Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 07, 2013 11:40 am

Ban Siêu đầu bút tòng nhung
 
Ban Siêu, tự Trọng Thăng, người Phù Phong- An Lăng, là một danh tướng và là nhà ngoại giao triều Đông Hán. Khi Hán Quang Võ Đế mời nhà đại học sĩ Ban Bưu đến chỉnh lý lịch sử triều Tây Hán, hai người con trai của ông là Ban Cố và Ban Siêu, cùng con gái tên là Ban Chiêu cũng theo cha đến học tập văn học và lịch sử. Sau khi Ban Bưu qua đời, Ban Cố làm Lan Đài lệnh sử tiếp tục công việc biên soạn "Hán Thư" của cha, còn Ban Siêu làm công việc sao chép. Hai anh em tính tình rất khác nhau, Ban Cố say mê nghiên cứu và chăm chú viết Hán Thư. Còn Ban Siêu khi nghe tin Hung Nô quấy nhiễu vùng biên giới, liền bỏ bút xuống nói rằng: "Đại trượng phu phải như Phó Giới Tử , Trương Khiên lập công tại dị vực, cớ sao lại bỏ phí quá nhiều thời gian vào việc nghiên bút thế này", rồi sau đó gác bút tòng quân.
 
Hán Minh Đế cử đại tướng Đậu Cố xuất binh đánh Hung Nô, Ban Siêu được đảm nhiệm chức đại lý tư mã. Do chiến đấu dũng cảm, lập nhiều chiến công, nên ông được Đậu Cố khen thưởng rồi cử đi sứ Tây vực, liên lạc với các nước cùng chống lại Hung Nô.
 
Ban Siêu vất vả dặm trường trước tiên đến nước Thiền Thiện, vua nước này ban đầu tỏ ra rất cung kính và tiếp đón họ như khách quý. Mấy hôm sau, vua Hung Nô cũng cử sứ giả đến liên lạc với nước Thiền Thiện, chúng tìm mọi cách nói xấu nhà Hán, nên vua nước Thiền Thiện dần dần tỏ ra lạnh nhạt với Ban Siêu, thậm trí còn nảy sinh ý thù địch.
 
Ban Siêu thấy vậy bèn lập tức triệu tập những người cùng đi bàn đối sách, họ quyết định trước tiên giết chết sứ giả Hung Nô để gây sức ép với vua nước Thiền Thiện. Tuy tình thế rất nguy hiểm, nhưng Ban Siêu vẫn không hề nao núng.
 
Nửa đêm hôm đó, ông đã dẫn 36 người xông vào dinh sứ giả Hung Nô phóng hỏa, chém giết. Hung Nô không hề phòng bị, liền bị chém chết hơn 30 người, còn hơn trăm người khác đều bị thiêu chết.
 
Ngày hôm sau, Ban Siêu mời vua nước Thiền Thiện đến, rồi sách thủ cấp sứ giả Hung Nô ra cho nhà vua xem, sau đó dùng lời lẽ khuyên răn.
 
Nhà vua bấy giờ mới chịu thần phục, đồng ý cùng nhà Hán thiết lập quan hệ hữu hảo.
 
Ban Siêu hoàn thành sứ mệnh trở về Lạc Dương, được Hán Minh Đế khen ngợi, thăng làm Quân Tư Mã. Sau đó, Ban Siêu lại nhận được lệnh xuất sứ Vu Điền.
 
Khi Ban Siêu đến bày tỏ nguyện vọng của nhà Hán muốn đặt quan hệ hữu hảo với Vu Điền. Vua nước này vì sợ quân Hung Nô, nên thái độ tỏ ra hết sức lạnh nhạt.
 
Bấy giờ, có một thầy phù thủy mách vua Vu Điền rằng: "Sứ giả nhà Hán có một con ngựa tốt, nên dắt về mổ tế thần, để thần minh phù hộ cho đại vương". Vua Vu Điền nghe vậy liền cử người sang chỗ Ban Siêu để lấy ngựa.
 
Ban Siêu nói: "Ngựa có thể cho, nhưng hãy bảo thầy phù thủy tự sang đây mà dắt về". Người này trở về báo lại với nhà vua, thầy phù thủy tỏ ra rất hý hửng bèn cùng viên tể tướng nghênh ngang đến lấy ngựa.
 
Ban Siêu chẳng nói chẳng rằng liền chặt phăng đầu thầy phù thủy, rồi nọc viên tể tướng ra đánh cho mấy trăm roi.
 
Sau đó, tay sách thủ cấp thầy phù thủy đến gặp vua Vu Điền trách rằng: "Những ai không muốn hữu hảo với triều đình nhà Hán, thì cũng sẽ như thầy phù thủy này".
 
Vua Vu Điền vốn đã nghe nói về những việc làm của Ban Siêu ở nước Thiền Thiện, sợ đến kinh hồn bạt vía, bèn lập tức bày tỏ nguyện cùng thiết lập quan hệ hữu hảo với triều nhà Hán.
 
Về sau, Ban Siêu vẫn tiếp tục xuất sứ các nước Tây vực, giúp đỡ những nước này vùng thoát khỏi sự ràng buộc và nô dịch của Hung Nô, khiến hơn 50 nước ở Tây vực đều quy thuộc triều Đông Hán.
 
Vào một lần khác, khi Ban Siêu được lệnh chuẩn bị trở về Lạc Dương, các vương hầu, khanh tướng nước Su Lơ, nước Vu Điền v v, đều ứa nước mắt ôm lấy chân ngựa không nỡ cho ông về.
 
Ban Siêu rất cảm động, liền viết thư lên triều đình yêu cầu cho mình ở lại Tây vực.
 
Ban Siêu xuất sứ Tây vực từ năm 40 tuổi, đến năm 71 tuổi mới trở về Lạc Dương, sinh sống ở Tây vực 31 năm, đã bảo vệ cho nhà buôn đi lại trên con đường tơ lụa, khiến mối quan hệ giữa nội địa và Tây vực càng thêm gắn bó.
 

Năm 97 công nguyên, khi Ban Siêu nhậm chức Đô Hộ Tây Vực, đã cử sứ giả Cam Anh xuất sứ Đại Tần. Cam Anh đến vịnh Péc Xích thì bị biển chắn lối. Tuy lần xuất sứ này không đến được Đại Tần, nhưng đã phong phú thêm sự hiểu biết đối với các nước Trung Á, tạo điều kiện có lợi cho việc phát triển giao thông giữa TQ và phương tây sau này.
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a5149553ec8_123_22_135_251_vuatru

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 07, 2013 11:52 am

Lão đang ích tráng
 
Hán Quang Võ Đế - Lưu Tú đã dựa vào vũ lực đoạt được thiên hạ, có 28 thủ hạ của ông từng lập nên công trạng to lớn. Sau khi Lưu Tú băng hà, Hán Minh Đế-Lưu Trang đã đặt tượng 28 người này trên vân đài của Nam cung, gọi là "Vân đài nhị thập bát tướng". Nhưng ngoài 28 vị này ra, còn có một viên đại tướng, đó là lão tướng Mã Viện.
 
Mã Viện tự Văn Uyên, người Phù Phong, Mậu Lăng (Tức miền đông bắc huyện Hưng Bình, tỉnh Thiểm Tây ngày nay), là một nhà quân sự nổi tiếng thời Đông Hán, được phong làm Tân Tức Hầu.
 
Tổ tiên Mã Viện là danh tướng thời Chiến Quốc-Triệu Tư. Triệu Tư từng đánh bại quân Tần, lập chiến công hiển hách, được Triệu Huệ Văn Vương phong hiệu "Mã Phục Quân", nên các con cháu của ông đều đổi ra họ Mã.
 
Khi Mã Viện còn làm đốc bưu ở Quận Trung. Một hôm, khi trên đường áp giải tù nhân sang phủ Tư Mệnh, vì quá thương tù nhân, nên ông đã thả họ về rồi bỏ trốn sang quận Bắc Địa sống bằng nghề chăn nuôi, nhiều người được tin đều kéo đến theo ông. Ông thường nói với đám môn khách rằng: "Đại trượng phu muốn lập chí, nghèo thì phải vững vàng, già mà vẫn coi mình như thời còn trẻ khỏe. Phàm là của cải tài sản, nó đáng quý là ở chỗ đem bố thí và biếu tặng cho mọi người, bằng không thì mình sẽ trở thành kẻ bo bo giữ của trong nhà mà thôi". Do đó, ông đã chia một phần tài sản của mình cho bạn bè, còn bản thân mình thì sống cuộc đời hết sức đạm bạc.
 
Năm Kiến Võ thứ 8, Quang Võ Đế tự thống lĩnh quân mã đi thảo phạt Khôi Hiu. Mã Viện đem gạo ra đắp thành sa bàn, rồi hiến kế cho nhà vua cách dụng binh, phân tích tình hình hết sức thấu đáo.
 
Hán Quang Đế thấy vậy phấn khởi nói: "Kẻ địch khác nào nằm gọn trong tầm tay ta". Sau đó, đại quân của Khôi Hiu nhanh chóng bị tiêu diệt.
 
Mã Viện dùng gạo đắp sa bàn là một nguyên nhân quan trọng khiến trận đánh này giành được toàn thắng, đồng thời cũng là một sự sáng tạo trong lịch sử chiến tranh.
 
Năm Kiến Võ thứ 11, bộ tộc người Khương vẫn thường xuyên quấy nhiễu miền biên thùy, Hán Quang Đế cử Mã Viện ra làm Quận thú Quận Lũng Tây, ông dẫn đầu quân sĩ xông pha trận mạc, bắp đùi ông bị quân giặc bắn thủng.
 
Hán Quang Đế được tin liền tặng cho ông mấy nghìn con bò cừu, nhưng Mã Viện vẫn như trước đem phân chia cho các tướng sĩ.
 
Đến năm Kiến Võ thứ 13, thủ lĩnh người Khương liên hợp với các bộ lạc ở biên giới phát động nổi loạn. Khi Mã Viện dẫn quân đến nơi thì phát hiện người Khương chiếm cứ trên đỉnh núi. Ông bèn đóng quân vây chặt, cắt đứt nguồn nước, khiến người Khương lâm vào cảnh khốn quẫn, thủ lĩnh người Khương dẫn hơn mấy trăm nghìn hộ trốn ra miền biên giới, còn lại hơn chục nghìn người đều bị bắt làm tù binh.
 
Từ đó, Lũng Hữu được yên ổn. Mã Viện làm thái thú Lũng Tây được 6 năm. Hán Quang Võ Đế phong ông làm Phục Ba tướng quân. Sau đó, ông dẫn quân đánh bại Giao Chỉ, được triều đình phong làm Tân Tức Hầu.
 
Năm Kiến Võ thứ 24, miền nam xảy ra bạo loạn, Mã Viện lúc đó tuy đã 62 tuổi, mà vẫn xin phép đi nam chinh. Ông dẫn quân đến đóng tại Hồ Đầu, chiếm cứ nơi hiểm yếu, giữ chặt cửa ải, nhưng vì khí trời nóng bức, có rất nhiều binh sĩ bị chết vì say nắng, bản thân ông cũng bị bệnh nặng, tình hình vô cùng nguy khốn, ông bèn ra lệnh cho các tướng sĩ đào hầm ở bên bờ sông để tránh nắng.
 
Giữa lúc này, tên Cảnh Thư đã mật báo cho Hán Quang Võ Đế biết rõ tình hình, nhà vua bèn cử trung lang tướng Lương Tùng ra thôi thúc và giám sát quân đội của Mã Viện.
Nhưng khi Lương Tùng đến nơi thì Mã Viện đã qua đời.
 
Mã Viện sinh thời vẫn thường ăn một loại thực vật gọi là Ý dĩ, loại thực vật này có thể điều trị bệnh phong thấp gân cốt, loại trừ tà phong, ông chất đầy một xe đem về nhà làm giống, mọi người thấy vậy đều lầm tưởng là đặc sản quý hiếm của miền nam, họ không được chia đều ấm ức, rồi đặt điều nói xấu Mã Viện.
 
Sau khi Mã Viện qua đời, Mã Võ, Hầu Lập và một số người khác đều nói Mã Viện đích thực có đưa về một xe đồ vật quý hiếm, Hán Quang Võ Đế nghe vậy vô cùng tức giận.
 
Người nhà Mã Viện không hiểu tại sao nhà vua lại tức giận, cũng chẳng hiểu Mã Viện đã phạm tội gì, nên đều lo lắng không yên.
 
Thi hài của Mã Viện được đưa về rồi vội mai táng, bạn bè thân thích của ông đều không ai dám đến viếng tang. Khi vợ con Mã Viện đến triều đình nhận tội, nhà vua đưa bản tấu chương của Lương Tùng ra cho họ xem, bấy giờ mọi người mới vỡ lẽ đây là một sự hiểu nhầm.
 

Vợ Mã Viện đã 6 lần dâng thư minh oan, Hán Quang Võ Đế mới ra lệnh hậu táng cho Mã Viện. Năm Kiến Sơ thứ 3, Tiêu Tông cử năm cung trung lang tướng làm lễ truy phong Mã Viện là Trung Thành Hầu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 07, 2013 2:13 pm

Vương Mãng cải chế
Vương Mãng
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a509874c4b6_123_22_98_150_Vuong-Ma~ng
Vương Mãng sinh năm 45 trước công nguyên, mất vào năm 23 công nguyên, làm vua triều mới trong 15 năm, là một trong những nhân vật được lịch sử TQ tranh luận nhiều nhất trong gần 2000 năm nay, có người gọi ông là nhà cải cách, có người chê trách ông là một người ngông cuồng phục cổ, có người ví ông là "Chu Công tái thế", là tấm gương của trung thần hiếu tử, cũng có người gọi ông là tên trùm sỏ gian hùng tặc tử, vân vân và vân vân.
 
Hán Thành Đế là một ông vua hoang dâm, sau khi lên làm vua , mọi quyền hành nhà nước đều rơi vào tay họ hàng bên ngoại, các anh em của Hoàng thái hậu Vương Chính Quân đều được phong hầu, trong đó Vương Phượng được phong làm đại tư mã, đại tướng quân.
 
Sau khi lên nắm quyền, mấy anh em và con cháu của Vương Phượng đều hoành hành ngang ngược, ăn chơi xa xỉ, chỉ có thằng cháu Vương Mãng vì cha mất sớm là không dính vào tật xấu này, cậu rất bình thường như bao người học hành khác, sống rất cần kiệm, mọi người đều nói Vương Mãng là một người tốt nhất trong số các con cái của nhà họ Vương.
 
Sau khi Vương Phượng qua đời, hai người anh của Vương Phượng lần lượt thay nhau làm tư mã, về sau mới đến lượt Vương Mãng.
 
Vương Mãng chủ trương chiêu hiền nạp sĩ, nên được khá đông người xin theo.
 
Sau khi Hán Thành Đế mất chưa đầy 10 năm, mà đã đổi thay hai ông vua, đó là Ai Đế và Bình Đế.
 
Khi Hán Bình Đế lên ngôi mới được 9 tuổi, quyền hành nhà nước đều nằm trong tay Đại tư mã Vương Mãng.
 
Những kẻ tâng bốc đều nói Vương Mãng là công thần giữ cho triều nhà Hán được yên ổn, họ xin với Hoàng Thái Hậu phong Vương Mãng làm An Hán Công.
 
Vương Mãng không muốn chịu phong, thì càng có nhiều người yêu cầu Hoàng Thái Hậu gia phong. Số đại thần, quan lại địa phương và dân chúng dâng thư yêu cầu đã lên tới hơn 480 nghìn người.
 
Có người còn thu tập văn tự ca tụng Vương Mãng, cộng hơn 30 nghìn chữ. Vương Mãng uy tín càng cao, càng có lắm kẻ tâng bốc thì Hán Bình Đế càng cảm thấy Vương Mãng thật đáng sợ, thật đáng ghét.
 
Vì Vương Mãng không cho phép mẹ vua ở bên cạnh vua, và giết sạch họ hàng bên cậu của vua.
 
Hán Bình Đế dần dần khôn lớn, thì không sao tránh khỏi bộc lộ nỗi oán giận. Khi các đại thần đến chúc thọ Hán Bình Đế, Vương Mãng đã dâng cho nhà vua một chén thuốc độc, nhà vua uống xong mấy ngày sau thì băng hà.
 
Vương Mãng lại còn giả bộ khóc lóc rất thảm thiết. Hán Thành Đế mất vào năm 14 tuổi, chưa có con cái.
 
Vương Mãng bèn đưa một đứa trẻ hai tuổi trong vương thất họ Lưu ra lập làm Hoàng thái tử. Còn mình tự xưng là "Giả hoàng đế".
 
Có một số quan chức muốn làm nguyên huân dựng nước, họ đã khuyên Vương Mãng lên ngôi vua, bản thân Vương Mãng cũng cảm thấy mình là vua tạm thời không bằng làm một ông vua thật. Nên đám người xu nịnh tâng bốc này liền nặn ra rất nhiều điều mê tín để lường gạt người. Nào là đã tìm thấy sách nói "Vương Mãng là chân mệnh thiên tử ", nào là đã phát hiện một cái tráp đồng trong miếu Hán Cao Tổ nói rằng "Hán Cao Tổ nhường ngôi cho Vương Mãng" v v, Vương Mãng nổi tiếng là người luôn từ chối thăng phong, thì lần này không còn từ chối nữa.
 
Năm thứ 8 công nguyên, Vương Mãng chính thức lên ngôi hoàng đế, đổi quốc hiệu là Tân, thủ đô vẫn đặt tại Tràng An.
 
Vương triều Tây Hán bắt đầu từ thời Hán Cao Tổ xưng đế, đã thống trị được 210 năm. Vương Mãng lên ngôi vua liền bắt đầu phục cổ cải chế, ra lệnh biến pháp.
 
Một là, đem đất đai trong cả nước sửa làm "Vương điền", không cho phép mua bán. Hai là, gọi nô tỳ là "Tư thuộc", không cho phép mua bán. Ba là, đặt ra giá cả, cải cách tiền tệ. Có những cải cách nghe ra rất hợp lý, nhưng đều thực thi không đâu vào đâu. Do bị quý tộc và cường hào phản đối, nên chế độ cải cách ruộng đất và việc tư thuộc nô tỳ đều không thể nào thi hành được.
 
Quyền ổn định giá cả đều nằm trong tay quý tộc quan liêu, họ lợi dụng chức quyền buôn gian bán lậu, tham ô bắt chẹt, ngược lại càng làm tăng thêm nỗi thống khổ cho nhân dân.
 
Tiền tệ cải cách đã mấy lần, mà càng cải cách mệnh giá càng nhỏ, trị giá càng cao, dân chúng vô tình bị mất oan một khoản tiền. Nên việc phục cổ cải cách không những bị nông dân phản đối, mà nhiều địa chủ cỡ trung tiểu cũng không ủng hộ.
 

Ba năm sau, Vương Mãng lại ra lệnh, vương điền, nô tỳ đều có thể mua bán. Vương Mãng còn muốn mượn cớ chiến tranh đối ngoại để làm dịu mâu thuẫn trong nước, việc này đã dẫn tới bị Hung Nô, các bộ tộc ở Tây vực và Tây nam phản đối. Quan bức thì dân phản, nên năm 25 công nguyên, Lưu Tú đã khởi binh lật đổ Tân vương triều của Vương Mãng, vương triều Đông Hán ra đời.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 08, 2013 12:03 pm

Chiêu Quân xuất tái
 
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Taythi
 
 "Chiêu Quân xuất tái",tức nàng Vương Chiêu Quân ra miền biên thùy phía bắc Trường Thành.
Thời Tây Hán, giữa triều nhà Hán và Hung Nô vẫn thường xuyên xảy ra chiến loạn.
 
Năm 33 trước công nguyên, vua nam Hung Nô- Hu Han Sia đến Tràng An xưng thần, đồng thời đã chủ động nêu ra ý định muốn kết làm thân gia với triều nhà Hán, cùng bảo vệ an ninh miền biên cương. Đây là một sự kiện lớn trong đời sống chính trị giữa nhà Hán và Hung Nô, nếu việc kết thân thành công thì chiến tranh sẽ chấm dứt, hai nước sẽ cùng chung sống hòa bình.
 
Việc kết thân thường thường là công chúa hoặc con gái vương thất, nhưng lần này Hán Nguyên Đế quyết định chọn người trong đám cung nữ, nhà vua liền cử người đến hậu cung truyền rằng: "Ai tình nguyện đi Hung Nô thì trẫm sẽ đối xử với người đó như công chúa". Các cung nữ ở đây đều được chọn từ thôn quê lên, họ bị đưa vào hoàng cung có khác nào chim bị nhốt trong lồng, họ những mong có một ngày nào đó được thoát ra ngoài cung. Nhưng khi nghe nói phải xa lìa tổ quốc đi Hung Nô, thì người nào người nấy đều im lặng lắc đầu.
 
Duy có một cung nữ tên là Vương Tường, tự Chiêu Quân, rất xinh đẹp lại có học thức, vì việc lớn trăm năm của mình đã mạnh dạn đăng ký nguyện gả sang Hung Nô. Viên quản sự thấy vậy liền về báo với Hán Nguyên Đế. Nhà vua dặn viên đại thần quản sự chọn ngày lành tháng tốt, rồi tổ chức lễ thành hôn cho hai người tại Tràng An.
 
Vua Hung Nô- Hu Han Sia được một người vợ trẻ đẹp, thì trong lòng mừng không sao tả xiết. Khi hai người đến tạ ân Hán Nguyên Đế, nhà vua thấy nàng Chiêu Quân đẹp lộng lẫy thì tỏ ra vô cùng hối tiếc, muốn giữ nàng lại thì bấy giờ đã quá muộn.
 
Trong truyền thuyết có nói, khi Hán Nguyên Đế về cung, nhà vua càng nghĩ càng tức giận, bèn gọi người đem tranh vẽ hình nàng Chiêu Quân khi vào cung ra xem, hình vẽ tuy hơi giống, nhưng vẫn không sao đáng yêu bằng nàng Chiêu Quân thật.
 
Nguyên là năm Chiêu Quân 17 tuổi, chính vào năm Hán Nguyên Đế ra lệnh tuyển lựa mỹ nữ trong thiên hạ, Chiêu Quân bị đưa vào hậu cung. Nhà vua lúc bấy giờ hoang dâm vô độ, ngoài tam cung lục viện ra, còn có hàng nghìn cung nữ, thực là giai nhân mỹ nữ vô số, cơ bản không thể nào gặp mặt hết lượt các cung nữ, đành phải mời thợ vẽ đến vẽ hình họ để nhà vua xem, nhà vua ưng ý người nào thì điểm triệu người đó.
 
Do đó, không thể nào tránh khỏi sự sai lệnh giữa hình vẽ và người thực, nên thợ vẽ đã trở thành nhân vật quan trọng liệu cung nữ có được nhà vua điểm triệu hay không. Một số cung nữ vì muốn được nhà vua chú ý đến, đã bỏ ra rất nhiều tiền mua chuộc thợ vẽ, để vẽ hình mình còn đẹp hơn cả Tây Thi.
 
Trong số này chỉ có Chiêu Quân là không làm như vậy, nàng biết rõ mình rất đẹp, nên đã từ chối hối lộ cho thợ vẽ, việc này đã làm mếch lòng thợ vẽ Mao Diên Thọ, mặc dù hắn biết rất rõ nàng Chiêu Quân có sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, nhưng hắn muốn nàng suốt đời không được nhà vua để ý tới, nên đã cố ý vẽ lên khuôn mặt nàng một nốt ruồi rất to để trả thù nàng.
 

Hán Nguyên Đế biết được việc này bèn lôi Mao diên Thọ ra chém chết.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 08, 2013 12:08 pm

Trương Khiên thông Tây vực
 
Trương Khiên là một sứ giả hứu hảo ngoại giao có ảnh hưởng đầu tiên trong lịch sử TQ.
Bấy giờ sự giao lưu giữa nhà Hán và Hung Nô đang gay gắt, triều nhà Hán đang chuẩn bị một cuộc chiến tranh chống trả Hung Nô. Trong một trường hợp ngẫu nhiên, Hán Võ Đế qua tra hỏi tù binh Hung Nô được biết ở Tây Vực có một quốc gia gọi là Đại Nguyệt Thị, vua nước này bị vua Hung Nô giết chết, rồi lấy hộp sọ làm bầu đựng rượu.
 
Nguyệt Thị Vương vốn muốn báo thù cho cha, nhưng ngặt vì không có người trợ giúp. Hán Võ Đế biết được tin này rất muốn liên hợp với Đại Nguyện Thị, nên đã quyết định cử lang quan Trương Khiên làm sứ giả đi làm việc này.
 
Năm Kiến Nguyên thứ 2, tức năm 139 trước công nguyên, Trương Khiên và một hướng đạo người Hung Nô tên là Đường Ấp Phụ, dẫn hơn trăm người xuất phát từ Lũng Tây? Tức vùng Cam Túc hiện nay?? họ ngày đi đêm nghỉ, vất vả đường trường, nhưng dọc đường không may bị quân Hung Nô bắt làm tù binh.
 
Nhằm lung lạc Trương Khiên, Hung Nô đã cưới vợ cho ông và sinh được một mụn con trai, rồi việc giam lỏng này kéo dài tới 10 năm trời, mặc dù vậy vẫn không sao lay chuyển được quyết tâm hoàn thành sứ mệnh thông Tây vực của Trương Khiên, các đồ sính lễ mà ông mang theo vẫn giữ nguyên bên mình.
 
Vào một buổi tối, Trương Khiên nhân thấy bọn lính lơ là việc canh phòng, liền dẫn đám người của mình trốn khỏi Hung Nô, họ vượt qua muôn vàn khó khăn, cuối cùng mới đến được nước Đại Nguyệt Thị.
 
Nhưng tình hình nước Đại Nguyệt Thị lúc này đã có sự đổi thay to lớn. Sau khi nước này di rời đến lưu vực Vị Thủy, đã trinh phục được nước láng giềng Đại Hạ?Tức miền bắc Áp ga ni xtan?rồi quyết định an cư lạc nghiệp tại đây?không còn muốn chống chọi với Hung Nô nữa.
 
Hơn nữa, họ cho rằng nhà Hán cách mình quá xa, cơ bản không thể liên hợp cùng chống Hung Nô. Trương Khiên đi khảo sát các nơi của Đại Hạ, rồi năm sau lên đường về nước.
 
Nhưng dọc đường ông lại bị Hung Nô bắt giữ, bị giam đến hơn một năm trời. Đến năm Nguyên sóc thứ 3, tức năm 126 trước công nguyên, Hung Nô xảy ra nội loạn, Trương Khiên nhân đó dẫn vợ và trợ thủ Đường Ấp Phụ trốn về nhà Hán.
 
Sau khi chăm chú lắng nghe Trương Khiên báo lại tình hình Tây vực, Hán Võ Đế vô cùng phấn khởi, liền phong ông làm Thái Trung Đại Phu. Trương Khiên xuất sứ trước sau mất 13 năm, đã đi khắp các nơi trung Á và tây Á, là một người Trung Nguyên đầu tiên đi các nước Tây vực.

 

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 08, 2013 12:16 pm

Vệ Thanh và Hoắc Khứ Bệnh
 
 

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50a40aba98_123_22_98_150_vekhanh
 
Vệ Thanh người Bình Dương, nguyên họ Trịnh, ban đầu địa vị thấp hèn, cha là Trịnh Quý làm Trung tiểu lại trong huyện, cộng sự với Bình Dương Hầu -Tào Thọ, từng thông dâm với Vệ Ổn vợ lẽ của Bình Vương Hầu, sinh được Vệ Thanh. Vệ Thanh làm người hầu trong nhà Bình Vương Hầu, thời còn nhỏ về quê cha đẻ phải đi chăn cừu, các con cái của vợ cả Trịnh Quý đều đối đãi với Vệ Thanh như một người nô bộc, chứ không coi là anh em máu mủ.
 
Sau khi khôn lớn, Vệ Thanh làm kỵ binh trong nhà Bình Dương Hầu, hàng ngày bảo vệ bên cạnh quận chúa Bình Dương. Mùa xuân năm 139 trước công nguyên, tức năm Kiến Nguyên thứ 2 Hán Võ Đế, người chị gái của Vệ Thanh là Vệ Tử Phu vào cung và được Hán Võ Đế sủng ái.
 
Vì hoàng hậu không có con trai, nên khi được tin Vệ Tử Phu mang bầu, thì vô cùng ghen tức, bèn cử người ra bắt Vệ Thanh. Vệ Thanh bị bắt nhưng được một người bạn thân tên là Công Tôn Ngao cứu thoát.
 
Hán Võ Đế biết được tin này rất bực cho hoàng hậu, liền phong Vệ Tử Phu làm phu nhân, còn Vệ Thanh cũng do đó trở thành Thái Trung Đại Phu, Vệ Thanh vì họa gặp phúc cuối cùng đã bước lên vũ đài chính trị.
 
Theo đà chị gái ngày càng được nhà vua sủng ái, thì Vệ thanh càng chiếm địa vị quan trọng trong con mắt của nhà vua.
 
Hán Võ Đế vốn đã sắp đặt một kế hoạch lớn, đó là tấn công Hung Nô, nhưng ngặt vì các nhân tài như Đậu Anh và Quán Phu đều phạm tội đã bị giết chết, còn Hàn An Quốc thì tuổi đã cao, ngoài Lý Quảng còn có thể tác chiến ra, trong tay Hán Võ Đế chẳng còn quân cờ nào thích hợp cả.
 
Nay thấy cậu Vệ Thanh là người có thể tin dùng, bèn quyết định để Vệ Thanh gánh vác trọng trách tác chiến với Hung Nô.
 
Năm Nguyên Sóc thứ 5, Vệ Thanh cùng 4 viên đại tướng dẫn 30 nghìn kỵ binh tiến đánh Hung Nô. Còn một đạo quân khác của quân Hán thì do Lý Tức và Trương Thứ chỉ huy.
 
Hữu hiền vương Hung Nô những tưởng quân Hán không thể nào tiến sâu vào doanh trại của mình, nên đã lơ là cảnh giác, uống rượu say khướt. Ngờ đâu bị Vệ Thanh đánh tập kích vào ban đêm, ngoài Hữu Hiền Vương cùng hơn trăm người chạy thoát ra, còn toàn bộ quân Hung Nô đều bị bắt làm tù binh. Trận thắng này đã khiến quyền lực của Vệ Thanh đạt tới đỉnh cao trong suốt cuộc đời mình.
 
Vệ Thanh được Hán vương Lưu Thiết phong làm đại tướng quân, thống lĩnh toàn bộ quân Hán, cậu bé chăn cừu thuở nào thật không ngờ lại có cuộc đời vinh hoa phú quý như ngày nay.
 
Nhà vua lại gia phong cho ba người con trai của Vệ Thanh làm Hầu, mặc dù ba người này vẫn còn là trẻ thơ. Vệ Thanh thoái thác rằng: "Thần đánh thắng mấy trận đều là nhờ vào công lao của các tướng sĩ, ba người con của thần đều còn nhỏ tuổi, chưa làm nên việc gì cả, nếu hoàng thượng phong chúng là Hầu, thì làm sao có thể khích lệ được các tướng sĩ lập công?". Hán Võ Đế nghe xong như sực tỉnh, liền phong 7 vị tướng của Vệ Thanh làm Hầu.
 
Vệ Thanh đánh Hung Nô lần cuối cùng là vào năm Nguyên Thủ thứ 4, ông cùng cháu ngoại là phiêu kỵ tướng quân Hoắc Khứ Bệnh chia quân làm hai đường tiến đánh Hung Nô. Đây là thời kỳ diều gặp gió của Hoắc Khứ Bệnh, viên tiểu tướng này cũng được vua Hán mến mộ như Vệ Thanh năm xưa, Vệ Thanh nay đã già nua, thời đại Vệ Thanh đã kết thúc, thời đại Hoắc Khứ Bệnh trẻ khỏe, anh dũng, thiện chiến bắt đầu.
 
Hoắc Khứ Bệnh lúc đó mới 17 tuổi dẫn 800 kỵ binh đánh tập hậu, chém chết hơn 2 nghìn quân Hung Nô, bắt sống tể tướng, giết chết ông tổ và bố nuôi của vua Hung Nô. Hoắc Khứ Bệnh oai dũng nhất toàn quân, được phong làm Quán Quân Hầu, sau lại gia phong làm Đại Tư Mã, uy danh còn vượt hơn cả Vệ Thanh, có rất nhiều bộ tướng của Vệ Thanh đã tới tấp chuyển sang theo Hoắc Khứ Bệnh.
 
Năm Nguyên Thủ thứ 6?Tức năm 117 trước công nguyên, Hoắc Khứ Bệnh lâm bệnh mất tại Tràng An, hưởng thọ 23 tuổi.

Hoắc Khứ Bệnh sinh thời từng 4 lần cầm quân tiến đánh Hung Nô, đều giành toàn thắng, tiêu diệt hơn 110 nghìn tên địch, gọi hàng hơn 40 nghìn dân Hung Nô, mở ra miền đất Hà Tây, Tửu Tuyền, phá tan được sự uy hiếp của Hung Nô đối với triều nhà Hán, là người tác chiến dũng mãnh, một thiên tài quân sự trong lịch sử TQ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyWed Sep 11, 2013 4:07 pm

Phi tướng quân Lý Quảng
 
Lý Quảng tòng quân từ tuổi thiếu thời, suốt đời chống trả Hung Nô. Ông tác chiến dũng mãnh, diệt được nhiều giặc, nên được Hán Văn Đế rất khen ngợi. Mấy năm sau, Hán Cảnh Đế lên ngôi, ông được phong làm Kỵ Lang Tướng, trở thành tướng quân kỵ binh hộ vệ bên cạnh Hán Cảnh Đế. Khi Ngô Vương và Sở Vương nổi loạn, Lý Quảng lúc đó với quan chức là kỵ binh Đô úy đã cùng Thái úy Chu Á Phu đi dẹp loạn, ông cướp được quân kỳ của quân phiến loạn dưới chân thành Xương Ấp, lập nên chiến công hiển hách. Sau khi dẹp loạn xong, Lý Quảng được điều đến làm Thái thú ở miền biên thùy tây bắc, để chống trả sự xâm lấn của Hung Nô.
 
Có một lần, Hung Nô tấn công vào Thượng Quận, Hán Cảnh Đế cử một người thân cận đến giúp Lý Quảng, trong khi người này cùng mười tên vệ sĩ ra ngoài dạo chơi thì chạm trán với ba kỵ binh Hung Nô, đám vệ sĩ đều bị bắn chết, còn viên thân tùy cũng bị trúng tên đang tháo chạy. Lý Quảng được tin bèn dẫn trăm kỵ binh ra cứu ứng, ông bắn chết hai tên Hung Nô, còn một tên bị bắt sống, nhưng khi ông vừa buộc tên tù binh lên ngựa, thì bỗng thấy mấy nghìn kỵ binh Hung Nô kéo tới, chúng chiến lĩnh trên một gò đất cao, các binh sĩ của Lý Quảng thấy vậy toan thúc ngựa bỏ chạy, Lý Quảng thét bảo rằng: "Chúng ta hiện cách xa đại quân những mười dặm, chạy thì tất chết, nếu ta không chạy thì bọn chúng sẽ lầm tưởng ta bày kế dụ địch, mà không dám tấn công chúng ta". Sau đó ông dẫn quân sấn vào đám kỵ binh Hung Nô, khi hai bên cách nhau chừng hai dặm, ông ra lệnh cho quân lính xuống ngựa, tháo bỏ yên cương. Quân Hung Nô thấy vậy chẳng hiểu ra sao, vội cử một tên sĩ quan ra thám thính, Lý Quảng phi ngựa ra trước trận, giương cung bắn chết tên này rồi ung dung quay ngựa trở về. Đến nửa đêm hôm đó, bọn Hung Nô nghi ngờ quân Hán sẽ đến tập kích, nên vội rút quân về.
 
Năm 140 trước công nguyên, Hán Võ Đế lên nối ngôi, lại điều Lý Quảng làm Vệ úy ở Vị Ương. Bốn năm sau, Khi Lý Quảng dẫn quân ra Nhạn Môn Quan, thì bị quân Hung Nô đông hơn gấp bội bao vây, vua Hung Nô vốn hâm mộ oai danh của Lý Quảng, nên ra lệnh cho quân lính bắt sống ông. Lý Quảng bị bắt làm tù binh, nhưng trên đường áp giải, ông đã phi thân đoạt ngựa quân địch, bắn chết nhiều tên kỵ binh đuổi theo, rồi cuối cùng trở về dinh quân Hán. Từ đó, ông được Hung Nô đặt danh hiệu là "Phi tướng quân của quân Hán". Sau khi về triều, Lý Quảng bị vua Hán cách quân chức, giáng xuống làm thứ dân.
 
Mấy năm sau, Hung Nô giết chết thái thú Liêu Tây, đánh bại tướng quân Hàn An Quốc. Hán Võ Đế lại phải nhiệm dụng Lý Quảng đến làm Thái thú Hữu Bắc Bình, quân Hung Nô được tin "Phi tướng quân" trấn giữ ở Hữu Bắc Bình, trong mấy năm trời không dám bén mảng tới.
 
Năm 120 trước công nguyên, Lý Quảng dẫn 4 nghìn kỵ binh tấn công Bắc Bình, phối hợp với Trương Khuyên đánh vào Hung Nô. Khi đoàn quân vừa đi được mấy trăm dặm thì đột nhiên bị Tả hiền vương Hung Nô dẫn 40 nghìn kỵ binh bao vây, quân Hán bị thiệt hại quá nửa, mà tên cũng đã bắn gần hết. Lý Quảng lệnh cho quân sĩ chỉ giương cung chứ không bắn, còn mình thì liên tục bắn chết mấy tướng lĩnh của Hung Nô, khiến quân Hung nô vô cùng hoảng sợ, không dám manh động. Hôm sau, chủ lực quân Hán kéo đến giải thoát Lý Quảng ra khỏi trùng vây.
 

Năm 119 trước công nguyên, khi đại tướng Vệ Thanh dẫn quân tiến đánh Hung Nô, Lý Quảng lúc đó đã hơn 60 tuổi cũng tham gia chiến dịch này. Vệ Thanh hỏi tù binh nắm được nơi trú quân của vua Hung Nô, ông muốn tự mình lập công, bèn ra lệnh cho Lý Quảng làm tiên phong dẫn quân đánh về hướng đông, còn mình thì chỉ huy quân đuổi bắt vua Hung Nô. Lý Quảng thấỵ đánh chẳng có kết quả gì, bèn hợp quân với đại tướng Triệu Thực Kỳ rời hướng đông, nhưng vì đường rất khó đi lại không có hướng đạo, nên bị lạc đường. Bấy giờ, Vệ Thanh đánh vào nơi trú quân của Hung Nô, vua Hung Nô trốn thoát. Vệ Thanh không lập được công cán gì, trên đường rút quân về thì gặp cánh quân của Lý Quảng. Vệ Thanh cử người đem rượu thịt đến khao thưởng Lý Quảng, và hỏi rõ nguyên do bị lạc đường. Khi Vệ Thanh gặp Thiên tử liền đổ hết tội để vua Hung Nô trốn thoát lên đầu tướng quân Triệu Thực Kỳ, nhưng bị Lý Quảng cực lực phản đối. Vệ Thanh tức tối liền sai người đến sức quan viên thuộc hạ của Lý Quảng đến trung quân hỏi tội. Lý Quảng nói: "Các ông có tội gì, việc bị lạc đường là tại tôi, vậy tôi tự đi chịu tội". Khi người của Vệ Thanh vừa đi khỏi, Lý Quảng nhìn các bộ tướng đã vào sinh ra tử với mình trong nhiều năm, bèn ngửa mặt than rằng: "Tôi tòng quân từ thuở niên thiếu, đánh với Hung Nô có hơn 70 trận lớn nhỏ, ngờ đâu lại bị đại tướng quân quá bức như vậy, nay tôi tuổi đã hoa râm, thật không thể nào chịu được nỗi nhục này ". Lý Quảng nói xong liền rút kiến tự sát.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 15, 2013 3:14 pm

Lã hậu chi loạn
 
Năm 201 trước công nguyên, Lưu Bang lập nên vương triều Tây Hán, tức Hán Cao Tổ, rồi đón vợ là Lã Trĩ đến Tràng An lập làm Hoàng hậu. Lã hậu là một người cương nghị và giàu mưu lược, từ khi còn ở Phong Bái đã giúp Hán Cao Tổ đánh dẹp thiên hạ, lập chiến công hiển hách trong việc thiết lập giang sơn của Lưu Thị, bà còn nhiều lần bày mưu kế cho Hán Cao Tổ chu diệt các đại thần có công, bình định các cuộc phiến loạn của vua chư hầu, trừ được mối hiểm họa cho thiện hạ của nhà họ Lưu.
 
Lưu Doanh con của Lã Hậu tuy là con trai thứ, nhưng đã được Lưu Bang lúc xưng đế lập làm Thái Tử. Lưu Doanh là người khoan hậu, lương thiện, nhưng tính nết lại rất nhu nhược. Bấy giờ Lưu Bang sủng ái Thích phu nhân, nhà vua đã mấy lần muốn phế bỏ Lưu Doanh, để lập Triệu vương Lưu Như Ý là con trai của Thích phu nhân làm Thái Tử, nhưng bị Lã Hậu và các đại thần nhiều lần khuyên can, nên đành phải gác lại.
 
Năm Lưu Doanh lên ngôi vua mới chỉ có 17 tuổi, vẫn còn là một thiếu niên lại nhu nhược bất tài, nên đại quyền thiên hạ của nhà Hán đều do Hoàng thái hậu Lã Trĩ nắm giữ, lịch sử TQ kể từ đó bắt đầu tiến vào thời đại Lã hậu.
 
Lã hậu nham hiểm và độc ác, sau khi Huệ đế lên ngôi, bà liền lập tức hà hiếp kẻ tình địch của mình, là hai mẹ con Thích phu nhân và Lưu Như Ý. Năm 194 trước công nguyên, bà triệu Lưu Như Ý vào kinh rồi toan ám hại. Huệ đế biết được việc này, bèn tự mình đón Lưu Như Ý vào cung, rồi hai anh em cùng ăn cùng ngủ để che chở cho Lưu Như Ý. Vào một buổi sáng, khi Huệ đế chuẩn bị ra ngoài tập bắn cung, thấy Lưu Như Ý vẫn còn đang ngủ say thì không tiện gọi cùng đi, nhưng khi trở về thì thấy Lưu Như Ý bị trúng độc nằm chết trên giường.
 
Ít lâu sau, Lã hậu lại cho chặt hết chân tay của Thích phu nhân, khoét mắt, hun điếc tai, bắt uống thuốc cấm họng, đem quăng vào chuồng lợn gọi là "Nhân Phệ", tức người lợn, rồi bảo Huệ đế đến xem. Huệ đế vừa nhìn thì nhận ra Thích phu nhân, lòng dạ vô cùng kinh hoàng, đau đớn than khóc, về sau bị bệnh nặng nằm liệt giường đến hơn một năm trời.
 
Nhà vua sai người đến nói với Lã hậu rằng: "Đây không phải việc người làm, thần là con trai của Thái hậu, không thể nào trị được thiên hạ", rồi từ đó suốt ngày chỉ uống rượu vui chơi, không hỏi han đến chính sự, toàn bộ quyền lớn nhà nước đều giao cho mẫu hậu.
 
Lưu Doanh làm vua bù nhìn được 7 năm, đến tháng 8 năm 188 trước công nguyên thì lâm bệnh mất tại cung Vị Ương Tràng An, bấy giờ mới chỉ 24 tuổi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 15, 2013 3:18 pm

Tiêu Tào lưỡng tướng quốc
 
Tiêu Hà và Tào Tham trước đây đều làm quan lại ở huyện Bái, cùng theo Hán Cao Tổ khởi binh. Tào Tham là nguyên huân dựng nước Tây Hán, chiến công hiển hách, thương tích đầy mình, nên có khá đông người tỏ ra rất bất bình trước việc cấp bậc ông còn thấp hơn Tiêu Hà, từ đó dẫn đến mối quan hệ giữa hai người ngày một lạnh nhạt, nhưng Tiệu Hà biết rất rõ Tào Tham là một nhân tài trị nước, nên vẫn đề cử với Hán Huệ Đế cho Tào Tham sang nước Tề làm tướng quốc.
 
Sau khi đến nước Tề, Tào Tham bèn lập tức triệu tập các trưởng giả và một số phần tử tri thức có tài cán ở địa phương lại, khiêm tốn hỏi ý kiến họ nên làm thế nào quản lý tốt nhân dân và xây dựng nhà nước đã bị chiến tranh tàn phá. Do số người này đông tới mấy trăm người, mà mỗi người đều trình bày theo nhận thức riêng của mình, nên các biện pháp được nêu ra cũng rất khác nhau, khiến Tào Tham cảm thấy rất lúng túng, chưa biết nên bắt đầu từ đâu.
 
Giữa lúc đó, có một người mách với ông rằng, ở ngoại ô phía tây có một người tên là Cái Công rất giỏi về nghiên cứu học thuyết "Vô vi nhi trị", rất có tài trị nước. Tào Tham nghe xong bèn lập tức cử người đem theo nhiều lễ vật đi mời Cái Công đến. Khi Cái Công đến nơi,Tào Tham kính cẩn hành lễ, thỉnh giáo đạo trị thế yên dân. Cái Công thấy Tào Tham thật lòng như vậy, bèn kiến nghị áp dụng biện pháp "Thanh tĩnh vô vi" để quản lý nước Tề lúc bấy giờ.
 
Cái Công nói: "Chỉ cần quan trên thanh tĩnh, không sinh sự, không nhiễu dân, thì dân chúng tự nhiên sẽ sinh sống yên ổn. Chỉ có như vậy, kinh tế xã hội mới được khôi phục và phát triển, mới quản lý tốt được nhà nước". Tào Tham nghe xong vô cùng mừng rỡ, bèn lưu Cái Công ở lại nước Tề, để tiện khi hỏi mưu kế trị nước.
Hán Huệ Đế lên ngôi được hai năm thì Tiêu Hà lâm bệnh nặng, ông lại lần nữa tiến cử Tào Tham đến thay mình đảm nhiệm chức vụ thừa tướng. Tào Tham được điều đến triều đình vẫn duy trì tác phong như trước, vô vi nhi trị.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 15, 2013 3:26 pm

Bá vương biệt Cơ
Lưu Bang đã nhân cơ hội Hạng Vũ đang chinh phạt Điền Vinh nước Tề, bèn xuất binh từ Quan Trung đánh chiếm được Bành Thành- đô thành của Hạng Vũ, rồi chia quân cho Hàn Tín và Trương Nhĩ chinh chiến với Yến, Triệu. Còn Bành Việt dẫn quân đến Hoài Nam quấy nhiễu đường vận lương của quân Sở. Hạng Vũ được tin vô cùng giận dữ, vội vàng dẫn 30 nghìn tinh binh về vây đánh Bành Thành. Trải qua mấy trận kịch chiến, Lưu Bang bị thất bại thảm hại, mấy chục nghìn quân bị thiệt hại quá nửa, cha và vợ đều bị quân Sở bắt làm tù binh.
 
Lưu Bang lui giữ ở vùng Dinh Dương, Thành Cao, lại bị Hạng Vũ Tấn công, nên chẳng còn cách nào khác, đành phải cầu hòa với Hạng Vũ. Hạng Vũ đã toan đồng ý thì bị mưu sĩ Phạm Tăng phản đối.
 
Lưu Bang thấy cầu hòa không xong, liền áp dụng kế phản gián của mưu sĩ Trần Bình, khiến Phạm Tăng bị giết chết, giảm được sức ép cho quân Hán. Sau đó hai bên cầm cự nhau trong hơn hai năm trời.
 
Năm 203 trước công nguyên, Hạng Vũ dẫn quân đánh Bành Việt để bảo đảm thông suốt đường vận lương, trước khi đi có dặn Tào Tư viên tướng ở lại giữ thành Thành Cao là không được giao chiến với quân Hán, nhưng nào ngờ Hạng Vũ vừa đi khỏi thì Lưu Bang dẫn quân kéo đến, ban đầu Tào Tư chỉ trấn giữ thành trì không ra nghênh chiến, về sau thật không thể nào chịu nổi quân Hán ngày nào cũng kéo đến chửi mắng, xỉ nhục, bèn quyết định vượt qua sông Phiếm Thủy, để quyết một trận tử chiến với quân Hán.
 
Nhưng quân Sở vừa qua sông được một nửa thì bị quân Hán đánh cho một trận tơi bời, Tào Tư phải rút kiếm tự sát. Còn bên kia, Hạng Vũ đang đánh trận nào thắng trận ấy, khi được tin Thành Cao đã thất thủ, vội kéo quân trở về rồi hai bên đối trận nhau ở Quảng Võ, bấy giờ Hạng Vũ cho áp giải cha của Lưu Bang ra trước trận, khuyên gọi Lưu Bang đầu hàng, bằng không thì sẽ giết chết Lưu Thái Công.
 
Lưu Bang lớn tiếng đáp rằng: "Hai chúng ta đã từng là anh em, cha của tôi cũng là cha anh, nếu anh muốn giết cha anh để nấu canh thì hãy cho tôi xin một bát nếm thử". Hạng Vũ thấy dọa không nổi, bèn bắn một mũi tên làm Lưu Bang bị thương, Lưu Bang dặn quân Hán giữ vững trận địa, rồi lui về Thành Cao dưỡng bệnh. Lúc này, Hàn Tín và Trương Nhĩ đã thu được toàn thắng ở đất Tề, còn Bành Việt cũng đã cắt đứt được đường vận lương của quân Sở, Hạng Vũ đang tiến thoái lưỡng nan, thì thấy Lưu Bang cử Lục Giả đến xin cầu hòa, yêu cầu thả cha và vợ của Lưu Bang về. Đồng thời kiến nghị lấy hào sâu làm biên giới, phía tây thuộc Lưu Bang, phía đông thuộc Hạng Vũ. Hạng Vũ nhận lời rồi thả người về. Nhưng nào ngờ đây là kế hoãn binh của Lưu Bang, quân mã của Hạng Vũ bị vây khốn ở Cai Hạ. Hạng Vũ đã mấy lần phá vây đều bị thất bại. Ngu Cơ vợ của Hạng Vũ tuy theo chồng nam chinh bắc chiến, nhưng chưa thấy trận ác chiến nào rùng rợn như trận Cai Hạ. Vào lúc chập tối, nàng thấy chồng mũ giáp nhuộm đầy máu trở về, liền vội vàng bày tiệc rượu, nhưng Hạng Vũ chẳng thiết ăn uống gì, rồi lên giường ngủ. Vào lúc nửa đêm, bỗng nghe tiếng hát nước Sở thảm thiết, thê lương, bay theo gió vang vọng khắp đại doanh quân Sở, tiếng hát ấy nỉ non như khuyên nhủ, như than khóc, lúc xa lúc gần, gợi cho Quân Sở nỗi nhớ quê nhớ nhà da diết, họ tới tấp rủ nhau bỏ trốn, các đại tướng Hạng Bá, Chung Ly Vị, Quý Bố v v, cũng đều bỏ đi cả. Trong tiếng hát ấy, Hạng Vũ thẫn thờ bước ra ngoài trướng, bấy giời chỉ còn lại 800 binh sĩ trung thành đang bảo vệ quanh trướng, con ngựa Ô Truy cứ hí lên như xé, ngoảnh đầu nhìn vào trong trướng thấy nàng Ngu Cơ, người vợ thủy chung của mình đang đứng bên ngọn đèn dầu le lói, Hạng Vũ lòng dạ rối bời, đau đớn. Nàng Ngu Cơ thấy chồng như vậy bèn rút kiếm ra vừa múa vừa hát, rồi tự sát.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySun Sep 15, 2013 3:40 pm

Tiêu Hà đêm trăng đuổi Hàn Tín
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50aa8b71b2_123_22_98_150_hantin
Hàn Tín người Hoài Âm, xuất thân nghèo khổ, thời niên thiếu vì thiếu ăn thiếu mặc phải đi lừa ăn lừa uống, nên bị mọi người khinh thường. Một hôm, một người thợ mổ lăng nhục Hàn Tín trước mặt mọi người rằng: "Anh to xác như vậy mà cũng đi học đòi con chó đeo kiếm dài, nếu có giỏi thì hãy giết chết tôi, bằng không thì hãy chui qua háng tôi mà đi". Hàn Tín nghe xong chẳng nói chẳng rằng, do dự hồi lâu rồi chui qua háng người thợ mổ đi thẳng, mọi người nhìn thấy đều cười riễu cợt Hàn Tín.
 
Bấy giờ, làn sóng phản Tần ngày một dâng cao, Hàn Tín đi theo Hạng Vũ, nhưng vì không được trọng dụng bèn quyết định bỏ đi để tìm chủ khác.
 
Lưu Bang- một trong 18 đạo quân chư hầu là người khiến Hạng Vũ gờm kỵ nhất, nên Hạng Vũ đã chia phong cho Lưu Bang vùng đất Nam Trịnh, một miền đất xa xôi hẻo lánh ở khu vực Ba Thục và Hán Trung, xưng là Hán Vương, đồng thời còn phong khu vực Quan Trung cho Chương Đan để kiềm chế Lưu Bang. Vì thế lực yếu kém không thể so đọ với Hạng Vũ, nên Lưu Bang chỉ lặng lẽ dẫn quân bản bộ đi sang Nam Trịnh.
 
Hán vương Lưu Bang đến Nam Trịnh, liền phong Tiêu Hà làm thừa tướng, Tào Tham, Hạ Hầu Anh, Phàn Khoái, Chu Bột v v làm tướng quân, chiêu binh mãi mã, nghỉ ngơi dưỡng sức để chuẩn bị sau này tranh giành thiên hạ với Hạng Vũ. Bấy giờ Hàn Tín nhậm chức hiệu úy dưới trướng Lưu Bang. Nhằm đánh lừa Hạng Vũ, để chứng tỏ mình rất yên tâm ở lại Hán Trung, Lưu Bang đã làm theo mưu kế của Trương Lương đốt bỏ đường sàn gỗ thông sang Quan Trung, do đó các binh sĩ vì nhớ quê hương đều rủ nhau đào ngũ, khiến Hán vương lo lắng ăn không ngon, ngủ không yên.
 
Một hôm, bỗng nghe báo thừa tướng Tiêu Hà đã bỏ trốn, Lưu Bang sửng sốt không hiểu ra sao, thì ba ngày sau lại thấy Tiêu Hà trở về, Lưu Bang nổi giận trách hỏi rằng: "Vì sao ông lại chạy trốn?". Tiêu Hà đáp: "Tôi không chạy trốn, mà là đi đuổi bắt người chạy trốn đó thôi ". Lưu Bang hỏi đuổi bắt ai thì Tiêu Hà đáp là Hàn Tín. Lưu Bang đùng đùng nổi giận mắng rằng: "Nay đã chạy mất mười mấy tướng quân, mà chưa hề nghe thấy ông đi đuổi, vì sao ông lại đi đuổi mỗi thằng vô danh tiểu tốt như Hàn Tín". Tiêu Hà đáp rằng: "Nghìn quân dễ được, một tướng khó tìm, một tướng quân như Hàn Tín trên đời chỉ có một, nếu đại vương cam chịu ở lại đất Hán Trung này suốt đời thì chớ dùng Hàn Tín, nhược bằng muốn đông tiến giành giật thiên hạ thì không thể không dùng Hàn Tín".
 
Lưu Bang nghe vậy liền cho tìm Hàn Tín đến phong làm đại tướng. Theo mưu kế của Hàn Tín, Lưu Bang đã nhanh chóng chiếm lĩnh được Tam Tần, giết chết Chương Đan, rồi nhân khi Hạng Vũ còn đang bận đánh Điền Dung, Lưu Bang dẫn quân đoạt cửa ải, chiếm được đô thành Tây Sở- Bành Thành, sau đó lại ra lệnh cho Hàn Tín và Trương Nhĩ bắc tiến, chiếm được địa bàn của Hàn,Triệu. Mấy chục nghìn quân của Hàn Tín và Trương Nhĩ đã áp sát nước Triệu.
 
Hàn Tín đóng quân tại nơi cách Tỉnh Kinh Khẩu, doanh trại của đại quân nước Triệu chưa đầy 30 dặm. Nửa đêm hôm đó, Hàn Tín ra lệnh cho hai ngàn kỵ binh, mỗi người cầm một lá cờ đỏ nấp sẵn ở trong núi, dặn họ đợi khi nào quân Triệu thấy quân Hán rút lui rồi đuổi theo, thì sang cướp trại quân Triệu, nhổ hết cờ của quân Triệu, cắm cờ của quân Hán lên. Sau đó, Hàn Tín còn điều 10 nghìn quân mã bày trận bên bờ sông, quân Triệu thấy vậy đều chê cười Hàn Tín. Khi trời gần sáng, Hàn Tín ra lệnh rút quân, quân Triệu quả nhiên đuổi theo, quân Hán vừa đánh vừa lui ra bờ sông, cùng hợp với 10 nghìn quân đóng ở đó, nâng số quân lên tới 200 nghìn người. Do phía sau là sông, lại không có cầu thuyền, nên quân Hán chỉ có một lối thoát là xông pha chém giết mở một con đường máu, nên khí thế tăng lên gấp bội. Trong lúc giao chiến, quân Triệu nhìn thấy doanh trại của mình đều cắm toàn là cờ đỏ của quân Hán, cứ tưởng là vua Triệu đã bị bắt, đều vô cùng hoang mang, nên bị quân của Hàn Tín đánh cho tan tác. Hàn Tín chỉ một trận san bằng đất Yến, Triệu, ít lâu sau lại chiếm được Tam Tề, cho mãi tới khi giúp Lưu Bang đánh bại được Hạng Vũ.
 
Sau khi lên làm vua, Lưu Bang không muốn duy trì chức vị cao của các công thần dựng nước. Trước đó, Lưu Bang đã khuyên Hàn Tín giao lại binh quyền, đổi phong làm Sở Vương. Ít lâu sau, Chung Ly Vị một viên đại tướng của Hạng Vũ do bị triều đình nhà Hán truy nã, mới đến trốn trong nhà Hàn Tín, Lưu Bang biết được, Hàn Tín chẳng còn cách nào khác đành phải nói lại với Chung Ly Vị, Chung Ly Vị uất ức liền rút kiếm tự sát.
 
Hàn Tín xách thủ cấp của Chung Ly Vị đến gặp Lưu Bang, Lưu Bang thấy vậy tức tối nói: "Ông chạy biệt tăm đi đâu mà bây giờ mới đến tự thú, muộn rồi", nói xong bèn ra lệnh cho võ sĩ trói Hàn Tín lại để trị tội. Các đại thần khuyên mãi, Hàn Tín mới khỏi chết và bị giáng làm Hoài Âm Hầu. Mấy năm sau, nhân khi Lưu Bang xuất binh chinh chiến, vợ Lưu Bang là Lã Hậu đã cùng Tiêu Hà bày mưu lừa Hàn Tín đến Tràng An, bắt giam trong buồng kín rồi sát hại. Thế mới thật là: "Thành sự tại Tiêu Hà, bại sự cũng tại Tiêu Hà".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyWed Sep 18, 2013 4:40 pm

Hồng môn yến kinh hồn bạt vía
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50c2789547_123_22_135_251_hgmon
Trong phong trào khởi nghĩa chống Tần, đạo quân khởi nghĩa ở huyện Bái do Lưu Bang lãnh đạo là một lực lượng không thể coi nhẹ. Lưu Bang tự Quý người xã Phong, huyện Bái, ông đã tụ tập hơn trăm người chiếm cứ trên núi Mang Đãng.
Ít lâu sau, Lưu Bang được tin Trần Thắng và Ngô Quảng khởi nghĩa, bèn cử người sang liên hệ với hai người bạn của mình đang làm huyện lại là Tiêu Hà và Tào Tham, họ giết chết quan huyện, chiếm lấy huyện lỵ, nhanh chóng tụ tập được hai ba nghìn quân, Trương Lương ở Lưu Thành cũng dẫn hơn 100 người đến xin theo, Lưu Bang nghe theo lời kiến nghị của Trương Lương, đã dẫn quân đi theo Hạng Lương.
Sau khi Hạng Vũ đánh bại quân Tần ở Cự Lộc, biên chế hàng binh của Chương Đan, từ đó trở nên rất kiêu ngạo, khi được tin Lưu Bang đã chiếm được Hàm Dương, Hạng Vũ vô cùng bực tức, bèn dẫn quân đánh thẳng sang cửa ải Hàm Cốc, quân của Lưu Bang quá ít, nên quân của Hạng Vũ đã nhanh chóng chiếm được cửa ải, ̣đánh thẳng một mạch đến Hồng Môn mới đóng quân lại, nơi này chỉ còn cách nơi đóng quân của Lưu Bang hơn 40 dặm. Khi Hạng Vũ bàn cách đối phó với Lưu Bang thì mưu sĩ Phạm Tăng trả lời rằng: "Lưu Bang là một tên vô lại, nay hắn chiếm được Hàm Dương, mà không hề tham của và mỹ nữ, qua đó đủ biết dã tâm của hắn không nhỏ, nếu không trừ bỏ hắn đi thì tất để vạ về sau ."
Hạng Vũ nghe vậy bèn hạ quyết tâm tiêu diệt Lưu Bang. Hạng Bá chú của Hạng Vũ và Trương Lương thuộc hạ của Lưu Bang vốn là đôi bạn tri giao. Lưu Bang bèn nhờ Trương Lương mời Hạng Bá đến, nó rõ mình không dám phản đối Hạng Vũ, mong Hạng Bá về nói hộ và khuyên Hạng vũ chớ nên xuất binh. Đồng thời còn bảo Trương Lương làm mối, đem con gái mình gả cho con trai của Hạng Bá. Hạng Bá vui mừng rồi tỏ ý sẽ tiến dẫn Lưu Bang đến xin lỗi Hạng Vũ.
Hôm sau, Lưu Bang dẫn theo Trương Lương, Phàn Khoái, gồm hơn 100 người đến Hồng Môn xin lỗi Hạng Vũ. Lưu Bang thành khẩn nói với Hạng Vũ rằng: "Tôi và tướng quân cùng khởi binh diệt Tần, tướng quân đánh Hà Bắc, tôi đánh Hà Nam, tôi may mắn tiến vào cửa ải trước, nhưng tôi vẫn ngày đêm mong tướng quân đến, chứ đâu có ý kháng cự với tướng quân? Ngay đến việc vua Tần đầu hàng, tôi cũng còn đợi tướng quân đến giải quyết, mong tướng quân chớ có nghe lời đồn nhảm". Hạng Vũ nghe vậy lửa giận cũng bớt đi một phần, rồi cười phá lên rằng: "Tôi vốn không nghi ngờ Bái Công, cũng chỉ vì thủ hạ của Bái Công tung tin, nên tôi mới nghĩ vậy thôi. " Hạng Vũ nói xong liền nắm tay Lưu Bang giảng hòa, rồi ra lệnh bày tiệc tiếp đãi Lưu Bang. Phạm Tăng biết Lưu Bang là người túc chí đa mưu, vốn muốn nhân cơ hội này để trừ đi cho đỡ hậu hoạn, nhưng nào ngờ Hạng Vũ lại không làm như đã bàn, mà còn nói năng rất vui vẻ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyWed Sep 18, 2013 4:52 pm

Tây Sở bá vương Hạng Vũ
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50c3cf0539_123_22_135_251_hangvu
Sau khi Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa tại Đại Trạch Hương, các nơi trong nước đều tới tấp nổi dậy hưởng ứng, Trần Thắng cử binh mã tiếp ứng các đạo nghĩa quân. Nhưng do trận tuyến quá dài, hiệu lệnh lại không thống nhất, nên các quý tộc cũ của 6 nước đã nhân cơ hội này chiếm cứ địa bàn rồi tự xưng vương, cơ bản không ủng hộ nghĩa quân, thêm vào đó, vương triều nhà Tần vốn lung lay đến tận gốc đã cử đại tướng Chương Đan, huy động toàn bộ quân đội điên cuồng đánh trả, nghĩa quân bị thiệt hại nặng nề. Ít lâu sau, Trần Thắng và Ngô Quảng lãnh tụ của nghĩa quân lần lượt bị bọn phản bội và thuộc hạ sát hại.
Trần Thắng và Ngô Quảng tuy bị hại, nhưng ngọn lửa phản Tần do họ thắp lên vẫn chưa bị dập tắt, hơn nữa càng cháy càng to, mà thanh thế lớn nhất là cuộc nổi dậy ở quận Cối Kê, thủ lĩnh của họ là Hạng Lương con trai của đại tướng nước Sở Hạng Yến, cùng cháu là Hạng Vũ. Hạng Vũ từ nhỏ mồ côi cha mẹ, do chú là Hạng Lương nuôi dạy khôn lớn. Hạng Vũ vóc người vạm vỡ, sức vác ngàn cân, nhưng lại không thích học hành. Hạng Lương bắt phải học nhưng học được mấy ngày lại thôi, lại dạy kiếm thuật nhưng chỉ được mấy bữa lại bỏ, Hạng Lương nổi giận mắng nhiếc thì Hạng Vũ điềm nhiên trả lời rằng: "Học thì được cái tích sự gì, chẳng qua là biết viết họ tên mà thôi, còn luyện kiếm thuật thì cùng lắm cũng chỉ chém giết được mấy đứa, điều tôi muốn học ở đây là tài năng thực sự có thể chống đỡ hàng trăm nghìn quân mã". Hạng Lương nghe vậy cảm thấy thằng cháu này có chí lớn, bèn đem binh thư chiến sách tổ truyền ra cho Hạng Vũ học, Hạng Vũ rất thông minh, nhìn qua là biết, nhưng cũng chỉ học qua loa, chứ không chịu đi sâu nghiên cứu.
Hạng Lương vốn người Hạ Tướng, nhưng vì đánh chết người, nên hai chú cháu phải chạy trốn đến sống ẩn cư ở đất Ngô Trung quận Cối Kê, thanh niên địa phương thấy họ biết chữ nghĩa và võ nghệ đều đến làm quen, Hạng Lương lại dạy họ học binh pháp và võ nghệ. Một hôm, Tần Thủy Hoàng xuống miền nam thị sát đi qua Ngô Trung, dân chúng địa phương đều kéo nhau ra xem, Hai chú cháu Hạng Lương cũng đứng trong đám đông, khi đội danh dự của Tần Thủy Hoàng đang rầm rộ đi qua trước mặt, Hạng Vũ liền buột miệng nói: "Chúng ta cũng có thể thay thế người này". Hạng Lương nghe vậy sợ đến tái mặt, vội lấy tay bịt miệng Hạng Vũ khẽ nói: "Đừng có mà nói bừa bãi, người ta tố giác thì sẽ bị giết cả họ đó". Cũng vào năm đó, Trần Thắng và Ngô Quảng phát động khởi nghĩa, Hạng Lương cho rằng thời cơ báo thù đã đến, hai chú cháu cùng giết chết quận thú Cối Kê, rồi triệu tập 8 nghìn đệ tử ở Ngô Trung nổi dậy chống lại triều đình nhà Tần.
 
Hai chú cháu dẫn 8 nghìn đệ tử vượt qua sông Trường Giang đánh chiếm được Quảng Lăng, rồi vượt sông Hoài tiến lên miền bắc. Trên đường đi đã thu nạp một số lực lượng chống Tần của Lưu Bang, Anh Bố, Lã Thần, Trần Anh v v, khiến số quân tăng đến bảy tám mươi nghìn người. Hạng Lương còn đón cháu của vua Sở đến xưng làm Sở Hoài Vương, rồi mở một trận kịch chiến với quân Tần ở Định Đào, Hạng Lương bị thua to rồi chết trận, Hạng Vũ và Lưu Bang đành phải rút quân về trấn giữ ở Bành Thành. Tướng Tần Chương Đan đánh bại xong quân Sở, lại ngược lên hướng bắc tiến đánh Triệu Yết, Triệu Yết chống đỡ không nổi vội cầu cứu với Sở Hoài Vương, nên Tống Nghĩa và Hạng Vũ được cử đi cứu.
 
Tống Nghĩa là một tên hèn nhát, khi thấy thanh thế quân Tần quá lớn mạnh, hắn chỉ lo chốt giữ ở An Dương chứ không chịu tiến lên, Hạng Vũ nói với Tống Nghĩa rằng: "Cứu binh như cứu hỏa, quân Tần bao vậy Cự Lộc, vua Triệu khác nào như cá trong giỏ, chúng ta phải nhanh chóng vượt qua sông, hai bên trong ứng ngoài hợp thì quân Tần tất bị đánh bại". Nhưng Tống Nghĩa không chịu nghe theo. Hạng Vũ nổi giận liền giết chết Tống Nghĩa, rồi cắt lấy thủ cấp giơ lên nói với các tướng sĩ rằng: "Tống Nghĩa phản bội vua Sở, nên tôi đã thừa lệnh giết chết hắn". Các tướng sĩ phần lớn đều là thuộc hạ của Hạng Lương, nên họ đều đồng ý nghe theo lệnh của Hạng Vũ, tức thì Hạng Vũ cử Anh Bố và Phổ tướng quân dẫn 20 nghìn quân làm tiên phong, vượt qua sông Chương chiếm lấy bờ bên, cắt đứt đường vận lương của quân Tần, sau đó Hạng Vũ mới dẫn quân chủ lực vượt qua sông.
 
Sau khi qua sông, Hạng Vũ lệnh cho quân sĩ chuẩn bị ba ngày lương khô, đập vỡ hết nồi niêu, chọc đắm hết thuyền bè, rồi nói với các tướng sĩ rằng: "Trận đánh này chỉ có tiến chứ không có lùi, nội trong ba ngày phải đánh bại quân Tần để giải vây cho Cự Lộc". Việc làm này của Hạng Vũ đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần chiến đấu của các tướng sĩ, trải qua 9 lần kịch chiến, quân của Hạng Vũ đánh cho quân Tần một trận tan tác chim muông. Bấy giờ, các đạo quân quý tộc cũ của các nước trước đó đến cứu Triệu, đứng trên thành nhìn xuống cũng phải khiếp đảm. họ không dám đánh ra, mà đợi tới khi quân Tần bị đánh tan rồi mới tới tấp đến theo Hạng Vũ. Sở Hoài Vương bèn phong Hạng Vũ làm thượng tướng, chỉ huy toàn bộ các đạo quân phản Tần.

Trong trận đánh Cự Lộc, Hạng Vũ đã tiêu diệt được chủ lực của quân Tần, đã xoay chuyển được cục diện chiến tranh phản kháng triều nhà Tần.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 3:55 pm

Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50c51487ad_123_22_135_251_tranthangngoquang

Tần Thủy Hoàng đã hao công tốn của vào việc xây đắp trong nhiều năm, nhằm xây dựng Trường Thành, nhà vua đã huy động hàng triệu dân phu và binh sĩ, đồng thời còn điều động 700 nghìn tù nhân đi xây dựng cung A Phòng, một cung điện hào hoa tráng lệ nhất lúc bấy giờ. Năm 210 trước công nguyên, Tần Thủy Hoàng băng hà trên đường đi thị sát, con trai thứ 18 là Hồ Hợi lên nối ngôi, tức Tần Nhị Thế, dưới sự dung túng và lường gạt của tên gian thần Triệu Cao, Hồ Hợi lại càng thêm táo tợn hơn, đã điều động mấy trăm nghìn dân phu và thợ đá đi xây dựng lăng mộ Tần Thủy Hoàng, lăng mộ còn chưa xây xong, lại điều mấy trăm nghìn dân phu và tù nhân đi xây dựng mở rộng cung A Phòng. Bấy giờ dân số cả nước chưa đầy 20 triệu, mà số lao dịch và binh dịch đã chiếm hơn 3 triệu người, làm lãng phí biết bao nhân lực và tài lực, phá hoại sản xuất nông nghiệp, nhân dân không được nghỉ ngơi dưỡng sức nên vô cùng căm tức.
 
Năm 209 trước công nguyên, đất Dương Thành bị điều động hơn 900 người đi Ngư Dương trấn giữ biên cương, nhằm quản lý số người này, hai tên quan quân áp giải đã chọn hai người binh phu mẫn cán làm đồn trưởng để giúp việc, một người tên là Trần Thắng người Dương Thành, còn một là Ngô Quảng người Dương Hạ. Hai người vốn không quen biết nhau, nhưng vì cùng là đồng hành và cùng là đồn trưởng, nên họ đã trở thành đôi bạn thân.
 
Đường từ Dương Thành tới Ngư Dương dài mấy nghìn dặm, bấy giờ đang là mùa mưa, đường bị ngập nước lầy lội rất khó đi, mà theo pháp lệnh thời bấy giờ, nếu không đến tập trung đúng thời hạn thì số người này tất bị giết chết. Nhưng khi đoàn người đến xã Đại Trạch thì trời mưa tầm tã, đường đi bị nước cuốn trôi không còn lối đi, họ đành phải vào nghỉ trong một ngôi miếu hoang để đợi mưa tạnh rồi tiếp tục đi. Nhưng nào ngờ trận mưa này kéo dài tới mười mấy hôm. Trần Thắng biết đã bị nhỡ thời hạn, bèn lén bàn với Ngô Quảng rằng: "Nơi này cách Ngư Dương còn rất xa, dù có tạnh mưa thì cũng chẳng đến kịp, lẽ nào chúng ta cứ chịu giương cổ để người ta chặt ư ?".
 
Ngô Quảng nói: " Hay là chúng ta trốn đi còn hơn là đâm đầu vào chỗ chết". Trần Thắng nói: "Chạy trốn mà bị chúng bắt được thì cũng bị giết chết, chi bằng ta làm phản còn hơn, nếu không thành công thì cùng lắm cũng là chết chứ gì". Ngô Quảng đồng ý, rồi hỏi Trần Thắng nên bắt đầu từ đâu. Trần Thắng suy nghĩ hồi lâu rồi đáp rằng: " Nghe nói vua Tần Nhị Thế là con út của Tần Thủy Hoàng, hắn đã đoạt vương vị của anh cả là Phù Tô, mà Phù Tô là một người trung hậu nhân nghĩa, rất có uy tín trong nhân dân, mọi người còn chưa biết Phù Tô phải chăng đã bị hại. Còn Hạng Yến là một danh tướng nước Sở, từng lập nhiều chiến công và được người nước Sở rất kính trọng, hiện cũng chẳng ai biết ông ta còn sống hay đã chết. Nay ta giả mượn danh nghĩa của hai người này, kêu gọi người nghèo trong thiên hạ cùng làm phản, người nước Sở nhất định sẽ hưởng ứng". Ngô Quảng vô cùng tán thành, rồi hai người cùng mật bàn kế sách với nhau.
 
Ngày hôm sau, người đầu bếp đi chợ mua về một con cá, khi mổ cá ra thì thấy bên trong có một miếng vải lụa, trên viết ba chữ "Trần Thắng Vương" bằng son đỏ, mọi người đều kháo nhau về việc này. Đêm hôm đó, trên bụi cây cạnh miếu bỗng có ánh sáng lượn lờ như ma chơi, rồi nghe tiếng con cáo nhại tiếng người kêu to: "Đại Sở hưng, Trần Thắng vương". Mọi người nghe vậy đều hú vía, họ bàn tán xôn xao và cho rằng đây là trời sai Hồ Tiên đến báo tin, nên ngày hôm sau họ cùng kéo nhau đến xem mặt Trần Thắng, thấy tướng mạo Trần Thắng na ná như chân long thiên tử, thêm vào đó Trần Thắng thường ngày đối xử tốt với mọi người, nên họ càng thêm kính trọng Trần Thắng.
 
Chiều tối hôm đó, Ngô Quảng nhân thấy hai tên quan quân áp giải say rượu liền nói với họ rằng: "Nay dù sao cũng đã quá hạn rồi, vậy xin hai ông hãy để chúng tôi về ", hai người nghe vậy vô cùng tức giận, một người vung roi quất vào mặt Trần Thắng, còn một người rút kiếm ra chỉ chỏ hăm dọa, mọi người thấy vậy đều xô tới, Trần Thắng thấy vậy liền nhanh tay đoạt lấy thanh kiếm rồi đâm chết hắn, còn tên kia cũng bị Ngô Quảng đánh chết.
 
Trần Thắng và Ngô Quảng thấy mọi người đã đồng lòng với nhau, bèn quyết định lập tức khởi nghĩa, ông cử một tốp người vào rừng đẵn gỗ chặt tre để làm khí giới, còn một tốp đào đất đắp đàn tế, khâu một lá cờ trên viết một chữ Sở to bằng cái đấu, rồi mọi người cùng làm lễ ăn thề, Trần Thắng và Ngô Quảng được bầu làm thủ lĩnh, đoàn người nhanh chóng đánh chiếm được xã Đại Trạch, nông dân các nơi nghe tin, người thì đem lương thực đến úy lạo, kẻ thì vác mai cuốc đến tham gia quân khởi nghĩa, khiến số người tăng lên đông gấp mấy lần, Trần Thắng đổi hiệu xưng vương ở huyện Trần và lập quốc hiệu là "Trương Sở".
 

Sau khi Trần Thắng và Ngô Quảng dựng cờ khởi nghĩa, các nơi trong cả nước đều tới tấp hưởng ứng, một cuộc khởi nghĩa lớn của nông dân nhằm chống lại triều nhà Tần, đã triển khai rầm rộ tại vùng Trung Nguyên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 4:04 pm

Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Nguyên
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50cb5dd40d_123_22_135_251_tanthuyhoang
Sau khi Tần Vương Chính giết chết Kinh Kha thích khách của nước Yến, trong lòng vô cùng bực tức, bèn tăng quân cho cha con Vương Tiễn, ra lệnh phải gấp rút tấn công nước Yến, Thái tử Đan dẫn quân ra chống cự, nhưng đâu phải đối thủ của quân Tần, quân Tần nhanh chóng đánh chiếm được Kế Thành thủ đô nước Yến, vua nước Yến và Thái tử Đan buộc phải chạy trốn sang Liêu Đông, Tần Vương Chính chỉ huy quân bám đuổi theo, vua Yến chẳng còn cách nào khác, đành phải giết chết Thái tử Đan để chuộc tội và cầu hòa với nước Tần.
 
Tần Vương Chính hỏi mưu sĩ Liêu Úy nên giải quyết ra sao thì Liêu Úy trả lời rằng: "Nay hai nước Hàn Ngụy đã bị thôn tính, vua nước Yến chạy trốn sang Liêu Đông cũng đã cùng đường bí lối, nay trời đã trở lạnh, chi bằng đem quân đánh xuống miền nam để thu phục hai nước Ngụy và Sở ".
 
Tần Vương Chính nghe theo, bèn lệnh cho Vương Quý dẫn 100 nghìn đại quân tiến xuống miền nam tấn công nước Ngụy, quân Ngụy chống đỡ không nổi phải lui về cố thủ ở Đại Lương, rồi cầu cứu với nước Tề, nhưng Vua Tề không chịu sang cứu, thủ đô nước Ngụy bị quân Tần khơi nước sông Hoàng Hà vào làm ngập lụt, vua Ngụy bị bắt sống và nước Ngụy từ đó bị diệt vong.
 
Năm sau, nước Tần lại chuẩn bị tấn công nước Sở, Tần Vương Chính mới hỏi đại tướng Lý Tín đánh Sở phải dùng bao nhiêu binh mã, Lý Tín trả lời là 200 nghìn, nhà vua lại quay sang hỏi lão tướng Vương Tiễn, thì Vương Tiễn đáp rằng: "Sở là một nước lớn đất rộng người đông, theo ý thần thì phải là 600 nghìn quân mới đủ". Tần Vương Chính nghe vậy nghĩ bụng: "Vương Tiễn đã cao tuổi rồi nên nhát gan, thêm vào đó hai cha con ông ta đang nắm binh quyền, sau này nhỡ xảy ra việc gì thì sao?". Do đó, nhà vua quyết định cử Lý Tín và Mông Điềm dẫn 200 nghìn quân tiến đánh nước Sở. Vương Tiễn thấy nhà vua không tin ở mình, bèn yêu cầu cáo lão hoàn hương, Tần Vương Chính cũng nhân đà này liền nhận lời thỉnh cầu của ông.
 
Khi vua Sở được tin quân Tần tiến đánh, vội vàng cử đại tướng Hạng Yến thống lĩnh 200 nghìn quân ra chống cự, quân Sở do thông thuộc địa hình, đã chia quân làm 7 đường mai phục tại những nơi hiểm yếu, do quân Tần suốt ngày đêm hành quân vất vả, lại bị mai phục đánh bất ngờ, nên bị tổn thất nặng nề, buộc phải rút quân về. Bấy giơ vua Tần mới biết ý kiến của Vương Tiễn rất đúng đắn, nhà vua liền cách chức Lý Tín, rồi cho người đi mời Vương Tiễn về triều, trao cho 600 nghìn quân lại lần nữa tấn công nước Sở, Vương Tiễn dùng chiến thuật đánh chắc tiến chắc, từng bước lấn tới chiếm được núi Trung Sơn rồi chốt giữ ở đó, mặc cho quân Sở nhiều phen đến thách đánh nhưng vẫn đóng chặt cửa trại không ra, hai bên cứ cầm cự nhau được hơn một năm. Hạng Yến lầm tưởng Vương Tiễn là một ông già nhút nhát, nên đã lơ là việc canh phòng. Nhưng chính vào lúc này, 600 nghìn quân mã nước Tần được nghỉ ngơi dưỡng sức, đột nhiên như nước vỡ bờ tràn sang trận tuyến quân Sở, quân Sở trở tay không kịp, chỉ chống đỡ rời rạc được một lúc, rồi toàn tuyến phòng ngự bị phá vỡ. Quân Tần thừa thắng đuổi một mạch đến chiếm được Thọ Xuân, bắt sống được vua Sở. Vương Tiễn lại ra lệnh cho quân sĩ đóng thuyền vượt qua sông Trường Giang truy kích tàn quân Sở, tướng Sở Hạng Yến thấy nước Sở đã hoàn toàn thất bại liền rút kiếm tự sát. Vương Tiễn lại ra lệnh cho con là Vương Quý dẫn quân lên miền bắc, tiêu diệt được nước Yến và thế lực tàn dư của nước Triệu, đến lúc này 6 nước Sơn Đông chỉ còn lại mỗi nước Tề mà thôi.
 
Vua nước Tề xưa nay không dám đắc tội với nước Tần, có việc gì xảy ra nếu không liên quan tới mình, thì đều giả câm giả điếc, từ chối cử binh sang giúp các nước, vì ông cho rằng nước Tần ở cách xa nước Tề, mình cứ an phận thủ thường là được rồi, nhưng đến khi nhà vua nhìn thấy 5 nước kia lần lượt bị nước Tần thôn tính, mới vội vàng cử quân ra canh phòng ở biên giới thì đã quá muộn.
 
Năm 221 trước công nguyên,Vương Quý dẫn 100 nghìn đại quân đánh vào nước Tề, nước Tề thân cô thế cô, không nơi nào chịu đến cứu, nên mấy ngày sau quân Tần chiếm được Lâm Truy, bắt sống được vua Tề. Quân Tần thi hành chiến lược cận công viễn giao và liên hoành v v, nên đã hóa giải được khối liên hợp của 6 nước Sơn Đông, chỉ trong 10 năm đã tiêu diệt gọn 6 nước và thống nhất Trung Nguyên.
 

Sau khi thống nhất được Trung Nguyên, nhằm tăng cường sự thống trị của trung ương, Tần Thủy Hoàng đã lập ra một loạt chế độ chuyên chế phong kiến; Thống nhất tiền tệ và đơn vị đo lường; Xây dựng Trường Thành, và trở thành tượng trưng trong lịch sử lâu đời của dân tộc Trung Hoa, là người có đóng góp trong việc làm ổn định khu vực Trung Nguyên, đảm bảo sản xuất và đời sống của nhân dân vùng Trung Nguyên. Nhưng mặt khác, Tần Thủy Hoàng cũng rất hao công tốn của trong việc xây dựng; Thi hành chế độ binh dịch rất hà khắc; Đốt sách và chôn sống các nhà nho v v, khiến quần chúng nhân dân vô cùng căm phẫn, nên sau khi ông mất đã nổ ra cuộc khởi nghĩa rầm rộ của nông dân, lật đổ ách thống trị tàn bạo của triều nhà Tần.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 4:10 pm

Kinh Kha thích Tần Vương
 
Tần Trang Tương Vương (Tức Tử Sở) lên ngôi được 3 năm thì bị bệnh qua đời, thái tử lúc đó mới có 13 tuổi lên nối ngôi, tức Tần Vương Chính, nhưng quyền bính đều nằm trong tay Lã Bất Vi, được xưng là "Thần Phụ". Năm Tần Vương Chính 22 tuổi rất muốn tự mình chấp chính, thì phát hiện Lã Bất Vi rất lộng quyền và hoành hành ngang ngược trong triều, vừa vặn lúc đó trong cung xảy ra nội loạn, kẻ cầm đầu lại có quan hệ mật thiết với Lã Bất Vi, Tần Vương Chính bèn nhân việc này bái miễn chức vụ tướng quốc của Lã Bất Vi, phát vãng sang Ba Thục, rồi trên đường đi bức Lã Bất Vi phải tự sát. Tần Vương Chính trừ được Lã Bất Vi, một lòng muốn thống nhất Trung Nguyên, nên ít lâu sau đã khởi binh diệt được các nước Hàn, Triệu v v, và chiếm được mấy thành trì của nước Yến.
 
Thái tử Đan nước Yến nguyên làm con tin tại nước Tần, khi thấy nước Tần quyết ý thôn tính các nước, lại chiếm đoạt đất đai của nước Yến, bèn cải trang trốn về nước, rồi quyết định thu nạp dũng sĩ hiệp khách trong thiên hạ để ám sát vua Tần, ngăn chặn tiến trình thống nhất Trung Nguyên của nước Tần.
 
Qua người tiến cử, thái tử Đan nhận biết một dũng sĩ tên là Kinh Kha, khi thấy người này khí phách hiên ngang, cử chỉ phi phàm, trong lòng vô cùng mừng rỡ, liền bái làm thượng khanh, cho ra ở quán trọ rồi hàng ngày thịnh tình khoản đãi. Ít lâu sau, đại tướng Vương Tiễn nước Tần dẫn quân lên miền bắc xâm phạm nước Yến, thái tử Đan bèn cho gọi Kinh Kha đến rồi nói rằng: "Nếu ta đem binh ra đánh quân Tần, thì chẳng khác nào đem trứng chọi với đá, nay các nước chư hầu đều khoanh tay đứng nhìn, việc liên hợp đánh Tần đã hóa thành mây khói, nay chỉ có cách là cử dũng sĩ hóa trang làm sứ thần đến gặp vua Tần, bức vua Tần hoàn trả đất đai của chư hầu, bằng không thì giết quách hắn đi, vậy ý ông thế nào?".
 
Kinh Kha nói: "Kế này hay lắm, nhưng muốn đến gần được vua Tần, thì trước tiên phải để hắn tin rằng, chúng ta đến là để dâng lễ và cầu hòa mà thôi. Tôi nghe nói vua Tần nằm mơ cũng muốn được Đốc Cáng, một mảnh đất phì nhiêu nhất của nước Yến. Ngoài ra, tướng quân Phàn Ư Kỳ nước Tần sống lưu vong ở nước Yến ta đã nhiều năm, nước Tần hiện đang treo thưởng để tróc nã, nay chỉ cần tôi đem theo bản đồ đất Đốc Cáng và đầu lâu của Phàn tướng quân, thì vua Tần nhất định tiếp kiến tôi, rồi tôi sẽ tìm cách trừ khử hắn."
 
Thái tử Đan tỏ vẻ khó xử nói: "Bản đồ đất Đốc Cáng thì dễ rồi, còn Phàn tướng quân cũng chỉ vì cùng đường mới đến nương nhờ tôi, thì tôi nỡ lòng nào lại hại ông ta".
 
 Kinh Kha biết thái tử không nhẫn tâm, bèn tự mình tìm gặp Phàn Ư Kỳ và nói rằng: "Vua Tần đã ngược đãi tướng quân, không những giết hết người nhà ông, mà còn treo thưởng để bắt ông, chẳng lẽ tướng quân không muốn báo thù rửa hận sao ?". Phàn Ư Kỳ nghe xong nghiến răng nghiến lợi những muốn ăn sống nuốt tươi vua Tần, nhưng ngặt nỗi một mình một thân thì biết báo thù sao đây?.
 
Kinh Kha đoán biết được ý này liền nói rằng: "Nay tôi quyết định sang hạ sát vua Tần, nhưng chỉ lo không đến được gần hắn, nay vua Tần đang ra lệnh bắt tướng quân, nếu tôi đem đầu tướng quân sang đó thì vua Tần tất tiếp kiến tôi, rồi tôi sẽ thừa cơ giết chết hắn".
 

Phàn Ư Kỳ hiểu được ý của Kinh Kha liền vui vẻ nói: "Chỉ cần giết được vua Tần, trừ hại cho nước Yến, rửa được hận cho tôi, thì tôi có tiếc gì", Phàn Ư Kỳ nói xong bèn rút gươm tự sát. Thái tử Đan được tin này, vội vàng đến phủ phục trên xác Phàn Ư Kỳ thương khóc, rồi ra lệnh hậu táng cho Phàn Ư Kỳ. Sau đó, thái tử đưa cho Kinh Kha một con dao găm rất sắc bén, rồi cử dũng sĩ Tần Vũ Dương làm trợ thủ cho Kinh Kha cùng sang nước Tần.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 4:17 pm

Kỳ hóa khả cư
 
Thái tử An Quốc Quân có hơn 20 người con trai, do Hoa Dương Thị người mà thái tử sủng ái bị bệnh vô sinh, nên vẫn còn chưa lập người kế thừa. Hạ Cơ mẹ của Tử Sở vì không được An Quốc Quân sủng ái, nên Tử Sở bị đưa sang nước Triệu làm con tin.
 
Do nước Tần không thủ tín, thường xuyên quấy nhiễu biên giới, thậm trí còn tấn công vào nước Triệu, nên số phận của Tử Sở càng thêm bi đát, lương thực cung ứng không kịp thời, an toàn tính mạng không được đảm bảo, nghèo rớt mùng tơi, cơ bản không giống con cái của quý tộc hoàng thất.
 
Bấy giờ, nước Hàn có một nhà buôn tên là Lã Bất Vi, rất giỏi nghề buôn bán, giàu có ngang bằng một nước, ông thường xuyên đi lại các nước làm ăn buôn bán. Một hôm, Lã Bất Vi tình cờ gặp công tử Tử Sở tại thành Hàm Đan, thấy công tử khốn đốn cùng quẫn như vậy liền nghĩ bụng: "Kỳ hóa khả cư, nếu kinh doanh được tốt thì ta sẽ kiếm được một món lời lớn từ người này".
 
Lã Bất Vi chủ ý đã định, nên mấy hôm sau liền tìm gặp Tử Sở và nói rằng: "Công tử là cháu của vua Tần, mà tại sao cuộc sống lại khốn khổ đến thế này, tôi sẽ giúp công tử được rạng rỡ cửa nhà". Tử Sở cười cay đắng nói: "Thôi tiên sinh đừng nói đùa tôi nữa, tiên sinh hãy làm rạng rỡ cửa nhà mình trước đi thì hơn ". Lã Bất Vi cười rằng: "Cửa nhà tôi sẽ rạng rỡ chỉ sau khi cửa nhà công tử đã rạng rỡ mà thôi". Tử Sở nghe lời nói có ẩn ý, vội vàng mời Lã Bất Vi cùng ngồi nói chuyện. Lã Bất Vi nói rằng: "Tôi nghe nói cha của công tử đã được lập làm thái tử, tôi muốn giúp công tử được làm Vương thái tôn". Tử Sở nghe vậy than rằng: " Ôi, việc này đâu phải dễ dàng, có nằm mơ tôi cũng không dám, tôi có hơn 20 anh em, vì không được coi trọng nên mới bị đưa sang đây làm con tin, biết đến ngày nào tháng nào mới đến lượt tôi?". Lã Bất Vi an ủi rằng: "Công tử đừng nên bi quan, mọi việc đều ở tại người, tôi đã có cách đảm bảo cho công tử sau này được làm Vương thái tôn".
 
Tử Sở biết rất rõ mình hiện đang khốn khổ thế này, ngay đến cải thiện cuộc sống còn là điều mơ tưởng, thì còn đâu dám nghĩ đến việc làm Vương thái tôn. Nhưng khi nghe lời nói của Lã Bất Vi rất có hy vọng, nhưng cũng chẳng biết nói gì hơn. Lã Bất Vi nói: "Cha của công tử rất sủng ái Hoa Dương phu nhân, nhưng Hoa Dương phu nhân lại mắc bệnh vô sinh, nay nếu công tử tìm cách lấy lòng phu nhân, nhận bà ta làm mẹ thì việc công tử được làm Vương thái tôn tất có hy vọng". Tử Sở nói: "Tiên sinh nói rất có lý, nhưng tôi nghèo rớt mùng tơi thế này, thì lấy gì để lấy lòng bà ta?". Lã Bất Vi nói: "Tôi tuy không mấy giàu có, nhưng cũng xin đưa hết của cải ra để giúp công tử". Tử Sở vô cùng mừng rỡ bèn chắp tay thi lễ và nói: "Tốt lắm, nếu sau này tôi được lên làm vua, thì nguyện cùng tiên sinh hưởng thụ thiện hạ nước Tần ". Lã Bất Vi đem hết của cải của mình ra, một nửa chia cho Tử Sở dùng để kết giao với hào kiệt trong thiên hạ, mở rộng phạm vi thế lực của mình, còn một nửa thì mua các đồ kỳ chân dị bảo, rồi tự mình đưa sang nước Tần để chạy chọt cho Tử Sở.
 
Sau khi đến nước Tần, Lã Bất Vi trước tiên đến gặp người chị gái của Hoa Dương phu nhân, tặng cho bà rất nhiều kim ngân châu báu, rồi nhờ bà sang nói khéo với Hoa Dương phu nhân. Ngày hôm sau, Lã Bất Vi lại đem nhiều kim ngân châu báu ra nhờ bà đem sang biếu Hoa Dương phu nhân, dặn bà nói lễ vật này là của Tử Sở nhờ người từ nước Triệu đưa sang, rồi lựa lời tâng bốc Tử Sở nào là một bậc hiền lương, nào là rất kính trọng và quý mến phu nhân, rất nhớ cha và Hoa Dương phu nhân v v.
 
Hoa Dương phu nhân nhận được lễ vật vô cùng mừng rỡ, người chị nhân đó liền nói rằng: "Em hiện còn trẻ và xinh đẹp, nên được An Quốc Quân sủng ái, nhưng đến khi về già thì sẽ ra sao đây? Hơn nữa em lại không có con cái. Nay Tử Sở là một người hiền minh, lại rất hiếu thảo đối với em, sao em không nhận làm con, để anh ta làm người kế thừa của An Quốc Quân, anh ta đội ơn em, thì khi tuổi về già thì em còn lo gì việc hưởng lạc vinh hoa phú quý ".
 
Lời nói này thật trúng ý của Hoa Dương phu nhân, bà tìm gặp và nói với An Quốc Quân rằng: "Nay tôi được thái tử rất sủng ái, nhưng điều bất hạnh là tôi không thể sinh đẻ được, nay thấy Tử Sở là một người hiền minh hiếu thảo, nên tôi muốn nhận làm con và mong thái tử lập nó làm con cả, để sau này lên kế thừa vương vị, thì khi tôi già rồi còn có chỗ mà nương nhờ ".
 
 An Quốc Quân nghe xong bèn lập tức nhận lời ngay, rồi ra lệnh khắc lên một miếng ngọc sang giao cho Tử Sở làm bằng chứng. An Quốc Quân thấy Lã Bất Vi là người có tài năng liền mời làm thầy của Tử Sở, Lã Bất Vi lại nhân cơ hội này đem một mỹ nữ rất cưng của mình tên là Triệu Cơ tặng cho Tử Sở. Ít lâu sau, Triệu Cơ sinh được một mụn con trai đặt tên là Doanh Chính, tức Tần Thủy Hoàng sau này.
 

Năm Doanh Chính lên 9 tuổi, Tần Chiêu Tương Vương qua đời, An Quốc Quân lên nối ngôi, tức Tần Hiếu Văn Vương. Ít lâu sau, Tử Sở được đón về Hàm Đan, một năm sau thì An Quốc Quân qua đời, Tử Sở lên kế vị, tức Tần Trang Tương Vương, nhà vua cử Lã Bất Vi làm tướng quốc, được phong làm Văn Tín Hầu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 4:23 pm

Tín Lăng Quân thiết phù cứu Triệu
 
"Tín Lăng Quân thiết phù cứu Triệu". Tức Tín Lăng Quân đánh cắp hổ phù để cứu nước Triệu.
Sau trận đánh ở Trường Bình, quân Tần càng vây chặt Hàm Đan thủ đô nước Triệu, tình hình nước Triệu vô cùng nguy ngập, Bình Nguyên Quân một mặt tự mình sang bàn việc hợp tung với nước Sở, yêu cầu Sở xuất binh cứu Triệu, mặt khác viết thư cho em vợ mình là Tín Lăng Quân, ủy nhiệm ông giúp cầu cứu với vua Ngụy. Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nhận được thư của anh rể, đã năm lần bảy lượt vào cung thỉnh cầu vua Ngụy xuất binh cứu Triệu, nhà vua không thể nào từ chối được, đành phải cử lão tướng Tấn Bỉ dẫn 100 nghìn quân sang cứu viện nước Triệu.
 
Vua Tần được tin này liền cử sứ thần sang Đại Lương cảnh cáo vua Ngụy rằng: "Hàm Đan bị đánh chiếm chỉ trong một sớm một chiều, nước nào dám cứu Triệu thì Tần sẽ thừa thế tấn công nước đó". Vua Ngụy bị đe dọa như vậy, liền cử người đi truyền lệnh cho Tấn Bỉ đóng quân trấn giữ ở Nghiệp Thành để chờ lệnh.
 
Bình Nguyên Quân chẳng hiểu nguyên nhân ra sao, cứ cho là Tín Lăng Quân không thủ tín, liền viết thư sang trách rằng: "Tôi luôn luôn kính phục phẩm đức ưu tú dũng cảm vì nghĩa, cứu giúp người trong lúc lâm nguy của công tử, do đó mới cùng công tử kết làm thân thích, nay Hàm Đan đang trong cơn nguy cấp, mà chờ mãi cũng chẳng thấy quân Ngụy đến cứu, phẩm cách nghĩa hiệp của công tử đã để đâu cả rồi, cho dù công tử không nghĩ đến sự an nguy của tôi, thì cũng phải thương đến người chị của công tử, chẳng lẽ công tử muốn chị mình trở thành tù binh của quân Tần ư ?". Tín Lăng Quân vừa bị oan ức, vừa sốt ruột, lại một lần nữa đến thỉnh cầu vua Ngụy ra lệnh cho Tấn Bỉ tiến quân, đồng thời phân tích mối lợi hại của sự việc, nhưng bị nhà vua từ chối.
 
Tín Lăng Quân chẳng còn cách nào khác, đành triệu tập hơn 1000 môn khách và hơn trăm cỗ chiến xa, kéo sang cứu nước Triệu, khi đoàn người đi qua cửa thành, Tín Lăng Quân thấy bạn là Hầu Doanh đang canh cửa, bèn đến chào cáo biệt. Hầu Doanh đã ngoài 70 tuổi, tuy nhà nghèo, địa vị thấp hèn, nhưng rất có tín nghĩa và túc trí đa mưu.
 

Hầu Doanh thấy Tín Lăng Quân đang liều mạng như vậy liền khuyên rằng: "Công tử đi cứu triệu thì có khác gì đem thịt sang cho hổ ăn, chỉ có uổng mạng mà thôi". Tín Lăng Quân thở dài than rằng: "Tôi cũng thừa hiểu là tự mình dẫn thân vào chỗ chết mà thôi, nhưng ngoài liều chết ra, tôi còn biết làm gì hơn". Hầu Doanh nghe xong bèn nói nhỏ với Tín Lăng Quân rằng: "Công tử là đại ân nhân của Như Cơ ái phi của Ngụy vương phải không? ". Tín Lăng Quân trả lời phải, Hầu Doanh lại nói tiếp rằng: "Công tử hãy nghĩ cho kỹ, muốn cứu nước Triệu thì phải dựa vào quân đội nước Ngụy, Tấn Bỉ hiện đang thống lĩnh 100 nghìn đại quân trấn giữ ở biên giới, nếu điều động được họ thì lo gì không giải vây được cho nước Triệu?". Tín Lăng Quân bèn hỏi lại: "Nhưng trong tay tôi không có hổ phù điều binh thì làm sao được?". Hầu Doanh nói: "Một nửa hổ phù hiện nằm trong tay Tấn Bỉ, còn một nửa thì cất trong buồng ngủ của Ngụy vương, lấy được nó thì sẽ điều động được binh mã, nay người có thể giúp được công tử chẳng phải là Như Cơ ư ?". Tín Lăng Quân nghe xong khen phải, bèn lập tức làm theo kế này.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptySat Sep 21, 2013 4:33 pm

Mao Toại tự tiến
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50d21a4085_123_22_135_251_maotoai
Sau khi đại tướng Bạch Khởi nước Tần bắn chết Triệu Quát, trôn sống 400 nghìn quân Triệu, bèn thúc quân đánh thẳng vào Hàm Đan thủ đô nước Triệu. Sau trận thua to ở Trường Bình, nguyên khí nước Triệu bị tổn thương, đã không thể nào chống đỡ nổi quân Tần, nhà nước đang trong cơn nguy cấp, Triệu Hiếu Thành Vương bảo chú mình là Bình nguyên quân Triệu Thắng phải tìm đủ mọi cách cầu cứu với nước Sở. Triệu Thắng quyết định tự mình sang nước Sở, để cùng vua Sở đàm phán hợp tung cùng chống lại nước Tần.
 
Triệu Thắng dự định đem theo 20 người văn võ song toàn cùng sang nước Sở, nhưng khi tuyển lựa trong đám 3000 môn khách mà chỉ được có 19 người, còn những người khác đều không đủ tư cách, Triệu Thắng còn đang do dự, thì bỗng có một môn khách đứng lên tự giới thiệu rằng: "Tôi là Mao Toại, là học trò của tiên sinh, tiên sinh thấy tôi có thể bù đủ số người này không?". Những môn khách khác thấy vậy đều cười thầm. Triệu Thắng thấy Mao Toại quá mạo muội như vậy liền hỏi: "Anh đến làm môn khách ở nhà tôi đã mấy năm rồi ?". Mao Toại đáp là đã ba năm rồi. Tiếng nói vừa dứt thì cả nhà đều cười rộ lên. Triệu Thắng lắc đầu nói: "Người có tài năng trên đời thì chẳng khác nào cái dùi được bọc trong túi vải, mũi nhọn của nó sẽ lòi ra ngoài, còn anh thì mới đến đây được có ba năm, tôi chẳng thấy anh có tài cán gì hơn người cả".
 
Mao Toại nói: "Tiên sinh nói phải lắm, đây cũng chỉ vì tiên sinh hôm nay mới bỏ cái dùi vào túi vải, nếu như tiên sinh sớm bỏ nó vào túi, thì có phải mũi nhọn của nó đã lòi ra ngoài từ lâu rồi không ?, hôm nay chỉ mong tiên sinh bỏ tôi vào túi vải, rồi đợi xem tôi sẽ đột thủng ra như thế nào." Bình nguyên quân Triệu Thắng rất khâm phục đảm lược và tài ăn nói của Mao Toại, bèn nhận lời cho Mao Toại cùng đi. Triệu Thắng ngay hôm đó đến bái biệt vua Triệu rồi lên đường. Trên đường đi 19 người kia cứ trêu chọc Mạo Toại, Mao Toại chỉ cười chứ không nói năng gì.
 
Khi đoàn người đến nước Sở, Triệu Thắng và vua Sở ở trên bộ rồng bàn việc hợp tung cùng đánh nước Tần, còn 20 môn khách thì ngồi ở phía dưới. Triệu Thắng nói từ sáng đến trưa, đã khô cả cổ họng mà vẫn không sao thuyết phục được vua Sở, các môn khách đã tỏ ra rất khó chịu, nhưng cũng chẳng có ai nghĩ ra kế sách gì hơn, bấy giờ có người nhắc rằng: "Mao Toại chẳng phải muốn đâm mũi dùi ra ngoài ư ?". Lại có người khẽ bảo Mạo Toại rằng: "Bây giờ anh hãy trổ tài xem sao". Chỉ thấy Mao Toại rất bình tĩnh, tay ấn đốc kiếm bước lên bệ hô to lên rằng: "Hợp tung hay không hợp tung, chỉ dăm ba lời là có thể quyết định, chứ đâu cần phải bàn luận từ sáng đến trưa cho phí thời gian".
 
Vua Sở thấy vậy vội hỏi là ai. Triệu Thắng đáp rằng: "Người này là môn khách của tôi". Vua Sở bèn quát rằng: "Hãy mau bước xuống dưới, ta và chủ anh đang bàn việc lớn nhà nước, không cần anh phải trõ mõm vào". Mao Toại tay ấn đốc kiến bước lên mấy bước, cất cao giọng nói rằng: "
 
 Đại vương dám vô lễ với tôi, cũng là vì đại vương cậy nước Sở có binh nhiều người đông, nay tôi đứng cách đại vương chỉ mấy bước, mà đại vương còn dám cậy ưu thế nước Sở nữa không? Tính mạng của đại vương hiện nằm trong tay tôi, đại vương không được vô lễ với tôi ngay trước mặt chủ tôi".
 
Vua Sở thấy Mao Toại tay ấn đốc kiến, lời nói mạnh bạo như vậy, liền hạ thấp giọng nói: "Vậy anh có cao kiến gì thì cứ nói". Mao Toại cũng chẳng khách sáo gì liền nói rằng: "Nghe nói đất của Thương Thang chu vi chỉ rộng có 70 dặm, nhưng sau đó đoạt được cả thiên hạ. Văn Vương đất rộng có trăm dặm mà cũng khiến nhiều nước chư hầu phải chắp tay xưng thần, họ đều không cậy có đất rộng người đông, mà chỉ dựa vào phát huy ưu thế của mình. Nay nước Sở đất rộng 5 nghìn dặm, binh hùng tướng mạnh, thiên hạ khó có ai có thể sánh ngang hàng. Nhưng sự lớn mạnh của nước Tần, khiến nước Sở liên tiếp bị thất bại, đại tướng Bạch Khởi là cái thá gì, hắn chỉ huy mấy chục nghìn quân mã, mà cũng năm lần bảy lượt đánh bại nước Sở, trước sau đánh chiếm được Yên Thành và Ảnh Thành, phóng hỏa đốt đền thờ tổ tông của nước Sở, lăng nhục tổ tiên của đại vương, khiến người nước Triệu chúng tôi cũng phải xấu hổ thay cho đại vương, ấy thế mà đại vương lại không muốn báo thù rửa hận, nay chủ tôi nêu ra việc hợp tung, không phải chỉ riêng vì nước Triệu, cũng là vì nước Sở mà thôi."
 

Vua Sở bị Mao Toại nói đến mặt đỏ tía tai liền nói rằng: "Vậy cứ làm theo ý của Mao tiên sinh, Sở Triệu kết bang cùng chống lại nước Tần". Sau đó hai bên uống máu ăn thề. Mao Toại bước xuống bệ nói với 19 môn khách kia rằng: "Vậy là việc hợp tung đã định, các ông đều là một lũ bất tài, mọi việc đều ở tại người, nếu bền bỉ lao vào làm là không có việc gì không làm được". Sau đó, vua Sở cử Xuân Thân Quân Hoàng-Yết dẫn 800 nghìn quân tinh binh sang cứu giúp nước Triệu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyThu Sep 26, 2013 1:03 pm

Triệu Quát chỉ thượng đàm binh
 
Năm 270 trước công nguyên, Tần Chiêu Tương Vương phong Phạm Tuy làm Thượng khanh giúp mình trị vì nhà nước, Phạm Tuy nêu ra chủ trương liên lạc với các nước xa, tiến đánh nước gần, rồi dần dần thôn tính 6 nước, tiến tới thống nhất thiên hạ, Tần Chiêu Tương Vương rất tán đồng chiến lược này rồi bàn cách thực thi.
 
Năm 262 trước công nguyên, vua Tần cử đại tướng Bạch Khởi tấn công nước Hàn, chỉ trong một trận đã đánh bại nước Hàn, chiếm được Dã Vương, cắt đứt mối liên lạc với Thượng Đảng. Trước tình hình nguy ngập này, quận thú Thượng Đảng là Phùng Đình đã quyết định thà đầu hàng nước Triệu, chứ quyết không đầu hàng nước Tần.
 
Triệu Hiếu Thành Vương biết tin này vô cùng mừng rỡ, bèn lập tức cử binh mã ra tiếp quản Thượng Đảng, vua Tần thấy Thượng Đảng sắp lọt vào tay, nay lại bị nước Triệu đoạt mất thì vô cùng tức giận, bèn cử đại tướng Vương Hột dẫn quân tấn công Thượng Đảng, Triệu Hiếu Thành Vương cũng cử lão tướng Liêm Pha dẫn 200 nghìn quân đến cứu Thượng Đảng, nhưng khi đại quân đến Trường Bình thì Thượng Đảng đã thất thủ, quân Tần lại điều binh tiến đánh Trường Bình.
 
Liêm Pha là một tướng lĩnh từng trải nhiều thử thách, khi nhìn thấy quân Tần đang khí thế sục sôi, bèn ra lệnh cho quân sĩ đào hào, đắp lũy, để chuẩn bị phòng thủ lâu dài. Vương Hột đã năm lần bảy lượt đến thách đánh, nhưng Liêm Pha vẫn một mực án binh bất động, tình trạng này cứ kéo dài mãi đến ba năm trời, lương thực quân Tần tiếp tế không kịp, nên quân lính đã có phần uể oải, Tần Chiêu Tương Vương thấy vậy vội vàng triệu Phạm Tuy đến bàn bạc.
 
Phạm Tuy nghĩ ra một kế ly gián để khiến vua Triệu điều động Liêm Pha đi nơi khác. Vua Tần đồng ý liền cử người sang Hàm Đan, dùng nhiều vàng bạc mua chuộc những người bên cạnh vua Triệu, bảo họ tung tin nào là: "Liêm Pha đã già nua lại hèn nhát, cơ bản không dám đối trận với quân Tần ", nào là "Liêm Pha là đồ vô dụng, đã sắp chống đỡ không nổi".
 
Vua Triệu vốn dĩ không tin tưởng ở chiến thuật phòng thủ của Liêm Pha, nay lại nghe những lời nhảm nhí này, bèn quyết định cử Triệu Quát ra thay thế Liêm Pha
Triệu Quát con trai của danh tướng Triệu Xa, từ nhỏ say mê binh pháp, thông thuộc binh thư chiến sách, cứ nói đến việc bày binh bố trận là thao thao bất tuyệt, nên vẫn tự cho mình là thiên hạ vô địch.
 
Danh tướng Triệu Xa rất hiểu rõ con mình chẳng qua là chỉ học thuộc mấy quyển binh thư, chứ không có kinh nghiệm thực chiến, nếu để cầm quân thì tất nhỡ việc quân cơ và thí mạng quân lính, nên trước lúc qua đời đã dặn lại vợ rằng: "Đừng có cho con ra làm quan, để khỏi làm nhỡ việc lớn nhà nước, trở thành tội nhân làm mất nước Triệu".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyThu Sep 26, 2013 1:08 pm

Hoàn bích quy Triệu
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Upload_49a50d74a037d_123_22_135_251_quytrie
Năm 283 trước công nguyên, Triệu Huệ Văn Vương có được một hòn ngọc bích tinh khiết đẹp vô giá, gọi là Hòa Thị Bích, nhà vua nâng niu không muốn rời tay. Tần Chiêu Tương Vương được biết tin này rất thèm thuồng, liền cử sứ giả đến nói với Triệu Huệ Văn Vương rằng, nước Tần muốn đem 15 ngôi thành trì đổi lấy hòn ngọc bích thiên hạ có một không hai này.
 
 Triệu Huệ Văn Vương cảm thấy rất khó xử, bởi Tần là một nước láng giềng hổ lang không thủ tín, nếu đem ngọc sang thì mình khó có ngày trở về, nếu không đem sang thì lại sợ vua Tần tức giận, nhà vua bèn triệu tập các đại thần lại thương nghị, các đại thần bàn luận đã nửa ngày mà vẫn không tìm được cách nào hơn, bấy giờ có một hoạn quan tên là Mậu Hiền tiến cử với nhà vua rằng:
 
"Nhà hạ nhân có một môn khách tên là Lạn Tương Như, người này rất bạo gan và có học thức, trí dũng song toàn, có thể cử đi sứ nước Tần". Tức thì nhà vua triệu Lạn Tương Như vào cung, quả nhiên thấy chàng là người rất có khoa nói và rất có kiến thức, bèn cử chàng đem theo ngọc bích sang nước Tần.
 
Tần Chiêu Tương Vương được tin vô cùng mừng rỡ, vội triệu quần thần tiếp kiến Lạn Tương Như. Lạn Tương Như cung kính đem ngọc bích dâng lên, nhà vua cầm xem khen ngợi không ngớt, mãi sau mới truyền cho các đại thần và cung nữ xem, mà không hề nhắc gì tới việc đổi thành trì.
 
 Lạn Tương Như đã nhìn thấu ý định của vua Tần, liền vội vàng bước tới nói rằng: "Viên ngọc bích này tuy quý hiếm thật, nhưng có một vết nứt rất khó nhận ra, hãy để tôi chỉ cho đại vương xem".
 
Vua Tần tin là thực liền đưa sang, thì thấy Lạn Tương Như ôm lấy ngọc bích vội lùi lại mấy bước, đến gần bên một cột trụ tức giận nói: "Đại vương hứa đổi 15 ngôi thành trì lấy ngọc bích, vua Triệu chúng tôi rất tán thành mới cử tôi đem ngọc sang đây, nhưng tôi thấy đại vương chẳng có thành tâm chút nào. Nay ngọc đang trong tay tôi, nếu mà đại vương bức ép thì đầu tôi sẽ cùng ngọc bích đâm vào chiếc cột này cho tan tành ra, đại vương đừng hòng mà lấy được ".
 
Lạn Tương Như vừa nói vừa sấn đến bên cột. Vua Tần thấy vậy liền vội vàng gọi người đem bản đồ ra, khoanh rõ vị trí của 15 ngôi thành trì. Lạn Tương Như thấy rất khó mà đảm bảo liền nói rằng:
 
"Trước khi cử tôi đem ngọc sang đây, vua Triệu đã ăn chay trong 5 ngày rồi mới tổ chức nghi lễ rất long trọng , nay nếu đại vương có thành ý, thì cũng nên ăn chay trong 5 ngày, bấy giờ tôi mới dâng ngọc bích cho đại vương".
 
Tần Chiêu Tương Vương đành phải nhận lời, rồi đưa Lạn Tương Như ra nghỉ ở nhà khách. Lạn Tương Như vừa về đến nhà khách, liền cử một tên tùy tùng cải trang rồi đem ngọc bích theo đường tắt trở về nước Triệu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyMon Sep 30, 2013 4:33 pm

Khuất Nguyên ái quốc đầu giang
 
Sau khi bị nước Tần đánh bại, nước Sở đã mất đi một vùng đất đai rộng lớn ở Trung Nguyên và thường xuyên bị nước Tần ức hiếp. Sở Hoài Vương muốn thay đổi cục diện này, đã cử đại phu Khuất Nguyên sang xin lỗi và kết lại liên minh Tề Sở.
 
Khuất Nguyên tên Bình, là một quý tộc hoàng thất nước Sở, là nhà thơ yêu nước vĩ đại và nhà chính trị, nhà tư tưởng kiệt xuất trong lịch sử TQ. Ông được học hành từ thời thơ ấu, giỏi về văn chương thơ phú, thời còn trẻ đã làm quan tới chức Tả Đồ Đại Phu.
 
Khuất Nguyên xuất sứ nước Tề đã làm tròn sứ mệnh. Ông đã phát huy tài ngoại giao của mình, khiến hai nước Tề Sở lại khôi phục liên minh. Tần Vương Chiêu Tương sau khi được tin Tề Sở lại liên minh với nhau, trong lòng thấp thỏm không yên, mới viết một lá thư cho Sở Hoài Vương, giả vờ thừa nhận nước Tần có lỗi và mời Sở Hoài Vương đến gặp mặt ở Vũ Quan. Sở Hoài Vương cầm thư của vua Tần mà như cầm bọc kim trên tay, do dự không quyết, nếu không đi thì sợ đắc tội với nước Tần, mà đi thì lại sợ nước Tần không thủ tín, nếu có mưu kế gì thì mình thật khó mà đảm bảo tính mạng. Nhà vua bèn triệu tập các đại thần lại thương nghị.
 
 Khuất Nguyên nói: "Nước Tần vốn hung hăng như hổ sói, không hề có chút tín nghĩa, nước ta không chỉ một lần bị chúng ức hiếp, đại vương chớ nên đi, đi thì tất sa vào cạm bẫy". Nhưng công tử Lan thì một mực khuyên vua cha nên đi và nói rằng:
 
 "Trước kia, ta coi nước Tần là kẻ thù, rút cuộc bị chết khá nhiều người, lại mất cả đất đai, nay nước Tần chủ động giao hảo, thì ta làm sao lại có thể từ chối được ?". Sở Hoài Vương tin nghe lời công tử Lan, liền lên đường đi sang nước Tần.
 
Nhưng sự việc xảy ra đúng như lời Khuất Nguyên đã nói, Sở Hoài Vương vừa đặt chân đến Vũ Quan nước Tần, thì bị binh mã nước Tần vây bắt rồi áp giải về Hàm Dương. Vua Tần bức Sở Hoài Vương cắt nhượng đất ở Kiềm Trung, Sở Hoài Vương không chịu liền bị giam lỏng ở nước Tần, đến lúc này nhà vua mới hối hận đã không nghe lời của Khuất Nguyên.
 
Một năm sau, Sở Hoài Vương vì quá uất ức rồi mất ở nước Tần. Khuất Nguyên được tin nhà vua bị mất ở nơi đất khách quê người thì vô cùng thương xót, liền viết bài thơ "Chiêu Hồn".
 
Thái tử Hoành lên nối ngôi, tức Sở Khoảnh Tương Vương, nhà vua ngu si đần độn, không hề nghĩ tới thù nhà nợ nước, suốt ngày chỉ chìm ngập trong tửu sắc, không đoái hoài tới việc triều chính, Khuất Nguyên thấy vậy lòng dạ như lửa đốt, đã liên tiếp viết tấu chương, khuyên nhà vua hãy chiêu nạp hiền tài, cải cách nội chính, thao luyện quân mã để đợi thời cơ báo thù nước Tần.
 
Nhưng tấu chương của Khuất Nguyên có khác nào trâu đất lăn xuống biển, không hề nhận được tin tức gì. Thì ra các bản tấu chương đều rơi vào tay công tử Lan, Lặc Thượng v v, chúng quay ra căm ghét Khuất Nguyên, rồi tìm đủ mọi cách nói xấu Khuất Nguyên trước mặt nhà vua, khiến Khuất Nguyên bị đầy đến một miền đất hoang ở phía nam sông Trường Giang.
 
Khuất Nguyên ôm ấp chí lớn cứu nước cứu dân, ngược lại bị gian thần bài xích, nên trong lòng rất bất bình, khi đến bên sông Mịch La ở Tiêu Tương, ông thường men theo bờ sông vừa đi vừa ngâm vịnh những bài thơ do mình sáng tác, trong những năm tháng lưu vong ấy, ông cùng người địa phương cày cấy, cuộc sống rất kham khồ, ông đã viết được nhiều bài thơ nổi tiếng như Ly Tao, Quất Tụng, Cửu Chương v v, trong đó Ly Tao là nổi tiếng nhất.
 
 Trong thơ ca của mình, ông đã nguyền rủa lũ gian tham bán nước, ca ngợi người quân tử chính trực, gửi gắm lòng yêu nước vô hạn của mình vào từng gốc cây ngọn cỏ của nước Sở.
 
Do lâu năm bị đầy ải, khiến tinh thần của Khuất Nguyên bị vùi dập, nhưng ông vẫn kiên nhẫn chịu đựng, quyết không khuất phục trước thế lực gian tà. Ông hy vọng vua Sở sẽ thay đổi ý định, triệu ông về để cứu nhà nước khỏi cơn nguy khốn. Nhưng thời gian cứ thấm thoát trôi qua, sự mong đợi của Khuất Nguyên đều hóa thành bong bóng, khiến lòng ông bi phẫn đến cực độ.
 
Một hôm, Khuất Nguyên đến dạo bên bờ sông Mịch La, ông vừa đi vừa ngâm vịnh thơ ca của mình, thì có một dân chài nhận ra ông và hỏi rằng: "Ông có phải là Tam Lư đại phu Khuất Nguyên đó không? Làm sao lại đến nông nỗi này?".
 
Khuất Nguyên đáp: "Có khá nhiều người rất bẩn thỉu, nhưng tôi là một người trong sạch. Có khá nhiều người đã uống say, duy có tôi là vẫn tỉnh táo, nên mới bị phát vãng tới đây".
 
Ngư ông nói; "Ông hà tất phải tự cho mình thanh cao, không chịu theo gió bẻ măng, bằng không làm gì đến nông nỗi này".
 
Khuất Nguyên phản bác rằng: "Áo mặc trên người rất sạch sẽ, nào ai muốn lăn vào vũng bùn để làm nhơ bẩn nó? Tôi thà nhảy xuống sông để nuôi cá, còn hơn là đi đồng lõa với bọn gian nịnh để chà đạp nước Sở".
 
Năm 278 trước công nguyên, đại tướng Bạch nước Tần dẫn quân tiến đánh nước Sở, rồi chiếm được Ảnh Đô. Khuất Nguyên vì không muốn nhìn thấy nước Sở sa vào cảnh diệt vong, liền ôm một tảng đá rồi nhảy xuống sông Mịch La sóng nước cuồn cuộn, dân chúng địa phương nghe tin, đều hò nhau chèo thuyền đến để vớt xác Khuất Nguyên, nhưng không sao tìm thấy nữa, tức thì họ liền đổ gạo xuống sông, những mong cá không động chạm đến thân xác của Khuất Nguyên.
 
Đến mùng 5 tháng 5 năm sau, người dân địa phương lại chèo thuyền ra giữa sông, đem gạo trong ống bương đổ xuống nước để tế Khuất Nguyên. Về sau, người ta đã dùng thuyền rồng thay thế cho thuyền con, dùng bánh tro thay thế cho gạo tế. Hoạt động cúng tế này còn giữ mãi đến ngày nay và gọi là Tết Đoan Ngọ.
 
Những bài thơ yêu nước của Khuất Nguyên, được người đời sau chỉnh lý thành cuốn "Sở Từ" và lưu truyền đến ngày nay.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyMon Sep 30, 2013 4:42 pm

Trương Nghi, liên hoành tán liên minh
 
Nước Tần trải qua cuộc biến pháp của Thương Ương, ngày càng trở nên lớn mạnh, nên bắt đầu từ thời Tần Hiếu Công, vua các triều đại đều nảy sinh tham vọng nhất thống thiên hạ, không ngừng xuất binh đánh chiếm sáu nước Tề, Sở, Triệu, Ngụy, Hàn và Yến. Các nước này đều khiếp đảm trước sự lớn mạnh của nước Tần, họ đã liên hợp lại để cùng chống đỡ nước Tần, mà lịch sử gọi là "Hợp tung".
 
Nước Tần muốn thống nhất thiên hạ, thì tất phải làm tan dã sự liên hợp của các nước, một số chính khách đã giúp nước Tần đi các nơi du thuyết, khuyên họ thân cận với nước Tần, không liên minh với nước khác, mà lịch sử gọi là "Liên hoành"
Bấy giờ, người đề xướng "Liên hoành" là Trương Nghi người nước Ngụy. Ông thời còn nhỏ gia đình nghèo khó, nhưng lại rất chăm chỉ học hành, nên thông cổ chí kim, học thức uyên bác. Thời còn trẻ ông từng đến xin làm quan ở nước Sở nhưng không toại nguyện, sau được một lệnh doãn nước Sở thu nhận làm môn khách.
 
Một hôm, trong nhà lệnh doãn bị mất cắp một miếng ngọc quý, họ đều đổ vạ cho Trương Nghi, rồi trói ông lại đánh cho một trận thập tử nhất sinh. Khi về đến nhà, người vợ thấy chồng mình đầy thương tích liền nghẹn ngào nói: "Ông hàng ngày ra đi học hành để mưu làm quan, nay bị oan ức thế này thì chi bằng ở nhà còn tốt hơn".
 
 Trương Nghi hỏi vợ rằng: "Mình hãy nhìn xem lưỡi của tôi có còn không?". Người vợ đáp là lưỡi vẫn còn. Trương Nghi lại nói: "Chỉ cần có lưỡi thì tất có ngày ăn nên làm ra".
 
Bấy giờ, Tô Tần bạn của Trương Nghi đang đi 6 nước du thuyết về việc "Hợp Tung", ông được phong ấn tể tướng 6 nước, rất là oai phong hiển hách. Trương Nghi biết vậy liền nghĩ bụng, bên Quan Đông đều đã tin nghe lời Tô Tần, duy chỉ có nước Tần ở phía tây thì không, tức thì ông bèn lên đường sang nước Tần. Ông trình bày kế sách "Liên hoành thân Tần" của mình cho Tần Huệ Văn Vương nghe, nhà vua vô cùng mừng rỡ, liền phong Trương Nghi làm ái khanh, bắt đầu bày mưu tính kế cho nước Tần trinh phạt 6 nước.
 
Năm 314 trước công nguyên, nước Yến xảy ra nội loạn, nước Tề nhân dịp này tấn công và chiếm được nhiều đất đai của nước Yến, tức thì nước Tề trở nên lớn mạnh, do đó việc liên minh giữa Tề Sở là một điều rất bất lợi đối với nước Tần, vua Tần liền cử Trương Nghi sang đó tìm cách phá tan khối liên minh này.
 
Sau khi đến nước Sở, Trương Nghi trước tiên dùng nhiều vàng bạc mua chuộc tên Lặc Thường ái khanh của Sở Hoài Vương, sau đó mới đến thuyết phục Sở Hoài Vương.
 
Ông nói: "Nay vua Tần đặc biệt cử tôi sang đây giao hảo với quý quốc, đâu có biết Đại Vương đã liên minh với nước Tề rồi, nhưng nếu Đại Vương nghe theo ý kiến của tôi, mà cắt đứt mối giao hảo với nước Tề, thì nước Tần xin biếu cho Đại Vương 600 dặm đất ở vùng Thương Vu, vậy là nước Sở được lợi, không những tiêu giảm được thế lực của nước Tề, mà còn được nước Tần tin cậy, thì há chẳng phải một công đôi việc sao?".
 
Sở Hoài Vương nghe xong rất phấn khởi. Còn các đại thần dưới sự lung lạc của Lặc Thường, cũng tới tấp tỏ ra tán thành, tuy chỉ có đại thần Trần Chẩn là phản đối và nói rằng: "Nước Tần làm sao lại vô cớ tặng cho ta 600 dặm đất, đây cũng là vì sự liên minh giữa Sở và Tề, nếu bệ hạ cắt đứt bang giao với nước Tề, nước Tần mà không đến ức hiếp nước Sở mới là lạ.
 
 Hoặc giả nước Tần thực lòng muốn dâng cho ta 600 dặn đất, thì bệ hạ hãy cho người đi nhận đất trước, sau đó mới cắt đứt mối bang giao với nước Tề cũng chẳng muộn". Sở Hoài Vương nghe theo, liền cử người theo Trương Nghi sang nước Tần nhận đất.
 
Nhưng nào ngờ sau khi đến nước Tần, Trương Nghi bị ngã ngựa gẫy chân, nằm nghỉ ở nhà đến ba tháng trời không lên triều. Cùng lúc đó, Tề Tuyên Vương nghe nói nước Sở cắt đứt mối bang giao thì vô cùng bực tức, liền cử sứ thần đến gặp Tần Huệ Văn Vương, hẹn cùng nhau tấn công nước Sở.
 
Sau khi hai nước Tần Tề liên hoàng, Trương Nghi mới lên triều nói với sứ thần nước Sở rằng: "Tôi thực có lỗi, phải chăng Sở Hoài Vương đã nghe nhầm, đất đai của nước Tần, làm sao lại có thể dâng cho người khác một cách dễ dàng như vậy?
 
 Tôi nói ở đây là 6 dặm, chứ có phải 600 dặm đâu". Sứ thần nước Sở đáp rằng: "Đại Vương chúng tôi nghe rõ mồn một là 600 dặm, chứ đâu phải 6 dặm". Bấy giờ, Trương Nghi chỉ giả câm giả điếc, không nói không rằng, sứ thần nước Sở bực tức ra về.
 
Sở Hoài Vương nghe sứ thần về nói lại thì nổi cơn lôi đình, bèn lập tức phát binh 100 nghìn quân tiến đánh nước Tần. Đại thần Trần Chẩn lại khuyên rằng: "Đánh Tần không bằng cắt đất cho Tần để phá hoại liên minh Tần Tề, rồi hẹn với Tần cùng tiến đánh nước Tề, như vậy có thể cướp lấy đất đai của nước Tề bù vào chỗ đất đai đã mất".
 
Nhưng Sở Hoài Vương nào có chịu nghe theo, vẫn khăng khăng mở một trận kịch chiến với quân Tần ở Lam Điền, Tần Tề liên hợp với nhau cùng đánh cho quân Sở một trận thất bại thảm hại, 100 nghìn quân chỉ còn sống sót 30 nghìn, không những không thu được 600 dặm đất ở Thương Vu, ngược lại còn bị nước Tần lấn chiếm mất 600 dặm đất ở Hán Trung, buộc Sở Hoài Vương phải cầu hòa với nước Tần.
 
Sau đó, Trương Nghi cũng dùng thủ đoạn này thuyết phục được các nước Tề, Triệu, Yến, Ngụy v v liên hoành với nước Tần, như vậy liên minh hợp tung 6 nước do Tô Tần kiến tạo nên đã bị Trương Nghi phá tan, đặt cơ sở vững chắc cho nước Tần tiến tới thống nhất TQ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyMon Sep 30, 2013 4:51 pm

Mạnh Thường Quân dưỡng khách
 
Mạnh Thường Quân tên Điền Văn, là một quý tộc nước Tề, ông cùng Bình Nguyên Quân Triệu Thắng của nước Triệu, Tín Lăng Quân Ngụy Vô Kỵ nước Ngụy và Xuân Thân Quân Hoàng Yết nước Sở được gọi là bốn đại công tử trong thời kỳ Chiến Quốc.
 
Điền Văn thích giao du với các nhân tài trong thiên hạ và thu nạp làm môn khách, ông cả thảy thu dung hơn 3000 môn khách, trong đó có không ít người là thực sự có tải năng, nhưng cũng có lắm kẻ chỉ vì miếng ăn mà đến sống ký sinh ở nhà ông.
 
Bấy giờ, Tần Chiêu Vương đang tìm đủ mọi cách nhằm phế bỏ việc liên minh với các nước Tề, Sở. Khi nghe nói Mạnh Thường Quân nước Tề là một nhân tài lại có thế lực, bèn cho người sang mời ông đến nước Tần và hứa sẽ cho ông giữ chức tể tướng. Mạnh Thường Quân dẫn theo một đám môn khách đến Hàm Dương, họ được Tần Chiêu Vương thân hành ra tiếp đón. Mạnh Thường Quân tặng cho nhà vua một chiếc áo bào bằng lông cáo rất quý hiếm, nhà vua rất hồ hởi, liền cử người đem lễ vật cất vào kho trong cung.
 
 Tần Chiêu Vương vốn muốn cử Mạnh Thường Quân làm tể tướng như đã hứa, nhưng vị tể tướng đương nhiệm rất ghen tức trước việc này, ông ta sợ bị mất chức, đã ngấm ngầm nhờ người đến nói với Tần Chiêu Vương rằng: "Điền Văn là một quý tộc nước Tề, thủ hạ của hắn lại đông như thế, nào ai dám đảm bảo là hắn không mưu lợi cho nước Tề, như vậy thì nước Tần chẳng nguy lắm sao?".
 
Tần Chiêu Vương ngấm nghĩ hồi lâu rồi nói: "Đúng thế, tại sao ta lại không nghĩ tới việc này nhỉ, hãy đưa họ trở về là xong". Người kia đáp rằng: "Như thế thật không ổn, họ ở đây đã lâu tất nắm được tình hình nước Tần ta, làm sao lại có thể để họ về một cách nhẹ nhàng như vậy?".
 
 Tức thì, Tần Chiêu Vương bèn cho giam lỏng Mạnh Thường Quân.
 
Mạnh Thường Quân lo lắng cho tình cảnh của mình, mới đến hỏi bạn là Kinh Dương Quân người nước Tần, Kinh Dương Quân đã ám thị cho Mạnh Thương Quân hãy đến cầu cứu với ái phi Yến Cơ.
 
Mạnh Thường Quân liền cử người đem theo lễ vật vào cung gặp Yến Cơ. Yến Cơ nói rằng: "Muốn tôi khuyên nhà vua thì cũng chẳng khó gì, nhưng phải biếu tôi một chiếc áo bào bằng lông cáo mới được".
 
Mạnh Thường Quân biết vậy mới bàn với đám môn khách rằng: "Tôi chỉ có mỗi chiếc áo đã tặng cho vua Tần rồi thì làm sao có thể lấy lại, nay ai có thể kiếm được một chiếc áo khác?". Có một môn khách trả lời một cách ngắn gọn rằng: "Tôi đã có cách".
 
Ngay đêm hôm đó, người môn khách này chui qua lỗ chó vào trong cung, vừa đi vừa bắt chước chó sủa rồi lẻn vào trong kho lấy chiếc áo bào ra. Mạnh Thường Quân liền nhờ Kinh Dương Quân đem áo đến biếu Yến Cơ.
 
Đêm đó, Yến Cơ nỉ non bên gối khuyên Tần Chiêu Vương thả Mạnh Thường Quân về nước, nhà vua quả nhiên đồng ý ngay.
 
Mạnh Thường Quân nhận được văn thư quá cảnh, bèn cùng đám môn khách nhanh chóng chạy ra cửa ải Hàm Cốc, khi đến nơi đã nửa đêm, quan ải còn chưa mở cửa, mọi người đang sốt ruột chưa biết tính ra sao, thì trong đám có một người bỗng bắt chước tiếng gà gáy, tức thì gà trên cửa ải cũng đều gáy theo, lính canh ải cứ tưởng là trời đã sáng, liền mở cửa ải khám văn thư, cho đám Mạnh Thường Quân đi qua cửa ải.
 
Mạnh Thường quân về đến nước Tề, được Tề Dẫn Vương cho làm tể tướng, bấy giờ môn khách tăng lên càng đông hơn. Một hôm, có một người tên là Phùng Quán đến xin theo. Mạnh Thường Quân thấy người này ăn mặc rách rưới mới hỏi có tài cán gì, Phùng Quán thản nhiên trả lời là mình chẳng có chút tài cán gì. Mạnh Thường Quân chỉ cười và cho ở lại.
 
Mạnh Thường Quân nuôi hơn 3000 thực khách nên chi phí quá lớn, bổng lộc không đủ chi dụng, phải dựa vào tiền thuê đất đai ở Bích Thành do vua phong, nhưng có một năm không thu được tiền về, mới cử Phùng quán đi đòi. Phùng Quán trước khi đi có hỏi Mạnh Thường Quân rằng: "Khi tôi trở về, ông có muốn tôi đem quà gì về không?". Mạnh Thường Quân ngẫm nghĩ hồi lâu rồi nói: "Thì ông cứ xem ở đây thiếu thứ gì thì đem về ". Phùng Quán đến Bích Thành mới biết năm đó bị thiên tai mất mùa, nông dân thiếu lương ăn khổ cực hết chỗ nói, Phùng Quán bèn tập họp họ lại, rồi đốt hết mọi giấy tờ vay nợ, khiến mọi người vô cùng cảm động.
 
Phùng Quán trở về nói lại đúng sự thực cho Mạnh Thường Quân nghe. Mạnh Thường Quân nổi giận nói: "Trước khi đi ông nói sẽ đem quà về, nay ở đâu ?".
 
 Phùng Quán đáp rằng: "Ông đã nói ở đây thiếu gì thì mua về, nhưng tôi thấy ở đây chẳng thiếu gì cả, chỉ thiếu có tình nghĩa mà thôi, nay tôi đã đem tình nghĩa về đây". Mạnh Thường Quân nghe vậy khóc cười không được, liền phất tay áo đi ra.
 
Hai năm sau, Tề Dẫn Vương tin nghe lời bịa đặt của hai nước Tần, Sở, rất lo lắng Mạnh Thường Quân công cao lấn chúa, gây uy hiếp tới vương vị của mình, bèn thu ấn tể tướng của Mạnh Thường Quân, các môn khách thấy vậy đều nối đuôi nhau bỏ đi, duy chỉ có Phùng Quán là còn ở lại.
 
Mạnh Thường Quân uể oải trở về cố cư ở Bích Thành, dân trong thành nghe tin ông trở về, liền dắt già cõng trẻ ra ngoài 100 dặm để đón. Mạnh Thường Quân nhìn thấy cảnh tượng này rơm rớm nước mắt nói với Phùng Quán rằng: "Tình nghĩa mà ông đã đem cho tôi, nay tôi đã thực sự cảm nhận được rồi".

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   EmptyMon Sep 30, 2013 4:59 pm

Triệu Vũ Linh Vương, Hồ phục, Kỵ xạ
 
Sau khi tam phân nước Tấn, nước Triệu do Triệu Tương Tử dựng nên từng một thời trở nên lớn mạnh, sau đó lại dần dần suy thoái. Năm 325 trước công nguyên, Triệu Vũ Linh Vương lên nối ngôi, đây là một ông vua rất có hoài bão, ông đã hạ quyết tâm cải cách để nhà nước lại trở nên lớn mạnh.
 
Bấy giờ người Hồ vẫn thường xuyên xuất binh quấy nhiễu biên giới các nước, họ giỏi nghề cung ngựa, mặc áo ngắn, mỗi người một ngựa, trong trận mạc vận động rất linh hoạt. còn các tướng sĩ nước Triệu vẫn ăn mặc theo tập tục cũ nghìn năm, áo rộng ống tay dài, khi ra trận thì cưỡi chiến xa bánh gỗ do nhiều ngựa kéo, đã nặng lại chậm chạp, nên thường bị người Hồ đánh bại. Triệu Vũ Linh Vương đã thấy rõ điều này, nên đã hạ quyết tâm phải cải cách quân đội.
 
Một hôm, nhà vua triệu tập các đại thần lại để thương nghị và nói rằng: "Nước ta phía bắc có nước Yến và Đông Hồ, phía tây có các nước chư hầu như Tần, Hàn v v, giữa còn có nước Trung Sơn. Nếu ta không cải cách cho nhà nước lớn mạnh lên, thì bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ mất nước, rõ ràng là trang phục của chúng ta không được gọn lắm, lao động và tác chiến đều rất bất tiện.
 
Còn người Hồ thì sao? Họ mặc áo ngắn ống tay hẹp, chân đi ủng da rất nhanh tiện, nay ta muốn cải dùng Hồ phục, vậy các khanh nghĩ sao?".
 
Đại thần Lâu Hoãn nghe xong rất tán thành và nói: "Chúng ta nên phỏng theo trang phục của người Hồ và học tập kỹ thuật tác chiến của họ". Triệu Vũ Linh Vương nói: "Phải lắm, chúng ta đánh trận toàn dựa vào đi bộ, nếu có dùng xe bằng ngựa kéo thì cũng rất nặng nhọc, chẳng linh hoạt chút nào, chúng ta phải học mặc trang phục người Hồ và kỹ thuật cưỡi ngựa bắn cung của họ".
 
Triệu Vũ Linh Vương đã hạ quyết tâm và tự mình dẫn đầu làm trước. Tức thì nhà vua liền cùng Lâu Hoãn đổi mặc trang phục người Hồ.
 
Nhưng không ngờ vua tôi vừa mặc xong bước lên điện, thì cả cung đình bỗng chốc rộ lên như nước lạnh đổ lên chảo mỡ sôi. Họ người thì nói "Vua Trung Nguyên đi mặc Hồ phục thì thật chẳng ra thể thống gì ", kẻ thì chê trách Lâu Hoãn đã không khuyên vua thì chớ, lại còn vạch đường cho hươu chạy. Chú vua là Công Tử Thành lại càng tức giận hơn ai hết, ông liền thác bệnh ở nhà không lên triều.
 
Đại thần Phì Nghĩa thấy vậy mới khuyên vua rằng: "Nếu như thuyết phục được một người có ảnh hưởng lớn trong triều như Công Tử Thành, thì các đại thần khác cũng phải chịu nghe theo". Triệu Vũ Linh Vương gật đầu nói: "Phải lắm, nên bắt đầu từ ông chú này, trẫm tin rằng ông ta nhất định sẽ chiếu cố đến đại cục".
 
Hôm đó, Công Tử Thành đang bực bội ở nhà thì bỗng nghe có Triệu Vũ Linh Vương đến thăm, Công Tử Thành thấy nhà vua vẫn mặc Hồ phục bèn lạnh lùng nói: "Nhà tôi nghênh đón vua Hoa Hạ, chứ không tiếp bọn Di Cảnh, mời ông hãy ra thay quần áo đã rồi tôi xin bái ân ".
 
Triệu Vũ Linh Vương biến sắc mặt nói: "Ở nhà nghe lời bề trên, trong nước phải phục tùng nhà vua, những lễ phép này chẳng lẽ chú cũng không hiểu, là vua của một nước, trẫm kêu gọi cả nước mặc Hồ phục, chú là một nguyên lão trong triều, cớ sao lại dẫn đầu phản đối ?"
 
Công Tử Thành vẫn không chịu nhún nhường, liền bác lại rằng: "Đúng, việc lớn nhà nước thì phải nghe lời vua, nhưng ở nhà thì tôi là chú, anh phải nghe lời bề trên, nay muốn đem một nước có nền văn minh lễ nghĩa ở Trung Nguyên đi học tập Di Cảnh còn chưa khai phá là không thể được, tôi không thể theo anh làm những việc xằng bậy như vậy".
 
Triệu Vũ Linh Vương nghe xong không những không nổi giận, mà vẫn ôn tồn khuyên rằng: "Tôi đề xướng học tập người Hồ cưỡi ngựa bắn cung là nhằm nâng cao sức chiến đấu của quân đội, ngăn chặn kẻ địch xâm lấn, khiến nhà nước giàu mạnh lên, thế mà chú vẫn cứ khư khư bám lấy thói cổ hủ, phản đối cải cách, chẳng lẽ chú cứ muốn giữ mãi cục diện lạc hậu này ư? Mong chú hãy đứng ra làm gương cho con cháu ". Những lời nói chân tình của nhà vua đã khiến Công Tử Thành như sáng mắt ra.
 
Ngày hôm sau,Triệu Vũ Linh Vương tuyên bố trong triều cả nước đều đổi mặc Hồ phục, mệnh lệnh cho quân đội phải học cưỡi ngựa bắn cung, Công Tử Thành không những dẫn đầu mặc Hồ phục, mà còn tuyên truyền cho cuộc cải cách này. Các đại thần trong triều thấy Công Tử Thành đã chịu khuất phục và dẫn đầu làm gương thì cũng chẳng ai dám nói gì, đều phải làm theo cả.
 
Một năm sau, nước Triệu đã có một đạo kỵ binh tinh nhuệ. Năm 305 trước công nguyên, Triệu Vũ Linh Vương thân trinh chỉ huy đạo quân này đánh bại được nước Trung Sơn, thu phục được bộ lạc gần Đông Hồ.
 
Bước sang năm thứ 7 lại thu phục được các nước Trung Sơn, Lâm Hồ v v, mở rộng thêm biên giới, từ đó tiếng tăm của nước Triệu càng thêm vang dội, không những các nước nhỏ, mà ngay đến lớn mạnh như nước Tần cũng không dám coi thường nước Triệu.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc    Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc   Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Truyện kể danh nhân lịch sử Trung Quốc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 3 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3  Next
 Similar topics
-
» Trung Hoa Phan Hồng Trung Trung Hoa Kim Cổ Kỳ Nhân
» Tăng quảng hiền văn, ngạn ngữ dân gian Trung quốc
» Tinh Hoa Trí Tuệ
» Mạn đàm về giáo dục thời cổ đại của Trung quốc
» Đạo Giáo Giáo Phái

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác :: Gương Xưa Tích Cũ-
Chuyển đến