Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  ***Khổng Tử*** - Page 3 Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 ***Khổng Tử***

Go down 
3 posters
Chuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
Tác giảThông điệp
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyMon Oct 21, 2013 10:29 am

48.Duy nữ tử dữ tiểu nhân vi nan dưỡng dã!
Cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán.
                                                (Dương Hóa)
Nữ tử và người tiểu nhân là khó cư xử! Thân mật thì họ không giữ được sự kính nể, xa lánh thì họ oán trách.
Câu trên đây là một câu nói đùa, vì Khổng Tử là một người quản gia nghiêm nên mới phát ra một câu than như vậy; về sau người ta cũng thấy khó chú giải câu này và nghiên cứu thấy Khổng Tử có đời sống hôn nhân không được hạnh phúc mỹ mãn (chữ ''nữ'' trong câu này chỉ người vợ lẽ chứ không chỉ phụ nữ nói chung).
 
Về vấn đề nam nữ ít thấy Khổng Tử nói đến trong Luận ngữ, vào thời đó vấn đề nữ quyền chưa được quan tâm và người phụ nữ không thể nào có được địa vị bình đẳng với nam giới.
Ngày nay người phụ nữ nghe câu nói trên tất sẽ nổi giận, tuy nhiên cả nam lẫn nữ đều có thể tìm thấy trong câu trên một lời khuyên cho sự ứng xử, các bạn đừng tranh luận về vế đầu của câu nói mà hãy suy nghĩ về vế sau: "Cận chi tắc bất tôn, viễn chi tắc oán''. Nam nữ thanh niên lúc mới yêu nhau tình cảm rất thắm thiết lãng mạn nên dễ dàng bao dung cho nhau, đến khi thành vợ chồng tình cảm mật ngọt thủa ban đầu không còn nữa, những va chạm biến thành những cuộc chiến, hai bên không còn nhường nhịn nhau khiến cuộc sống trở nên gay gắt.
 
Người xưa nói "Tương kính như tân" (Cùng kính trọng nhau như khách), đó là một kinh nghiệm sống hết sức lịch duyệt, sâu sắc: khách vì lâu ngày mới gặp mới tiếp đãi nhau nên cảm tình nồng hậu mà lại chừng mực, ý tứ nên luôn giữ được những tình cảm tốt đẹp.
 
Trong tình yêu cũng như trong các quan hệ khác của cuộc sống, chúng ta nên giữ với nhau một khoảng cách để tình cảm có những cơ hội được làm mới lại và những khác biệt cùng được nhìn nhận một cách bao dung.
 
 

“Hai tâm hồn cùng kết hợp với nhau, cùng luôn chia sẻ cho nhau những mật ngọt và cay đắng cho tới giờ phút tĩnh mặc của cuộc chia ly vĩnh viễn, lúc đó là lúc chờ đợi một điều tốt đẹp kỳ diệu”.
***Khổng Tử*** - Page 3 1

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyWed Oct 23, 2013 6:32 pm

49.Quân tử hòa nhi bất đồng, tiểu nhân đồng nhi bất hòa.
                                                              (Tử Lộ)
Quân tử sống chân tình chan hòa với mọi người mà không kết bè đảng, tiểu nhân kết bè đảng mà không chân tình chan hòa.
“Đồng” là bác bỏ những cái dị biệt để tạo ra sự thống nhất giản đơn, ví như ta lấy nước đổ vào nước thì nước vẫn là nước chẳng có gì thay đổi. ''Đồng" là sự tồn tại khiếm khuyết, một bản nhạc mà từ đầu chí cuối chỉ một âm giai thì nghe thật đơn điệu, thậm chí không thể gọi là một ca khúc được.
Không có những ý kiến khác biệt cùng được nêu lên thì việc nhận thức sẽ bị khiếm khuyết vì không có cách gì chọn lựa trong những ý kiến đồng nhất một kiến giải chính
xác. ''Hòa'' là sự thống nhất của những cái đối lập, bao hàm nhiều cái bất đồng để tạo ra một hợp thể, như món ăn ngon phải là sự hòa hợp hoàn hảo giữa sắc, hương, vị.
 
Sự tương hỗ giữa các nhân tố đối lập tạo ra công năng, nước và lửa đối lập nhau nhưng vì có lửa mà nước
mới nóng được, do đó nếu chỉ dùng nước mà không dùng lửa thì không thể có được một tổ hợp hoàn mỹ là nước sôi, như thế “hòa” là cái có khả năng từ những cái cũ tạo ra một sự thống nhất mới hoàn hảo.
 
Thời kỳ Chiến Quốc, bách gia chư tử tranh minh, học thuyết các phái cùng khởi xướng đã tạo ra một thời kỳ thịnh vượng của văn hóa Trung Quốc: ''Hòa nhi bất
đồng” tạo ra một nền nhân văn phát triển đạt đến cao độ.
 
Trong lịch sử tư tưởng, “hòa” là một quan niệm truyền thống bậc nhất, các phái Nho, Đạo, Mặc, Pháp gia và sau này là Phật học ít nhiều đều lấy ''hòa" làm phương hướng, dung nạp những trạng huống đối lập, hỗ tương phù hợp với trào lưu chính trị dân chủ.
 
Riêng Pháp gia đặc biệt cường điệu chỉnh tề thống nhất, thiên trọng phương hướng ''đồng", không chỉ vi phạm tinh thần dân chủ mà còn ly khai quĩ đạo chính trị xã hội hiện đại.
Tư tưởng ''Hòa nhi bất đồng'' của Khổng Tử có một nội hàm cực kỳ sâu sắc.
 

Nên lấy gương trẻ em mà học tập, trở thành người đơn sơ như các em., lấy tinh thần hòa ái, ôn nhu, bình đẳng, đối đãi với tất cả mọi người

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyFri Oct 25, 2013 10:38 am

50.Thệ giả như tư phù, bất xả trú dạ.
                                                         (Tử Hãn)
Thời gian đi qua như dòng nước chảy suốt cả ngày đêm không ngừng.
“Trời đất biến hóa, cái này qua đi cái khác kế tục không bao giờ ngừng, đó là đạo tự nhiên, mà hiện tượng dễ thấy, dễ nhận biết nhất là dòng nước chảy. Dòng nước biểu lộ đạo lý tự nhiên nên các học giả không ngừng quan sát nó và chẳng hề thấy nó gián đoạn bao giờ'', đó là lời của Chu Hy chú giải câu nói trên của Khổng Tử.
 
Ngày xưa, vua chúa ở địa vị chí tôn quyền lực và phú quí không ai hơn, vậy mà cũng còn muốn trường sinh bất lão, dùng hết mọi biện pháp để kéo dài vô hạn sự vinh hoa phú quí của mình. Kết quả đương nhiên là bất thành, vì thế nhà vua và tên ăn mày bên vệ đường cũng một số phận như nhau khi thời gian kết thúc.
 
Thời gian đối với vạn vật là một điều kỳ diệu, nó khiến ta không thể khứ hồi, có điểm khởi đầu tất có điểm kết thúc nên trong khoảng thời gian hữu hạn đó ta phải gắng sức làm xong một công việc, thu xếp xong một sự tình.
Con tằm sinh ra con nhộng, con nhộng lại biến thành con tằm cứ thế mà duy trì nòi giống, có loài cá cứ mỗi năm đều quay về chỗ nó được sinh ra để đẻ trứng, như vậy ta thấy
đời sống sinh vật có sự bàn giao giữa các thế hệ.
 
Ta là một người bình thường như bao người khác hay ta là một bậc vĩ nhân trong lịch sử cổ kim thì cũng phải làm cho đời sống mà tạo hóa đã ban tặng cho ta có ý nghĩa, không để cho nó hư hoại, hoang phế; ta trân trọng yêu mến và
sống hết mình như thế mới không phụ lòng Khổng Tử hơn 2500 năm trước đã nhắc nhở ta về thời gian qua đi không ngừng.
 

''Thời gian trôi chảy, bạn có thể nói như vậy, nhưng thời gian không hề tồn tại, cái trôi chảy đó chính là chúng ta”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyMon Oct 28, 2013 5:34 pm

51.Quân tử ta hồ tai? Bất đa dã.
                                                   (Tử Hãn)
Quân tử có nhiều tài nghệ chăng? Không nhiều!
Thái tể nước Ngô hỏi Tử Cống: ''Khổng Tử là thánh nhân! Nếu không phải như vậy thì sao ông ta có nhiễu tài nghệ đến thế?''.
Tử Cống đáp: “Có thể là trời đất muốn khiến ông ta
thành thánh nhân nên khiến ông ta phải học nhiều tài nghệ”. Khổng Tử nghe xong nói lại: ''Thái tể thật là hiểu tôi! Tôi thủa nhỏ bần cùng nên phải học nhiều kỹ năng người khác không có.
Nhưng có phải để gọi được là người quân tử thì phải nhất định có nhiều tài năng không?
Tất nhiên là không”.
 
Qua cuộc đối thoại trên, có một vài điểm ta cần làm rõ thêm.
1. Khổng Tử không hề có ý coi thường người học nhiều tài nghệ. Chỉ là vì ra sức học kỹ năng thì - trái lại - không thể gọi được là người quân tử, theo đó mà suy: gọi người nhiều tài là quân tử thì đã lấy nhân làm quả. Vậy dụng ý của Khổng Tử là: “Một nghề cho chín hơn chín mười nghề''.
Thanh niên ngày nay nên học tập những kỹ năng thiết thực theo xu thế thời đại; học nghề phải lưu ý vì trong xã hội có nhiều ngành nghề mà kết quả đào tạo không hề được kiểm định, học những nghề đó thì không thể lập nghiệp.
 
2. Khổng Tử từng nói: "Ngô bất thức cố nghệ (Ta không được trọng dụng nên ra công học). Khổng Tử không được bổ nhiệm làm quan, ông lợi dụng thời gian rảnh để bổ khuyết học vấn: đạo đức, tri thức, tài nghệ, ông đều nghiêm túc nỗ lực học tập. Ông không oán than hoàn
cảnh mà bỏ phí thời gian.
 
3. Công phu căn bản của người quân tử là huấn luyện tâm tính, chứ không phải là học vị cao thấp, tài nghệ nhiều ít, nếu chỉ lấy học vị, tài nghệ mà xét thì có rất nhiều kẻ tiểu nhân trở thành quân tử.
 
Hy vọng trong thời đại “Trọng chất bất trọng lượng” này cũng là thời đại ''Nội ngoại kiêm tu'' (tu: tu dưỡng, rèn luyện), tài đức vẹn toàn.
 

“Sự hoàn mỹ căn cứ vào chất lượng chứ không phải số lượng”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Oct 29, 2013 10:39 pm

52.Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao.
                                                (Công Dã Tràng)
Nguyện không khoa trương, không đề cao tài năng, công trạng của mình.
Khổng Tử cùng với các học trò mỗi người tự nói lên chí hướng, tâm nguyện của mình.
Nhan Uyên nói: “Nguyện vô phạt thiện, vô thi lao”; Khổng Tử tiếp lời Nhan Uyên nói lên tâm nguyện của ông: “Lão giả an chi, bằng hữu tín chi, thiếu giả hoài chi” (Người già được bình an, bạn hữu tin cậy nhau, người trẻ được chăm sóc).
Tâm nguyện của hai thầy trò Khổng Tử thật là tâm đầu ý hợp. Một hành động cao thượng để thực hiện một mục đích cao thượng!
Tại sao người ta muốn khoa trương lời nói, việc làm của mình? Căn bản là tại tư tâm tư ý. Vì muốn mua danh mua tiếng mà việc tốt đẹp bị tiêm nhiễm tư tâm, khó lòng tránh khỏi những suy tính mờ ám. Những người thành tâm thiện ý làm việc thường yên lặng, lấy ý tốt làm việc ngay, công việc hoàn thành mà không màng công lao, ung dung trong nếp sinh hoạt thường nhật. Quan sát ngoài xã hội ta thấy quanh mình luôn có những con người như vậy, họ là những con người luôn chu toàn nhiệm vụ theo chức năng nghề nghiệp của mình, họ ý thức công việc họ đang làm là một nghĩa vụ đương nhiên nên làm việc tận tụy, nhiệt tình, sẵn sàng nhờ người khác góp ý cho công việc của mình, không phô trương, không dáng vẻ hình thức để gây sự chú ý cho mọi người.

''Có ba hạng người: Một là hạng người làm xong một việc tốt liền ghi chép lại những gì mình đã hành đức thi ân; hai là hạng người không chi chép lại nhưng trong tâm lý muốn người chịu ơn phải ghi nhớ việc họ đã làm và họ không ngừng nhắc đi nhắc lại mình đã làm được việc này việc kia. Ba là người không nhớ việc tốt mình đã làm, họ giống như cây nho tự kết trái, con ong tự làm mật, làm xong một việc thiện họ không nghĩ đến việc người khác tán thưởng mà tiếp tục làm một việc thiện khác tựa như cây nho kết trái mùa này qua mùa kia”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyThu Oct 31, 2013 12:51 pm

53.Quân tử bất ưu bất cụ.
                                                (Nhan Uyên)
Người quân tử không lo lắng, không sợ hãi.
Tư Mã Ngưu hỏi Khổng Tử về tính cách của người quân tử, Khổng Tử dựa theo tâm lý của Tư Mã Ngưu mà trả lời: “Quân tử bất ưu bất cụ”. Tư Mã Ngưu vì sợ anh mình làm điều ác nên trong lòng thường lo lắng, sợ hãi, Khổng Tử trả lời như trên để an ủi, khuyến khích ông.
Người quân tử hành sự không bao giờ vi phạm đạo đức nên an tâm tự tại, không lo lắng day dứt, nhưng hiển nhiên cũng có hạng người mặt dày mặt dạn không sợ trời đất, không biết phản tỉnh, biết sai không biết sửa, sửa sai không đến nơi đến chốn nên không thể tìm thấy sự tự tin trong tâm hồn mình.
Do đó Khổng Tư bổ sung: "Nội tỉnh bất cứu, phù hà ưu hà cụ" (Xét lòng mình không thấy ân hận, vậy có gì phải lo lắng, sợ hãi). Không làm việc gì khiến lương tâm phải xấu hổ thì đương nhiên thanh thản giữa trời cao biển rộng.
Sợ hãi và phiền não có một chút khác biệt: khi bị sợ hãi thì không còn tinh thần để tính toán, phiền não thì ai cũng mắc phải, chỉ khác nhau là nhiều hay ít bất đồng; sợ hãi làm nội tâm rối loạn tựa hồ như thế giới đến ngày tận thế, nghiêm trọng hơn nó có thể gây ra tâm bệnh. Sợ hãi và phiền não gây ra nhiều tác hại cho tâm lý và cơ thể, nó làm kiệt quệ tinh thần và sức khỏe, có thể dẫn đến sự thác loạn tinh thần và sụp đổ cơ thể.

''Lúc bạn vì một việc gì đó mà ưu phiền, bạn đã quên rằng mỗi người đều chỉ sống tại giây phút hiện tại, cái mất đi chỉ vẻn vẹn là hiện tại”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyFri Nov 01, 2013 10:39 am

54.Cức Tử Thành viết: "Quân tử chất nhi dĩ hĩ, hà dĩ văn vi?".
Tử Cống viết: "Tích hồ, phu tử chi thuyết quân tử dã.
Tứ bất cập thiệt. Văn do chất dã, chất do văn dã.
Hổ báo chi quách, do khuyển dương chi quách".
                                                           (Nhan Uyên)
Cức Tử Thành nói: “Quân tử chỉ cần chất là đủ, không phải cần tới văn”.
Tử Cống nói: “Tiếc thay! Lời nói của tiên sinh tuy khí khái nhưng sai rồi. Văn và chất cùng quan trọng như
nhau, giả như không có văn thì chẳng phải giống như da đã cạo sạch lông lấy gì để phân biệt da hổ báo với da chó da dê”.
 
Có một sự so sánh rất thú vị: "Quân tử nhất ngôn, ký xuất tứ mã nan truy'' (Một lời nói ra xe bốn ngựa kéo đuổi theo không kịp). Thật không ngờ nguyên thủy của câu nói trên là do Tử Cống! Ngày nay chúng ta thường dùng câu nói trên để diễn ý cẩn thận trọng khi nói và lời nói phải tín thực. Trong văn bản, “Tứ mã bất cập thiệt” có nghĩa là: Cái đầu lưỡi cử động nhanh hơn xe do bốn con ngựa kéo; điều này diễn ý nói ra một lời sai thì hối hận không kịp.
 
Thông thường người quân tử không khinh suất phát biểu ngôn luận mà trước khi nói tất có suy nghĩ cẩn thận để tránh sự thất ý không thể biện bạch. Tử Cống nhân vì đại phu nước Vệ là Cức Tử Thành nói lời nhận xét không thấu đáo mà dùng hình ảnh trên để cải chính.
Tử Cống dùng một lối nói rất ấn tượng: không kể là hổ báo hay dê chó, nếu cạo sạch lông đi thì ai có thể phân biệt được con nào ra con nào. Lại thêm một ý: như đem hổ báo cạo lông đi thì cũng không thể biến nó thành loài ăn cỏ, cái tính săn mồi của nó không mất được; con dê cạo lông không thể thay con chó giữ nhà. Cái nó mất đi chỉ là cái vẻ bên ngoài nên bản tính của nó không thể mất được.
 
Văn và chất không phải là một đẳng thức, không phải bớt bên này hoặc thêm bên kia là có một đẳng thức đúng. Điều mà nhà nho nhấn mạnh là quan niệm “Văn chất bân bân”, nghĩa là văn chất cùng tương hòa, tương hỗ, hiệp điệu đạt tới cái bản tính tự nhiên.
 

''Cái đẹp cần phải có cái làm nền. Cái hoàn mỹ mà không nhờ khéo léo tô điểm thì cũng có thể trở thành cái thô thiển".

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptySat Nov 02, 2013 11:03 am

55.Quân tử nghĩa dĩ vi chất, lễ dĩ hành chi
tốn dĩ xuất chi, tín dĩ thành chi, quân tử tai!
                                                         (Vệ Linh Công)
Người quân tử làm việc gì, trước hết đều lấy nghĩa lý làm bản chất, làm nền tảng trong nội tâm, sau đó cứ theo lễ mà hành động, khiêm tốn thể hiện, thành thực trung tín hoàn thành công việc. Đó là người quân tử vậy!
 
Từ ''quân tử'' xuất hiện trong Luận ngữ với tần suất rất cao, chỉ người có đức hạnh, có tiết tháo, hành vi, việc làm trong sinh hoạt hằng ngày được mọi người tôn kính. Họ là người đạt tới cảnh giới rất cao của sự tu dưỡng.
Chúng ta có thể tu dưỡng thành người quân tử được không?
 
Mỗi ngày ta căn cứ theo lý tưởng của người quân tử mà thực hành, một việc làm theo đạo lý quân tử là được một việc hoàn hảo, cứ thế tiến hoài không dừng thì có lẽ nào ta không đạt được tư cách quân tử?
 
Đọc lịch sử ta thấy có rất nhiều vị kiên trì tiến bước trên con đường ''quân tử'' với tinh thần khiêm hư và trọng nghĩa lý.
Thời Hán, tể tướng Trạch Phương Tiến cùng đại nho Hồ Thường đàm đạo kinh sách.
Hồ Thường là bậc tiền bối, tri thức, học vấn của hai người không ai hơn kém nhưng danh vọng thì Hồ Thường không sao bằng tể tướng nên cũng ít nhiều có lòng đố kỵ, thường ngày cùng với bạn bè nói chuyện ông hay chỉ trích tể tướng. Trái lại, tể tướng nhiều lần đến nhà Hồ Thường thỉnh giáo, ghi chép lời Hồ Thường giảng giải, thời gian sau Hồ Thường nhận ra tể tướng rất khâm phục học thức của ông nên cảm thấy thẹn trong lòng. Từ đó Hồ Thường bình tâm tĩnh khí quan sát tể tướng điều hành chính sự và tỏ lời khen ngợi, quan hệ hai người trở thành tốt đẹp.
 
Sự khiêm tốn và thiện ý đã làm tiêu tan sự xung đột, người quân tử dùng đức để biến hiềm khích thành hòa hợp giữa hai cá nhân, mở rộng ra có thể cải thiện phong khí xã hội.
 

''Hạnh phúc là cái con người chỉ có thể mong đợi nơi chính mình. Điều thiện là điều ta và mọi người cùng mong đợi. Nhờ phấn đấu ta có thể thu nhận hạnh phúc, điều thiện chỉ cần khiêm tốn là có được”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptySun Nov 03, 2013 12:48 pm

56.Hiếu nhân bất hiếu học, kỳ tế dã ngu; hiếu tri bất hiếu học,
kỳ tế đãng; hiếu tín bất hiếu học, kỳ tế dã tặc; hiếu trực bất hiếu học, kỳ tế dã giảo; hiếu dũng bất hiếu học, kỳ tế dã loạn, hiếu căng bất hiếu học, kỳ tế dã cuồng.
                                                                    (Dương Hóa)
Hiếu nhân mà không hiếu học thì bị sự ngu muội che lấp; hiếu chí mà không hiếu học thì bị sự phóng đãng che lấp; hiếu tín mà không hiếu học thì bị sự gian xảo che lấp; hiếu trực mà không hiếu học thì bị sự phạm thượng che lấp; hiếu dũng mà không hiếu học thì bị sự phản loạn che lấp; hiếu cương cường mà không hiếu học thì bị sự ngông cuồng che lấp.
 
Tử Lộ là một học trò của Khổng Tử, ông là người quả cảm, chính trực, dũng cảm làm điều thiện, nhiệt tình và hào phóng tiếp đãi người nhưng sự lý không giữ được trung dung lại có phần quá khích, ông trực tính nên có lúc thấy sao nói vậy mà suy nghĩ không thấu đáo, không kìm giữ được lời nói.
 
Sợ học trò mình sẽ lâm vào cảnh tai nạn bất hạnh nếu không mau chóng gia tăng công phu học hỏi, Khổng Tử đã gọi ông lại để nói cho ông biết có sáu điều che lấp sáu đức tốt nếu không chịu học. Chữ ''học'' ngoài nghĩa là học tập còn có nghĩa là khuếch sung thâm ý đạo lý để lấy đó làm tâm niệm cho đời sống.
 
Khi mang tiếng xấu thì rất khó cải chính, danh giá bị tổn hại không thể hồi phục lại như trước được, đó là thâm ý Khổng Tử muốn nhắc nhở Tử Lộ.
 
Khổng Tử kể hai câu chuyện sau để răn giới Tử Lộ:
 
Có một quả phụ nước ngoài rất ngưỡng vọng lễ tục Trung Hoa, bà học theo lễ tục Trung Hoa không cải giá nhưng trong nhà nuôi dưỡng một người đàn ông. Người đàn bà
đó xem ra giữ lễ tục phụ nữ Trung Hoa nhưng lại không coi trọng trinh tiết, như thế cứ đàng hoàng cải giá còn hơn.
 
Có một người cưới được cô vợ dung mạo xinh đẹp kiêu hãnh, người anh bảo anh ta bỏ đi, anh ta nghe lời anh bỏ vợ. Người đó chắc hẳn trong lòng chứa nỗi u uẩn mà anh ta không ý thức được.
 
Không suy nghĩ minh bạch mà quyết định làm một việc tốt có khi lại đẩy người ta tới chỗ phẫn uất, lần giở lịch sử có không ít chuyện trung thành, hiếu nghĩa khiến người ta dở
khóc dở cười. Không học để có căn bản đạo lý trong nội tâm mình mà làm những việc đòi hỏi phải có tâm đức thì khó tránh được hành động bất thích đáng mà làm chuyện cười cho mọi người.
 

Thoát ly sự hướng dẫn của tri thức thì hoàn toàn là trò hề”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyMon Nov 04, 2013 4:29 pm

57.Thị khả nhẫn dã, thục bất khả nhẫn dã?
                                                     (Bát Dật)
Việc gì cũng nhẫn được. Có việc gì lại không nhẫn được?
Bát dật là một nghi lễ múa của thời cổ. Múa bát dật người ta xếp tám hàng, mỗi hàng tám người, theo qui định của lễ nhà Chu chỉ có thiên tử và vua nước Lỗ mới được sử dụng
nghi thức múa này.
Bậc đại phu chỉ được sử dụng nghi thức múa tứ dật, thế nhưng đại phu nước Lỗ là Quí Thị đã tiếm quyền sử dụng lễ múa bát dật, vi phạm lễ chế, điều này khiến Khổng Tử phẫn nộ.
Khổng Tử nhấn mạnh quan điểm ''Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử'', mọi người phải giữ đúng chức phận, danh vị của mình không thể vượt quá lễ chế, nếu vi phạm tất sẽ gây ra sự rối loạn. Sự thật, một người có ý muốn vượt quá danh phận mình thì lập tức sẽ có những hành động vượt quá giới hạn: quần thần mưu đoạt ngôi vua, con cái bất kính cha mẹ.
Vượt qua giới tuyến thân phận là tâm ý mình tựa như dã thú vùng thoát ra khỏi cái gông, nó gây hại thế nào thật khó tưởng tượng.
Một điều cần chú ý phân biệt: Không vượt quá danh phận không có nghĩa là an phận chấp nhận tình cảnh không thích đáng hiện tại, không phấn đấu để vươn lên. Chúng ta phải tranh đấu với hoàn cảnh để cải thiện thân phận mình, an phận là một thái độ thiếu dũng khí.
Không vượt quá danh phận và đấu tranh để cải thiện thân phận đều cần đến dũng khí, một đằng có dũng khí để trấn áp dục vọng bất chính, tham vọng bất đáng, một đằng để vượt thắng sự yếu hèn, nhu nhược của bản thân mình. Điều quan trọng là trong trường hợp nào ta cũng lấy sự tự
giác và trí tuệ để minh biện hành động không xấu hổ với lương tâm mình.
 
''Thoát ly những truyền thống và tập tục vốn có cần phải có một nỗ lực rất lớn và nghiêm túc, nhưng nên biết rằng để nhận thức sự vật mới cũng cần một nỗ lực tương tự như

vậy”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Nov 05, 2013 10:46 pm

58.Tử sinh hữu mệnh, phú quí tại thiên.
                                                              (Nhan Uyên)
Sinh tử có mệnh, phú quý do thiên.
Có rất nhiều người hiểu sai câu này vì không hiểu được quan niệm đúng đắn về ''mệnh'' và ''thiên''. Do không hiểu đúng hoặc hiểu chưa tới được ý nghĩa chân thực của câu trên mà người ta có những nhận thức và hành vi tiêu cực, sai lầm trong cuộc sống vốn đòi hỏi rất nhiều sự tích cực và sáng suốt.
''Phú quí tại thiên'', chữ thiên ở đây có nghĩa là thiên lý, công đạo, chính nghĩa, hoàn toàn không có nghĩa là "ông trời'' trong quan niệm trời ban vận may, phước lộc.
Khổng Tử từng nói: ''Bất nghĩa nhi phú thả quí, vu ngã như phù vân”, vận hội không hợp chính nghĩa Khổng Tử
không bao giờ cầu mong. Cũng như vậy, trong vấn đề ''Tử sinh hữu mệnh'' Khổng Tử nhận có một thiên lý tồn tại. Vì ai mà hoạt động? Xả thân thụ nghĩa hay sát thân thành nhân? Giá trị và ý nghĩa đời sống là gì? Những câu hỏi đó không phải là dễ dàng trả lời.
Nếu như ta cứ theo chính nghĩa mà hành động thì sinh, tử, phú, quí đều không thành vấn đề - bất kể điều gì xảy ra thì quan trọng nhất vẫn là ta có thiện ý, có nghĩa tâm - dù tình
huống nào, hoàn cảnh nào ta cũng chấp nhận. Ta không thể quyết định được sinh mệnh mình ngắn hay dài nhưng ta có thể cải biến nó thành sâu sắc
 

''Bất kỳ điều gì, bạn hãy cứ theo điều thiện mà làm".

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyWed Nov 06, 2013 11:10 am

59.Tôn hiền nhi dung chúng, gia thiện nhi căng bất năng.
                                                        (Tử Trương)
Tôn trọng người hiền, bao dung người thường; không thể vui với điều thiện mà lòng kiêu hãnh.
Tử Trương và Tử Hạ có sự bất đồng kiến giải về vấn đề giao thiệp với bạn bè.
Tử Hạ bảo: ''Người mà giao thiệp được thì thân cận, người không giao thiệp được thì xa lánh'';
Tử Trương thì chủ trương: ''Tôn trọng người hiền, bao dung người thường; không thể vui với điều thiện mà lòng kiêu căng''.
Quan điểm của Tử Hạ có phần hẹp hòi, chỉ giao thiệp trong vòng những người tri kỷ, thân thuộc, quan niệm này mất sự trung hòa vì một bên quá thân cận, mật thiết, một bên lại quá xa cách, lạnh nhạt; quan điểm của Tử Trương thì cởi mở và thuộc phạm trù ''Quân tử chi giao đạm như thủy'' - Người quân tử giao thiệp tình cảm dào dạt như nước nhưng uống mãi vẫn không chán nên giữ được tinh thần trung hòa.
Sau cùng ta hãy nghe Chu Hy bình luận về hai quan niệm trên:
''Lời của Tử Hạ hẹp hòi,
Tử Trương phản đối là đúng, nhưng lời của Tử Trương có phần quá cao vì đại hiền tuy lòng bao dung rộng lớn nhưng cái lớn cũng có chỗ tận cùng; không hiền tất nhiên không thể trách được người, nhưng bỏ bạn cũng có chỗ không nên. Học giả không thể không tường giải”.
 

''Người càng tiếp cận chân lý càng có lòng bao dung những sai lầm của tha nhân

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyThu Nov 07, 2013 12:57 pm

60.Ngô chi vu nhân dã, thùy hủy thùy dự?
                                                   (Vệ Linh Công)
Ta đối với mọi người tuyệt không phỉ báng người lầm lỗi cũng không tán dương người có đức hạnh.
Khổng Tử luôn xử thế một cách công chính và bình đẳng, ông không khen ai cũng không chê ai một cách quá đáng, ông chỉ luận đoán ở trong lòng mình.
Chúng ta thường hay mắc vào lỗi thiên kiến: Đối với người ta không thích liền có một ấn tượng xấu về người đó đóng khuôn họ vào những hành vi ứng xử nhất định, coi như họ không thể ứng xử khác đi, chỉ một cái nhìn mà ta đã phủ nhận họ toàn bộ, ghét bỏ như muốn đẩy họ xuống 18 tầng địa ngục.
Đối với người ta thích hoặc người tuy ta không thật hiểu rõ
nhưng được nhiều người thích thì ta liền nghĩ tốt về họ (tất nhiên là họ có những đặc điểm hấp dẫn người khác), coi họ nhất nhất mọi việc đều tốt mà bỏ qua sự quan sát, nhận xét, phán đoán của mình.
Khi chê trách ai nhất định phải có lý do xác thực và chính đáng chứ không hồ đồ chủ quan, tùy tiện; khi có lòng chân thành muốn khen ngợi ai thì cũng phải thận trọng quan sát
ngôn ngữ, hành vi của họ - tốt thì nhận là tốt, không tốt thì nhận là không tốt - không chủ quan, không theo cảm tình riêng tư. Nếu người khác xứng đáng thì hãy sẵn lòng khen ngợi, thái độ đố kị không phải là hành vi quân tử; mặt khác nếu dùng quá nhiều lời khen tặng hoa mỹ thì không thiết thực và sáo rỗng; với lời chỉ trích lại càng phải kiệm lời hơn.
 

Có người sửa chữa, uốn nắn những sai lầm của bạn, nếu như bạn cải biến ý kiến của mình để nghe theo lời góp ý, thì bạn sẽ nhận ra bạn thêm thông minh khi khắc phục tính ngoan cố mà sửa chữa sai lầm”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyFri Nov 08, 2013 9:50 am

61.Tứ dã hiền hồ tai?
Phù ngã tắc bất hạ!
                                                         (Hiến Vấn)
Này Tứ, hãy lo tu dưỡng bản thân, đừng phê phán người khác. Như ta lo quản thúc thân mình còn không đủ thời gian, lấy đâu rảnh rỗi để quản thúc người khác.
Trong xã hội con người cần phải trao đổi, giao tiếp với nhau, qua giao tiếp ta mới thông hiểu lẫn nhau và tình cảm mới phát sinh. Nhưng có người trong khi nói chuyện luôn phê phán hoặc đem chuyện riêng tư của người khác ra đàm luận, hết chuyện của người này lại đến người khác, khi nói lại thêu dệt, thêm thắt cho câu chuyện thêm hấp dẫn.
 
Hãy cẩn thận vì một ngày nào đó bạn sẽ là đối tượng của một cuộc đàm tiếu thư vậy! Sự thật mà nói, những người
đó không phải là đại gian đại ác, tâm lý cũng không đến nỗi xấu, chỉ tại họ không quản được cái miệng mà thành ra vô hình làm hại người khác.
''Trước khi lấy hạt bụi trong con mắt người hãy lấy cái dằm ở trong mắt mình'', khi nói về người nào thì hãy tự nhìn lại mình trước đã, như Khổng Tử đã nói “Phù ngã tắc bất hạ” (Ta lo quản thân mình, đâu có thì giờ phê phán người khác). Nói lời hay, lưu đức tốt, nhưng chúng ta phải thông minh để không tin vào người hay nói chuyện thị phi.
 

''Bạn không nên nhìn bốn phía để phát hiện nguyên tắc sống của người khác mà nên trực tiếp chú ý đến cái gì dẫn đạo bản tính của bạn, chú ý đến điều gì trong con người bạn biểu hiện được bản tính của vũ trụ và những hành vi nào của bạn biểu hiện được bản tính của bạn”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptySat Nov 09, 2013 10:13 am

62.Thị kỳ sở dĩ, quan kỳ sở do, sát kỳ sở an,
nhân yên sưu tai? Nhân yên sưu tai?
                                                             (Vi Chính)
Hãy quan sát cái mục đích người ta nhắm đến, quan sát cái lý do, động cơ khiến họ hành động, quan sát điều gì làm họ an vui. Từ chỗ cạn tới chỗ sâu, tư cách của người ta đều
hiểu rõ, ai còn có thể che giấu được điều gì?
 
Có những người vẽ chân dung rất tài tình, từ khuôn mặt, hình dáng, y phục cho đến thần thái trong con mắt đều được họ vẽ rất chính xác, nhiều khi so với người thực lại có phần đẹp hơn. Kỹ thuật nhiếp ảnh ngày nay rất cao nhưng vẫn còn không ít người yêu thích vẽ chân dung, điều này cũng có sự thú vị.
Người họa sĩ và khách hàng trước đây chưa từng quen biết nhau, chỉ do việc mua bán mà họ có cơ duyên với nhau trong vài mươi phút đồng hồ. Người họa sĩ không biết rõ nội tâm, tính cách của khách hàng có những ưu khuyết điểm gì, nhiều lắm là qua trò chuyện biết được anh ta từ đâu đến, vẽ tranh để làm gì. Họa sĩ chỉ quan tâm đến y phục cùng hình dáng bên ngoài của khách hàng, quan hệ của họ là quan hệ không cần tìm hiểu kỹ càng, điều này không ảnh hưởng gì đến mục đích quan hệ của họ.
 
Nhưng trong đời sống thường nhật ta không thể quan hệ, giao tiếp với người khác theo cách giản đơn như vậy, ''Trường đồ tri mã lực, sự cữu thức nhân tâm'', thời gian giao thiệp dài ta mới hoàn toàn khách quan thể nghiệm về một người, từ chỗ nông tới chỗ sâu, mọi thái độ hành vi biểu lộ như thế nào tính cách của họ ta mới hiểu rõ. Chọn lựa bạn bè, chọn lựa người cộng tác, chọn lựa đại biểu nhân dân đều phải cẩn trọng suy xét.
 

''Điều quan trọng không phải là có bao nhiêu người biểu lộ lòng tôn kính và ngưỡng vọng bạn, mà quan trọng là những người đó là người như thế nào, nếu như người xấu chán ghét bạn điều đó lại càng tốt”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Nov 12, 2013 5:34 pm

63.Thủy ngô vu nhân dã, thính kỳ ngôn
nhi tín kỳ hành; kim ngô vu nhân dã,
thính kỳ ngôn nhi quan kỳ hành.
                                             (Công Dã Tràng)
Khổng Tử thấy học trò là Tể Dư ngủ dậy muộn nên quở trách, ông nói: ''Hủ mộc bất khả điêu dã, phấn thổ chi tường bất khả ô dã, vu Dư dữ hà chu'' (Gỗ mục không thể dùng để chạm trổ, tường đất không thể vẽ lên được. Với trò Dư trách cứ điều gì?); ông lại báo vì Tể Dư mà ông thay đổi cách nhìn nhận người khác: trước kia ông nghe lời nói liền tin việc làm, bây giờ nghe lời nói ông liền quan sát hành vi.
Không thể chỉ dựa vào lời nói mà tin vào hành vi - trong đời có rất nhiều người ngôn ngữ và hành vi không đi đôi với nhau - một lời nói suông tất nhiên không đủ để tin tưởng, hiểu rành mạch lời nói rồi nhưng hãy quan sát hành vi của họ để xem lời nói và việc làm có đạt tiêu chuẩn không.
Học trò ngủ dậy muộn khiến Khổng Tử không vui, một chuyện nhỏ như vậy có đáng để nói? Từ việc nhỏ dẫn tới việc lớn, một lần sẽ dẫn tới nhiều lần, học tập như thế sẽ không tiến bộ được.
Buổi sáng là thời gian tốt nhất để học tập vì bộ não ta đã được nghỉ ngơi sau một đêm dài tất nhiên sẽ hoạt động tốt hơn. Ngủ dậy trễ lâu ngày sẽ thành tính lười nhác làm hao
phí thời gian học tập. Bạn không thể biện minh bằng lý do: ''Tối qua thức khuya làm việc nhiều!''
hay là '' Buổi tối yên tĩnh thích hợp để suy nghĩ, làm bài đọc sách lại chẳng có ai hoặc việc gì đột xuất quấy rầy''.
Một ngày có 24 giờ nên thu xếp sao cho các hoạt động: ăn uống, nghỉ ngơi, làm việc đều có thời gian thích hợp, như thế làm việc có hiệu quả mà sinh hoạt cũng thoải mái. Đừng quên mỗi một ngày trôi qua là một ngày ta thêm bồi bổ cho bản thân, tiếp thêm sức lực và lòng hăng hái, nếu không ta sẽ không có đủ động lực để phấn đấu.
''Tuổi thanh xuân là tuổi của những xung động tình cảm, nhưng bạn hãy lắng nghe những tiếng nói trong lòng mình và tiếp nhận quyền uy tối cao của nó. Có lúc tự vấn những hành vi của mình có phù hợp lương tâm không. Đừng tự hại mình đi tìm những ý nghĩa trái ngược với mọi người”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Nov 12, 2013 5:41 pm

64.Tử Cống vấn viết: "Hương nhân giai hảo chi, hà như?”
Tử viết: "Vị khả dã", "Hương nhân giai ố chi, hà như?
Tử viết: "Vị khả dã. Bất như hương nhân chi thiện giả hảo chi, kỳ bất thiện giả ố chi".
                                                                (Tử Lộ)
Tử Cống hỏi: “Người được mọi người trong làng yêu mến, người đó là người như thế nào?”, Khổng Tử đáp: “Chưa thể biết được”, lại hỏi: “Người bị mọi người trong làng đều ghét, người đó là người như thế nào?”, Khổng Tử đáp. Người mà người tốt trong làng đều yêu, người xấu trong làng đều ghét thì người đó mới là người tốt”.
 
Người được mọi người trong làng khen là tốt có phải là người tốt không? Chưa chắc!
Người bị mọi người trong làng chê là xấu có phải là người xấu không? Chưa chắc! Vì sao vậy?
Trong xã hội dân chủ có một không gian rất rộng cho tự do ngôn luận, điều này vô hình trung làm hình thành một luồng dư luận đồng nhất.
Mỗi người đều có thể tự do phát biểu, căn cứ vào mục tiêu và sự suy nghĩ của mình mà biện hộ, như thế mỗi vấn đề đều có nhiều ý kiến tranh luận, cuối cùng người ta dùng sự
biểu quyết và thi hành theo số đông. Cái ý muốn của đại đa số người được thỏa mãn thì sự phản đối trong quần chúng sẽ tương đối giảm xuống (nếu người nào muốn phản đối thì phải làm như thế nào? Tất phải có nghệ thuật để tái đề xuất ý kiến của mình cho mọi người tiếp nhận) và như thế xã hội có thể định ra một hướng đi chính xác. Nhưng những đề xuất ban đầu nếu như được những người thông minh suy xét mọi khía cạnh và có những dự báo tốt đưa ra thì có thể xây dựng được một xã hội tốt đẹp, còn ngược lại thì chỉ là dân chủ giả danh mà thi hành độc quyền.
Xét đến việc nhận định sự tốt xấu của một con người, nếu chỉ dựa vào số đông thì chưa hẳn đã có một nhận định chính xác. Con người có rất nhiều phương diện ẩn tàng nên không nhất thiết tại số đông có người được gọi là giỏi nhận xét đưa ra nhận định thì nhận định đó lúc nào cũng đúng.
Theo tinh thần Khổng Tử, chúng ta chỉ nên ở tự bản thân mình đưa ra những ý kiến ngay thẳng không phụ thuộc vào ý kiến của người khác dù họ là đông hay ít.
 
''Ý kiến của số đông với ý kiến công bằng có một sự sai biệt rất lớn, ý kiến công bằng nhắm tới lợi ích cộng đồng, ý kiến của số đông nhắm tới lợi ích tư nhân, ý kiến của số đông chỉ là con số cộng của những cái cá nhân”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Nov 12, 2013 5:45 pm

65.Vấn nhân vu tha ban, tái bái nhi tống chi.
                                                         (Hương Đảng)
Khổng Tử khi hỏi người ở nước khác về đường đi, bái hai bái từ biệt để tỏ lòng kính trọng.
Ngày xưa giao thông rất bất tiện, trên đường đi ở những miền xa xôi nếu gặp được người chỉ đường thì đó là một sự giúp đỡ rất lớn. Vì thế Khổng Tử khi hỏi đường thì bái người chỉ đường hai bái không chỉ là để tỏ lòng cảm tạ mà còn có ý coi người đó như là bạn hữu thân thích của mình ở nơi phương xa.
 
Có người cho rằng Khổng Tử làm như thế là giả tạo, là cố ý chứng minh rằng ông là người ngôn hành hợp nhất.
Sự thực, trong thời gian ở nước Lỗ, Khổng Tử được mọi người từ vương tôn quí tộc cho tới người bình dân kính trọng, ông không cần phải giả tạo để thu hút tiếng khen, ông làm thế là có lý do chính đáng để bày tỏ lòng tôn kính và sự thật ông là một con người nhất quán giữa lời nói và việc làm.
Trong sinh hoạt hằng ngày, chúng ta vẫn thường dùng các lời nói ''xin làm ơn'', ''cám ơn'', “thành thật xin lỗi”,v.v… chúng ta được dạy dỗ từ nhỏ và trong đời sống chúng dần dần trở thành cái nghi thức lễ nghĩa căn bản trong giao tiếp. Nhờ những nghi thức đó mà quan hệ của ta đối với mọi người trở nên xuôi thuận hơn, ta rất hài lòng khi được người khác trân trọng cám ơn và hiển nhiên người khác cũng hài lòng như vậy khi ta cám ơn họ. Đương nhiên tính
chân thực trong giao tiếp là điều quan trọng, nhưng sự chân thực đó cũng cần có một hình thức biểu lộ thích hợp.
 
“Điều gì ta tự đề cao trong nội tâm mình thì cũng đề cao sự biểu lộ ra bên ngoài của điều đó. Khi ta cải thiện mình thì đồng thời ta ảnh hưởng đến người khác và chịu sự ảnh hưởng của người khác đến ta”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyWed Nov 13, 2013 10:10 am

66.Ích giả tam hữu, tổn giả tam hữu. Hữu trực, hữu lượng, hữu đa văn, ích hĩ; hữu biền tịch, hữu thiện nhu, hữu biện nịnh, tổn hĩ.
                                                                                     (Quí Thị)

Có ba loại bạn bè có ích, có ba loại bạn bè gây tổn hại. Bạn thẳng thắn, bạn khoan dung, bạn hiểu biết rộng là bạn có ích; bạn làm bộ, bạn khéo chiều chuộng, bạn xu nịnh, là
bạn gây tổn hại.
Bạn bè có ảnh hưởng rất mạnh đối với ta, ảnh hưởng đó có thể là tốt hoặc xấu tùy theo tâm tính, tư cách của người mà ta kết bạn, vì thế trước khi kết bạn không thể không để ý
đến tâm tính tư cách của người đó.
 
Tục ngữ có câu ''Gần mực thì đen gần đèn thì sáng'', câu
này có ngay từ tiểu học là để dạy cho chúng ta cách thức kết bạn vậy.
 
Kết bạn sai lầm có thể đưa đến những hậu quả tai hại, có không ít những vụ án tội phạm có nguyên nhân bắt đầu từ
sự giao kết với bạn xấu.
 
Mỗi người là một cá thể độc lập, tính tình khác nhau, cá tính lại càng thêm khác biệt. Hai con người khác biệt đó kết bạn được với nhau là do cơ duyên, phận số, nhưng vì sự khác biệt đó mà có thể đưa đến những va chạm làm tình bạn tan vỡ.
 
Tiên sinh Từ Thu Vũ nói: ''Trong tình bạn hãy nên có sự đề phòng xúc phạm, không phải tình bạn tự nhiên tan vỡ mà do những xúc phạm lần hồi phá vỡ nó''. Tình bạn vốn là một điều tốt đẹp, ai cũng mong muốn có tình bạn, nhất là khi sống trong một môi trường mới, hoàn cảnh mới lòng khao khát có một người bạn lại càng rõ ràng, mạnh mẽ.
 
Nhưng để giữ cái đẹp của tình bạn lúc ban đầu mãi mãi y nguyên, trước hết phải tự bản thân mình thể nhận cái chân ý của tình bạn, lấy thái độ thành tâm, chân thành bảo bọc bạn, người này tiếp nhận người kia, người kia ảnh hưởng người nọ mà tình bạn được mở rộng.
 
''Không người nào hoàn mỹ đến mức không còn đến lời xây dựng thức thời. Người không nghe lời cảnh giác, can ngăn thì như bị bệnh không thuốc chữa. Mọi người đều cần một người bạn tự nhiên thẳng thắn trách mắng lỗi lầm, một người có tâm hồn an tĩnh làm tấm gương cho chúng ta soi”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyThu Nov 14, 2013 1:27 pm

67.Tam nhân hành,tất hữu ngã sư yên. Trạch kỳ thiện
giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi.
                                                               (Thuật Nhi)
Ba người cùng đi, hai người kia là thầy của ta. Chọn những điều thiện mà học hỏi, còn những khuyết điểm thì lấy đó làm gương để cải sửa chính mình.
 
Trên đường có những bảng hướng dẫn giao thông, trường hợp bị lạc đường nếu đường đó ta cũng thông thuộc thì tìm lại đường không khó khăn gì. Trong cuộc sống cũng có
những bảng dẫn đường như vậy, nếu ta chọn được cho mình mục đích để hy vọng, có được người có trí tuệ để cậy nhờ. ''Trạch kỳ thiện giả nhi tùng chi, kỳ bất thiện giả nhi cải chi'', thể nghiệm này của Khổng Tử chúng ta nên học tập.
Trong quan hệ với mọi người: vợ chồng, bạn bè, người lãnh đạo,v.v… tùy theo lĩnh vực tiếp xúc, nội dung trao đổi, càng ngày ta càng phát hiện ra những đặc điểm, những sở trường sở đoản của họ; kết cuộc, thông thường ta thấy có hai dạng người cực đoan.
1- Người càng tranh chấp càng trở nên quyết liệt, thấy người không hợp ý mình quan hệ liền trở nên rắc rối, tranh cãi, lật lọng. Vợ chồng, bạn hữu trở thành người đáng oán hận, đáng nghi ngờ.
2- Người biết nhìn nhận ưu điểm và lưu ý phát hiện sở trường của người khác, giao thiệp một cách bao dung giản dị, thấy người có lỗi thì thân thiện sửa đổi, không đẩy người vào những tình huống khó khăn, không dùng lời quá nghiêm khắc để phê bình.
 
Trong cuộc sống có người tốt, người xấu là một sự thực khách quan, sự tình không có gì là tuyệt đối, nên dùng quan niệm phóng khoáng để nhìn nhận, thì cả hai loại người trên đều là thầy của ta. Người tốt, tất nhiên phải học hỏi nơi họ; người xấu thì coi họ như là cái gương để ta quan sát sự tình, lấy đó làm sự cảnh tỉnh cho mình.
 
“Chúng ta nên làm điều chúng ta tự nhận thấy là đúng, chứ không phải một mực nghe theo ý kiến của đám đông”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyFri Nov 15, 2013 4:58 pm

68.Nặc oán nhi hữu kỳ nhân,
Tả Khâu Minh sỉ chi, Khâu diệc sỉ chi.
                                                            (Công Dã Tràng)
Giấu nỗi oán hận trong lòng mà làm ra vẻ thân thiện với người, Tả Khâu Minh lấy đó làm xấu hổ, Khâu cũng lấy làm xấu hổ.
Giấu nỗi oán hận mà làm vẻ mặt thân thiện, bạn có làm được không? Đó là một việc rất khó làm, trong lòng oán hận ngập đầu mà bên ngoài vẫn vui vẻ như không khiến người ngoài rất khó phán đoán chân giả. Có thể người đó có ý đồ nhưng chưa đến thời cơ thực hiện, khi có thời cơ họ sẽ lập tức trở mặt như trở bàn tay.
Để không trở thành dạng người trên, bạn hãy tự nhiên và thành thực bày tỏ những tình cảm và ý nghĩ thực sự của mình; không nên ủy khúc cầu toàn, dĩ hoà vi quí là một lời khuyên tốt nhưng phải thực hành đúng trường hợp, đó cũng không phải là thái độ giả dối lấy nụ cười làm vẻ bề ngoài trong giao tiếp với mọi người. Trong quan hệ với bạn hữu nếu có điều bất bình nhưng vì nể mặt nên không tiện giải quyết đợi cho đến khi ''hoả sơn bùng phát'' thì làm sao ngăn cản nổi dòng dung nham?
 
“Nên lấy hòa ái đối xử với người kể cả người coi ta như thù địch, nhưng bạn chớ cao hứng vì yêu người đối nghịch là một kinh nghiệm không giống như yêu một người thân ái”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptySat Nov 16, 2013 10:36 am

69.Bằng hữu tử, vô sở qui, viết: "Vu ngã tẫn".

Bằng hữu chi quỹ, tuy xa mã, phi tế nhục, phi bái.
                                                            (Hương Đảng)
Bạn hữu mất không có thân thích an táng, Khổng Tử lo lắng mọi việc. Bạn hữu tặng lễ vật tuy quý như xe ngựa mà không phải thịt để cúng, Khổng Tử không nhận.
Khổng Tử là người rất chân tình trong quan hệ với người khác, trong thâm tâm chẳng có điều gì ẩn ý, ông không nhận lễ vật không phải là vì không có hảo ý nhưng là vì đối với ông lễ vật là cái để biểu lộ tình thân thiện nên lễ vật không có được ý đó thì ông không nhận. ''Tế nhục'', từ này không chỉ hiểu nghĩa đơn thuần là miếng thịt, ngày xưa việc tế lễ tổ tiên là một việc rất quan trọng, mọi người trong gia tộc đều đến từ đường dự lễ; nếu bạn hữu có nguyện ý bái kính, họ mang lễ vật tới là biểu thị cái ý họ cùng với gia chủ là những người thân thích.
Khổng Tử chỉ nhận đồ ''tế nhục'' tức là ông chỉ nhận cái tình thân thiện của người khác.
Tình nghĩa giữa người với người không thể căn cứ vào giá trị của vật chất, ý nghĩa đằng sau của lễ vật không phải là đơn thuần, ở một phương diện nào đó ta có thể phán đoán
được. Quản Di Ngô và Bảo Thúc Nha là một mối quan hệ có tính toán, dùng lễ vật mua chuộc nhau không thành mưu đồ bá nghiệp cũng tiêu tan; Trương Thiệu và Phạm Thức trọng quí nhau không kể danh vọng của người kia là lớn hay nhỏ nên được truyền tụng.
Bạn hữu cùng chia sẻ giúp đỡ, tri ngộ, hy sinh cho nhau liền biện minh được ý nghĩa của chữ ''tế nhục'', quan hệ bạn bè có được ý nghĩa chân chính trong xã hội; ngược lại là làm tổn hại ý nghĩa chân chính của bạn bè.
 
''Người nắm bắt được cơ hội, dường như nói: ''Cả thế giới này đều thuộc về ta. Nhưng khi thất thế, xuôi tay mà than: ''Chán quá! Ta chẳng có gì cả”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptySun Nov 17, 2013 11:51 am

70.Yến Bình Trọng thiện dữ nhân giao, cữu nhi kính chi.
                                                   (Công Dã Tràng)
Yến Bình Trọng lấy ý tốt giao thiệp với mọi người, giao thiệp với nhau lâu nhưng vẫn luôn giữ được lòng kính trọng.
Yến Bình Trọng danh Anh, là đại phu của nước Tề, ông có dáng người thấp bé. Ông giao thiệp với người càng lâu càng giữ được lòng kính trọng của họ là vì ông ''Thiện dữ nhân giao'' (lấy ý tốt mà giao thiệp). "Thiện dữ nhân giao'' không phải là ''Thiện vu dữ nhân giao'' (giỏi giang trong việc giao thiệp), Khổng Tử không khen Yến Anh giỏi giao thiệp, kỳ thực, điều mà Khổng Tử khen ngợi Yến Anh là lòng chân thành của ông đối với người khác.
 
Trình Di nói:
''Nhân cữu giao tắc kính ai, cữu nhi kính, sở dĩ vi thiện'' (Người giao thiệp với nhau lòng kính trọng tất giảm xuống, lâu mà vẫn kính trọng là do làm điều thiện vậy).
 
Khổng Tử khen ngợi Yến Anh là hy vọng bản thân ông cũng trở thành một người như vậy. Người quân tử không dựa vào diện mạo bên ngoài, của cải v.v… để mua chuộc tình hữu nghị của người khác, nhưng lấy sự chân thành, thủy chung đối đãi với người dù họ là hạng người nào cũng không phân biệt, không thay đổi thái độ.
Chương ''Hương đảng" là chương thuật lại sự ứng xử của Khổng Tử đối với mọi người trong đời sống hằng ngày.
 
Bạn hữu mất không có người thân thích ông đứng ra đảm
đương lo liệu, đó là sự chung thủy với bạn hữu, là ''thiện dữ nhân giao'' vậy.
 
 
''Mong cho tình bạn hữu trở thành học viện, nơi chứa đựng những học vấn uyên thâm, buổi trò chuyện thành cuộc trao đổi những kiến thức hữu ích, bạn bè là giáo sư để tình bạn vừa có cái hữu ích của trao đổi học vấn, vừa có cái thú trò chuyện”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyMon Nov 18, 2013 12:12 pm

71.Trung cáo nhi thiện đạo chi, bất khả tắc chỉ, vô tự nhục yên.
                                                                    (Nhan Uyên)
Bạn hữu có lỗi ta chân thành khuyến cáo, giúp sửa chữa lỗi lầm, nếu bạn ngoan cố không nghe thì nên dừng lại để khỏi tự mình bị nhục.
Khổng Tử lấy đạo trung dung làm căn cứ, tiêu chuẩn cho mọi hành động, quá mức hoặc bất cập (chưa tới mức) đều không tốt, giao thiệp với bạn hữu cũng không ngoài đạo đó.
Là bạn tất đương nhiên phải sống hết lòng với bạn, giả như mình có điều gì không hài lòng hay là bạn mình làm điều gì tồi tệ xấu xa mà mình không thể dễ dàng chấp nhận thì phải nhanh chóng tìm cách xử trí chứ không thể bỏ mặc; nhưng nếu bạn không đáp ứng với thiện ý đó mà ta cứ khăng khăng giữ thái độ thuyết phục thì ''chân ý'' có thể trở thành "tà ý'' (“Tái tư nhi dĩ hĩ”, nghĩ nhiều quá thì tư dục xen vào khiến ý tốt thành ý xấu) và hai người sẽ nhanh chóng bực bội, chia rẽ.
Trong giao tiếp, điều quí hóa nhất là cùng chia sẻ, trợ giúp nhau giữa hai người tri kỷ, hai tâm hồn càng gần gũi nhau thì càng thông cảm, chia sẻ được cho nhau những suy nghĩ và cảm xúc. Hai bánh xe răng cưa chạy khớp được với nhau là do chúng có cùng quỹ tích, nếu quỹ tích lệch nhau thì không khi nào chạy được. Mỗi người cần hy sinh và nhân nhượng, tạo lập sự tin tưởng lẫn nhau.
Hai bánh xe đang chuyển động mà trật khớp thì không thể tiếp tục vận hành -- nguyên do có thể là góc độ của nó không tiếp hợp tốt và cũng có thể do nó quá trơn tru sau một thời gian dài cọ sát với nhau. Thực tế, nếu có một chút cách biệt mối quan hệ lại càng thêm thú vị; tình bạn, tình yêu v.v… đều cần một khoảng cách thích hợp để tránh tình trạng ''quá trơn tru''.
 
''Một người có tinh thần độc lập phải luôn biết lắng nghe lời khuyến cáo, ngay đến cả người làm vua kẻ khác cũng phải hướng về tha nhân học hỏi”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Quốc Cường
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Quốc Cường


Tổng số bài gửi : 1043
Reputation : 15
Join date : 27/07/2013
Đến từ : Tri Âm Quán/Thị Trấn Chũ

***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 EmptyTue Nov 19, 2013 1:20 pm

72.Tử thực vu hữu tang giả chi trắc, vị thường bạo dã.
Tử vu thị nhật khốc, tắc bất ca.
                                                                  (Thuật Nhi)
Khổng Tử ở nơi đám tang không ăn như cách ăn thường nhật, ở nơi người ta khóc ông không ca.
Mỗi quốc gia, dân tộc, tôn giáo có một quan niệm khác nhau về cái chết nên nghi lễ an táng có nhiều khác biệt, chỉ một điểm tất cả đều giống nhau là tỏ lòng tôn trọng và thương tiếc người quá cố.
Tại Trung Quốc, đối với cái chết, người ta có nhiều kiêng kỵ, không quá công khai bàn luận, tuy nhiên trong truyền thống vẫn có nhiều lễ nghi, qui phạm không thể thiếu. Hiện nay lễ nghi cũng có sự thay đổi so với truyền thống, tuy nhiên vẫn còn nhiều việc gây phiền hà cho người khác, nhưng phần đông do lòng tôn trọng người quá cố nên kiên nhẫn chịu đựng.
Khổng Tử đối với tang gia bày tỏ lòng thông cảm, không hề có ý làm ra vẻ ai thương, người khác mất đi người thân thích cũng tựa như mình mất đi người thân vậy nên tại tang gia ông không ăn no, không ca hát. Khổng Tử không đặc biệt luận đàm về nghi thức, lễ tiết nên ước thúc thế nào, chỉ cho rằng cái cốt yếu của tang lễ là lòng thương tiếc người quá cố chứ không phải là có chu toàn nghi thức hay không.
 
“Không có gì hơn lòng nhân từ vĩnh cửu có thể làm cho đời sống của ta và tha nhân hóa thành tươi đẹp”.

_________________________________
***Khổng Tử*** - Page 3 Eta
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com
Sponsored content





***Khổng Tử*** - Page 3 Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ***Khổng Tử***   ***Khổng Tử*** - Page 3 Empty

Về Đầu Trang Go down
 
***Khổng Tử***
Về Đầu Trang 
Trang 3 trong tổng số 6 trangChuyển đến trang : Previous  1, 2, 3, 4, 5, 6  Next
 Similar topics
-
» Mắc phải lỗi lầm thì không có gì đáng sợ cả. Đáng sợ là không biết sửa chữa lỗi lầm.
» Nội soi có đau không
» Lời dạy của đức khổng tử
» Sau khi đốt sùi mào gà có để lại sẹo không?
» Lão Tử, Khổng Tử và Phật Thích Ca Mâu Ni

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến