Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Chào bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang!
Diễn Đàn là nơi giao lưu kết bạn, sưu tầm, lưu trữ, học hỏi và chia sẻ kiến thức.
Để cùng nhau tiến bộ trên con đường hướng thiện.
Chúc bạn sức khỏe và có nhiều thành công mới trong cuộc sống!

Om mani pad me hum
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang

Mỗi người đều nhận được hai thứ giáo dục: một thứ do người khác truyền cho; một thứ, quan trọng hơn nhiều, do mình tự tạo lấy.
 
Trang ChínhTrang Chính  Triết Lý Trang Tử Icon_portal  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Chào mừng các bạn đã ghé thăm Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang! Chúc các bạn sức khỏe và thành đạt! Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang.

 

 Triết Lý Trang Tử

Go down 
Chuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
Tác giảThông điệp
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyTue Aug 11, 2015 4:53 pm

1.Thiên hạ mạc đại vu thu mao chi mạc,
nhi Thái Sơn vi tiểu
 
Không biết bắt đầu từ khi nào, thế giới này đã dần tích lũy rất nhiều những kinh
nghiệm và những giá trị phán đoán tạo nên những cặp phàm trù nhận thức về thế giới: Lớn tựa Thái Sơn, nhỏ tựa chóp lông mao; thọ tựa Bành Tổ, đoản tựa Anh Nhi; đẹp tựa Tây Thi, xấu tựa Đông Thi; ... những phạm trù nhận thức này như l + 1 = 2, luôn chỉ ra một đáp án chuẩn.
Do vậy, nếu có người đưa ra phán đoán ngược lại thì mọi người hoàn toàn không hiểu, thậm chí bài xích là hết sức sai lầm.
Thật ra, khả năng ẩn chứa của thế giới là vô hạn, hoàn toàn không chỉ có một kiểu
mẫu chuẩn. Chúng ta nói đầu mút lông mao rất nhỏ, là vì chúng ta lấy nó để so sánh với núi Thái Sơn; nếu ta đem nó so sánh với vi khuẩn, ta sẽ cho là nó lớn. Chúng ta nói núi Thái Sơn to lớn, là vì chúng ta đem so sánh nó với chóp lông mao, nếu so sánh nó với trời đất, ta sẽ cho
là nó nhỏ. Bất kỳ một vật nào nói một cách tuyệt đối đều không có gì là lớn nhỏ, chỉ có nói một cách tương đối thì mới có lớn nhỏ, vả lại lớn cũng là nhỏ vậy. Những thứ khác như: thọ - yểu, dài - ngắn, xấu - đẹp, sang - hèn cũng đều không phải vậy.
Trang Tử nói: ''Thiên hạ không có gì to hơn chóp lông mao, không có gì nhỏ hơn núi
Thái Sơn'', không phải cố ý muốn làm trái lại với thói quen của người đời, mà đưa ra một hướng nghĩ khác không giống cho vũ trụ, nhân sinh, gợi mở cho người đời lối tư duy dần cương hóa. Cuối cùng, trong phút chốc có biết bao điều biến đổi quanh mình, trong thế giới không thể lường trước được, nếu chỉ tiếp nhận một phạm trù cố định, thì sẽ đồng nghĩa với việc gạt bỏ đi những khả năng khác. Mà con người trong thế kỷ XXI này điều quan trọng nhất chính là luôn tìm kiếm những điều mới lạ.
Triết lý phương Tây
Con người bất luận có bao nhiêu tư tưởng, thì cũng chỉ là hữu hạn trước thế giới vô
hạn. Đường chân trời cản trở tầm nhìn của chúng ta, nên những cái gọi là bất hủ thì cũng có nghĩa trong một, hai thế kỷ mà thôi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyWed Aug 12, 2015 4:30 pm

2.Đại đạo bất xưng, đại biện bất ngôn
 
Chân lý tối cao thì không cần phải ngợi ca
Lời tranh luận quá hay bất tất phải nói ra
Thích Ca Mâu Ni trong một lần giảng đạo ở núi Linh Sơn đã không nói một lời nào, Ngài chỉ vào đóa hoa tươi, giơ một ngón tay lên, mỉm cười và ngồi xuống. Với hành động ấy, các tín đồ đều không hiểu ý Ngài, duy có một đệ tử là Ma Ha Ca Diếp cùng nhìn hoa mà cười.
Phật Tổ gật đầu khen ngợi. Sau này, vị Ca Diếp trở thành một đại tín đồ am hiểu sâu sắc Phật lý bên cạnh Phật Tổ.
Thực ra, điều Phật Tổ cáo dụ ở đây đối với một Phật gia có ý nghĩa cốt yếu nhất là khi đối diện với nỗi khổ của chúng sinh, chúng ta luôn cần nụ cười để giải thoát. Đây là điều căn bản trong trí tuệ sinh tồn mà nhà Phật biểu hiện là ''đại biện'' (lời hay nhất) trong giáo lý nhà Phật.
Phật Tổ chỉ nhìn hoa mỉm cười, không nói lời nào nhưng đã thay cho ngàn lời vạn tiếng và biểu hiện chân đế nhân sinh sâu sắc. Từ đó có thể thấy, ''đạo biện'' không chỉ không cần tranh luận, mà đôi khi thậm chí cũng không cần nói ra. Người đời đôi lúc lại biến cái đơn giản thành cái phức tạp.
Triết lý phương Tây

Chân lý nhất định phải trong sáng, giản dị, thanh thoát.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySat Aug 15, 2015 11:10 am

3.Cố vi thị Cử đình dữ doanh, lệ dữ Tây Thi
Khôi ngụy giảo quái, đạo thông vi nhất.
 
 
Cọng cỏ nhỏ bé và cây trụ nhà to lớn, người con gái xấu xí hay nàng Tây Thi xinh đẹp, cho đến thiên hình vạn trạng những hiện tượng biến đổi kỳ quái, xét theo quan niệm về đạo thì tất cả đều có thể thống nhất làm một.
Trong mắt mọi người tại sao lại có nhiều hiện tượng khác biệt như vậy? Chẳng hạn như tôn ti trật tự, sự sang hèn, cao thấp, lớn nhỏ, dài ngắn, đẹp xấu, phải trái... không phải đều do ảo giác của tai, mắt sinh ra ở mỗi cá thể trên một vị trí không gian, thời gian hữu hạn và tạo nên quan niệm giá trị tương đối hay sao. Nên hiểu rằng tất cả những hiện tượng sai khác đó đều là do sự so sánh mà có, là do sự tồn tại của tính tương đối chứ hoàn toàn không đúng
như sự thật.
Nếu lấy con trâu mà so sánh với con muỗi, thì con trâu là lớn, con muỗi là nhỏ. Nhưng lại đem so sánh giữa con trâu và núi Thái Sơn thì núi Thái Sơn là lớn, con trâu lại trở thành nhỏ. Lại so sánh núi Thái Sơn với cả trời đất, thì trời đất là lớn mà núi Thái Sơn là nhỏ. Từ sự so sánh ấy cho thấy, ngoài cái lớn sẽ có cái lớn hơn, trong cái nhỏ sẽ có cái nhỏ hơn. Vậy, con trâu là lớn hay là nhỏ? Núi Thái Sơn là lớn hay là nhỏ? Những hiện tượng được gọi là lớn nhỏ ấy, sao lại có thể giải thích được sự thực của sự vật?
Cho nên, tất cả sự khác biệt đều là do sự phán đoán mang tính chủ quan trong nhận thức của con người.
Câu danh ngôn này trích từ thiên ''Tề vật luận''. ''Tề vật luận'' là thiên mang tính lý luận nhất trong toàn bộ sách Trang Tử. Thiên này giải thích rõ sự trừu tượng, những suy nghĩ rõ ràng về logic. Điều này so với thói quen mượn hình tượng thể hiện tư duy của người Trung Quốc là không giống nhau, nên có nhiều sự khác biệt sâu sắc, khó hiểu.
''Vì thế nên cọng cỏ và cột nhà, xấu xí và xinh đẹp như Tây Thi, hay sự biến hóa kỳ quái theo đạo lý thì thông cùng làm một''. Rất có thể đó là sự phản ánh quan điểm ''vạn vật tề nhất'' trong ''Tề vật luận''. Theo quan điểm này, ta có thể phát hiện sự tồn tại thật sự của vạn vật là hoàn toàn đồng nhất mà không có sự khác biệt nào. Nhưng người đời vẫn tự mê hoặc mình với những hiện tượng sai khác ấy, dẫn đến những tình cảnh vui buồn, sướng khổ... khác nhau, làm hỏng mọi chuyện hay hại sinh mạng của chính mình. Đây cũng là những tình cảm không thể lý giải được.
Triết lý phương Tây

Cái ác trên thế giới tồn tại được là nhờ vào cái thiện của vũ trụ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyMon Aug 17, 2015 9:32 am

4.Thị diệc bỉ dã, bỉ diệc thị dã.
 
                                                                            Tề Vật luận
 
Mặt này của sự vật cũng chính là mặt kia của sự vật,
Mặt kia của sự vật cũng chính là mặt này của sự vật
Đây là một mệnh đề quan trọng trong nhận thức luận của Trang Tử. Nghĩa là: Nhìn từ khía cạnh khác của sự vật có thể sẽ không nhìn thấy được chân tướng, nhưng nếu nhìn từ khía cạnh này của sự vật thì có thể sẽ có được những hiểu biết và nhận thức về chân tướng của sự vật ấy.
Ở đây Trang Tử đã gợi mở cho chúng ta khi xem xét một sự việc phải chú ý việc nghe, nhìn một cách bao quát và có thái độ thông đạt, kiện toàn đó chính là sự giải phóng, không câu chấp, phong phú ở tính hoạt bát.
Sống trong một xã hội có nhiều biến động, con người không thể cứ khư khư giữ lấy một quan điểm không giống nhau. Phải phòng bị, dự phòng để khi một sự việc nào đấy trong cuộc sống xảy ra thì chúng ta mới có thể lựa chọn một giá trị quan điểm thích hợp nhất, để đánh giá chất lượng của nó.
Ví dụ, việc buôn bán cho dù có thua lỗ thì cũng không hẳn là chuyện bất hạnh? Tại sao lại không biết tận dụng thời cơ hay thay đổi cách thức kinh doanh...?
Tóm lại, tất cả những cuộc gặp gỡ đều mang lại ý nghĩa tích cực cho con người, nó cho thấy chúng ta có thể hoặc không thể thay đổi nhãn quan của mình một cách kịp thời, chọn lựa cho mình một tiêu chuẩn đánh giá, loại trừ đi những khó khăn ràng buộc mình, mở ra một hướng đi đầy triển vọng. Trang Tử nói: ''Mặt này cũng là mặt kia, mặt kia cũng là mặt này''.
Điều trừu tượng chính là sự biết biến chuyển một cách linh động, hoạt bát của tâm hồn.
Triết lý phương Tây

Tagore: Ánh sáng lấy bóng đêm làm bạn tri kỷ, ấy là duyên cớ của trời đất, vạn vật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyWed Aug 19, 2015 9:30 am

5.Chỉ cùng vu vi tân, hỏa chuyển dã, bất tri kỳ tận dã
 
                                                                         Dưỡng sinh chủ
Sự cháy sáng của ngọn nến, cây củi có lúc sẽ tàn, còn ngọn lửa tuy có thể truyển lại muôn đời nhưng mãi mãi không có được giây phút tận cùng ấy.
Trang Tử sau khi viết xong đoạn văn về cái chết của Lão Tử, đã viết một câu hàm nghĩa vô cùng sâu sắc ''Sự cháy sáng của ngọn nến, cây củi có lúc sẽ tàn, còn ngọn lửa tuy có thể truyền lại muôn đời nhưng mãi mãi không có được khoảnh khắc tận cùng ấy''.
Cái chết của con người chỉ là sự mất đi của hình thể, nhưng không phải là sự mất đi về tinh thần, vì tinh thần thì còn mãi. Cũng giống như một học giả hay một nhà khoa học nổi tiếng tuy đã mất từ rất lâu, nhưng học thuyết của người ấy vẫn được truyền lại đến muôn đời.
Một người cho dù thọ bao nhiêu tuổi, cuối cùng rồi cũng phải chết, nhưng sống thọ hay không thọ với việc sống ý nghĩa hay không lại là hai vấn đề. Trong lịch sử chúng ta có thể thấy những nhân vật vĩ đại, thời gian tại thế không lâu, nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến đời sau.
Chủ tịch Tôn Trung Sơn là một ví dụ điển hình. Tuy ông chỉ sống đến năm mươi chín tuổi nhưng lại có thể lật đổ được chế độ phong kiến Mãn Thanh, tạo dựng nên nước cộng hòa dân chủ đầu tiên ở Trung Quốc, danh lưu thiên cổ, tiếng thơm muôn đời.
Đương nhiên, muốn vượt lên lực lượng quần chúng đông đảo hay có một vị trí trong lịch sử, hoàn toàn không phải là chuyện dễ dàng. Phần lớn chúng ta đều sống đời sống ngắn ngủi của ''thân cây củi'', tuy nó không phải là ngọn lửa cháy sáng, rực rỡ huy hoàng, nhưng chỉ cần chúng ta có một tấm lòng, thì những gì chúng ta làm được cũng sẽ có ảnh hưởng sâu xa, khiến cho người thân bạn bè suốt đời khắc ghi trong lòng.
Triết lý phương Tây

Spinoza: Tâm hồn con người sẽ không theo thể xác mà bị hủy diệt hoàn toàn mà luôn có một phần được lưu lại vĩnh hằng, bất diệt.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyMon Aug 24, 2015 7:12 pm

6.Duyên dốc dĩ vi kinh, khả dĩ bảo thân, khả dĩ toàn sinh, khả dĩ dưỡng thân, khả dĩ tận niên.
 
 
Lấy lẽ tuần hoàn tự nhiên làm đạo thường pháp, thì có thể bảo vệ bản thân, bảo toàn tính mạng, có thể phụng dưỡng song thân, hưởng thụ tuổi già.
Những người biết đến Trang Tử, đều cho rằng ông là một nhà triết học và một nhà văn vĩ đại nhưng lại ít chú ý đến lý luận dưỡng sinh của ông. Hay nói cách khác, mọi người rất xem trọng một Trang Tử là nhà văn và nhà triết học, nhưng lại xem nhẹ việc Trang Tử là một nhà dưỡng sinh học. Trang Tử cho rằng lòng tham và dã tâm sẽ khiến người ta đi đến vực thẳm, con người muốn quay về hiện thực, trân trọng chính mình, những thứ bên ngoài như công danh, lợi lộc thanh sắc, ngựa xe,... tất cả rồi sẽ mất đi. Sinh mạng là quý hơn cả, vì vậy cần phải nuôi dưỡng tinh thần. ''Nương theo lẽ chính làm điều ngay thẳng” chính là Trang Tử đã khái quát và tổng kết lại những kinh nghiệm dưỡng sinh đối với nhân gian. Đó là cái nguyên tắc căn bản mà dưỡng sinh bắt buộc phải tuân theo.
Chữ ''kinh'' trong ''duyên đốc dĩ vi kinh'' là ý nói đến chính đạo, lẽ đạo ngay thẳng.
''Duyên'' có nghĩa là theo, noi theo. ''Duyên đốc'' là con đường mà trời không đoạn tuyệt với con người, chỉ cần chăm chỉ tìm thì sẽ được. Mà cách cụ thể của ''duyên đốc'' chính là làm tốt mọi việc không tìm kiếm danh lợi, làm việc mà không phạm đến hình phạt, tất cả thuận theo lẽ tự
nhiên, có chừng mực thì dừng lại, lượng sức mà làm. Chỉ cần tuân theo những nguyên tắc căn bản mà ông đưa ra thì có thể thoát khỏi cuộc sống ồn ào, phức tạp và ''bảo vệ được bản thân, bảo toàn được tính mạng, phụng dưỡng song thân, an hưởng tuổi già''.
Triết lý phương Tây

Bhunath: Giết hại bản thân không gì hơn là hiếu sắc. Đạo dưỡng sinh không gì hơn là ham muốn ít.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyWed Aug 26, 2015 3:52 pm

7.Ý hữa sở chí, nhi ái hữu sở vong
 
 
Đây là một câu nói trong một truyện ngụ ngôn của Trang Tử: Có một người kia rất thích ngựa, chăm sóc con ngựa của anh ta từng ly từng tí. Anh ta dùng sọt tre đựng phân
ngựa, dùng vỏ sò biển thật lớn để chứa nước tiểu ngựa. Một hôm, có một con mồng rất to đậu trên lưng ngựa hút máu. Người chủ trông thấy, liền đi nhè nhẹ lại rồi ra sức đập mạnh. Ngựa vừa đau vừa hoảng sợ liền dùng chân sau đá chết người chủ. Câu chuyện ngụ ngôn này thực sự rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Có rất nhiều bậc cha mẹ xem con cái là sự nối tiếp, là tinh hoa của mình, nên cho rằng chúng là vật sở hữu của bản thân mình. Sự kỳ vọng và lòng yêu thương của họ giống như sợi dây vô hình giữ chặt con cái họ lại, dắt chúng đi từng bước, mãi vẫn không dám buông tay. Vì thế, những người con của họ suốt đời chịu ảnh hưởng của cha mẹ, họ không biết rốt cuộc mục đích sống của họ là gì. Lòng thương yêu này thật ra là một gánh nặng lớn, cả cha mẹ và
con cái đều bị tổn thương vì nó.
Càng ngày trên báo chí càng xuất hiện nhiều vụ án tự sát và giết người vì ái tình. Thực ra, ý nghĩa đích thực của tình yêu chẳng phải là mang đến niềm vui, niềm hạnh phúc và động lực trong cuộc sống sao? Vấn đề trên có lẽ xuất phát từ tình cảm quá cuồng nhiệt.
Có thể thấy qua nhiều câu chuyện về tình yêu đôi khi nó mang đến những điều nguy hại cho con người. Và trong một chừng mực nào đó thì ''yêu thương'' cũng cần phải được kiềm chế.
''Ý hữu sở chí, nhi ái hữu sở vong'' là một dạng trí tuệ của tình yêu, rất đáng để chúng ta suy ngẫm.
Triết lý phương Tây:

Shakespeare: Tình yêu như một hòn than, khi nó bùng cháy lên thì nên tìm cách làm cho nó nguội lại, nếu không sẽ khiến nó tự ý đốt cháy cả trái tim.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySun Aug 30, 2015 3:38 pm

8.Tự kỳ dị giả thị chi, can đảm sở việt dãi; tự kỳ đồng giả thị chi, vạn vật giai nhất dã
 
                                                                            Đức sung phù
Từ khía cạnh khác biệt của vạn vật (sự vật) mà xem xét thì mọi vật giống như gan với mật, Việt với Sở khác biệt rất nhiều. Từ k hía cạnh tương đồng của sự vật mà xem xét
thì vạn vật đều giống nhau.
Nếu quan sát sự vật từ những phương diện khác nhau thì một vật với vật khác xa nhau như giữa gan và mật, giữa nước Việt và nước Sở vậy. Nhưng nhìn từ phương diện tương đồng thì vạn vật đều là một vậy. Nước Lỗ có tên tù phạm tội đã bị chặt mất một chân tên là Vương Đài, rất nhiều người đã học tập theo ông ta, số lượng so với học trò của Khổng Tử không kém là bao. Khổng Tử giải thích thế nào về hiện tượng của Vương Đài. Người nói: ''Từ chỗ khác nhau mà nhìn thì gan và mật trong cơ thể người cũng giống như sự xa cách giữa nước Ngô và nước Việt; nhưng nhìn từ góc độ giống nhau thì mọi vật thực ra chỉ là một. Giống như con người của Vương Đài sẽ không bị hạn chế của cảm giác nghe và nhìn, có thể để tâm hồn ngao du đến tận những nơi hài hòa. Ông ta nhìn mọi vật là nhất thể, không thấy phần bị mất đi nên xem cái chân đã mất của mình giống như một mảnh đất đã hoang hóa".
Trong câu chuyện hư cấu này của Trang Tử, Khổng Tử là học giả có khả năng lĩnh ngộ rất cao, đồng thời còn khẳng định một cách thích thú và ngợi khen những ưu điểm của người khác. Vạn vật trên thế gian, đã gọi là ''vạn" thì tự nhiên sẽ có sự khác biệt, nhưng ở một góc độ khác, đã gọi là vạn ''vật'' thì tự nhiên nó là những đồ vật thuộc cùng một cấp bậc. Như con người chúng ta, nếu chú ý đến sự sai khác thì cặp anh em song sinh cũng có sự khác nhau.
Ngược lại, nếu chú ý đến sự giống nhau thì ''bốn biển đều là anh em cả''.
Vương Đài do nhìn thấy sự tương đồng của vạn vật nên tuy mất một chân nhưng lại không cảm thấy bị ảnh hưởng gì cả. Chúng ta nếu muốn học tập điều này thì phải có cái nhìn khoan dung đối với những sự khác biệt, như vậy không những chúng có thể tồn tại mà chúng ta cũng tìm thấy được sự giống nhau giữa chúng. Quan sát mọi vật trên cơ sở tương đồng, thì sẽ vượt qua những được mất ở trong lòng.
Triết lý phương Tây

Whitehead: Trong hình thức của luận lý, mâu thuẫn có nghĩa là sai lầm. Nhưng trong việc phát triển tri thức chân chính, nó là tiêu chí bước đầu hướng đến sự tiến triển. Đây là lý do quan trọng phải chấp nhận sự tồn tại của các ý kiến khác nhau.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySun Aug 30, 2015 5:13 pm

9.Sở ái mẫu giả, phi ái kỳ hình dã, ái sử kỳ hình giả dã
 
                                                                             Đức sung phù
 
(Heo con) yêu (mẹ chúng) không phải ở hình dáng bên ngoài, mà là yêu tinh thần bên trong. Hình thể chỉ là phần tinh thần ký gửi vào thể xác, nó chịu sự điều khiển của tinh thần.
Người láng giềng của Trang Tử có nuôi một con heo nái, sinh được một đàn heo con.
Bình thường, heo mẹ dẫn đàn con đi kiếm ăn, vui đùa trên bãi cỏ, mẹ con quấn quít vui đùa với nhau. Heo con vừa không thấy mẹ đâu đã kêu la như thể mẹ chúng mất đi.
Một ngày nọ, heo mẹ sinh bệnh rồi chết, nằm cứng bên trong hàng rào. Đàn heo con vốn không biết chết là thế nào, chúng vẫn quây lại mút sữa, bên trong bầu vú sữa vẫn chảy ra.
Nhưng cuối cùng, đàn heo con dần dần nhận thấy mùi vị sữa không còn như trước, chúng nhốn nháo lên rồi đều kinh hoàng bỏ chạy. Chúng đưa mắt nhìn nhau rồi cũng không dám đến gần xác của heo mẹ nữa.
Trang Tử vì vậy đã lĩnh ngộ được một chân lý về lòng yêu thương: Tình yêu của đàn heo con không phải là ngoại hình mà là người mẹ thân thương của chúng, là cái bên trong của người mẹ.
Chúng ta đều biết câu Tốt gỗ hơn tốt nước sơn. Tuy nhiên, nhiều người bất luận là nhìn mình hay nhìn người khác luôn quan sát những biểu hiện bên ngoài nên không đánh giá được những cái ẩn chứa bên trong. Do ''cái đẹp bên ngoài'' luôn gắn liền với ''sắc dục'', ''sắc dục'' mà động thì linh hồn sẽ bị che lấp, do đó ''nhân cách'' và ''tình yêu chân thành'' hay ''cái đẹp bên trong này'' cũng không thấy nữa.
Người nam và nữ vui vẻ với nhau, do thường mang theo sắc dục nên phần lớn chỉ là say đắm vẻ đẹp của họ mà chê bỏ cái xấu, hoặc người mẹ không chê con xấu là do trong họ không có sắc dục, ngược lại đôi bên có thể đối xử chân thành với nhau và nhìn thấy được nhân cách của họ, cảm nhận được tình cảm chân thành.
Đại văn hào Vũ Quả nói: ''Con người có thể xác, thể xác này đồng thời còn là gánh nặng và sự mê hoặc của con người. Con người buông thả nó và cũng chịu sự chi phối của nó''.
Có thể thấy ''cái bên ngoài'' có sức ảnh hưởng đối với mọi người. Chúng ta nên giữ tâm hồn trong sạch, yên tĩnh, nếu như vậy, không những có thể thấy được nhân cách và tính cách chân thành của mình, biểu hiện vẻ đẹp bên trong, đồng thời cũng có thể vượt qua hình dáng của người khác, nhìn thấy được vẻ đẹp nhân cách của họ để đến với sự chân thành mà yêu thương họ.
Triết lý phương Tây

Aristotle: Vẻ đẹp hình thể, nếu không kết hợp với sự thông minh, trí tuệ thì chỉ là một loại động vật.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyWed Sep 02, 2015 1:19 pm

10.Nhật tạc nhất khiếu thất nhật nhi hồn độn tự.
 
                                                                          Ứng đế vương
Đế Thúc và Đế Hốt khoét cho Hỗn Độn mỗi ngày một lỗ, đến ngày thứ bảy khoét xong nhưng Hỗn Độn đã chết rồi.
Trước đây, vua ở Nam hải là Thúc, vua Bắc hải là Hốt, vua tổng quản ở Trung ương là Hỗn Độn. Thúc và Hốt thường đến chỗ Hỗn Độn chơi, Hỗn Độn tiếp đãi họ rất thân thiện. Ngày tháng trôi qua, Thúc và Hốt rất cảm kích ông ta, hai người họp lại bàn bạc cách đền ơn Hỗn Độn. Một trong hai người nói: ''Trên đầu mỗi người đều có bảy lỗ; có thể dùng để nghe, nhìn, ăn, uống. Duy chỉ có người bạn thân của chúng ta là Hỗn Độn chẳng có lỗ nào, thật tội nghiệp, chúng ta thử giúp anh ta đả thông đi''.
Thúc và Hốt bàn bạc xong đâu đấy, nói là làm, mỗi ngày họ đều khai thông cho Hỗn Độn một lỗ. Đến ngày thứ bảy, tất cả đã khai thông được bảy lỗ. Nhưng ngay lúc ấy, họ lại phát hiện Hỗn Độn chất phác, chân thật vì không chịu nổi những cái va đập mạnh nên đã chết từ lâu. Hai chữ ''Thúc Hốt'' như nhau, đều chỉ sự trôi nhanh của thời gian. ''Hỗn Độn” biểu thị cho sự hoang sơ, mông muội, cũng có thể nói là sự mộc mạc, thô sơ. Bình thường chữ ''đả thông'' là để chỉ một người đã qua những hiểu biết hoặc những gợi mở về kinh nghiệm, tư tưởng rõ ràng đã thông suốt, những việc vốn không rõ ràng nay đã hiểu ra. Nhưng chữ ''đả thông'' của Trang Tử ở đây lại có nghĩa ngược lại, nó dùng để chỉ người giả tạo. Sự giả tạo của con người khi quá độ thường gây tổn thương đến sự hình thành của "tự nhiên''. Giống như phong cảnh tự nhiên, sau khi trở thành khu du lịch, nếu con người không trân trọng, bảo vệ thì
bộ mặt của nó sẽ nhanh chóng bị đổi thay hoàn toàn. Cũng giống như trong bản tính của con người vốn có phần lương thiện, ôn hòa, nếu không cố gắng bảo vệ duy trì, nó sẽ nhiễm phải thói ham muốn vật chất tầm thường, từ đó sẽ rất dễ mất đi.
Quay lại với câu chuyện ngụ ngôn, điều câu chuyện muốn nhấn mạnh chính là cái đáng quý, đáng trân trọng của ''bản chất tự nhiên'', ''Thúc'' và ''Hốt'' tuy xuất phát từ lòng tốt muốn khai sáng cho Hỗn Độn, nhưng việc tốt ấy hoàn toàn không thể đảm bảo sẽ có kết quả tốt.
Trong giới tự nhiên thường xuất hiện hiện tượng lợi hại tương sinh, phúc họa tương ỷ, chính phản tương thành'', thực rất đáng để chúng ta suy ngẫm và học tập theo.
Triết lý phương Tây

Aristotle: Tự nhiên cũng chạy theo các vật đối lập, nó lấy các vật đối lập để tạo nên sự hài hòa, nhưng không phải là những vật có sự tương đồng.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyThu Sep 03, 2015 6:02 pm

11.Hộc bất nhật dục nhi bạch. Ô bất nhật kiềm nhi bắc
 
                                                                                            Thiên vận
 
Con thiên nga trắng chẳng cần tắm gội mỗi ngày mà sắc lông tự nhiên trắng, con quạ đen không cần nhuộm than mỗi ngày mà màu lông cũng tự nhiên đen.
Trang Tử xưa nay vẫn cho rằng vạn vật không có tốt xấu bất kỳ vật nào phát triển cũng đều tốt cả. Như thiên nga không tắm mà trắng là do bản tính của nó, quạ không nhuộm mà đen cũng là bản tính của nó, đen và trắng đều là thích hợp, thỏa đáng cho nhu cầu, đặc tính sinh tồn của bản thân mỗi loài. Vì vậy, màu đen và màu trắng đối với thiên nga và quạ mà nói, bản thân chúng hoàn toàn không tồn tại vấn đề tốt xấu, hay dở. Nếu dựa theo tiêu chuẩn mà con người tạo ra để phê phán cái xấu tốt của trắng và đen, hoặc lấy việc trang sức do con người tạo ra để thay đổi màu đen, trắng của sự vật, như vậy tất nhiên là những cái con người tạo ra đã làm thay đổi thói quen sinh sống của loài quạ, thiên nga. Như thế không khiến cho chúng
chết đi thì cũng làm cho chúng bị hủy diệt. Chỉ có chấp nhận sự tồn tại của cái đen, trắng, bất kỳ loài vật mà trời đã chọn, thiên nga trắng hay quạ đen mới có thể tự do với bản tính bất kỳ của mỗi loài; vũ trụ mới có thể trăm hoa đua nở, vạn vật bùng phát, sức sống tràn đầy.
Do đó, chúng ta sao lại không thể lấy câu ''Thiên nga không tắm mỗi ngày mà vẫn trắng, quạ không nhuộm mỗi ngày mà vẫn đen'' diễn thành ''đã muốn thiên nga trắng thì phải chấp nhận quạ đen''. Bất luận là chỗ xấu tốt, hay dở của đồ vật, hãy lắng nghe một cách khoan dung bất kỳ sự vật nào phát triển theo bản tính của nó cũng chẳng phải là tư tưởng lớn ''trăm sông quy về biển lớn'', tích luỹ bùn đất để thành núi cao hay sao?
Theo những phương diện khác trong cuộc sống con người cũng thế. Chúng ta thường khăng khăng ''lý lẽ không giống nhau thì không thể cùng bàn bạc'', thấy người khác không đồng quan điểm với mình thì tự nhiên đưa ra cách phân loại ''không cùng chủng loại với tôi” không phải không cho là đúng mà là muốn phê phán, giáo dục, sửa đổi đối tượng.
Nhưng trên thực tế, chúng ta không có cách nào để thay đổi mỗi con người, chi phối mỗi hoàn cảnh.
Lấy thái độ phê phán, đối địch với người đối diện chỉ khiến lòng thêm căng thẳng, bế tắc, gặp nhiều khó khăn mà thôi. Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta vẫn thường thấy những người có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, thái độ xử lý sự việc khác nhau, lập trường chính trị khác nhau thường là do sự bất đồng về ý thức thái độ, sẽ làm phát sinh sự tranh chấp hoặc lớn hoặc nhỏ với tình cảnh đối lập. Đây chính là do mọi người từ đầu đến cuối tập trung chú ý
vào ''sự bất đồng'' của cái kia, kiên quyết muốn đối phương phải thay đổi, khuất phục.
Thật ra, những người khiến chúng ta học tập nhiều nhất thường có những tính chất khác biệt rất lớn với chúng ta. Nếu có thể giữ trong lòng ''đã muốn thiên nga trắng, lại chấp nhận quạ đen'' tất có thể mở rộng tầm nhìn, tiếp thu được nhiều điều có ích, tốt đẹp. Từ việc mở mang tâm hồn, bao dung và từ bi, con người mới có thể có được sự yêu thương và niềm vui chân chính.
Triết lý phương Tây:

John Keats: Con người nên bao dung, chấp nhận lẫn nhau. Mỗi người đều có những ưu và nhược điểm, ở mặt yếu nhất ấy, mỗi người đều có thể cắt bỏ đi những cái vụn vặt bị che lấp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySat Sep 05, 2015 8:23 pm

12.Thử dĩ dĩ dưỡng điểu dã, phi dĩ điểu dưỡng dưỡng điểu dã
 
                                                                                                    Chí lục
 
Đây là dùng cách nuôi bản thân mình để nuôi chim, mà không phải dùng cách cho chim ăn để nuôi chim.
Trước đây, ở Đông Hải có một con chim biển rất xinh đẹp, thường bay lượn tự do trên bãi biển. Một hôm, biển nổi lên một trận sương mù dày đặc, khiến chim biển bị lạc phương
hướng, nó dừng lại ở vùng ngoại ô nước Lỗ.
Lỗ hầu cho rằng đấy là một con chim thần, bèn dùng một chiếc xe sang trọng nghênh đón nó về Thái miếu, dâng rượu cho nó uống rồi tấu khúc ''Cửu thiều'' để mua vui cho nó, giết trâu, dê cho nó ăn. Nhưng con chim này lại buồn bã bi thương chẳng ăn chẳng uống, ba ngày sau thì chết trong lặng lẽ.
Việc này xem ra giống như một vở kịch hài hoang đường, sao có thể xảy ra! Nhưng, nếu chúng ta lấy ''chim biển'' đổi thành một người, người mà bạn rất mực yêu thương, có thể
bạn sẽ lập tức ngộ ra, kịch tính hoang đường này đã diễn ra mỗi ngày trong cuộc sống của chúng ta.
Người xưa có câu ''Hoa có sắc hồng khác nhau, lòng mỗi người không giống nhau''.
Đúng vậy, giống như con người, trên quan điểm giá trị, thậm chí trên quan điểm đạo đức, đều không có tiêu chuẩn đồng nhất tuyệt đối. Đối với mỗi cá nhân, uống trà hay uống cà phê, ăn thịt cá hay ăn rau quả, mặc đồ Tây hay quần jeans, nghe nhạc cổ điển hay những ca khúc phổ
biến, làm thương nhân hay làm việc nghĩa... đều dựa vào sự hứng thú, tính cách của con người mới có thể có những lựa chọn không giống nhau, không thể giống như Lỗ hầu, cho rằng ''tôi yêu bạn cũng giống như yêu chính bản thân mình, thế nên tôi sẽ dành cho bạn tất cả những gì tốt nhất, bạn nhất định phải đón nhận, tuyệt đối sẽ rất có ích cho bạn''.
Nên hiểu rằng, ''cho đi'' cố nhiên là một dạng yêu thương, tôn trọng chí hướng và cách sống không giống nhau của mỗi người cũng là một dạng yêu thương. Cho dù con người hay loài vật, cách thức và sự lựa chọn đối với tình yêu thương đều luôn có được sự tôn trọng.
Giống như một thi nhân từng nói: ''Phàm có đôi cánh để anh có thể bay lượn; phàm có vây để anh có thể bơi lội; phàm có chân để anh có thể đi lại; phàm có hơi thở để anh có thể hít thở; phàm có mạng sống để anh có thể tự do''.
Triết lý phương Tây:

Rousseau: Người chân thành là người sẽ không yêu và không kính, vì vậy chúng ta yêu thương một người là do chúng ta cho rằng người này có nhân cách, phẩm chất đặc biệt mà ta tôn kính.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyTue Sep 08, 2015 12:17 pm

13.Trang Tử thê tử, Huệ Tử điếu chi,
Trang Tử tắc phương ky cư cổ bồn nhi ca
 
                                                                                                   Chí lạc
 
Vợ Trang Tử mất, Huệ Tử khi đến chia buồn, trông thấy Trang Tử đang ngồi vỗ chậu ca hát,
Huệ Tử hỏi ông: ''Ngài và phu nhân cùng chung sống với nhau, bà lại còn chăm sóc nuôi dạy con cái cho ngài, nay phu nhân tuổi già mất đi, ngài không khóc thì cũng được đi, sao còn vỗ bồn mà ca hát, chẳng đáng chê trách hay sao?''.
Trang Tử đáp: ''Không phải thế, ngài hãy chậm rãi mà nghe ta nói: ''Khi vợ ta mới mất, ta sao lại không đau buồn? Nhưng sau đó ta nghĩ lại, phát hiện ra rằng con người vốn không có mạng sống, không những không có mạng sống mà đến hình thể cũng không có, chẳng những
không có hình thể mà ngay đến một chút khí cũng không. Giữa cái có cái không, đột nhiên có chút khí, khí biến hóa mà có hình thể, hình thể biến hóa mà có sinh mạng. Nay vợ ta biến khỏi thế giới giống như một lẽ tự nhiên bốn mùa xuân hạ thu đông. Nàng đã an nghỉ trong nhà lớn của thế giới tự nhiên, nếu ta còn khóc lóc, ồn ào như vậy là ta chưa hiểu được lẽ sinh trong tự nhiên. Thế nên ta không khóc''.
''Cái chết'' là một đề tài muôn thuở. Trang Tử đã nhìn thấy cái chết là sự thay đổi của tự nhiên, nó chỉ là sự kết thúc của một quá trình. Đương nhiên, một kẻ phàm phu tục tử như chúng ta khi đối diện với cái chết sẽ không thờ ơ như Trang Tử. Nhưng sự có không của sinh mạng đều là cái mà tôi, bạn sẽ phải trải qua. Do đó, chúng ta chỉ cần thuận theo lẽ tự nhiên của nó.
Người khởi xướng sự quan tâm đến sự lâm chung, bậc thầy của sinh tử học Kubler Ros Elizabeth trong quyển hồi ký có nói rằng ''Trời khiến phải đi qua trần gian'' có một câu miêu tả ''Có những loài hoa chỉ nở vài hôm, mọi người đều khen ngợi, yêu thích chúng, lấy chúng làm biểu tượng cho mùa xuân và niềm hy vọng. Sau đó, chúng sẽ tàn lụi đi, nhưng chúng cũng đã làm xong những việc cần làm của chính mình''. Từ góc độ đó, nếu chúng ta cố gắng vượt
qua thử thách, hoàn thành bổn phận làm người của mình, sau kết quả ấy, có thể chúng ta sẽ già yếu mà chết đi, nhưng đó chẳng phải là kết quả tốt đẹp sao? Đây là đều không ai có thể tránh khỏi, cớ sao lại phải lo buồn?
Đây là thái độ rộng lượng, bao dung, khiến Trang Tử có thể lấy sự bình thản không lo sợ để ứng lại với cõi hồng trần, thế tục ồn ào náo nhiệt này. Đồng thời thản nhiên đối diện với cái chết và cũng để chúng ta học thêm được trí tuệ nhân sinh về lòng bao dung, phóng khoáng.
Triết lý phương Tây
John Milton: Ta vốn là cát bụi, chết lại quay về với cát bụi. A, lúc nào cũng đều được!

Biến thành bùn đất vô tri tốt biết bao. Ta ngã xuống như tìm về với lòng mẹ yêu dấu, ôi hạnh phúc xiết bao ở nơi ấy ta sẽ nghỉ ngơi, yên tâm nằm ngủ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyThu Sep 10, 2015 10:08 am

14.Vong túc, lý chi thích dã; vong yếu, đới chi thích dã; tri vong thị phi, tâm chi thích dã; bất nội biến, bất ngoại tòng, sự hội chi thích dã.
 
 
Quên cái chân thì đôi giày nào cũng vừa vặn cả. Quên đi cái lưng, thì dây lưng nào cũng vừa cả. Quên đi quan niệm phải trái, như vậy bất cứ khi nào cũng đều cảm thấy tâm hồn thoải mái. Trong không sửa đổi tâm niệm, ngoài không bị ảnh hưởng bởi hoàn cảnh, như thế cho dù gặp bất cứ chuyện gì cũng sẽ thoải mái, vui vẻ.
Thoải mái thật sự là gì? Trang Tử cho rằng, thoải mái thật sự chính là quên đi cái thoải mái của sự thoái mái.
Lấy ví dụ, đôi chân và đôi giày, cái nào là quan trọng? Hiện tại, nếu có một đôi giày sang trọng, nhưng lại không vừa chân, sau khi miễn cưỡng mang vào, cứ luôn nhớ xem chân mình mang vừa hay không, ấy là gọt chân cho vừa giày, thật là tự mình chuốc khổ vào thân.
Cũng giống vậy, nếu khoác lên người một bộ quần áo xinh đẹp, thắt sợi dây thắt lưng chặt khít, kết quả chỉ khiến phần lưng bị tổn thương. Vì vậy, điều kiện của sự thoải mái là tự nhận rõ cơ thể mình là chủ, còn quần áo, giày dép chỉ là phục vụ cho cơ thể mà thôi, không thể từ
khách mà thành chủ được.
Không chỉ như thế, trong suy nghĩ của chúng ta cũng khó tránh khỏi việc nghĩ đến những ân oán phải trái, tâm hồn dao động, lung lay, đấy cũng là một dạng giày vò. Vậy, sao không dẹp bỏ thị phi, quên đi ân oán, để trong lòng được thoải mái?
Thậm chí mọi việc thoải mái thì phải phối hợp cả trong lẫn ngoài, cho nên khi xảy ra bất kỳ việc gì thì cũng không thể tuỳ tiện biểu lộ ý kiến, cũng không nên phụ họa một cách mù quáng, để tất cả xuất hiện một cách tự nhiên, cũng kết thúc tự nhiên.
Mục tiêu cao nhất của sự thoải mái là ''vừa vặn của sự quên đi vừa vặn'', đó chính là điều căn bản để quên đi sự việc mà mình muốn tìm kiếm sự thoải mái.
Nguyên nhân chính là: Nếu luôn đi tìm sự thoải mái, biểu lộ tất cả những mong muốn, thì cũng biểu thị cả sự không hài lòng với tình huống ngay lúc ấy. Sự thoải mái giống như niềm vui chân chính, chỉ khi nào chúng ta hoàn toàn quên nó đi, nó mới đến với chúng ta.
Triết lý phương Tây

Aristotle: Người thông minh không nhất định đi tìm niềm vui mà hết sức tránh không vui vẻ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySat Sep 12, 2015 9:45 am

15.Dĩ thiên hợp thiên, khí chi sở dĩ nghi thần giả
 
                                                                                           Đạt sinh
 
Nhờ tính tự nhiên mà gia công, tuy con người làm nhưng phối hợp với tự nhiên, cho nên những vật dụng khéo léo làm ra giống như do quỷ thần làm ra.
Tử Khánh nước Lỗ làm xong một cái giá đồng hồ, hoàn toàn không có dấu vết của búa rìu, sau khi hoàn thành mọi người hết sức kinh ngạc cho là cây rìu ma quỷ thần công. Khi trả lời chất vấn của Lỗ hầu, ông đã nói ra bí quyết của mình: ''Trước khi làm ra giá để đồng hồ, tôi không dám tiêu hao tinh thần, mà phải trai giới tịnh tâm. Sau khi trai giới ba ngày, không dám có suy nghĩ được khen ngợi. Sau năm ngày trai giới, không dám tưởng tượng đến những lời
khen chê của kẻ khác, nhanh chậm của tay nghề. Sau bảy ngày trai giới, thường quên đi mình vẫn còn thân thể, tứ chi. Lúc này cũng không nghĩ đến chuyện triều đình, những lo lắng đến từ bên ngoài cũng mất đi, chỉ chuyên tâm vào kỹ xảo. Sau đó, tôi đi vào rừng sâu, quan sát sinh
thái tự nhiên của các cây, trông thấy một cây có hình dáng thích hợp, dường như nhìn thấy giá chuông đã hoàn thành, mới ra tay làm, đấy chính là lấy tự nhiên kết hợp với tự nhiên. Vật dụng tôi làm ra bị mọi người nghi ngờ là quỷ thần làm ra. Đại khái đấy là nguyên do''.
Trang Tử mượn Tử Khánh để thuận theo lẽ tự nhiên, những việc làm giá đồng hồ giống như trời sinh mà thành, không có vết dấu của người làm, lấy đạo lý ''lấy trời hợp với trời'' để bàn.
''Lấy trời hợp trời'', chữ thiên đầu tiên là tâm hồn trong trắng, hiện ra một cách tự nhiên, chữ thiên phía sau là vũ trụ tự nhiên. Thông qua cách trai giới tĩnh tâm như vậy đã dần hóa giải sự quấy nhiễu của sự hữu hình và vô hình, trở về với bộ mặt của chính mình. Do vậy, Tử Khánh đẽo gọt còn khéo hơn cả trời.
Chúng ta nếu muốn làm tốt việc gì, không phải cũng cần trình độ tương tự hay sao?
Triết lý phương Tây

Linh Mộc Đại Chuyết: Tâm hồn tự nhiên tất hợp với thế giới tự nhiên.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySun Sep 13, 2015 7:11 pm

16.Nhân sinh thiên địa chi gian, nhược bạch câu chi quá khích, hốt nhiên nhi dĩ
 
                                                                                              Tri bắc du
 
Con người sống giữa trời đất, sinh mạng ngắn ngửi giống như ánh sáng mặt trời xuyên qua khe hở, đột nhiên kết thúc.
Đây là tổng kết chặt chẽ ngắn gọn nhất của Trang Tử đối với quá trình tồn tại của đời người.
Trong thế giới này, một số người trải qua cuộc sống vinh hiển; một số khác lại sống một cuộc sống nhạt nhẽo, vô vị, không có gì thú vị cả. Nhưng vinh hoa, phú quý cũng là cuộc sống; lặng lẽ, bình yên, không ai biết đến cũng là cuộc sống; hào quang ngạo nghễ cũng là cuộc sống; vội vàng luẩn quẩn cũng là cuộc sống. Nhưng cho dù sống cuộc đời như thế nào đi nữa thì cuối cùng cái chết cũng là kết cục của đời người không thể nào tránh khỏi.
Sự hình thành của một hóa thạch là do quá trình vận động của trái đất từ ngàn năm triệu năm. Còn nhân loại thì sao? Cơ thể con người chớp mắt đã thành tro bụi, nhưng lại có
tình yêu nồng cháy, lòng thù hận sâu sắc, trí tuệ thâm sâu, có thể nói là vô cùng tận. Cuộc sống con người quả nhiên ngắn ngủi vô thường như bóng ngựa trắng qua khe cửa, mãi mãi không thể quay trở lại. Nhưng ta có thể thuận theo tự nhiên, mà lấy cái tâm bình thường để đối lại với sự sống cái chết. Khi chúng ta có thể dùng đôi mắt di chuyển trên người mình, ngẩng lên nhìn bầu trời cao xanh hay cúi xuống mặt đất vô biên, có lẽ chúng ta sẽ có thể tạo ra cho
mình một không gian sống thích ứng vừa ý.
Triết lý phương Tây

Có thể đó là một buổi sáng âm u, buồn bã nhưng nó lại là một ngày của bạn. Phải tận dụng nó thế nào, hoàn toàn dựa vào chính bạn, chỉ cần bạn chấp nhận, thì có thể đem những mảng này xâu chuỗi lại để trở thành một cuộc sống tốt đẹp nhất.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyFri Sep 18, 2015 8:53 am

17.Đông Quách Tử vấn vu Trang Tử viết: “Sở Vi đạo, ố vu tại?” Trang Tử viết: “Vô sở bất tại”.
 
                                                                                               Tri bắc du
 
Đông Quách Tử thỉnh giáo Trang Tử: “Cái mà người gọi là đạo, cuối cùng là ở đâu?”,
Trang Tử đáp: “Không đâu không có”
Một vị thiền sư nói, trước đây khi ông ta đi học nghề, thích nhất là chọn người không thích dọn nhà vệ sinh đến quét dọn. Vì những chỗ càng dơ bẩn hôi thối mà con người lại
thường tiếp cận thực ra lại chứa đựng triết lý sâu xa. Vì thế, con người nếu có thể hủy bỏ nội tạng đi thì sẽ tích được biết bao đức hạnh.
Giống như Đông Quách Tử hỏi Trang Tử đạo ở đâu? Trang Tử hươ hươ tay áo, chỉ con kiến nói đạo ở đấy. Đông Quách Tử nghi ngờ hỏi đạo lại thấp hèn vậy sao? Trang Tử mỉm cười không đáp, lại chỉ vào đồng lúa mạch lẫn lộn cỏ nói đạo ở đấy. Đông Quách Tử lại càng nghi ngờ. Trang Tử lâng lâng niềm vui, tiếp tục chỉ vào miếng gạch ngói và phân, nước tiểu, nói rằng đạo ở đấy. Vậy đạo có ẩn tàng trong những vật tầm thường, thô tục không? Đương nhiên, những vật dung tục thấp kém không thể nói cho chúng ta biết ý nghĩa thật sự của cuộc sống là gì, nhưng những điều mà chúng ẩn chứa có khi còn hơn nhiều đạo lý khác.
Khổng Tử cũng từng nói: ''Trời sao có lời chứ? Bốn mùa vận hành theo đó, trăm vật sống theo đó''. Trong con kiến, miếng gạch ngói, nước tiểu hay phân, chúng ta học được sự tha thứ cho mình như thế nào, từ đó biết nhún nhường bản thân, và có thể hiểu được sự kỳ diệu của ''đóa hoa sen'' mà nhân loại đã khai sáng.

Con người thường xem đạo quá cao siêu, cho nên hiểu nhầm đạo chỉ tồn tại ở những nơi cao quý. Thực ra, vạn vật đều là sự biến hóa của đạo, không có sự phân chia giữa sang và hèn. Giống như cuộc sống con người đâu đâu cũng là đạo trường, thân thế tùy nghèo hèn, thấp mọn nhưng nhờ có nó mà không thể gạt bỏ những giá trị cao quý mà bạn có thể lĩnh ngộ được.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyMon Sep 21, 2015 1:51 pm

18.Thiên địa hữu đại mỹ nhi bất ngôn, tứ thời hữu minh pháp nhi bất nghi, vạn vật hữu thành lý nhi bất thuyết.
 
                                                                                         Tri bắc du
 
Trời đất có vẻ đẹp mà không ngôn ngữ, bốn mùa có quy luật rõ ràng lại không bàn luận, vạn vật có lý sinh thành lại không thể nói ra.
Một nhà kinh doanh mắc bệnh trầm uất nặng, một hôm bỗng quyết tâm trở về vùng quê cũ. Sau khi ly hôn, ông luôn u sầu, kém vui, nên khó mà khuây khỏa được. Thói quen nhìn đời bằng con mắt phiến diện khiến ngày tháng của ông trôi qua trong sự chán nản và thất vọng, chẳng có hứng thú gì cả.
Hôm nay, ông vừa tản bộ chầm chậm, vừa chìm đắm trong thế giới u ám của mình, mãi suy nghĩ ông đi đến khu rừng tùng rậm rạp mà không hay biết. Lúc này, ông mới nhớ ra,
khi còn nhỏ ông cũng thường lẻn đến đây dạo bộ để tránh cuộc sống gia đình không vui. Thế là, ông nằm dài trên đống lá khô. Dưới ánh mặt trời lung linh, chim hót véo von, trong không gian bất chợt ấy không biết từ đâu trào dâng một cảm giác gần gũi thân thiết. Trong khoảng thời
gian ngắn ngủi này, dường như những mặt trái và những nghi ngờ trong con người ông đều tan biến, nó thấm dần vào bùn đất, chỉ còn lại sự bình yên và gần gũi, ấm áp.
Lúc này ông mới chợt tỉnh ngộ, thì ra, tình yêu thương và sự bình yên trong con người luôn luôn tồn tại nó chỉ bị sự phẫn nộ và nghi hoặc lâu dài che mờ đi. Ông nhè nhẹ nằm xuống trong rừng thông, sức lôi cuốn kỳ diệu của thế giới tự nhiên yên ắng dần, hiện ra khoảng thời gian tươi đẹp khi ông còn trẻ tuổi cùng đám bạn thời thơ ấu câu cá bên bờ sông, lại có một người mẹ luôn yêu thương ông hết mực. Nhờ đó, quan niệm về cuộc đời của ông đã chuyển
từ tiêu cực sang tích cực. Từ đó về sau, vào mỗi buổi sáng, ông đều có thể nghe tiếng chim hót, chính những tiếng hót trong trẻo ấy đã làm cho lòng ông thanh thản, nhẹ nhõm hơn.
Qua câu chuyện trên, chúng ta có thể thấy thế giới tự nhiên không ngôn ngữ có thể mở rộng cảm quan của chúng ta, khiến chúng ta bám rễ sâu vào sự hài hòa của cuộc sống con người.
Một cách rất nhanh chóng, sức hút của thế giới tự nhiên hùng vĩ, sự an ủi bình yên, có thể tràn đầy trong từng tế bào của bạn.
Triết lý phương Tây

Longinus: Từ khi bắt đầu một cuộc sống, thế giới tự nhiên sẽ rót vào linh hồn nhân loại chúng ta một thứ tình yêu vĩnh hằng không thể thay đổi.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyTue Sep 22, 2015 9:21 am

19.Trí đại nhất, trí đại âm, trí đại mục, trí đại quân, trí đại phương trí đại tín, trí đại định, chí hĩ.
 
                                                                                            Từ Vô Quỷ
 
Một người biết rõ cái gì là một, cái gì là âm nhu, cái gì là quan sát, cái gì là công bằng, cái gì là diệu đạo, cái gì là chân lý, cái gì là yên tĩnh, ôn hòa, như vậy trình độ của
những người này đã đạt đến đỉnh điểm rồi.
Câu danh ngôn này nếu dùng bạch thoại để diễn đạt thì tương đối khó lý giải, nhưng lại thể hiện được tinh hoa của Trang Tử. Trong đó, mỗi một ranh giới đều là trí tuệ Trang Tử cho rằng người học đạo nếu hiểu được bảy điều ấy thì tịnh độ của anh ta đã đạt đến mức cao rồi.
Những điều mà Trang Tử nói đến là những điều gì?
Thứ nhất là phải hiểu được ''đại nhất''. Đại nhất chính là vạn vật đồng nhất. Chủng loại vạn vật phức tạp không giống nhau, nhưng đều tự do, tự tại, đây là sự đồng nhất. Trạng thái của vạn vật khác biệt không giống nhau, nhưng lại hợp lý hợp lẽ, đây là sự đồng nhất. Vạn vật tuy không đồng nhất, nhưng có thể lấy một mà xem tất cả. Nắm bắt đại nhất, thì tư tưởng sẽ thông.
Thứ hai là phải hiểu được ''đại âm''. Đại âm chính là sự yên tĩnh của tinh thần và thể xác. Tâm hồn, thể xác mình được yên tĩnh, mới có thể làm cho những người khác được yên tĩnh. Đám đông được yên tĩnh, thì những ưu phiền được giải quyết, tự mình cũng được giải thoát vậy.
Thứ ba là hiểu được ''đại mục”. Đại mục là quan sát tất cả mọi khía cạnh. Quan sát một sự vật hay sự việc nào đó, đều khó tránh khỏi sự phiến diện: Nếu muốn hiểu được những điều mà vạn vật hiển diện thì không nên giữ lấy quan điểm cứng nhắc, mà nên dùng con mắt khách quan để quan sát sự vật và thế giới.
Thứ tư là phải hiểu rõ ''đại quân''. Đại quân là sự công bằng rộng khắp. Tự nhiên tạo ra vạn vật, không thiên vị yêu thương ai hơn, không thiên vị ghét bỏ ai hơn, tất cả được đối xử bình đẳng với nhau. Thánh nhân thuận theo vạn vật, tôn trọng mọi thiên tính của vạn vật, có đầy
đủ mọi đức tính ngay thẳng của vạn vật để duy trì thái độ sống cân bằng, nguyên nhân của nó là ở đấy.
Thứ năm là phải hiểu được ''đại phương''. Đại phương là đạo lý huyền diệu, hiểu được đại lý huyền diệu rồi sẽ dùng nó để hướng dẫn con người đi vào thực tiễn.
Thứ sáu là phải hiểu được ''đại tín''. Đại tín là chân lý. Tìm thấy chân lý để dùng vào việc kiểm nghiệm học thuyết.
Thứ bảy là hiểu được ''đại định''. Đại định là sự yên bình, ôn hòa. Thực tại có bình yên thì mới duy trì tiếp được.
Triết lý phương Tây

Liebherr: Người tu luyện đức hạnh thường có niềm vui được phục vụ cho những khía cạnh của họ.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyThu Sep 24, 2015 12:55 pm

20.Ngô dĩ thiên địa vi quan quách, dĩ nhật nguyệt vi liên bích, tinh thần vi châu cơ, vạn vật vi tê tống
 
                                                                                     Liệt ngữ khấu
 
Ta lấy trời đất làm quan quách, lấy mặt trăng, mặt trời làm đôi ngọc bích, những vì sao làm châu ngọc, vạn vật làm vật tuẫn táng.
Khi Trang Tử sắp mất, các đệ tử của ông quây quần bàn bạc, chuẩn bị việc hậu táng để báo đáp ông.
Trang Tử cười nói: ''Việc gì phải thế'' Sau khi ta chết đi sẽ lấy trời đất làm quan quách, lấy nhật nguyệt làm ngọc bích, lấy các vì sao làm châu ngọc, lấy vạn vật làm vật tùy táng, nếu điều ấy mà đến thì nghi thức tang lễ của ta chẳng phải là chuẩn bị đầy đủ nhất rồi sao? Còn nghi thức tang lễ nào tốt hơn nữa chăng?''. Các đệ tử cùng nói: “Chúng con lo thầy bị chim nhạn chim ưng ăn mất''. Trang Tử nói: ''Ở trên thì bị chim nhạn, chim ưng ăn, dưới thì bị kiến ăn, các ngươi sao lại phải đem ta từ miệng của chim nhạn, chim ưng để mang sang cho lũ kiến ăn? Không phải là quá thiên lệch sao?''.
Trang Tử mượn câu chuyện này nhằm thức tỉnh chúng ta trời đất luôn có sự biến đổi, còn thân thể chỉ là một người khách tạm thời mượn nơi ấy để ở vì chuyện sinh tử không ai có thể biết trước được nó đến khi nào, cho nên đừng vì lẽ sinh tử mà phải lao tâm khổ tứ. Không đơn độc, luôn có đôi, nhà triết học phương Tây Socrates khi đối diện với cái chết, từng viết ra một trang động lòng người.
Socrates vì hay cùng người hàng xóm bàn bạc chuyện huyền hoặc, khiến cho triều đình nghi ngờ, kết quả là bị kẻ khác vu khống, bị xử tội tử tình. Nhưng ông lại bị phán quyết hình phạt này ngay vào ngày mừng ''thánh đoan'' của những người trong triều đình, nghĩa là trong tháng đó không được giết người nên Socrates phải ở trong tù một tháng, ông đã cùng với những người có chung hình phạt với mình bàn luận đến cái chết. Ông cho rằng không nên lo sợ trước cái chết, vì người trước khi chết thì vẫn còn sống, thì sợ cái gì? Sau khi đã chết rồi, người đã không biết gì thì sao lại sợ? Vậy với kiếp sau thì sao? Những nhà triết học rất lạc quan, tin tưởng rằng linh hồn có thể trở về quê cũ, tham gia vào đội ngũ các bậc tiên thánh, hạnh phúc ấy là những gì vượt xa với cuộc sống hiện tại có thể tưởng tượng được.
Đường đời vốn là con đường không thể quay lại. Điều quan trọng là chúng ta có thể lĩnh hội được tri thức của nhân loại hay có thái độ an nhiên tự tại khi đối diện với cái chết hay không?
Triết lý phương Tây

Shakespeare: Khi tôi chết đi xin đừng thương tiếc, khi bạn nghe thấy tiếng chuông nặng nề thê thảm, hãy thông báo với toàn thế giới rằng tôi đã xa rời thế giới bẩn thỉu này, rời bỏ giống côn trùng bẩn thỉu nhất.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyThu Oct 01, 2015 11:27 am

21.Bất tri chu chi mộng vi hồ điệp dư? Hồ điệp chi mộng chu du?
 
 
Không biết mình nằm mộng biến thành bươm bướm, hay bươm bướm nằm mộng biến thành mình?
Trang Tử nằm mộng thấy mình biến thành một con bướm, không biết là mình biến thành bướm, hay con bướm mộng thấy mình biến thành Trang Tử? Trong truyền thuyết, thế
giới giấc mộng là do một bà lão dệt giấc mộng có gương mặt phúc hậu, tóc trắng phau quản lý.
Mỗi đứa bé khi vừa sinh ra đều được bà rắc lên một đóa hoa giấc mộng để chúng có thể bước vào thế giới mộng ảo, cùng bà lão đùa nghịch, vui chơi. Trong giấc mộng đứa bé mỉm cười, nghe nói đó là do bà lão dạy.
Trong thế giới của giấc mộng, không thiếu những điều kỳ lạ thậm chí là hoang đường.
Liên quan đến nguyên nhân hình thành giấc mộng, mọi người nói đến rất nhiều: Có người cho rằng tiềm thức thức dậy trong giấc ngủ, tái hiện lại những sự vật trong sâu thẳm ký ức. Có người chủ trương là do hoạt động của sóng não, thuộc một dạng tuần hoàn của chu kỳ giấc ngủ. Cũng có người tin rằng giấc mộng là sự phản chiếu của hiện thực, trải qua việc giải thích, chỉnh sửa lại của não bộ... Dù nguyên nhân hình thành là gì, giấc mộng giống như một chiếc cầu nối liền giữa hiện thực và hư ảo.
Truyền thuyết kể có một người tiều phu săn được một con hươu, liền cho là mình đang nằm mộng, bạn của ông ta lại dựa vào cái gọi là ''mộng'' này, kết quả đã tìm ra chỗ tiều
phu giấu con hươu: Lại giống như Trang Chu nằm mộng thành bướm, hay bướm mộng thành Trang Chu, trong giấc mộng cuộc sống hiện thực có thể được bù đắp, những khát vọng trong lòng cũng có thể được thực hiện. Bởi nằm mộng cũng giống như đang trải qua một cuộc sống khác vậy.
Cảnh trong giấc mộng có tốt có xấu, giấc mộng đẹp thường cố nhiên là vận may, ác mộng kinh hồn lại cũng chẳng phải buồn lo. Vì dù mộng đẹp hay ác mộng, ít nhất đều có thể giải bày được tình cảm. Nếu nằm mộng đẹp, xin hãy trân trọng hạnh phúc này,
Tận hưởng niềm vui trong giấc mộng để bổ sung cho sự không hoàn mỹ của cuộc sống hiện thực. Nếu thấy ác mộng cũng không hề gì, cho dù trong giấc mộng có mánh khoé, giết chóc, ngược đãi, dâm dật, tửu sắc, tài khí cũng đều vì giấc mộng đẹp thì chứng minh cuộc sống có quá nhiều việc đáng để mong đợi, còn ác mộng sẽ cảnh giác chúng ta nên cẩn thận trong hành sự để tránh không bị bế tắc.
Sách Thái căn đàn có nói: ''Gió đến rừng trúc thưa, gió qua rừng trúc không để lại tiếng động; nhạn bay qua đầm lạnh, chim nhạn đã bay đi mà không lưu hình ảnh. Cho nên, người quân tử khi sự việc đến mà trong lòng không mới lạ, cũng như khi sự việc đến mà trong lòng mới hiện, sự việc qua rồi trong lòng giống như trống rỗng''. Cuộc sống và thế giới trong mơ rất có thể là như vậy.
Cho dù nó là giấc mộng đẹp hay ác mộng, chỉ cần là giấc mộng thì đáng để mong đợi.
Triết lý phương Tây

Schiller: Cái gọi là đời người chính là một giấc mộng ảo, duy chỉ có những người hiền minh mới có thể làm nên những giấc mộng đẹp.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptySun Oct 04, 2015 9:50 am

22.Danh thực vi khuy, nhi hỉ nộ vi dụng
 
                                                                                         Tề vật luận
 
Bị sự chi phối của quan điểm phiến diện, tình cảm vui buồn, những sự việc không giống nhau về hình thức nhưng bản chất lại giống nhau sẽ sản sinh ra những quan điểm khác nhau.
Có một người nuôi khỉ, cho chúng ăn hạt dẻ. Một hôm, ông nói với chúng: ''Sáng ta cho các ngươi ăn ba cân hạt dẻ, tối ta cho các ngươi ăn bốn cân, được không?''. Bọn khỉ nghe vậy đều rất giận dữ. Ông liền đổi lại: “Vậy sáng ta cho các ngươi ăn bốn cân, chiều ta cho các ngươi ăn ba cân, được không?''. Bọn khỉ nghe xong đều vui vẻ, hớn hở vô cùng.
Đây chính là xuất xứ của câu thành ngữ ''Sáng ba chiều bốn'' mà chúng ta thường dùng. ''Sáng ba chiều bốn'' hay ''Sáng bốn chiều ba'' về cách gọi tuy không giống nhau nhưng trên thực tế thì hoàn toàn không tăng không giảm, chỉ là điều chỉnh thứ tự lại mà thôi. Nhưng đối với bọn khỉ, sáng bốn chiều ba tương đối có thể lựa chọn được, có thể ăn nhiều một chút, đó là vì chúng chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà không nghĩ được sâu xa, vì thực ra điều đó
chẳng có gì thay đổi. Trong kinh nghiệm sống của chúng ta, chẳng phải thường phạm phải sai lầm giống bọn khỉ là ''danh và thực không thiếu, vậy mà dụng ý lại có sự mừng vui, giận dữ đó sao?.
Ở đây Trang Tử thức tỉnh chúng ta: Tổng số ở kết quả là giống nhau, tại sao phải theo đó mà giận, theo đó mà vui? Vạn vật vốn đã là giống nhau, lại hà tất để ý trước có “sáng ba'' hay là trước có ''sáng bốn''?.
Danh và thực đều không có gì sửa đổi được, nhưng nếu chúng ta cho rằng được, thậm chí vì một cái danh mà khiến cho cuộc sống bị ràng buộc, đó chẳng phải giống như lũ khỉ kia nghe thấy ''sáng bốn cân hạt dẻ'' thì vui mừng hay sao? Từ đó có thể duy trì cái tâm bình thường.
Triết lý phương Tây

Lincoln: Một mục tiêu tốt tuyệt đối không bị đánh mất chỉ vì nó đến chậm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyMon Oct 05, 2015 1:41 pm

23.Phu tử dĩ vi mãnh lãng chi ngôn, nhi nhã dĩ vi điệu đạo chi hành dã.
 
                                                                                               Tề vật luận
 
Khổng Tử cho rằng đây là lời bàn luận hoang đường lỗ mãng, nhưng ta lại cho rằng đó là lời lẽ thâm sâu, đại đạo.
Câu này rút ra từ câu danh ngôn trong sách Trang Tử, đó là lời của Cù Thước, sau này là học trò của Khổng Tử, cực lực phản đối quan điểm triết học của Trang Tử. Khi chúng ta đọc những điển cố nổi tiếng của người xưa, thường phát hiện, có những ý kiến giống như hoang đường, lỗ mãng nhưng lại ẩn chứa những triết lý thâm sâu.
Ví dụ, Tư Mã Quang trong Dông thủy kỷ văn có một câu chuyện rằng: Tống Thái Tổ thường mang cung bắn chim sẻ phía sau vườn hoa. Một hôm, đang vui chơi vui vẻ, chợt có mặt vị hoạn quan đến báo, có một vị đại thần cầu kiến, Tống Thái Tổ không nỡ kết thúc thú vui săn bắn chim sẻ, bèn nói: “trẫm có việc, không gặp được''. Một lúc sau, vị hoạn quan lại đến báo: ''Vị quan ấy bảo là có việc gấp phải vào trình tấu”. Thế là, Tống Thái Tổ đành hậm hực cho
vị quan đó vào gặp mặt trong vườn hoa. Hóa ra, những điều vị đại thần này tâu chỉ là những việc hằng ngày, nên sau khi trình bày xong, Tống Thái Tổ không ngăn được bèn hỏi: “Việc này gấp chỗ nào?''. Vị quan mỉm cười đáp: “Thần cũng vội để về nhà bắn chim sẻ''. Đây là một câu nói phạm thượng, nhưng thông qua lời nói ấy, chúng ta phát hiện ra cách can gián của vị quan đại thần vô cùng diệu kỳ. Đạo lý ông khuyên dụ là: Nhà vua và quan đại thần đều có thể có thú vui săn bắn chim, nhưng thiên hạ rốt cuộc không có cách trị bắn chim. Giống như chuyện cười khôi hài vậy, cách khuyên can uyển chuyển, khúc chiết này rất đáng để chúng ta học hỏi.
Triết lý phương Tây

Thomas Henry Huxley: Tư tưởng trước khi đạt đến mức tự hiểu rõ mình thì phải trải qua những rối loạn bên trong.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyWed Oct 07, 2015 6:47 pm

24.Ngôn vị thủy hữu thường, vi thị nhi hữu chẩn dã. Thỉnh ngôn kỳ chấn:
Hữu tả hữu hữu, hữu luận hữu nghị, hữu phân hữu biện, hữu cánh hữu tranh
 
 
Lời nói không nên có quy định nào, để nắm bắt được chính xác “đúng”, nó cần phải có rất nhiều nội hàm như: Có phải có trái, có nghị luận có trách móc, có phân biệt có biện luận, có tranh ngôn, tranh chấp.
Nhà văn Mỹ, Stevenson từng nói: ''Trò chuyện đó là nhiệm vụ chủ yếu của tất cả chúng ta khi đến thế giới này, niềm vui của đại bộ phận đều đến từ việc chuyện trò. Chuyện trò hoàn toàn không tốn tiền, nó khiến chúng ta hoàn thành được việc giáo dục, xây dựng được một tình bạn vững chắc. Vả lại, dù ở độ tuổi nào, thậm chí dưới tình trạng sức khỏe như thế nào đều có thể tận hưởng thú vui trò chuyện''.
Nhận xét này rất đúng, mọi người thực ra mượn việc trò chuyện, bàn bạc để đạt được sự thỏa mãn về tình cảm. Trò chuyện, có thể cho chúng ta niềm vui, nhưng cũng thường là vấn đề và nguồn gốc của sự thù hận. Thường sự thỏa mãn lớn nhất của chúng ta đến từ sự ngợi khen, an ủi trong lời nói tâm giao của người khác. Và nỗi thống khổ lớn nhất của chúng ta cũng đến từ những lời phê bình vô ý hay cố ý của người khác. Do vậy, có thể thấy, trí tuệ của sự bao dung trong lời nói thật sự là một môn học.
Giống như thuyết pháp ''lời nói vốn không có định thức'' của Trang Tử, trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta, lời nói thường cũng không nên bị những luật định hạn chế. Nhưng, có thể xác định rằng, những người luôn nói chuyện huyên thuyên không ngừng, thích phê bình, thích nói về bản thân mình, thường là nhân vật không được hoan nghênh trong các cuộc trò chuyện.
Khi trò chuyện, nên cởi mở, hoặc ẩn mình đúng lúc, nói nhiều nhưng biết lắng nghe người khác, chỉ có như vậy, lời nói mới có thể thực sự đạt được mục đích giao lưu, nối kết.
Triết lý phương Tây

Toyroyal: Một nửa bí quyết trong xử sự với người khác là ở chỗ quan tâm đến ý kiến của người khác, một nửa bí quyết còn lại là, sự chịu đựng những ý kiến của người khác.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Tri Âm Quán
Thành Viên Tích Cực
Thành Viên Tích Cực
Tri Âm Quán


Tổng số bài gửi : 6340
Reputation : 2
Join date : 31/07/2013
Đến từ : Thị Trấn Chũ

Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử EmptyFri Oct 09, 2015 10:47 am

25.Nhân giai tri hữu dụng chi dụng nhi mạc tri vô dụng chi dụng dã
 
                                                                                     Nhân gian thế
 
 
Mọi người đều biết chỗ có ích Nhưng không ai biết chỗ vô dụng cả. Có một người thợ mộc họ Thạch, trên đường đi đã trông thấy một cái cây to lớn vô cùng. Học trò của ông ta và những người đi đường đều hiếu kỳ ngắm nghía cái cây kì lạ này.
Chỉ có người thợ mộc là nhìn qua rồi quay đầu không thèm quan tâm đến, tiếp tục bước đi.
Những người học trò không hiểu thầy mình sao lại dửng dưng như vậy. Người thợ mộc liền giải thích: ''Đó chẳng qua chỉ là một cái cây vô dụng, dùng để đóng thuyền thì thuyền chìm, dùng làm quan tài thì sẽ nhanh chóng bị mục nát, dùng làm dụng cụ thì không đủ cứng, làm khung cửa thì sẽ có nhựa cây chảy ra, làm cột nhà thì sẽ sinh mọt. Tóm lại, nó vốn là một cái cây vô dụng, nên mới có thể lớn lên cao to như vậy. Đã vô dụng thì ta còn nhìn làm gì''.
Tối hôm ấy, người thợ mộc nằm mộng thấy cây đại thụ nọ nói với ông ta: ''Ban ngày ngươi nói gì? Ngươi nói ta là loài cây vô dụng phải không? Còn ta, ta nói ngươi mới là đồ vô dụng thì có. Ngươi không thử nghe xem nếu như ta có ích, chẳng phải đã bị các ngươi chặt đi từ sớm rồi sao? Ta sao có thể sống được đến ngày hôm nay? Ngươi hãy xem lại những cây quýt kia, khi quả chín thì phải chịu nỗi nhục bị người lôi kéo, giống cây tùng thậm chí còn bị
người ta chặt ngã, mạng sống cũng khó mà giữ được. Người trần chẳng phải cũng tự mình chuốc lấy điều dữ hay sao?''. Người thợ mộc nghe xong, liền xin lỗi cây đại thụ: “Thành thật xin lỗi! Thì ra ngươi là một cái cây có trí tuệ vô song''.
Ngày hôm sau, người thợ mộc đem giấc mộng tối qua kể lại cho học trò của ông nghe:
''Các ngươi phải chú ý! Không có công dụng mới là công dụng lớn nhất''. Những người học trò gật gật đầu, sau đó lại hỏi: ''Cái cây nọ đã biết mình là một thứ cây vô dụng, sao lại còn nhất định sống bên cạnh miếu thổ địa khiến cho người ta càng chú ý tới?''. Người thợ mộc nói:
''Sao các ngươi không nghĩ xem, cái cây vô dụng ấy có thể tùy ý mọc lên ở đường không'' Nó mọc lên bên thổ địa, mọi người sẽ cho rằng nó là cây của thổ địa, có muốn chặt làm củi đun cũng không dám đến chặt nó''.
Trong câu chuyện này, Trang Tử nói rõ sự vô ícb và có ích chỉ là tương đối. Dưới bất kỳ tình huống nào đã “hữu dụng'' cố nhiên sẽ là nguy hiểm, dưới bất kỳ tình huống nào đã ''vô dụng'' cũng là nguy hiểm. Đứng ở góc độ này mà xem xét, trong xã hội của chúng ta có rất nhiều người vì chạy theo danh lợi mà đánh đổi cả nhân cách, làm cho nó méo mó, biến dạng đi. Cái dùng của sự vô dụng do đó cũng chỉ là một dạng biến trá. Biết được cái dùng của sự vô dụng thì cách sống tự nhiên có thể thong dong mà dư dả và việc tìm hiểu những cái ''hữu dụng'' và ''vô dụng'' trong cuộc sống, cũng là một dạng trí tuệ sinh tồn mà chúng ta nên học tập.
Triết lý phương Tây

Rasan: Có một vài khuyết điểm thật ra là tinh thần co cụm lại cho sự hoàn mỹ càng lớn thêm.

_________________________________
Tri Âm Quán_Thị Trấn Chũ_Lục Ngạn_Bắc Giang
http://quoccuonglucngan.blogspot.com/
Về Đầu Trang Go down
https://triamquan.forumvi.com/
Sponsored content





Triết Lý Trang Tử Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: Triết Lý Trang Tử   Triết Lý Trang Tử Empty

Về Đầu Trang Go down
 
Triết Lý Trang Tử
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 5 trangChuyển đến trang : 1, 2, 3, 4, 5  Next
 Similar topics
-
» Triệt sản nam tạm thời
» Bảy Đại Triết Gia Trung Quốc Đời Chu - Tần
» Phương pháp triệt sản tạm thời
» Toàn Chân Triết Luận
» ***Trang Tử***

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Tri Âm Quán - Lục Ngạn - Bắc Giang :: Các Đạo Khác-
Chuyển đến