trước bắt được khoan tha cho, lần sau bắt được cho là tự xử lấy, lại còn chiều lòng cở áo cho người ta đâm vào, sau cái lòng đại độ được đến thế. Một đằng thực là chân nghĩa sĩ, một đằng thật là biết trọng nghĩa sĩ. Dự Nhượng và Triệu Tương Tử thực là một đôi đối đầu được với nhau không xấu danh trong lịch sử.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 19, 2014 9:17 am

237. QUAN TÀI CON
 
Tại chùa Tô Châu có một nhà sư tên gọi Viên Thủ Trung tu hành đắc đạo.
 
Nhà sư thường bày trên án thư, trước chỗ ngồi một cái quan tài con bằng gỗ bạch đàn, dài độ ba tấc, có một cái nắp đậy, mở được. Khách đến chơi trông thấy, cười nói rằng:
Người chế ra cái này dùng để làm gì?
 
Nhà sư nói: Người ta sống tất có chết, mà chết thì vào ngay cái này. Ta thực lấy làm lạ, người đời ai ai cũng chỉ biết có phú quý, công danh, tài sắc, thị hiếu, lo buồn, vất vả suốt đời, chẳng biết đến cái chết là gì. Như ta đây mỗi khi có việc không được như ý, ta cầm lấy cái này mà ngắm xem, là tức khắc, trong tâm ta được yên ổn mà muôn nghìn sự tư lự đều lâng lâng sạch như không. Cái quan tài con này đủ thay lời huấn, lời giới của bậc nghiêm sự, bài trâm bài mình treo bên chỗ ngồi vậy.
 
Mai Hiên Bút Ký.
 
GIẢI NGHĨA:
 
Tô Châu: huyện Ngô thuộc về tỉnh Giang Tô bây giờ.
 

Bạch đàn: thứ gỗ rắn và thơm, dùng làm đồ đạc dùng làm hương thắp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyThu Mar 20, 2014 9:43 am

238. LỆCH THỪA KHÔNG BẰNG NGAY THIẾU
 
Kiềm Lâu là một bậc cao sĩ nước Tề về thời Xuân Thu. Tính ông thẳng, bao giờ cũng giữ đạo phải, không chịu khuất thân để theo đời.
 
Các nước chư hầu nhiều nước mời ra làm khanh tướng nhưng ông không thuận. Vua Uy Vương nhà Chu kính  ông thời như thầy.
 
Ông nghèo lắm. Lúc mất chỉ có cái chăn, không liệm đủ thân thể. Thầy Tăng Tử đến viếng, thấy vậy nói:
Để lệch cái chăn đi, thì liệm đủ thân thể.
 
Bà vợ ông bảo:
Lệch mà có thừa không bằng ngay mà không đủ. Lúc sinh thời, tiên sinh chỉ vì tính thẳng mới được như thế. Bây giờ tiên sinh mất mà liệm lệch cho tiên sinh, thì chắc không được hợp ý tiên sinh.
 
Tăng Tử nghe, không nói gì được nữa. Sau chỉ hỏi dùng chữ gì đặt tên hèm cho tiên sinh.
 Bà vợ nói:
Tiên sinh không lấy sự nghèo hèn làm buồn rầu, không lấy sự giàu sang làm hâm mộ, đặt tên hèm cho tiên sinh là "Khang" có nên chăng?
 
Tăng Tử nghe, than rằng:
Chỉ có người chồng như thế mới có được người vợ như thế.
 
Thông Chí
 
GIẢI NGHĨA:

Kiềm Lâu: người nước Tề một bậc ẩn sĩ có tiếng giỏi đời cổ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyFri Mar 21, 2014 9:51 am

239. BẮT THAY CHIẾU
 
Tăng Tử bệnh nặng. Những người chầu chực hầu hạ, học trò thì có Nhạc Chính, Tử Xuân, ngồi ở cạnh giường, con thì có Tăng Nguyên, Tăng Nhân ngồi ở dưới chân, lại có một tên đồng tử đứng một góc cầm nến.
 
Tên đồng tử hỏi:
Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?
 
Tử Xuân bảo:
Im chớ nói.
 
Tăng Tử nghe tiếng giật mình, thở dài.
Đứa đồng tử lại hỏi:
Cái chiếu đẹp đẽ và bóng bẩy này là thứ chiếu quan đại phu dùng chăng?
 
Tăng Tử đáp:
Phải. Cái chiếu ta nằm là chiếu của Quý Tôn làm quan đại phu nước Lỗ cho ta. Ta chưa kịp thay đấy.
 
Rồi gọi con sẽ bảo: Nguyên kia, đứng dậy thay chiếu cho ta.
 
Tăng Nguyên nói: Bệnh cha nguy, không dám khinh động, xin để đến sáng sẽ thay.
 
Tăng Tử nói: Con yêu cha không bằng tên đồng tử. Người quân tử yêu ai, yêu một cách phải đường, người thường yêu ai, yêu một cách nộm tạm cẩu thả. Như ta bây giờ còn mong gì nữa. Nếu ta được chết một cách chính đính, khỏi mang tiếng phi nghĩa, là đủ cho ta rồi.
 
Con cái và học trò nghe nói, xúm lại vực Tăng Tử lên để thay chiếu. Tăng Tử vừa nằm yên vào chiếc chiếu mới thì mất.
 
Lễ Ký.
 
LỜI BÀN:
 Người ta đến chết là hết. Cho nên trước cái chết, tưởng ai cũng bằng đẳng như ai không còn phân biệt tôn ti, thượng hạ gì nữa. Tuy vậy, thầy Tăng Tủ dù biết chết đến nơi, cũng còn thao thủ, không muốn việt phận, không chịu đeo tiếng phi nghĩa, thế mới hay cổ nhân lập chí, thường vạch một con đường quang minh chính đại để suốt đời noi theo dù đến hơi thở cuối cùng, mà vô ý lỡ đi sai, cũng nhất quyết không chịu. Cách thay chiếu đây lại còn đáng làm gương cho lắm kẻ đời nay, quên cả phong hóa, bỏ cả lễ nghĩa, lúc ma chay tiếm lạm nhiều cách, chỉ chuộng cái thói cái danh phận của người chết đáng vào bậc nào nữa. Những con cháu tống táng ông cha theo sự phù hoa mà phạm vào điều phi nghĩa, thì còn gọi được là con cháu có hiếu không?
 

Quân tử chi ái nhân đã dĩ đức, tế nhân chi ái nhân đã dĩ cô tức", câu di ngôn của thầy Tăng Tử thực là câu danh ngôn có chi lý vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptySat Mar 22, 2014 4:38 pm

240. ĐÁM MA TO
 
Trang Tử sắp chết. Học trò bàn nhau định muốn làm ma nhỏ to. Trang Tử thấy vậy bảo:
Ta lấy trời đất làm quan quách, mặt trời, mặt trăng làm hai viên ngọc bích, các ngôi sao làm các hạt châu báu, muôn vật làm đồ tống táng, đám ma ta như vậy, há chẳng đủ rồi, cần gì mà phải làm cho to nữa.
 
Học trò nói:
Nhà thầy làm như vậy, chúng con sợ diều hâu, quạ nó rỉa thịt nhà thầy mất!
 
Trang Tử bảo: Xác người chết mà để trên đất thì diều quạ ăn, để dưới đất thí sâu bọ ăn. Bây giờ cướp của loài kia cho loài này, tâm sao mà thiên như thế? Tâm người đã thiên, thì bất bình đem cái bất bình mà cho là bình thì cái bình không phải là bình nữa. Tâm người không sáng thì chẳng thật, đem cái chẳng thật mà cho là thật thì cái thật không còn là thật nữa.
 
Ôi! Người ta cứ khăng khăng giữ một ý kiến, chẳng cũng đáng thương lắm ru!
 
Trang Tử
 
GIẢI NGHĨA:
 
Tống táng: tống : đưa, táng: chôn.
 
- Thiên: chênh lệch về một bên nào.
 
Bất bình: lệch về một bên không được bằng phẳng.
 
LỜI BÀN:

Thầy sắp chết mà học trò định làm ma to cho thầy, thế là trung hậu mà là thường tình. Thầy gạt đi chỉ muốn như bỏ xác ra ngoài núi, thế là có ý tự nhiên cao thượng hơn đời. Học trò bảo không nỡ để cho quạ mổ, diều tha thịt thầy thế là chỉ biết những điều trước mắt có thể trông thấy mà thôi. Có biết đâu cái xác kia, khi vùi xuống đất, dù cho đào sâu, chôn chặt thế nào trong quan quách dù cho chắc chắn đến đâu cũng không khỏi được cái giống sâu bọ, vi trùng đục rữa làm cho tan nát quá ư là mỏ quạ, mỏ diều vậy. Ôi! Trang Tử lúc gần chết còn dạy học trò như thế, thật là bình tâm sáng suốt hiểu thấu cái lẽ sinh, tử, tồn, vong tức như bây giờ ta nói hiểu rõ chân lý, hiểu như khoa học rất hợp với cái học thuyết cao viễn của Trang Tử vậy.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyWed Mar 26, 2014 11:59 am

241. MUÔN VẬT MỘT THỂ
 
Trời là cha, đất là mẹ chúng ta được cái khí trời đất mới thành ra người. Ta nghĩ thân ta thật là nhỏ mọn mà được ở trong vòng trời đất, to lớn bao la. Cái khí của trời đất tức là hình ảnh của ta, cái lý của trời đất tức là tính của ta.
 
Người ta với muôn vật cùng sinh ra ở trong trời đất, thế thì cái gì có hình đều là khí của trời đất, cái gì có tính để là lý của trời đất. Vậy người với người là đồng loại, thời ta coi nhau như anh em ruột cả. Trong vạn vật, giống hữu tri, giống vô tri so với người tuy khác, song cũng tự trời đất sinh ra, thì ta cũng coi như một bọn với ta cả.
 
Phàm người trong trời đất đã là con trời đất hết, thì vua, ta coi như người anh cả, đại thần, ta coi như người giúp anh cả, cụ già ta kính, là cốt quý bậc tôn trưởng ta, trẻ bé ta thương, là cốt yêu đàn con trẻ ta, bậc thánh là anh em ta mà giống cha mẹ ta, bực hiền là anh em ta mà giỏi hơn ta, còn những người ốm đau, tàn tật, cô độc, góa bụa đều là anh em ta mà vất vả khổ sở, không biết nương tựa vào đâu vậy.
 
Trương Hoành Cừ.
 
GIẢI NGHĨA:
 
- Khí: vật hơi vô hình, đời cổ cho muôn loài bởi đấy mà sinh hóa ra.
 
Lý: cái lẽ cường kiện( mạnh mẽ) của trời nhu thuận( mềm mỏng êm ái) của đất.
 
- Đồng loại: cùng một loài.
 
- Giống hữu tri: giống có biết, có càm giác như chim muông...
 
- Giống vô tri: giống không biết, không có cảm giác như cây cỏ, đất, đá.
 
Đại thần: quan to, đây nói ông tướng giúp vua trị dân.
 
- Cô độc: cô: mồ côi, không cha không mẹ một mình không con cái.
 
Trương Hoành Cừ: tức là Trương Tái, người đời nhà Tống, trước có làm quan, sau về dạy học, ông là một nhà học giả giỏi có tiếng đời bấy giờ, có làm sách Chính Mông và Đông Minh, Tây Minh. Bài này trích ở trang Tây Minh
 
LỜI BÀN:

Ta xem bài này, hãy gác cái thuyết trời đất và khí lý ra ngoài, vì chưa thể nói rõ cái thuyết ấy cho đúng với khoa học tiến bộ này. Ta chỉ nên nhận tác giả nhân cái khởi điểm khí, hình, lý, tính ấy mà cho muôn vật ở đời cùng chung một gốc tích, cùng bẩm thụ của một cha mẹ là trời đất. Câu nói ấy thực là rõ cái nghĩa "vạn vật nhất thể" có cái lòng bác ái vậy. Riêng trong nhân loại, tuy có chia ra tôn ti, lão ấu chí thành, chí ngu, nhưng cũng là một loài người cả, thì nên coi cả trong nước như một người, cả thiên hạ như một nhà, kính nhường, yêu, thương nhau, giúp đỡ, đùm bọc nhau. Còn các giống động vật khác cùng thực vật, khoáng vật, hết thảy giống hữu tri vô tri đều là cùng ta ở trong trời đất cả. Ước ao cái học thuyết này một ngày một lan rộng ra, thì phúc cho loài người và thỏa cho cái hi vọng cổ nhân lắm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyThu Mar 27, 2014 9:59 am

242. TỰ TỈNH
 
Người ta, tối đến, trước khi đi ngủ thử kiểm xét xem trong một ngày:
 
Ăn ở với cha mẹ đã hết lòng chưa?
 
Đối đãi với kẻ dưới đã hay thể tất chưa?
 
Xử với anh em đã hay hòa thuận chưa?
 
Đối với vợ con đã hay yêu quý chưa?
 
Chơi với bạn bè đã hay tránh kẻ dở, gần người hiền chưa?
 
Nói ra câu gì, đã hay không thẹn với lương tâm chưa?
 
Làm công việc gì, đã hay không trái với lương tâm chưa?
 
Đãi người ngoài đã hay không thất lễ chưa?
 
Hết thảy việc gì, việc gì cũng nghĩ để xử cho chu đáo, ngõ hầu mới xứng đáng làm người mà không xấu hổ.
 
Từ Mi Vân
 
LỜI BÀN

Bài Tự Tỉnh của Mi Vân đây cũng tương tự như bài Kiểm soát lương tâm của Franklin. Trong bài nói thiệp liệp đủ cả trong nhà thì cha, mẹ, vợ con, anh em, tôi tớ, ngoài thì bạn bè, thiên hạ kịp đến cả câu nói việc làm. Nghĩa là đủ cả mọi hạng người mình giao tiếp hàng ngày, mình có bổn phận phải giữ cho trọn vẹn cùng những việc suy nghĩ, nói năng, hành động nữa. Nếu trước khi đi ngủ, ai ai cũng chịu kiểm soát lại lương tâm mình như thế cả, để sửa đổi lại tính mình cho hay hơn lên, thì lo chi đời hiếm người tốt mà xã hội ngày không một bước gần đến nhân đạo, nhân loại mỗi ngày không tiến mãi đến hạnh phúc được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptyFri Mar 28, 2014 9:14 am

243. NGU CÔNG DỌN NÚI
 
Phía nam Châu Ký, có hai quả núi Thái Hàng và Vương Ốc to bảy trăm dặm, cao muôn thước, cây cối rậm, ác thú nhiều, đi lại khó.
 
Ở chân núi có một cái nhà của ông lão tên là Ngu Công, tuổi đã chín mươi.
 
Ngu Công thấy vì núi mà nhà ở chướng ngại, đường đi bất tiện, lấy làm bực tức. Một hôm cụ họp cả vợ con, người nhà lại bàn rằng:
Ta muốn cùng lũ ngươi hết sức bạt phẳng hai quả núi này thì có nên không?
 
Ai nấy đều thuận. Chỉ có người vợ ngần ngại, hỏi vặn rằng:
Sức ông không bạt nổi một cái gò, thì làm thế nào bạt được những hai quả núi? Mà dù cho có sức bạt được nữa, thì đất đã định đem đổ đi đâu?
 
Ngu Công nói: Khuân đem đổ ra bể Đông.
 
Đoạn Ngu Công đem con cháu cùng cả họ ra phá núi, kẻ phá đá, người đào đất, kẻ đầu đội, người vai mang, hết ngày này sang ngày khác. Láng giềng có đứa bé mới tám tuổi, con người đàn bà hóa cũng xin đi làm giúp, hàng năm mới về một lần.
 
Gần miền có một ông lão khác tên là Trí Tẩu thấy vậy, cười Ngu Công và can rằng:
Sao khờ dại vậy! Mình thì tuổi tác, núi thì cao lớn, phá thế nào nổi!
 
Ngu Công thở dài nói: - Ngươi không bền lòng. Bền lòng thì việc gì cũng phải được. Ngươi không bằng người đàn bà hóa, đứa trẻ con thơ. Ta già ta chết đã có con ta. Hết đời con ta, đã có cháu ta, hết đời cháu ta đã có chắt ta, con con cháu cháu sinh hạ vô cùng mà núi thì bao giờ cũng vậy, lo gì không bạt nổi.
 
Trí Tẩu nghe nói, nín lặng, không trả lời.
 
Sau này vùng nam Châu Ký không có núi non chướng ngại, đi lại thuận tiện là nhờ có Ngu Công.
 
Liệt Tử
 
GIẢI NGHĨA
Ký: một châu của chín châu đời cổ, tức là vùng Trực Lệ, Sơn Tây cùng phía Bắc sông Hoàng Hà, tỉnh Hà Nam, phía tây sông Liêu Hà, tỉnh Phụng Thiên.
 
LỜI BÀN
Ta không tưởng tượng rõ núi Thái Hàng và núi Vương Ốc to lớn thế nào. Ta chỉ biết ở cái đời Ngu Công bấy giờ chưa có máy móc tinh xảo như bây giờ mà đã bạt được núi thì giỏi thật. Lại không phải thuê từng hàng nghìn vạn người để làm, chỉ người trong một nhà, một họ và ít người lân cận giúp tay vào mà cũng làm nổi. Ôi! Nếu quả như vậy, thì cái gương kiên nhẫn của Ngu Công thực đáng để truyền lại mãi cho muôn đời về sau này. Vả chăng chỉ một câu Ngu Công nói với Trí Tẩu cũng nên ghi nhớ lắm. Sự kiên tâm không phải chỉ hạn chế trong một đời, nhưng cứ tiếp luôn đời ấy, đời khác theo đuổi mãi thì ở đời còn có cái gì gọi là khó được nữa. Ngu Công đây thật là người đại trí nhược nhu (người cực khôn, bề ngoài coi như ngu). Ngôn hành ông y như những câu sau đây cũng đều có ý khuyên chúng ta lập chí và kiên tâm để làm việc:
 
1) Trên đời chả có việc gì khó, chỉ tại tâm người ta không kiên nhẫn mà thôi.
 
2) Bí quyết thành công cốt ở nhất định không thay đổi mục đích.
 
3) Đã có cái kiến thức can đảm phi thường, nhất quyết làm được sự nghiệp phi thường.
 
4) Đem sự hiểu biết tinh tường, dùng hết tâm trí bền bỉ, vận toàn lực tinh tiến vô cùng, thì có việc gì mà không làm được. Người ta sống một cách nay lần mai nữa, suốt đời không được việc gì, chỉ tại không có chí.
 

5) Ý chí kiên nhẫn có thể chinh phục được hết thảy các thứ tự nhiên trong vòng trời.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptySat Mar 29, 2014 4:22 pm

DANH NGÔN DANH LÝ
 
Chớ chính mình tự dối mình.
Đại Học
 
Ở đời có ba điều đáng tiếc. Một là hôm nay bỏ qua, hai là đời này chẳng học, ba là thân này nỡ hư. Chu Hi
 
Người ta biết có mưu sinh, biết tự lập thời mới không ỷ lại ai, cầu cạnh ai, mà giữ được liêm sỉ và thực hành được lễ nghĩa.
Khuyết Danh
 
Người ta sống trong một ngày, có nghe một câu phải, trong một điều phải, làm một việc phải, ngày ấy mới không hư sinh.
Trần My Công
 
Sĩ phu mà ba ngày không xem sách, thì soi gương mặt mũi đáng ghét, nói chuyện lạt lẽo khó nghe.
Hoàng Đình Kiền
 
Có học vấn mà không có đạo đức, thì là người ác; có đạo đức mà không có học vấn, thì là người quê.
La Tư Phúc
 
Người ta nếu không biết lo xa, nhất định có sự ưu hoạn đến ngay. Luận Ngữ
 
Thân dê mà lốt cọp, thấy cỏ thì thích, thấy chó sói thì run, quên mất cả bộ da khoác là lốt cọp.
 Dương Tử
 
Không gì giỏi bằng hay bàn, không gì yên bằng hay nhẫn (thản nhiên), không gì hơn người bằng có đức, không gì sướng thân bằng làm lành.
Hoàng Thạch Công
 
Độ lượng to lớn bao nhiêu thì phúc trạch cũng to lớn bấy nhiêu. Có mưu sâu độc bao nhiêu thì tai vạ cũng sâu độc bấy nhiêu.
Minh Tâm Bảo Giám
 
Làm việc nghĩa thì chớ tính lợi hại; luận anh hùng thì chớ kể nên thua.
Lư Khôn
 
Người biết “đạo” tất không khoe, người biết “nghĩa” tất không tham, người biết “đức” tất không thích tiếng tăm lừng lẫy.
Trương Cửu Thành
 
Chim mà mỏ quắp thì loài chim sợ cá, mà mồm ngoáp thì loài cá sợ. Người mà ngọn lưỡi sắc sảo thì loài người sợ.
Hàn Thi Ngoại Truyện.
 
Yêu thì muốn cho sống, ghét thì muốn cho chết, mình không có quyền làm được sống chết, mà lúc lại muốn cho sống, lúc lại muốn cho chết, như thế chả phải là mê hoặc lắm ru!
Luận Ngữ
 
Yêu người ta mà yêu vô lý, thành ra làm hại người ta. Ghét người ta mà ghét vô lý, thành ra làm hại cho thân mình.
Ngụy Thế Thụy
 
Người quân tử ta nên thân song không nên quá chiều mà phụ họa. Kẻ tiểu nhân ta nên tránh, song không nên ruồng rẫy như hằn thù.
Thâm Hàn Quang
 
Lễ nghĩa liêm sỉ là bốn cái giường để duy trì giữ vứng quốc gia. Bốn giường vó ấy nếu không căng được lên, nghĩa là người trong nước mà vô lễ, vô nghĩa, vô liêm sỉ thì quốc gia phải sụp đổ mà diệt vong mất.
Quán Tử
 
Chính mình chẳng kiềm chế nổi mình mà cứ muối cài đạp người thì thật là nhu.
Khuyết Danh
 
Đem cái thói kiêu căng khinh bạc đối đãi với người quân tử thì tự mình làm cho mình thất đức; đem cái thói kiêu căng khinh bạc đối với kẻ tiểu nhân thì tự mình làm cho mình hại thân.
Tuân Sinh Tiên
 
Người hay là thầy người dở, người dở là kẻ giúp chí cho người hay. Lão Tử
 
Người ta ai mà không có lỗi. Có lỗi mà sửa đổi được thì còn gì hay hơn.
Tả Truyện
 
Câu nói như tên, không nên bắn bậy, đã lọt vào tai ai, không tài nào rút ra được nữa.
Lục Tài Tử
 
Ba ba, thuồng luồng cho vực còn nông, làm tổ dưới đáy, chim cắt diều hâu cho núi còn thấp làm tổ trên đỉnh; thế mà đến khi chết cũng chỉ là một cái mồi.
Tuân Tử
 
Vật trong thiên hạ chẳng gì mềm nhũn bằng nước, thế mà to vô hạn, sâu vô cùng.
Hoài Nam Tử
 
Cắn chặt răng để chịu thiệt, đứng vững gót để làm người.
Cổ ngữ
 
Thế giới là một trường học lớn. Sự khốn quẫn đau khổ là ông thầy giỏi, là người bạn tốt để rèn luyện cho ta vậy.
Khuyết Danh
 
Lanh trai công việc để cố gắng làm cho đầy đủ, và cẩn thận câu nói, không cẩu thả khinh thường.
Luận Ngữ
 
Người đi đêm tuy không là gian nhưng không thể cấm chó không cắn được.
Chiến Quốc Sách
 
Cái bể tình dục, lấp mãi không đầy; cái thành sầu khổ, phá mãi mà không tan.
Khuyết Giới Toàn Thư
 
Lâu nay đời vẫn làm đắm đuối loài người; cái “chí” của ta là cái để độ thân ta, làm sóng gió không thể xiêu bạt vùi dập ta được.
Chúc Vô Công
 
Đại cục tuy một ngày một bại hoại, chúng ta vẫn phải nên hết sức duy trì, được phần nào hay phần ấy, còn ngày nào hay ngày ấy
Tăng Quốc Phiên
 
Chim hồng, chim hộc, cất cánh bay xa là nhờ lông cánh; lông nhỏ trên lưng, lông to dưới bụng, mọc thêm một nắm, bay chẳng cao hơn, rụng mất một nắm, bay chẳng thấp hơn.
Hàn Thi Ngoại Truyện
 
Chẳng trách người mà trách mình là phương pháp cần nhất để tu tỉnh thân ta. Hay thể tất cho người là phương pháp cần nhất để gây nuôi độ lượng.
Lã Khôn
 
Một bên là quần chúng, một bên là bản thân, hai bên đều trọng cả. Nhưng gặp trường hợp cần thì phải hi sinh bản thân để cứu giúp quần chúng.
Khuyết Danh
 
Thiên hạ có người sợ bóng mình, ghét vết mình, cắm cổ mà chạy, vết lại càng nhiều, bóng lại càng nhanh. Chẳng bằng đến chỗ rợp mà nghỉ, thì tự nhiên bóng mất hẳn và vết tuyệt ngay.
Mai Thăng
 
Muốn giữ được lương tâm, nuôi được linh tính, cần phải chịu cực khổ, chịu phiền, thì ngày mới thuần thục.
Lưu Trực Trai
 
 
Điền dưỡng “cái khí” lúc đang giận; đề phòng “câu nói” lúc sướng mồm; lưu tâm “sự lầm” lúc bối rối; biết dùng “đồng tiền lúc sẵn sàng”.
Uông Thụ Chi
 
Nói đương sướng hả mà nín ngay được; ý đương hớn hở mà thu hẳn được; tức giận, ham mê đương sôi nổi, nồng nàn mà tiêu trừ biến mất được; không phải là người rất kiên nhẫn thì không tài nào được như thế.
Vương Dương Minh
 
Ẩn ác, dưỡng thiện là bực thánh; thích thiện ghét ác là bực hiền; tách bạc thiện, ác quá đáng là hạng người thường; điên đảo thiện ác để sướng miệng gièm pha là hạng tiểu nhân hiểm ác.
Chu Trang Trang Công
 
Người ta ai cũng cần phải tự lập lấy thân, cần phải tự mình hết sức cố gắng cho ra người, cần phải trông cậy ở mình mà chớ có trông cậy vào người.
Khuyết Danh
 
Lòng thành, nét mặt đầm ấm, khí hòa, lời nói êm dịu thì thế nào cũng có thể cảm động được người ta.
Khuết Danh
 
Lập thân không có gì khó bằng làm thế nào cho khỏi tủi thẹn; thủ thân không có gì khó bằng làm thế nào cho khỏi điếm nhục; phòng thân không có gì khó bằng làm thế nào cho ít bệnh tật.
Tuân Tiên Sinh
 
Chưa có người nào hành vi phẩm hạnh không đoan chính mà họ có thể yêu nước được.
Cổ Ngữ
 
Người không có chí như thuyền không có lái, như ngựa không cương trôi dạt lông bông không ra thế nào cả.
Vương Dương Minh
 
Tài trai nên ngang dọc trời đất, không nên quanh quẩn xó nhà.

Triệu Ôn 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 EmptySat Mar 29, 2014 4:48 pm

Bạt
Mấy trang viết sau cuốn sách này, lúc đầu định nói một đôi điều về triết học Trung Hoa xưa. Thế nhưng, nghĩ lại, thì thấy thực không phải chỗ. Vả lại đối với triết học Trung Hoa xưa, mà nói mất trang, thì thà không nói là hơn. Cho nên chí xin nói tản mạn đôi điều nhân cuốn sách được in lại, dù sao trong đó buộc lòng cũng phải có đôi câu về triết học.
 
Cuốn Cổ học tinh hoa này làm năm 1925. Năm đó, ở ta đã bỏ thi chữ Hán cả chục năm rồi. Hán học bắt đầu tàn. Các cụ Nguyễn Văn Ngọc, Trần Lê Nhân, soạn giả cuốn sách này, thuộc thế thệ những “ ông đồ” lỡ vận đó. Cụ Nguyễn Văn Ngọc mất đã lâu (1942), còn cụ Trần Lê Nhân tôi vẫn còn được gặp những năm sáu mươi ở Hà Nội. Yêu mến tinh hoa của nền văn minh Hán học, từ trong cái biển bao la của bách gia chư tử Trung Hoa xưa, hai cụ đã tìm lấy những hạt ngọc của văn chương, triết học và xâu thành một chuỗi ngọc đem hiến cho đời. Hơn nửa thế kỉ đã trôi qua, cuốn sách hầu như vẫn giữ nguyên giá trị. Đọc lại cuốn sách, ta sẽ có cảm giác gặp lại một người bạn cũ. Mỗi cuốn sách có số phận riêng của mình, đó là một câu châm ngôn la tinh. Cuốn Cổ học tinh hoa cũng có số phận của nó. Đó cũng chính là số phận của triết học và văn chương phương Đông cổ mà ít lâu nay, do sự cất mình của các “con rồng” châu Á, dường như mọi người đang để tâm tìm hiểu.
Các nhà nghiên cứu phương Đông của thế giới, trong đó có các học giả Pháp, Mĩ và cả Liên Xô nữa, nay đều thấy tác dụng của Khổng giáo đối với sự phát triển kinh tế của nước Nhật. Đối với người Nhật hay đối với một số nước mà họ gọi là “ Hán hóa” khác (trừ Việt Nam) thì truyền thống đã không cản trở sự phát triển, trái lại các nước ấy đã biết biến truyền thống thành một thứ “ mùn” để ươm trồng lên đó những cây cối tươi tốt. Cái ông Khổng Tử mà bào lâu nay người ta nguyền rủa, người ta đấu tố (chúng ta vẫn nhớ những đợt “phê Lâm đấu Khổng” trong cách mạng văn hóa ở Trung Quốc vừa đây), hóa ra không đến nỗi tệ như thế! Hồi năm 1965, vào ngày 19-5 ngày sinh của mình cụ Hồ có đi thăm quê hương Khổng Tử. Và có bài thơ chữ Hán ghi lại cảm xúc, xin tạm dịch:
 
Mười chín tháng năm thăm Khúc phụ
Thông già miếu cũ dấu xưa nhòa.
Thế thần họ Khổng giờ đâu nhỉ?
Leo lét bia xưa chút ánh tà.
 
Nguyên văn:
Ngũ nguyệt thập cửu phỏng Khúc phụ
Cô tùng cổ miếu lưỡng y hi.
Khổng gia thế lực kim hà tại?
Chỉ thặng tà dương chiếu cổ bi.
 
Dường như có chút cảm thương, hoài cổ bằng bạc trong bài thơ. Mà thực ra. Khổng Tử nào có tội tình gì? Ông ta là một gương mặt tiêu biểu của triết học Trung Hoa xưa, một nhà nhân văn một nhà triết học lớn. Các triều đại phong kiến lợi dụng học thuyết của ông, xuyên tạc cái “bản lai diện mục” của ông... thế thôi.
 
Nhưng ngoài Khổng Tử, còn có bao nhà triết học khác. Một điều mà các học giả thế giới lưu ý, là chữ Hán, thứ chữ lâu nay ta bỏ xó, lại là một công cụ rất tốt của tư duy, một thứ chữ làm thông minh người học nó ( và điều này họ đã có thì nghiệm), một thứ chữ của tương lai, của thời đại điện toán! Chỉ tội nghiệp các cụ đồ trong thơ Vũ Đình Liên, trong đó có cụ Trần Lê Nhân và bao nhiêu cụ khác, những bậc túc nho đáng kính nhưng sinh bất phùng thời!
 
Đến hết thế kỉ này thì tổng sản phẩm kinh tế của các nước gọi là Hán hóa sẽ vượt Tây Âu, vượt Mĩ! Mà sở dĩ có thế một phần là nhờ như ở Nhật – theo lời một nhà bác học Liên Xô – họ giữ lại thành phần chữ vuông ( chữ Hán) trong văn tự của mình! Thật là một “ chuyện” như đùa! Nhưng không, các học giả này nghiêm túc đấy! Liệu sau này chúng ta có sửa đồi gì được cái định kiến ngốc nghếch của chúng ta về Hán học, và nói chung về nền văn minh phương Đông mà chúng ta “ bụt chùa nhà không thiêng”, chúng ta quá coi thường. Cuốn sách này được in lại, biết đâu là để sửa lại đôi chút sai lầm tai hại ấy.
 
Trước khi là một tuyển tập những đoản văn triết học. CỔ HỌC TINH HOA là một cuốn sách của những câu chuyện thường ngày mà chúng ta hằng quan tâm đồng thời cũng là cuốn sách của những vấn để đạo đức muôn thuở. Thời đại chúng ta dầu khác biệt bao nhiêu đi nữa nhưng phải đâu những câu chuyện của cái thời thơ ấu ấy của nhân loại không còn làm chúng ta thú vị.
 
Mà trong cuốn sách này có biết bao nhiêu thú vị như thế! Chuyện ống Tử Lộ ăn ở có hiếu với cha mẹ “ ngày trước lúc song thân còn, cơm thường dưa muối, đường xa trăm dặm, phải đội gạo về nuôi song thân”... – cái ông Tử Do mà Khổng Tử cho là “ hiếu dũng” ấy, sao “ người” đến thế! Chuyện tình bạn giữa Quản Trọng- Bảo Thúc: “sinh ta ra là cha mẹ, biết ta là Bảo Thúc” là chúng ta suy ngẫm về trạng thái nhân thế của xã hội đời nay! Chuyện người vợ chê anh chồng đánh xe ngựa cho tể tướng mà vênh váo, bị chị vợ giảng cho một bài học thấm thía, chuyện “ chính sách tàn bạo khốc hại hơn cả hổ”, chuyện Dương Chấn làm quan không chịu nhận hối lộ : “ Xin ngài cứ nhận cho. Bây giờ đêm khuya không ai biết”. – “ Trời biết đất biết, ông biết, tôi biết, sao lại bảo không ai biết?..”
 
Hối lộ, sao giống thới nay thế! Nhưng những người như Dương Chấn đời nay vẫn còn đấy chứ?
 
Còn cái chuyện “ Đông Quách tiên sinh” thổi sáo nữa mới thật vui: ông ta không biết thổi sáo, nhưng cũng đứng lẫn vào giữa đám người thổi sáo để kiếm ăn... Về sau, vua mới lên không muốn nghe hòa tấu sáo như cũ, chỉ muốn nghe độc tấu, nên ông ta phải rút lui êm. Có khác gì khối cán bộ ta trong biên chế quan liêu bao cấp ngày nay đâu! Những chuyện như thế tuy là cổ xưa của nhân loại, lại giúp ta suy ngẫm chuyện đời nay.
 
Cổ học tinh hoa phong phú về đạo lý, trước khi phong phú về triết lý.
 
Hàng chục thế kỉ trước công nguyên, những đốm lửa của một trong những nền văn minh cổ đại của nhân loại đã cháy lên và bứng sáng suốt hàng chục thế kỉ.
 
Cho đến nay đã có nhiều cách giải thích khác nhau về nguồn gốc của nền văn minh đó. Một cách đơn giản nhất thì chúng ta có thế nói như thế này: trên cái đại lục mà người Trung Hoa xưa quan niệm là tất cả “thiên hạ” ấy, do sự phồn vinh của kinh tế, đã đẻ ra được một tầng lớp tri thức, những người chuyên hoạt động tinh thần.
 
Tầng lớp ấy hẳn là đông đảo lắm. Truyền thuyết nói Khổng Tử từng dạy trước sau đến ba nghìn học trò (chắc không nhiều đến như vậy!), số môn khách ở nhà Bình Nguyên Quân là mấy ngàn và ở Tắc Hạ một trung tâm nghiên cứu, có hàng trăm học giả nổi tiếng. “ Trăm nhà” đã “ đua tiếng” chung quanh bao nhiêu vấn đề của thời đại. Họ truyền bá học thuyết thông qua đào tạo học trò, họ tranh luận, họ đi lại sớm. Sở tới Tần để tìm người sử dụng mình. Trung Hoa cổ đại đã đánh thức và náo động bởi các nhà triết học, các nhà văn.
 
Nói là “ trăm nhà” thực ra theo sự phân loại của Tư Mã Đàm, cha Tư Mã Thiên, thì có sáu nhà lớn; còn theo sự phân loại của Lưu Hâm, một đại học giả đời Hán, thì có mười nhà đại để thì có thể kể như chúng ta thường quen thuộc: Nho gia( phái của những học giả kể thừa văn hóa cổ).  Đạo gia( các ẩn sĩ), Mặc gia (các hiệp sĩ) , Danh gia (các biện sĩ), Âm Dương gia (các nhà vũ trụ luận), Pháp gia (các nhà làm luật)....Còn Tiểu Thuyết gia những người chuyên “lượm lặt lời lẽ trong làng xóm, nơi đầu đường xó chợ” (Tiền Hán thư: Nghệ văn chí), xếp cuối cùng ( chữ tiều thuyết mà ta dùng để dịch chữ roman trong tiếng châu Âu là xuất xứ từ chữ này).
 
Các nhà ấy đều có mặt gần đủ trong cuốn sách nhỏ này.
 
Nhưng các soạn giả không chỉ tập họp các mẩu văn chung quanh các chư tử. Ngoài tản văn chư tử thì còn có tản văn lịch sử mà tiêu biểu là  Tả truyện, Chiến quốc sách, Án Tử Xuân Thu, Lã Thị Xuân Thu... sau đó là Sử ký, sau đó nữa là một ít văn chương của Đường, Tống... Cái gốc là Tả truyện, Chiến quốc sách: “ Văn chương đời sau, bao nhiêu thể loại đều có sẵn ở thời Chiến quốc cả rồi” (lời Chương Học Thành, đời Minh).
Thực ra thì sự tập họp ở đây không có hệ thống và cũng không có đầy đủ các diện mạo.
Trong các phần tử tạp của các nhà trong sách này, làm sao ta có thể nhận diện, phân biệt họ với các người đương thời, chủ yếu trên phương diện tư tưởng triết học?
Đọc câu chuyện về Đặng Tích ( Truyện 11) theo ngôn ngữ thông thường ngày nay, ta sẽ gọi là “ thầy dùi” ,là anh “đón xóc nhọn hai đầu”. Quả có thế. Ông ta làm thầy kiện: “ việc lớn thì đòi một cái áo, việc nhỏ thì đòi một cái quần. Dân đưa áo, đưa quần để học kiện, không kể xiết. Lấy trái làm phải, lấy phải làm trái, phải trái không chừng, đến nỗi việc được hay không mỗi ngày mỗi đổi” (Lã thị xuân thu). Đó là những “ biện giả” tiến thân của học phái triết học gọi là Danh gia: “ Danh gia bới móc, ràng buộc khiến người ta không cãi ý họ được” (Sử Ký) “ họ làm khốn cái biết của trăm nhà, làm cùng cái biện của mọi miệng” ( xem Trang Tử)- Danh và Thực, từ tương quan này đặt ra những vấn đề nghịch thường, nhưng những vấn để nghịch thường ấy, trong triết học là khởi điểm của thuyết tương đối rất sâu sắc biện chứng mà Huệ Thi, một nhà triết học, bạn thân của Trang Tử, chủ trương.
 
Thế là mỗi một câu chuyện trong sách này ẩn chứa một kho tàng triết học. Đọc câu chuyện con vua trốn vào hang, người nước Việt đem lá ngải hun hang, bắt về làm vua, mà dùng dằng không chịu về; đọc câu chuyện Tái ông thất mã, chuyện Hứa Do rửa tai khi nghe Nghiêu nhường thiên hạ... ta biết đó là tinh thần của Đạo gia, của Lão Tử, Trang Tử... Những nhà triết học này, chủ trương “vô vi”, thuận theo tự nhiên, tôn trọng quy luật thiên nhiên, và có một tinh thần biện chứng pháp đặc sắc Đạo gia sẽ đẻ ra Huyền học, Huyền học ảnh hưởng đến việc xác lập Thiền Tông; mà Thiền tông, Phật giáo thì có ảnh hưởng đến Hégelx, mà không có biện chứng pháp của Hégelx thì làm gì có Marx? Chuyện đời vòng là như vậy.
 
Còn những chuyện về “chính danh” về “nhân nghĩa” về “dân quý nhất” của Khổng Minh... thì dễ nhận ra. Đó là những chuyện trong Gia Ngữ, Tả Truyện, Thuyết Uyển... Trường phái triết học này quá quen thuộc với ta hàng ngàn năm nay,nhưng nay cũng phải “nhận diện” lại.
 
Trong sách cũng có vài truyên về các nhà du thuyết, gọi là Trung hoàng gia, những người “ nổi cơn giận thì chư hầu sợ, ngồi yên một chỗ thì thiên hạ thái bình” (Mạnh Tử). Một trường phái khác hay được nhắc là Mặc Tử, đối thủ của Khổng Tử, chủ trương “Kiêm, ái”, mọi người trong thiên hạ, ai cũng yêu mến kẻ khác bằng nhau, không phân khác biệt. Đó là một tư tưởng có tính chất lý tưởng.
 
Tựu trung, về mặt triết học, sách Cổ học tinh hoa đem đến cho người đọc một vài khái niệm ban đầu. Sau buổi sơ giao này, ta sẽ có dịp đi sâu vào các trường phái triết học Trung Hoa cổ đại, những trường phái triết học ảnh hưởng hàng ngàn năm ở phương Đông. Đó là thời thơ ấu của nhân loại về mặt thời gian lịch sử nhưng lại là thời kỳ tráng niên lão thực về mặt triết học, văn chương. Đó là những người thầy đầu tiên, những nhà hiền triết đầu tiên, những nhà văn đầy thi hứng đầu tiên... mà nguồn suối của họ mấy nghìn năm vẫn dạt dào chảy vào biển lớn của nền văn minh nhân loại.
 
10.9.1988
 

Mai Quốc Liên

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: CỔ HỌC TINH HOA   CỔ HỌC TINH HOA - Page 10 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
CỔ HỌC TINH HOA
Về Đầu Trang 
Trang 10 trong tổng số 10 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10
 Similar topics
-
» Di tinh và nguyên nhân gây ra tình trạng di tinh
» Tình trạng giãn tĩnh mạch chân - Đa khoa Hoàn Cầu
» Đi sâu Bioflavoniud khắc tinh suy giãn tĩnh mạch chân
» Các dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp tình trạng xuất tinh sớm
» Tình trạng teo tinh hoàn ở nam giới

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến